Khoa học, công nghệ là gì ? Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ

1. Khái niệm khoa học, công nghệ

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trinh nhặn thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết.

Theo truyền thống, hệ khoa học thường được chia thành ba nhánh cơ bản là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật. Ở Việt Nam, hệ khoa học chia thành: khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn (có tài liệu phân thành: khoa học tự nhiên, khoa học lã thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn). Mỗi khoa học đều có phần cơ bản và ứng dụng. Khoa học cơ bản là hệ thống tri thức lí thuyết phản ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan của lĩnh vực, hiện tượng được nghiên cứu. Khoa học ứng dụng là hệ thống tri thức đưa ra những con đường, những biện pháp, hình thức ứng dụng tri thức khách quan (lí thuyết) vào thực tiễn phục vụ cho lợi trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Công nghệ không chỉ tồn tại dứới dạng vật chất mà là tổng thể các yếu tố con người có thể biết được, đạt được, nắm bắt được ở dạng tri thức.

Khoa học và công nghệ có vai trò to lớn với lịch sử phát triển của loài người, thể hiện ở những mặt sau đây:

1.1 Khoa học và công nghệ là phương tiện để con người khám phá, chinh phục và cải tạo giới tự nhiên

Trong mối quan hệ với tự nhiên, con người biết vận dụng khoa học và công nghệ để khắc phục những hạn chế của mình nhằm khám phá, chinh phục và cải tạo tự nhiên. Khoa học giúp con người phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình từ đó dự báo về sự vận động, phát triển của chúng để định hướng cho hoạt động của mình. Các thành tựu khoa học và công nghệ được ứng dụng giúp con người khai thác các lợi thế sẵn có trong tự nhiên tạo ra các sản phẩm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần, cũng như hạn chế các bất lợi mà giới tự nhiên có thể gây ra cho cuộc sống của con người.

1.2 Khoa học và công nghệ là biện pháp căn bản để nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất

Phát minh ra công cụ sản xuất từ thô sơ đến máy móc và cao hơn nữa là các dây chuyền sản xuất tự động đã tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất lao động. Các ứng dụng khoa học và công nghệ trong tổ chức lao động sản xuất đã giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự đổi mới căn bản của lực lượng sản xuất, đưa người lao động lên vị trí làm chủ quá trình sản xuất xã hội. Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với nghĩa nó quyết định năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước thuần nông tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại của thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Đó chính là tiền đề và động lực để thực hiện và thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ ha, khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra các thành tựu về y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá nghệ thuật. Chính các thành tựu trên cả lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực văn hoá xã hội đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như đối nghèo, thất học, dịch bệnh… đưa Việt Nam đạt tới mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững.

2. Hoạt động khoa học và công nghệ

2.1 Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động chuyên biệt nhằm tìm kiếm, phát hiện, lí giải về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy cũng như các hoạt động ứng dụng các tri thức vào phục vụ sản xuất và đời sống của con người.

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học thường được tiến hành dưới hình thức là đề tài nghiên cứu khoa học với yêu cầu nghiên cứu rõ ràng và mục tiêu xác định, kết quả của hoạt động này là các tri thức khoa học mới được tìm ra, được khẳng định, được chứng minh, là tri thức mới có thể được tìm ra, được ứng dụng có kết quả hoặc không.

– Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động có tính kế thừa và tích luỹ. Trong hoạt động khoa học và công nghệ, tri thức con người đi từ chỗ chưa biết đến biết, các tri thức trước là cơ sở, nền tảng để tìm hiểu các tri thức sau, các tri thức sau là sự kế thừa, phát triển các tri thức trước. Đó là sự kế thừa của người đi sau với người đi trước, của hoạt động này với hoạt động khác và sự tự kế thừa, tích luỹ của từng chủ thể tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ.

2.2 Chủ thể của hoạt động khoa học và công nghệ

Với nguyên tắc “phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân”, bất kì một tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể của hoạt động khoa học và công nghệ tuỳ theo khả năng và tuân theõ các quy định của pháp luật.

Tổ chức khoa học và công nghệ là các tổ chức được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ. Theo quy định của Luật khoa học và công nghệ, hình thức tổ chức khoa học và công nghệ gồm: Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác); cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức (dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác).

Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ được chia thành: Tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công

Cá nhân có thể tự mình hoặc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ. Cá nhân cũng có thể nhận tài ttợ của tổ chức, cá nhân ttong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế để tiên hành hoạt động khoa học và công nghệ.

Những người thực hiện hoạt động chuyên môn là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai công nghệ được công nhận các chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ. Chức danh nghiên cửu khoa học là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân hoạt động ttong lĩnh vực khoa học, gồm trợ ư nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp. Chức danh công nghệ là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân hoạt động công nghệ. Mỗi lĩnh vực công nghệ có chức danh riêng.

2.3 Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và cộng nghệ là những vân đê khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cùa tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn

Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có quyền đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ với quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước để nhận tài trợ hoặc để được vay theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước khác được khuyến khích thực hiện dưới mọi hình thức hợp pháp.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *