Tài sản nhà nước: khái niệm, đặc điểm và phân loại

1. Quy định chung về tài sản nhà nước Việt Nam

Ở Việt Nam cũng Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tài sản nhà nước. Có ý kịến cho rằng tài sản nhà nước là tài sản công với phạm vị tài sản công chỉ bao gồm những tài sản nhà nước đang được các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước quản lí, sử dụng để phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này như trụ sở làm việc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc… Hoặc tài sản công được hiểu rộng hơn gồm cả những tài sản do nhà nước đầu tư để phục vụ những hoạt động công cộng như các công trình giao thông, công trình văn hoá, giáo dục… Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì khái niệm tài sản công không thể bao quát hết được những tài sản nhà nước dưới cả góc độ kinh tế, pháp lí.

Một quan niệm khác là đồng nhất khái niệm tài sản nhà nước với khái niệm tài sản sở hữu toàn dân. Quan niệm này tồn tại tương đổi phổ biến ở Việt Nam do trước kia các văn bản quy đó, những quyền của Nhà nước Việt Nam đối với tài sản cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể. Để thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” thì ngoài những tài sản là vật, quỹ ngân sách nhà nước (khoản tiền lớn nhất của mỗi quốc gia) là bộ phận quan trọng trong tài sản Nhà nước và các quyền của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản cũng chính là tài sản nhà nước.

2. Đặc điểm của tài sản nhà nước

Tài sản nhà nước có những đặc điểm sau đây:

– Tài sản nhà nước là những tài sản được pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân.

Tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân cần được quy định chế độ pháp lí thích hợp để có thể tham gia vào những giao dịch vừa phát huy được giá ttị của tài sản vừa thoả mãn được nhu câu của các chủ thể đối với tài sản đó. Do vậy, Nhà nước được xác định là người đại diện duy nhất cho toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với những tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân.

– Tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng và phong phú, có thể là quỹ tiền mặt, là các công trình xây dựng, là phương tiện vận tài… Tuy nhiên, quan ưọng hơn cả là những tư liệu sàn xuất chù yếu như đất đai, rừng núi, tài nguyên thiên nhiên, đây là những tài sản mà chỉ thuộc sở hữu nhà nước.

– Tài sản nhà nước được quản lí, sử dụng, khai thác bởi rất nhiều chủ thể khác nhau.

Nhà nước là chủ sở hữu của tài sản nhà nước nhưng những tài sản này được giao cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp nhà nước quàn lí, sử dụng. Trong phạm vi nhất định thì tất cả các cá nhân, tổ chức khác đều có quyền sử dụng tài sản nhà nước vì các lợi ích của chính cá nhân, tổ chức đó như sử dụng các công trình công cộng, khai thác và sử dụng tài nguyên “tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp”. Như vậy, quỹ ngân sách chính là quỹ tiền mặt của Nhà nước bao gồm các khoản tiền có ttong ngân sách trung ương và ngân sách các cấp tinh, huýện, xã. Tiền ttong quỹ ngân sách nhà nước do hệ thống Kho bạc nhà nước qụản lí. Quỹ ngân sách thể hiện số tiền hiện có của quốc gia vào thời điểm nhất định. Quỹ ngân sách không chỉ là phần tài sản của Nhà nước mà rất nhiều các loại tài sản nhà nước khác được hình thành nên từ quỹ ngân sách và các hoạt động quản lí, sử dụng tài sản nhà nước đều được phản ánh qua ngân sách nhà nước

3. Phân loại tài sản nhà nước hiện nay

3.1 Tài sản nhà nước ở khu vực hành chính, sự nghiệp

Tài sản nhà nước ở khu vực hành chính, sự nghiệp là những tài sản đựợc giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) quản lí và sử dụng. Tài sản nhà nước ở khu vực hành chính, sự nghiệp bao gồm: trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máý móc, phương tiện vận tài, trang thiết bị làm việc và các loại tài sản khác do pháp luật quy định.

3.2 Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là tài sàn mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lí, sử dụng hoặc do Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc phục vụ các hoạt đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ; tài sản do tổ chức, cá nhân ttong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp; tài sản viện trợ cùa Chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là những tài sản mà trước đó thuộc quyền sở hữu hoặc chiếm hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc không xác định được chủ sở hữu, chiếm hữu khi có những sự kiện pháp lí thực tế xảy ra thì pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam với những tài sản đó.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *