Nguồn của luật lao động là gì?

[VPLUDVN] Hiện nay về mặt khoa học pháp lí, bên cạnh tập quán pháp (chủ yếu trong lĩnh vực thương mại) nhìn chung pháp luật Việt Nam chủ yêu chỉ thừa nhận văn bản pháp quy là nguôn của pháp luật và ở một mức độ nhất định đã công nhận tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật.

Ở khía cạnh văn bản, trên thế giới, nguồn của luật lao động cũng được ghi nhận khác nhau. Có những nước ban hành BLLĐ độc lập (Pháp, Đức, Việt Nam, Lào…), song cũng có những quốc gia không có BLLĐ (hoặc luật lao động) mà ban hành các văn bản điều chỉnh quan hệ lao động như Luật về Quan hệ lao động, Luật Tiêu chuẩn lao động… (Nhật Bản, Hàn Quốc…). Ngoài ra, quan niệm hệ thống quy phạm pháp luật lao động thuộc luật công hay luật tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc ban hành và hiệu quả thực thi pháp luật lao động trong thực tế. Nhìn chung, đến nay người ta đều thừa nhận quy phạm pháp luật lao động hàm chứa cả yếu tố luật công và luật tư. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với người làm luật là xác định liều lượng và mức độ của yếu tố luật công (vai trò quản lí nhà nước), luật tư (quyền tự định đoạt của các chủ thể) trong từng nhóm quan hệ (chế định) của luật lao động.

Dưới góc độ văn bản, tuỳ thuộc vào tiêu chí và mục đích phân loại mà có các cách phân loại nguồn khác nhau của luật lao động.

Tuy nhiên, nếu dựa vào mức độ hiệu lực pháp lí để phân loại thì nguồn văn bản luật lao động bao gồm:

1. Nguồn của luật lao động dưới dạng văn bản luật:

+ Hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 là nguồn quan trọng nhất của luật lao động vì nó xác định nên những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật lao động. Các quy định của Hiến pháp tại Điều 10 (về tổ chức công đoàn), Điều 35 (Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc và không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động), Điều 34 (Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội)… là những nội dung quan trọng, định hướng cho luật lao động.

+ Các bộ luật và luật

Các văn bản luật do Quốc hội ban hành nhằm cụ thể hoá Hiến pháp được coi là nguồn của luật lao động chủ yếu bao gồm: Luật Công đoàn năm 2012), BLLĐ năm 2019, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Việc làm năm 2013. Ngoài ra, còn có các Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Giải quyết khiếu nại, tố cáo…

2. Nguồn văn bản luật lao động là văn bản dưới luật

+ Các nghị định, quyết định của Chỉnh phủ:

Đây là loại văn bản chiếm số lượng lớn và phổ biến trong hệ thống văn bản pháp luật lao động nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện văn bản luật, pháp lệnh. Các nghị định, quyết định là nguồn của luật lao động cơ bản bao gồm:

– Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 220 của BLLĐ về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công;

– Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

– Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ;

– Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

– Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tranh chấp lao động;

– Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của BLLĐ về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc kí quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

– Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

– Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ (được sửa đổi bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 10/7/2015);

– Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động là người giúp việc gia đình;

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP Ngày 05/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ…

+ Thông tư

Là văn bản pháp quy của từng bộ hoặc liên bộ chủ yếu là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc liên bộ với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam… nhằm hướng dẫn các nghị định. Các thông tư là nguồn của luật lao động hiện nay chủ yếu bao gồm:

– Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tranh chấp lao động;

– Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên;

– Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc;

– Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2014 hướng dẫn Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động là người giúp việc gia đình;

– Thông tư số 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/6/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015…

+ Các văn bản nội bộ:

Ngoài các vãn bản pháp quy nổi trên do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, các vân bản ban hành trong nội bộ doanh nghiệp đã có hiệu lực pháp lí như: thoả ước lao động tập thể, nội quy (quy chế) lao động cũng được coi là nguồn của luật lao động. Các vãn bản nói ưên mặc dù không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng được coi là nguồn của luật lao động vì nó cũng thoả mãn các điều kiện để một văn bản trở thành nguồn của một ngành luật:

1. Chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho chủ thể trong quan hệ lao động và cơ quan quản lí nhà nước liên quan;

2. Được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Fz dụ: sở Lao động – thương binh và xã hội);

3. Việc ban hành theo một trình tự nhất định.

Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia, văn bản nội bộ là nguồn của luật lao động nói trên cũng cần lưu ý các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, phê chuẩn và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (là những hiệp định mà việc thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong quan hệ lao động được coi là điều kiện bắt buộc) là những nguồn quan trọng của luật lao động trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *