Kinh nghiệm làm bài tập nhận định đúng/sai

Phần lớn các đề thi Luật thường có bài tập Nhận đinh Đúng – Sai. Để làm tốt dạng bài tập “nửa trắc nghiệm, nửa tự luận” này thì đương nhiên mỗi Sinh viên thật sự hiểu rõ bài học cũng như có sự suy luận logic chặt chẽ. Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài tập nhận định đúng sai, mời các bạn cùng theo dõi.

Khi bạn làm bài kiểm tra, bạn có thể hiểu bài học và làm một số dạng bài tập nhất định. Tuy nhiên đối với một số dạng bài tập mang tính khách quan, như bài tập đúng sai, trắc nghiệm, điền vào chỗ trống thì nên làm bài như thế nhào để đạt được kết quả tốt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm, các mẹo làm dạng bài nhận định đúng sai cực chuẩn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi.

Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính chủ quan, như những câu trả lời ngắn gọn, những bài luận, thi vấn đáp

1. Kinh nghiệm làm bài tập nhận định đúng sai

Ngoài việc phải học thật tốt thì trong “giới học Luật” lại truyền nhau một số kinh nghiệm như:

Về Nhận định

1. Những câu nhận định mà khẳng định bằng các từ như: tất cả, mọi, toàn bộ…hay là: chỉ, duy nhất.. thì thường có đáp án “SAI”.
VD: Mọi phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền kết hôn.

2. Những câu mà đưa ra nhận định mà “có thể”, “có trường hợp”, “đôi khi” thì khả năng “ĐÚNG” rất cao.

VD: Nam và nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng

3. Những câu “ĐÚNG” sẽ chiếm số ít trong dạng bài tập này, nếu bạn làm “ĐÚNG” nhiều, hoặc không có nhận định “ĐÚNG” thì cũng nên “tìm đường” học lại.

VD: Đề có 5 câu mà có 4 câu “ĐÚNG”, hoặc là cả 5 câu đều “SAI”

4. Những câu nhận định mà từ ngữ giống và dễ tìm trong Luật thì khả năng Sai cũng cao. Đáp án có thể nằm đâu đó ở “phần ngoại lệ”

VD: Kết hôn với người nước ngoài thì phải đăng ký ở UBND cấp Huyện.

5.Hãy cẩn thận với những khái niệm “bị đánh tráo”. Vì vậy nên hiểu rõ chúng bằng cách đọc Điều Giải thích từ ngữ.

VD:Người cùng giới tính có thể kết hôn với nhau, tuy nhiên không được Nhà nước công nhận.

Về căn cứ pháp lý:

7. Căn cứ phải đúng trọng tâm nhận định, căn cứ khiến nhận định đó “ĐÚNG” hoăc “SAI”.

VD: Người cùng giới tính có thể kết hôn với nhau, tuy nhiên không được Nhà nước công nhận.
Câu này phải đưa căn cứ ở Điều giải thích từ ngữ.

Ngoài ra cần rõ ràng Điều khoản, Luật nào, năm nào…

8. Chú ý đến hiệu lực của quy phạm pháp luật.

Về giải thích:

9. Giải thích ngắn gọn, liên quan đến nhận định.

10. Đối với câu “ĐÚNG” mà giải thích “Vì Luật quy định như vậy” thì đúng là “thảm họa”

2. Một số mẹo khi làm bài nhận định đúng sai

1. Đa phần là sai, nếu cảm thấy đề cho 5 câu mà chọn đúng 4 câu thì nên xem lại nếu không muốn một vé học lại với đàn em xinh đẹp.

2. Những câu nhận định có từ “trong mọi trường hợp”, “tất cả”, “toàn bộ”… có xác suất sai cao. Chỉ cần một trường hợp sai thì câu nhận định sẽ sai.

3. Những câu nhận định có từ “có thể”, “trong một số trường hợp”… thường có xác suất đúng cao. Cần xem kĩ.

4. Những câu nhận định copy nguyên văn điều luật hoặc một phần điều luật thường sai.

5. Một bài nhận định đầy đủ phải bao gồm: Đúng/Sai – Cơ sở pháp lý – Giải thích trên cơ sở pháp lý – Ví dụ – Quan điểm cá nhân (nếu có thời gian)

6. Những câu nhận định trong đề thi có khả năng cao trùng lại những câu giảng viên hay đánh đố trên lớp.

7. Ít khi nhận định được cho có liên quan đến văn bản hướng dẫn (trừ khi GV kêu phải đọc kĩ văn bản đó).

8. Những cụm từ mang tính khái niệm trong câu nhận định phải hiểu rõ bản chất, không được nhầm lẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *