Quyết định hành chính là gì ? Đặc điểm và Phân loại quyết định hành chính?

1. Quyết định hành chính là gì ?

Quyết định hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của người có chức vụ, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính.

Quyết định hành chính gồm các loại như quyết định chỉ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

Quyết định chỉ đạo và quyết định quy phạm luôn được thể hiện bằng hình thức văn bản. Quyết định cá biệt chủ yếu được ban hành dưới hình thức văn bản.

Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trỏng những biểu hiên của việc thực hiện . quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp.

Về quyết định cùa cơ quan hành pháp, hiện hay có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đó là quyết định quản lí hành chính nhà nước bởi lẽ những quyết định này là của chủ thể quản lí hằnh chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành pháp. Có quan điểm lại cho rằng .đó là quyết định quản lí nhà nước, tuy nhiên phải hiểu là quản lí nhà nước theo nghĩa hẹp là quản lí hành chính). Bên cạnh đócòn có khái niệm quyết định hành chính. Khái niêm này không những xuất hiện trong khoa học mà,còn cả trong những quy định của luật thực định, như trong Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính… Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm về loại quyết định nàỵ cũng nhu việc giới hạn nội hàm của khái niệm thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Những quy định đã được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đều thể hiện rằng Nhà nước muốn quản lí xã hội nói chung nhất là trong lĩnh vực công thì không thể không thể hiên ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính.

Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn người ta đêu thừa nhận vị trí và vai trò quàn trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nưác trên cơ sở của quyền hành pháp – lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích thực hiện luật (thi hành luật) nhằm cụ thể hoá các quy định của luật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết định hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp.

Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà những quyết định thành văn đồ thì những quyết định do các chủ thể quản lí hành chính ban hành rất nhiều. Tính quyền lực , nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định pháp luật .xuất phát từ những lợi ích chung (theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết định cần thiết). Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hàrih pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết định hành chíiih luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hàiìh của quyết định, về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từjphía đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ đttợc đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.

Tiếp đến là tính pháp lí của quyết định. Quyết định hành chính như trên đã trình bày là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có những giặ trị về mặt pháp lí. Trừớc hết, quyết định hành chính xuất hiên đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những biện pháp hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính, ví dụ như việc đề ra chủ trương, giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Mặt khác, tính pháp lí của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật,

2. Đặc điểm của quyết định hành chính là gì?

Quyết định hành chính là nội dung cơ bản của luật hànhchính, trong đó việc ban hành các quyết định này thể hiện rõ tính chất quyềnuy, quyền lực phục tùng của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằmđạt được mục đích của hành vi xử sự.
Theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015, quyết địnhhành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt độngquản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Như vậy quyết định hành chính vừa mang tính quyền lực nhà nướcvừa mang tính pháp lý. Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc chủ thể banhành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời việc sử dụng quyền lực nàycũng đòi hỏi phải đúng thẩm quyền mà pháp luật qui định nhằm đảm bảo sự hàihòa,thống nhất trong quá trình sử dụng quyền lực của các bộ phận cấu thành bộmáy nhà nước… Về nguyên tắc,mọi quyết định hành chính đều phảiđược thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quảnlí, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nướckhi cần thiết. Ngoài ra quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong việc các chủthể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ýchí của nhà nước như các biện pháp về kinh tế,giáo dục, thuyết phục…
Quyết định hành chính là kếtquả của sự thể hiện ý chí của nhà nước. Mặc dù khi ban hành quyết định chủ thểquản lí hành chính có thể xem xét, lấy ý kiến của đối tượng tác động củaquyết định về những vấn đề có liên quan đến nội dung của quyết định nhưng ý kiếnđó chỉ có giá trị tham khảo, nhằm giảm bớt khả năng nhìn nhận một cách phiến diệntừ phía cơ quan quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy trong quyết định hànhchính, ý chỉ của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất. Do vậy, các quyết địnhdo Nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lí.
Quyết định hành chính làphương tiện không thể thiếu trong quản lí hành chính nhà nước mà các chủ thể quảnlí sử dụng để thực hiện hầu hết các chức năng quản lí như tổ chức, lãng đạo, kiểmtra… Trong quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính có vai trò đặc biệtquan trọng. Quyết định hành chính như một công cụ cơ bản để thực hiện nhiệm vụ,chức năng quản lí hành chính nhà nước.

3. Cách thức phân loại quyết định hành chính

Để phân loại quyết định hành chính chúng ta dựa vào một số căn cứ sau:

3.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý

Dựa vào căn cứ này thì quyết định hành chính được chia thành quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

+ Quyết định chủ đạo là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. Chính vì vậy mà thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính, về hình thức thì nhũng quyết định thuộc loại này thường là nhũng nghị quyết. Ví dụ như Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.

+ Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bởi lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hoá luật, pháp lệnh để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực, vì vậy quyết định quy phạm có ý nghĩa và vai trò rất đặc biệt trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, văn bản hành chính nói riêng. Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết, nghị định.

Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định và chỉ thị.

Ví dụ:

– Nghị quyết của Chính- phủ số 03/CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại;

– Nghị định của Chính phủ số 04/CP ngày 11/2/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai;

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 21/QĐ-TTg ngày 16/2/2000 về việc chỉ định thầu đối vói cồng tác xây dựng, tu bổ đê điều;

– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 29/CT-TTg ngày 25/8/1998 về tăng cường công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

3.2 Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ

Theo quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản Ịí nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh,vực chuyên môn do mình quản lí. Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết’định hành chính dưới hình thức là nhũng quyết định, chỉ thị và thông tư.

Ví dụ: – Quyết định của Bộ khoa học – công nghệ và môi trường số 2265/1999/QĐ-BKHCNMT’ngày 30/12/1999 về việc  quan nhà nước khác nhau, thậm chí còn có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội. Dĩ nhiên, những loại quyết định loại này không nhiều so với những quyết định trên. Quyết định hành chính liên tịch có hình thức là những thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch.

Ví dụ: Thông tư liên tịch của Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao số 02-1998/TTLT/BNV-BNG ngày 19/5/1998 hưởng dân thực hiện Quyết định của Thù tướng Chính phù số 957/QĐ-TTg ngày 11/7/1997 về cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam xuất cảnh nhưng không về đúng hạn.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *