Theo quy trình chung, một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật, thông thường, phải trải qua ba giai đoạn, bao gồm:

– Giai đoạn chuẩn bị;

– Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin;

– Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin.

Cả ba giai đoạn này cần phải được thực hiện theo một trình tự thuận, nghĩa là các giai đoạn phải được thực hiện lần lượt, tuần tự, kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở, là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau; có thực hiện xong khâu trước rồi mới thực hiện tới khâu sau; đôi khi, phải tính đến khâu sau frong khi

+ Chúng ta thu thập thông tin đó ở đâu? Nghiên cứu ai, các cá nhân hay nhóm xã hội nào? (Xác định được khách thể của cuộc điều tra).

+ Chúng ta thu thập thông tin về lĩnh vực, vấn đề pháp luật đó đế làm gì? (Xác định mục đích nghiên cứu).

+ Chúng ta thu thập thông tin về lĩnh vực, vấn đề pháp luật đó bằng công cụ gì? Phương tiện nào? (Xác định phương pháp thu thập thông tin cần sử dụng)…

Giai đoạn chuẩn bị để tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật, sự kiện, hiện tượng pháp luật bao gồm các bước cụ thể sau:

1. Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu

Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu trong xã hội học pháp luật đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu tìm cách trả lời cho câu hỏi “nghiên cứu cái gì?”. Đó có thể là các vấn đề pháp luật, các sự kiện, hiện tượng pháp lý cụ thể đang diễn ra trong đời sống pháp luật mà nhà nước, xã hội, các cơ quan chức năng hay nhà khoa học đang có nhu cầu nghiên cứu và giải quyết trên cả hai phương diện lý luận hoặc ứng dụng. Song, nhu càu làm sáng tỏ vấn đề pháp luật đó đòi hỏi phải sử dụng phương pháp điều tra xã hội học chứ không phải bằng bất kì một cách thức hay con đường nào khác.

Đối với xã hội học pháp luật, vấn đề pháp luật cần khảo sát,

nghiên cứu thường xuất phát từ đơn đặt hàng của nhà nước, các

cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc từ chính nhu cầu khảo

Thứ hai, mục đích nghiên cứu sẽ quy định nhiệm vụ và sự lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách thức tiến hành cũng như xử lý thông tin sau này.

Thứ ba, cùng một đề tài pháp luật cần nghiên cứu, nhưng nếu chúng ta xác định những mục đích nghiên cứu khác nhau thì kết quả thu được sẽ khác nhau.

Nhiệm vụ của cuộc điều tra chính là sự cụ thể hoá mục đích nghiên cứu, thông qua đó, nhà xã hội học pháp luật đề ra những hướng nghiên cứu cụ thể hay tìm ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề pháp luật được nghiên cứu. Nói cách khác, để thực hiện được mục đích nghiên cứu thì phải cụ thể hoá mục đích ấy thành những nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra phải phục vụ cho việc đạt được mục đích nghiên cứu. cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà đề ra số lượng nhiệm vụ nhiều hay ít. Giữa mục đích nghiên cứu và các nhiệm vụ đặt ra phải có sự phù hợp và có mối tương quan hài hòa. Không nên xác định quá nhiều nhiệm vụ vì như thế đề tài pháp luật sẽ bị phân tán, không còn hướng xác định theo chương trình đã vạch ra. Còn nếu xác định quá ít nhiệm vụ thì sẽ khó đánh giá mục đích của cuộc điều Ưa hoàn thành tới mức nào, đạt kết quả đến đâu.

2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết trong nghiên cứu xã hội học là sự giả định có căn cứ khoa học về cơ cấu, thực trạng của các đối tượng xã hội, về tính chất của các yếu tố và các mối liên hệ tạo nên các đối tượng đó, về cơ chế hoạt động và phát triển của chúng.

Trong một đề tài pháp luật cụ thể có thể đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có một số giả thuyết chính liên quan đến việc giải quyết mục đích cơ bản của đề tài, còn một số giả thuyết bổ trợ liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, các mặt cụ thể của vấn đề pháp luật đó, có tác dụng bổ sung cho giả thuyết chính.

3. Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hoá các khái niệm và xác định các chỉ báo nghiên cứu

Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hoá các khái niệm và xác định các chỉ báo nghiên cứu là khâu rất cơ bản của một công trình nghiên cứu xã hội học pháp luật. Thông qua khâu này, chúng ta có thể dựng lên được bộ khung lý thuyết phản ánh vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và đo lường trực tiếp các mặt, các khía cạnh cụ thể của vấn đề pháp luật được nêu ra. Có thể hình dung mô hình lý luận giống như đề cương nghiên cứu với những khía cạnh, những mặt khác nhau có mối liên hệ logic chặt chẽ với nhau.

Mô hình lý luận là hệ thống các phạm trù, khái niệm của xã hội học pháp luật được sử dụng giúp chúng ta đánh giá, khái quát bản chất của vấn đề pháp luật được nghiên cứu. Mô hình lý luận được rút ra từ thực tiễn sinh động của đời sống pháp luật; vì vậy, nó cũng phản ánh được những mối liên hệ pháp lý thực tế, những quan hệ xã hội – pháp luật có tính chất bản chất của đối tượng và phải đảm bảo được sự tương đồng với kết cấu của khách thể điều tra. Một mô hình lý luận phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, bằng các khái niệm khoa học và các khái niệm hiện ra bên ngoài của một nhóm xã hội nào đó; từ đó, có thể hiểu được nội dung và bản chất ẩn dấu bên trong của đối tượng.

4. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Trong xã hội học pháp luật, để thu thập các thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau đây: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vẩn, phương pháp ankét và phương pháp thực nghiêm, cần chú ý, không có một phương pháp nào là có tính tổng hợp và toàn diện. Mỗi phương pháp thu thập thông tin nói trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó. Vì vậy, khi sử dụng chúng cần phải cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung vấn đề pháp luật cần nghiến cứu, với chương trình khảo sát thực tế và mục đích của cuộc điều tra.

Thông thường, trong một cuộc điều ưa xã hội học, tuỳ thuộc vào đề tài pháp luật cụ thể được nghiên cứu mà giải pháp tối ưu thường được lựa chọn là sử dụng phối họp một nhóm các phương pháp có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Trong mỗi nhóm lại chọn một hoặc hai phương pháp làm phương pháp chính, giữ vai ưò chủ đạo, còn các phương pháp khác giữ vai ưò bổ ượ.

Việc lựa chọn một hay một nhóm các phương pháp nào được coi là tối ưu để thu thập thông tin phụ thuộc vào hai yếu tố sau: một là, mục đích, yêu cầu của cuộc nghiên cứu; hai là, khả năng về tài chính, các ưang thiết bị kĩ thuật và các thông tin sẵn có.

Dù sử dụng phương pháp nào thì ưong mỗi cuộc điều tra, chịu sự tác động của vấn đề pháp luật cần nghiên cứu, lại vừa chịu sự tác động của những người trả lời bảng hỏi. Vì vậy, khi lập bảng câu hỏi cần lưu ý tới hai điểm sau:

– Vấn đề pháp luật được nghiên cứu có phức tạp lắm không?

– Những người sẽ trả lời bảng câu hỏi là ai?

Nên cân nhắc kĩ hai điểm trên để lựa chọn dạng câu hỏi được dùng cũng như số lượng các câu hỏi có thể nêu trong bảng hỏi.

+ Các loại câu hỏi thông dụng:

Thứ nhất, căn cứ vào hình thức của câu hỏi thì có các loại câu hỏi sau:

– Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi đã liệt kê sẵn các phương án trả lời, thông thường có hai dạng: câu hỏi đóng đơn giản và câu hỏi đóng phức tạp.

Câu hỏi đóng đơn giản là loại câu hỏi chỉ gồm hai phương án trả lời khẳng định hoặc phủ định (có hoặc không).

Ví dụ: Anh (Chị) có thích đọc Báo Pháp luật Việt Nam không?

1. Có □

2. Không □

Việc sử dụng loại câu hỏi này không chắc chắn về mặt phương pháp, gây ra một sự chuyển dịch hiển nhiên về mặt tâm lý các câu trả lời theo hướng tích cực. Chẳng hạn, nếu câu hỏi trên được đưa ra để hỏi những người đang học đại học hoặc sau đại học ngành luật thì hầu như mọi người sẽ chọn phương án

Ví dụ: Anh (Chị) có đề xuất gì để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực sự đi vào cuộc sống?

Câu hỏi mở thường có khả năng bao quát rất rộng, cho phép ghi nhận được khá đầy đủ quan điểm, ý kiến hoặc tâm tư, suy nghĩ của người được hỏi; vì vậy, nó rất thích hợp với các cuộc phỏng vấn sâu dành cho các chuyên gia pháp luật. Song, cũng chính do khả năng bao quát rộng nên nó dễ dẫn đến việc trả lời lan man, lệch với nội dung mà câu hỏi đặt ra, khó phân chia cách trả lời theo các phương án đã định và khó xử lý thông tin ở giai đoạn sau. Vì vậy, trong phiếu ankét nên hạn chế sử dụng loại câu hỏi này.

Câu hỏi kết hợp: là loại câu hỏi có liệt kê sẵn một số phương án trả lời mang tính định hướng của nhà nghiên cứu. Ngoài ra, do khả năng chưa bao quát được hết các phương án trả lời, nên ở phần cuối vẫn dành một phương án để ngỏ, được trình bày dưới dạng “ý kiến khác”.

Ví dụ: Những tri thức, hiểu biết về pháp luật mà Anh (Chị) hiện có được xuất phát từ nguồn nào?

1. Đã được đào tạo chuyên ngành luật □

2. Tham dự các chương trình tập huấn, bồi dưỡng □ về pháp luật

3. Từ các phương tiện thông tin đại chúng □

4. Tự nghiên cứu, tìm hiểu □

5. Nguồn khác (xin vui lỏng ghi rõ):…………………… □ các khái niệm không phổ thông, ít người biết hoặc các khái niệm pháp lý mang tính chuyên ngành hẹp, chuyên sâu…

Bốn là, không nên đưa ra những câu hỏi có tính chất hàm ý, biểu thị cách trả lời thế này là đúng, trả lời thế kia là sai.

Năm là, câu hỏi phải có trật tự logic, phù họp với trình độ học vấn, đặc điểm của các cá nhân, các nhóm xã hội cụ thể.

Sáu là, trong các câu hỏi về tâm tư, tình cảm, quan điểm không nên hỏi trực diện mà nên hỏi gián tiếp, làm cho người trả lời thoải mái khi cung cấp thông tin. Với các câu hỏi liên quan đến các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật có tính tiêu cực, như tham nhũng, quan liêu, tha hóa về đạo đức, tệ nạn xã hội…, nhà nghiên cứu cần phải cân nhắc, lựa chọn và dùng từ thích hợp để giảm nhẹ tính chất và mức độ của vấn đề thì mới có khả năng thu được thông tin chính xác.

Một bảng câu hỏi vừa phải, thông dụng ở nước ta có từ 18 đến 25 câu hỏi (ước tính phải trả lời trong khoảng thời gian từ 20 đến 50 phút). Một bảng câu hỏi thích hợp sẽ là một bảng câu hỏi cho phép thu thập được những thông tin về các khía cạnh của vấn đề pháp luật được nghiên cứu có chất lượng và độ tin cậy cao, đáp ứng được mục đích của cuộc điều tra.

+ Kết cấu của một bảng câu hỏi

Có được câu hỏi chất lượng, thú vị chưa phải đã xong, vấn đề quan trọng hon là nhà nghiên cứu cần bố trí, sắp xếp chúng theo một trình tự, kết cấu nhất định để có thể đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất của công tác thu thập thông tin. Kết cấu của bảng hỏi nên để theo trình tự sâu dần của vấn đề, chủ đề pháp tin sai lệch, cần khẳng định rằng, các thông tin về nhân khẩu – xã hội chỉ phục vụ cho công tác thống kê khoa học.

+ Chọn mẫu điều tra

Trong điều tra xã hội học, cách tốt nhất là điều ưa tổng thể vi nó cho kết quả có độ chính xác cao, thông tin đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cách này rất tốn kém về kinh phí, mất nhiều thời gian, hạn chế đi sâu vào vấn đề nghiên cứu và trên thực tế cách này hầu nhu không thể thục hiện được. Vì vậy, thay cho điều tra tổng thể, các cuộc điều tra xã hội học đều phải dựa vào điều tra mẫu. Muốn thực hiện điều tra mẫu thì trước hết phải chọn mẫu điều tra.

Mầu trong điều tra xã hội học nói chung, khảo sát về một chủ đề pháp luật nói riêng là một bộ phận có thể đại diện được cho toàn bộ khách thể nghiên cứu. Chọn mẫu chính là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm tìm ra được một tập họp các đơn vị (cá nhân, nhóm xã hội) mà những đặc trưng và cơ cấu được nghiên cứu của chúng có thể đại diện cho một tập hợp xã hội lớn hơn.

Ví dụ: Để nghiên cứu, làm sáng tỏ phần nào cơ cấu, thực trạng của tội phạm ẩn dấu, các nhà nghiên cứu thường vận dụng phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét thông qua việc xây dựng hai loại mẫu phiếu: phiếu điều tra nạn nhân và phiếu nghiên cứu tự thuật.

Đối với phiếu điều tra nạn nhân, mẫu điều tra thường là những nhóm xã hội mà nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều khả năng họ đã từng là nạn nhân của tội phạm. Chẳng hạn, những

– Với cách lẩy ngẫu nhiên cơ học, thay cho việc rút ngẫu nhiên, có thể chọn mẫu bằng cách lựa chọn một thành viên bất kì nào đó trong danh sách đã đánh số thứ tự; sau đó, cứ cách một khoảng K ta lại lấy một người (độ lởn của K tuỳ thuộc vào việc chọn mẫu nhiều hay ít) theo công thức K = N/n; trong đó, N là số người (đơn vị) của tổng thể; n là số người (đơn vị) của mẫu; K là khoảng cách giữa hai người được chọn theo danh sách liệt kê của tổng thể.

Ở đây cần chú ý đến cơ sở của mẫu, nếu không sẽ dẫn đến sai số rất lớn. Chẳng hạn, chúng ta cần thu thập ý kiến của các cán bộ, công chức Sở Tư pháp các tỉnh về hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Khi đó, cơ sở của mẫu là bảng kê danh sách các cán bộ, công chức của Sở, đứng đầu danh sách này thường là Giám đốc và các Phó Giám đốc… Nếu số lượng các Sở Tư pháp tham gia vào cuộc điều tra bằng số người cần lấy vào mẫu, tức mỗi Sở có K cán bộ, công chức, thì mẫu được chọn sẽ gồm toàn là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở. Vì vậy, khi dùng mẫu này phải chú ý xem số lượng Sở Tư pháp tham gia vào cuộc điều tra có bằng khoảng K không, nếu bằng thì phải giảm K xuống từ 1 đến 2 đơn vị để có mẫu đại diện.

Đối với các tổng thể là những tập hợp lớn (một tỉnh, một ngành, một tầng lớp xã hội…) thì người ta sử dụng cách lấy mẫu nhiều giai đoạn, tức qua hai hoặc nhiều bước. Trước tiên chia tập hợp tổng quát thành các nhóm lớn theo một dấu hiệu nhất định, lập danh sách liệt kê các nhóm, chọn trong danh sách ra một số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu nhiên cơ học trong các nhóm đã được lựa chọn.

Đe phát hiện và khắc phục tính chủ quan đó thì cần phải tiến hành điều tra thử trước khi tiến hành điều tra chính thức.

Điều tra thử nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá sự hoạt động, khả năng thu nhận thông tin của các câu hỏi cũng như toàn bộ bảng câu hỏi xem chúng đạt kết quả đến đâu, có gì khiếm khuyết cần khắc phục hay bổ sung. Cũng thông qua điều tra thử, nhà nghiên cứu có căn cứ thực tế để điều chỉnh vãn phong của bảng hỏi, cuối cùng là tạo ra được một bảng hỏi tối ưu, phù họp với các yêu cầu nội dung thông tin về vấn đề pháp luật được nghiên cứu, các kết quả mong đợi và phù hợp với đặc điểm của các cá nhân, nhóm xã hội trả lời bảng hỏi. Trong quá trình điều tra thử phải đảm bảo hai yêu cầu:

– Điều tra thử phải được tiến hành trên chính bộ phận mẫu đã được lựa chọn.

– Giữa điều tra thử và điều tra chính thức chỉ nên cách nhau một khoảng thời gian ngắn nhằm tránh mọi biến động có thể xảy ra ở khách thể của cuộc điều tra.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.