Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Chỉ thị 03/2007/CT-UBTDTT về đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động Thể dục, thể thao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành,

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 03/2007/CT-UBDTTT

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO.

Thực hiện Pháp lệnh về người khuyết tật, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật: Nghị định số 55/1999/NĐ-Chính phủ ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Nghị định số 81/CP ngày 23/1/1995 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người tàn tật. Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Luật Thể dục, thể thao số: 22/2006/N-TCN ngày 12/12/2006, trong đó tại điều 14 quy định người khuyết tật được tham gia tập luyện và thi đấu Thể dục, thể thao.

Để tạo điều kiện người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, nâng cao sức khoẻ và cống hiến cho xã hội, ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hàn Chỉ thị số: 01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

Trong thời gian qua, Uỷ ban Thể dục Thể thao đã chỉ đạo Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai và tổ chức nhiều hoạt động Thể dục Thể thao dành cho người khuyết tật, tạo điều kiện tốt nhất để người khuyết tật được tập luyện, thi đấu thể thao trong và ngoài nước. Hội thi thể thao – Văn nghệ giành cho người khuyết tật với quy mô toàn quốc đã thu hút rất đông người khuyết tật tham gia. Đặc biệt Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Châu Á, thế giới, bằng sự lỗ lực ý chí của bản thân, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của Ngành Thể dục Thể thao, người khuyết tật đã vươn lên hội nhập với cộng đồng trong nước và quốc tế, giành được nhiều huy chương cao quý mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển phòng trào Thể dục Thể thao người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay còn nhiều tỉnh thành phố và đại đa số huyện thị chưa đầu tư đúng mức về kinh phí, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện phù hợp để người khuyết tật có điều kiện tham gia tập luyện, nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng, góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng trước mọi cơ hội của người  khuyết tật để họ tránh được mặc cảm về khuyết tật bản thân.

Nhằm phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại nêu trên. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT yêu cầu:

1. Các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban TDTT, Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam, Sở Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường công tác thông tin truyền thông phổ biến và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam. Cụ thể trong tháng 7/2007, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2007), tổ chức thực hiện các chế độ chính sách có thể triển khai được trong phạm vi trách nhiệm để tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia Hội thi thể thao – Văn nghệ người khuyết tật toàn quốc lần thứ III, tại thành phố Huế.

2. Vụ Thể dục thể thao quần chúng cẩn chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kế hoạch tổ chức hoạt động thể dục thể thao cho phù hợp với người khuyết tật, phấn đấu đến 2010 có từ 20 – 22% người khuyết tật trên toàn quốc được tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Qua các Giải thể thao dành cho người khuyết tật tham gia thi đấu, được tổ chức hàng năm để tuyển chọn đội tuyển thể thao người khuyết tật tham dựa các Giải khu vực, Châu lục và thế giới. Phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ tổ chức cán bộ thực hiện chế độ chính sách, chế độ khen thưởng với thành tích đạt được của các vận động viên người khuyết tật, tạo sự cân đối, hoà nhập, tránh sự mặc cảm, tự ti, động viên kịp thời để người khuyết tật vươn lên hoà nhập cộng đồng, đỡ phần nào cho gia đình và xã hội.

3. Vụ Kế hoạch Tài chính tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Uỷ ban Thể dục thể thao ra các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng các công trình thể dục thể thao có các điều kiện như: Cầu thang, lối đi tiếp cận và một số yêu cầu phù hợp, tạo điều kiện cho người khuyết tật đến tham dự và thi đấu Thể dục thể thao.

4. Uỷ ban Olympic Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các Liên đoàn thể thao người khuyến tật quốc tế cung cấp thông tin, hỗ trợ về thông tin, giao tiếp quốc tế và cơ sở vật chất, tạo điều kiện tập luyện và thi đấu đạt kết quả tốt tại các đấu trường quốc tế.

5. Báo thể thao Việt Nam, Tạp chí thể thao Việt Nam, Trung tâm tin học Uỷ ban thể dục thể thao thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, và người khuyết tật, nêu các tấm gương điển hình người khuyết tật tham gia tập luyện và thi dấu thể thao đạt thành tích cao.

Hàng năm phối hợp với các Vụ, đơn vị, các báo, đài và nhà tài trợ tổ chức bình chọn khen thưởng các vận động viên khuyết tật xuất sắc tham gia các kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới.

Nhân dịp lễ tết, tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà cho các vận động viên người khuyết tật xuất sắc; ngày thương binh, liệt sĩ, tổ chức các đoàn đến thăm, động viên, tặng quà cho các vận động viên là thương binh…

6. Sở Thể dục thể thao các tỉnh, thành phố phối hợp với các ban, ngành liên quan, thống kê số lượng người khuyết tật trên địa phương mình, trình và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đề xuất xây dựng các Câu lạc bộ Thể dục thể thao dành cho người khuyết tật đến tập luyện; tổ chức các Giải thể thao cho người khuyết tật đến thi đấu, giao lưu; nghiên cứu, đề xuất các chế độ ưu tiên phù hợp với điều kiện để người khuyết tật đến tham dự các hoạt động Thể dục thể thao tại địa phương.

7. Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Vụ Thể dục thể thao quần chúng Uỷ ban Thể dục Thể thao, xây dựng phong trào tập luyện Thể dục thể thao và thường xuyên tổ chức các Giải, Hội  thi Thể thao cho người  khuyết tật; tham mưu với Lãnh đạo Uỷ ban Thể dục Thể thao khen thưởng những vận động viên người khuyết tật có thành tích trong tập luyện và thi đấu thể thao. Phối hợp với các nhà tài trợ, trích kinh phí của Hiệp hội để xây dựng phong trào tập luyện thể dục thể thao cho người khuyết tật tại cơ sở, hỗ trợ trang thiết bị cho các Câu lạc bộ người khuyết tật.

Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam cần tiếp cận các tài liệu của Uỷ ban Thể thao người khuyết tật thế giới (IPC), nghiên cứu học tập để phát triển các môn thể thao mới hội nhập với Quốc tế, xây dựng đội ngũ Huấn luyện viên, Trọng tài có đẳng cấp Quốc tế.

8. Giao Vụ Thể dục thể thao quần chúng là đấu mỗi phối hợp với Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam, các Sở TDTT, các Vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban TDTT tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Uỷ ban Thể dục Thể thao để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

– Các Phó Thủ tướng (để b/c);

– Uỷ ban các vấn đề XH của Quốc hội (để b/c);

– Văn phòng Chính phủ (để b/c).

– Bộ LĐTB&XH (để ph/h);

– Các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban TDTT;

– Các Sở TDTT; Hiệp hội TT NKTVN;

– Hội bảo trợ người tàn tật & trẻ em mồ côi VN;

– Văn phòng NCCD (để tổng hợp);

– Công báo;

– Lưu VP + Vụ TDTT QC.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

Nguyễn Danh Thái

 

Chỉ thị đề ra 8 chính sách chủ chốt trong việc giúp đỡ, hỗ trợ người khuyết tật tong hoạt động thể dục-thể thao, trong đó có:

– Đề xuất kế hoạch tổ chức hoạt động thể dục thể thao cho phù hợp với người khuyết tật, phấn đấu đến 2010 có từ 20 – 22% người khuyết tật trên toàn quốc được tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

– Ra các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng các công trình thể dục thể thao có các điều kiện như: Cầu thang, lối đi tiếp cận và một số yêu cầu phù hợp, tạo điều kiện cho người khuyết tật đến tham dự và thi đấu Thể dục thể thao.

– Uỷ ban Olympic Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các Liên đoàn thể thao người khuyến tật quốc tế cung cấp thông tin, hỗ trợ về thông tin, giao tiếp quốc tế và cơ sở vật chất, tạo điều kiện tập luyện và thi đấu đạt kết quả tốt tại các đấu trường quốc tế.

……..

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 03/2007/CT-UBDTTT

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO.

Thực hiện Pháp lệnh về người khuyết tật, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật: Nghị định số 55/1999/NĐ-Chính phủ ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Nghị định số 81/CP ngày 23/1/1995 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người tàn tật. Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Luật Thể dục, thể thao số: 22/2006/N-TCN ngày 12/12/2006, trong đó tại điều 14 quy định người khuyết tật được tham gia tập luyện và thi đấu Thể dục, thể thao.

Để tạo điều kiện người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, nâng cao sức khoẻ và cống hiến cho xã hội, ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hàn Chỉ thị số: 01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

Trong thời gian qua, Uỷ ban Thể dục Thể thao đã chỉ đạo Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai và tổ chức nhiều hoạt động Thể dục Thể thao dành cho người khuyết tật, tạo điều kiện tốt nhất để người khuyết tật được tập luyện, thi đấu thể thao trong và ngoài nước. Hội thi thể thao – Văn nghệ giành cho người khuyết tật với quy mô toàn quốc đã thu hút rất đông người khuyết tật tham gia. Đặc biệt Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Châu Á, thế giới, bằng sự lỗ lực ý chí của bản thân, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của Ngành Thể dục Thể thao, người khuyết tật đã vươn lên hội nhập với cộng đồng trong nước và quốc tế, giành được nhiều huy chương cao quý mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển phòng trào Thể dục Thể thao người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay còn nhiều tỉnh thành phố và đại đa số huyện thị chưa đầu tư đúng mức về kinh phí, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện phù hợp để người khuyết tật có điều kiện tham gia tập luyện, nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng, góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng trước mọi cơ hội của người  khuyết tật để họ tránh được mặc cảm về khuyết tật bản thân.

Nhằm phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại nêu trên. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT yêu cầu:

1. Các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban TDTT, Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam, Sở Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường công tác thông tin truyền thông phổ biến và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam. Cụ thể trong tháng 7/2007, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2007), tổ chức thực hiện các chế độ chính sách có thể triển khai được trong phạm vi trách nhiệm để tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia Hội thi thể thao – Văn nghệ người khuyết tật toàn quốc lần thứ III, tại thành phố Huế.

2. Vụ Thể dục thể thao quần chúng cẩn chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kế hoạch tổ chức hoạt động thể dục thể thao cho phù hợp với người khuyết tật, phấn đấu đến 2010 có từ 20 – 22% người khuyết tật trên toàn quốc được tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Qua các Giải thể thao dành cho người khuyết tật tham gia thi đấu, được tổ chức hàng năm để tuyển chọn đội tuyển thể thao người khuyết tật tham dựa các Giải khu vực, Châu lục và thế giới. Phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ tổ chức cán bộ thực hiện chế độ chính sách, chế độ khen thưởng với thành tích đạt được của các vận động viên người khuyết tật, tạo sự cân đối, hoà nhập, tránh sự mặc cảm, tự ti, động viên kịp thời để người khuyết tật vươn lên hoà nhập cộng đồng, đỡ phần nào cho gia đình và xã hội.

3. Vụ Kế hoạch Tài chính tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Uỷ ban Thể dục thể thao ra các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng các công trình thể dục thể thao có các điều kiện như: Cầu thang, lối đi tiếp cận và một số yêu cầu phù hợp, tạo điều kiện cho người khuyết tật đến tham dự và thi đấu Thể dục thể thao.

4. Uỷ ban Olympic Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các Liên đoàn thể thao người khuyến tật quốc tế cung cấp thông tin, hỗ trợ về thông tin, giao tiếp quốc tế và cơ sở vật chất, tạo điều kiện tập luyện và thi đấu đạt kết quả tốt tại các đấu trường quốc tế.

5. Báo thể thao Việt Nam, Tạp chí thể thao Việt Nam, Trung tâm tin học Uỷ ban thể dục thể thao thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, và người khuyết tật, nêu các tấm gương điển hình người khuyết tật tham gia tập luyện và thi dấu thể thao đạt thành tích cao.

Hàng năm phối hợp với các Vụ, đơn vị, các báo, đài và nhà tài trợ tổ chức bình chọn khen thưởng các vận động viên khuyết tật xuất sắc tham gia các kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới.

Nhân dịp lễ tết, tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà cho các vận động viên người khuyết tật xuất sắc; ngày thương binh, liệt sĩ, tổ chức các đoàn đến thăm, động viên, tặng quà cho các vận động viên là thương binh…

6. Sở Thể dục thể thao các tỉnh, thành phố phối hợp với các ban, ngành liên quan, thống kê số lượng người khuyết tật trên địa phương mình, trình và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đề xuất xây dựng các Câu lạc bộ Thể dục thể thao dành cho người khuyết tật đến tập luyện; tổ chức các Giải thể thao cho người khuyết tật đến thi đấu, giao lưu; nghiên cứu, đề xuất các chế độ ưu tiên phù hợp với điều kiện để người khuyết tật đến tham dự các hoạt động Thể dục thể thao tại địa phương.

7. Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Vụ Thể dục thể thao quần chúng Uỷ ban Thể dục Thể thao, xây dựng phong trào tập luyện Thể dục thể thao và thường xuyên tổ chức các Giải, Hội  thi Thể thao cho người  khuyết tật; tham mưu với Lãnh đạo Uỷ ban Thể dục Thể thao khen thưởng những vận động viên người khuyết tật có thành tích trong tập luyện và thi đấu thể thao. Phối hợp với các nhà tài trợ, trích kinh phí của Hiệp hội để xây dựng phong trào tập luyện thể dục thể thao cho người khuyết tật tại cơ sở, hỗ trợ trang thiết bị cho các Câu lạc bộ người khuyết tật.

Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam cần tiếp cận các tài liệu của Uỷ ban Thể thao người khuyết tật thế giới (IPC), nghiên cứu học tập để phát triển các môn thể thao mới hội nhập với Quốc tế, xây dựng đội ngũ Huấn luyện viên, Trọng tài có đẳng cấp Quốc tế.

8. Giao Vụ Thể dục thể thao quần chúng là đấu mỗi phối hợp với Hiệp hội thể thao người khuyết tật Việt Nam, các Sở TDTT, các Vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban TDTT tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Uỷ ban Thể dục Thể thao để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

– Các Phó Thủ tướng (để b/c);

– Uỷ ban các vấn đề XH của Quốc hội (để b/c);

– Văn phòng Chính phủ (để b/c).

– Bộ LĐTB&XH (để ph/h);

– Các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban TDTT;

– Các Sở TDTT; Hiệp hội TT NKTVN;

– Hội bảo trợ người tàn tật & trẻ em mồ côi VN;

– Văn phòng NCCD (để tổng hợp);

– Công báo;

– Lưu VP + Vụ TDTT QC.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

Nguyễn Danh Thái

 

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.