Quan hệ pháp luật lao động cá nhân là gì?

1. Người lao động có các quyền sau đây:

– Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

– Hưởng lương phù họp với trình độ kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức ngha nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu va tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy cha dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lí theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

– Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện họp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

– Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

– Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Đối với người sử dụng lao động, khi tham gia quan hệ lao động có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

3. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

– Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

4. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và |thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động |tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

– Lập sổ quản lí lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

– Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kì báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lí nhà nước về lao động ở địa phương;

– Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

5. Tại sao cần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ?

Có thể thấy mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động luôn có sự đối nghịch về lợi ích (hai mặt đối lập của một vấn đề). Tuy nhiên, để phát triển quan hệ lao động cần đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên trong quan hệ lao động. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi lẽ:

Thứ nhất, cần xây dựng thỏa ước lao động tập thể để làm căn cứ, cơ sở điều chỉnh những phát sinh theo từng mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Người lao động hay chủ sử dụng lao động phải căn cứ vào thỏa ước lao động, nội quy lao động đây được coi là “luật riêng” của mỗi công ty, doanh nghiệp trong quá trình điều hành, quản lý, phát triển nguồn lao động.

Thứ hai, thành lập công đoàn cơ sở theo luật công đoàn. Công đoàn cơ sở là cơ quan quan trọng làm trung gian hòa giải mọi tranh chấp có thể phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở được thành lập để nâng cao hơn nữa lợi ích mà đoàn viên, người lao động được hưởng trong Công ty. Bên cạnh đó, việc tổ chức Hội nghị người lao động thành công, đối thoại tại doanh nghiệp được duy trì đều đặn giữa Ban giám đốc và đại diện người lao động nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh cũng như đưa ra bàn bạc các chế độ, chính sách mới cho người lao động.

Chủ tịch công đoàn cần phải nắm bắt kịp thời ý kiến từ dưới và mạnh dạn đề xuất với chủ doanh nghiệp. Tuy vậy, theo chị, cần phải cân bằng, hài hòa giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Khi quyền lợi của công ty và cả người lao động được bảo đảm, mọi việc sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, tổ chức công đoàn cũng cần có nhiều hoạt động mang lại lợi ích cho Công ty, như tổ chức các đợt thi đua sản xuất, tuyên dương đoàn viên có kết quả công việc tốt…

Đồng thời, Chú trọng nắm chắc tình hình trong công nhân, doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, xử lý sai phạm ở các doanh nghiệp; tiếp tục củng cố, phát huy vai trò tổ chức Đảng trong doanh nghiệp, làm tốt công tác phát triển đảng viên; tích cực huy động các nguồn lực, cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần cho người lao động. Tổ chức Công đoàn cần đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động; tăng cường sự gắn bó giữa doanh nghiệp với người lao động; quan tâm xây dựng các tổ tự quản trong các doanh nghiệp.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *