Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Chỉ thị 06/CT/TW năm 1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy,

BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
*****
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
*******
Số: 06/CT/TW

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY

Trong những năm qua, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện theo nội dung Nghị quyết  06/CP ngày 29/01/1993 của Chính phủ, bước đầu đạt được một số kết quả: Giảm nhanh diện tích trồng cây thuốc phiện ở các tỉnh miền núi; đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát và thi hành pháp luật đối với việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma túy; xã hội hóa công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai, tăng cường hợp tác quốc tế về kiểm soát ma túy.

Song, hiện nay tệ nạn lạm dụng ma túy trong nhân dân chưa giảm, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng hút và tiêm chích hêrôin trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học đang có chiều hướng tăng. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm làm mất an toàn xã hội, băng hoại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến giống nòi và sự tồn vong của dân tộc. Diện tích trồng cây thuốc phiện tuy đã giảm nhưng chưa thật vững chắc; tình hình sản xuất, buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy còn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên thuộc về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của các Ủy đảng và cơ quan nhà nước đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy thời gian qua.

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU:

  1. Các cấp Ủy đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân. Cần có những biện pháp đặc biệt để chặn đứng ngay việc thanh, thiếu niên nghiện hút, hít và tiêm chích ma túy; xóa bỏ hoàn toàn việc trồng cây thuốc phiện và cây cần sa; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng ma túy; quản lý nghiêm ngặt việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu các hóa chất và dược phẩm có chứa chất ma túy.
  2. Các cấp ủy, các tổ chức Đảng phải cụ thể hóa nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở từng địa phương, từng đơn vị gắn với nội dung của Nghị quyết 06/CP, các Nghị định 53/CP, 87/CP và Chỉ thị 13-CT/TW, 33-CT/TW, 64-CT/TW, được thể hiện trong “Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy” của Chính phủ.
  3. Ban Cán sự Đảng, Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị Luật Phòng, chống và kiểm soát ma túy; nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các điều, mục quy định về ma túy trong các bộ luật và luật hiện hành (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân..) để sớm trình ra Quốc hội. Trước mắt sớm ban hành Pháp lệnh về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
  4. Các cấp ủy Đảng phải chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế nhằm thực hiện đồng bộ, có kết quả các chủ trương và biện pháp sau đây:

– Tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, giáo viên và cha mẹ học sinh về hậu quả nguy hại của việc lạm dụng ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phối hợp phòng ngừa. Tăng cường hơn nữa việc đưa nội dung phòng, chống ma túy vào chương trình giáo dục ở các trường học. Phát động phong trào toàn dân đấu tranh, tố giác bọn sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng chất ma túy.

– Phát hiện và sửa chữa kịp thời cho học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên nghiện ma túy, tổ chức thật tốt việc điều trị, phục hồi chức năng  cho người nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho họ nhằm tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy theo tinh thần Nghị định số 20/CP của Chính phủ.

– Bằng mọi biện pháp ngăn chặn các nguồn ma túy từ nước ngoài đưa vào Việt Nam; quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh dược phẩm có chất ma túy; trừng trị kịp thời và nghiêm khắc đối với những kẻ sản xuất, buôn bán, tàng trữ, tổ chức hoặc cưỡng ép sử dụng ma túy….Tiếp tục thực hiện cuộc vận động đồng bào vùng cao – miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số dứt khoát không trồng, không nghiện hút thuốc phiện hoặc cần sa và các chất ma túy khác, đồng thời phát triển nhanh kinh tế – xã hội ở những khu vực này.

– Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này, nghiên cứu để sớm tham gia các Công ước quốc tế về ma túy.

  1. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin đại chúng phải đặt công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy cũng như phòng, chống các tệ nạn xã hội khác là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Thường trực Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy cùng với các Bộ, ngành có liên quan như:  Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ …..chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương và biện pháp nêu trên. Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, các đoàn thể nhân dân như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam … tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình làm cho mọi người, mọi nhà thấy rõ tác hại nghiêm trọng của ma túy, từ đó mà tự điều chỉnh hành vi của mình, giữ gìn đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh trong gia đình và cộng đồng.

Ban cán sự Đảng, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo Cơ quan thường trực của Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy Việt Nam nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ đã đề ra trong “ Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy”

  1. Các đảng bộ cơ sở phải đưa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống và kiểm soát ma túy cùng với phòng, chống các tệ nạn xã hội khác vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của Đảng bộ, Chi bộ, giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên gương mẫu tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy. Xử lý thật nghiêm theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước những đảng viên nghiện hút ma túy, hoặc bao che những kẻ nghiện hút, tiêm chích ma túy. Khai trừ ngay ra khỏi Đảng những đảng viên có hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng ma túy dưới mọi hình thức.
  2. Hàng quý (đối với địa bàn trọng điểm hàng tháng), Thường trực cấp ủy phải nghe Ban Cán sự đảng cơ quan chính quyền báo cáo và cho ý kiến cụ thể về việc thực hiện các nhiệm vụ này.

Bộ Chính trị yêu cầu các tỉnh Ủy, thành Ủy, các cấp Ủy trực thuộc Trung ương khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này. Sau từng thời gian cụ thể phải báo cáo kết quả tình hình công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với Bộ Chính trị.

Chỉ thị này được phổ biến đến Chi bộ Đảng./.

 

TM. BỘ CHÍNH TRỊ

Lê Khả Phiêu

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
*****
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
*******
Số: 06/CT/TW

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY

Trong những năm qua, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện theo nội dung Nghị quyết  06/CP ngày 29/01/1993 của Chính phủ, bước đầu đạt được một số kết quả: Giảm nhanh diện tích trồng cây thuốc phiện ở các tỉnh miền núi; đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát và thi hành pháp luật đối với việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma túy; xã hội hóa công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai, tăng cường hợp tác quốc tế về kiểm soát ma túy.

Song, hiện nay tệ nạn lạm dụng ma túy trong nhân dân chưa giảm, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng hút và tiêm chích hêrôin trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học đang có chiều hướng tăng. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm làm mất an toàn xã hội, băng hoại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến giống nòi và sự tồn vong của dân tộc. Diện tích trồng cây thuốc phiện tuy đã giảm nhưng chưa thật vững chắc; tình hình sản xuất, buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy còn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên thuộc về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của các Ủy đảng và cơ quan nhà nước đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy thời gian qua.

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU:

  1. Các cấp Ủy đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân. Cần có những biện pháp đặc biệt để chặn đứng ngay việc thanh, thiếu niên nghiện hút, hít và tiêm chích ma túy; xóa bỏ hoàn toàn việc trồng cây thuốc phiện và cây cần sa; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng ma túy; quản lý nghiêm ngặt việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu các hóa chất và dược phẩm có chứa chất ma túy.
  2. Các cấp ủy, các tổ chức Đảng phải cụ thể hóa nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở từng địa phương, từng đơn vị gắn với nội dung của Nghị quyết 06/CP, các Nghị định 53/CP, 87/CP và Chỉ thị 13-CT/TW, 33-CT/TW, 64-CT/TW, được thể hiện trong “Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy” của Chính phủ.
  3. Ban Cán sự Đảng, Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị Luật Phòng, chống và kiểm soát ma túy; nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các điều, mục quy định về ma túy trong các bộ luật và luật hiện hành (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân..) để sớm trình ra Quốc hội. Trước mắt sớm ban hành Pháp lệnh về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
  4. Các cấp ủy Đảng phải chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế nhằm thực hiện đồng bộ, có kết quả các chủ trương và biện pháp sau đây:

– Tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, giáo viên và cha mẹ học sinh về hậu quả nguy hại của việc lạm dụng ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phối hợp phòng ngừa. Tăng cường hơn nữa việc đưa nội dung phòng, chống ma túy vào chương trình giáo dục ở các trường học. Phát động phong trào toàn dân đấu tranh, tố giác bọn sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng chất ma túy.

– Phát hiện và sửa chữa kịp thời cho học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên nghiện ma túy, tổ chức thật tốt việc điều trị, phục hồi chức năng  cho người nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho họ nhằm tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy theo tinh thần Nghị định số 20/CP của Chính phủ.

– Bằng mọi biện pháp ngăn chặn các nguồn ma túy từ nước ngoài đưa vào Việt Nam; quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh dược phẩm có chất ma túy; trừng trị kịp thời và nghiêm khắc đối với những kẻ sản xuất, buôn bán, tàng trữ, tổ chức hoặc cưỡng ép sử dụng ma túy….Tiếp tục thực hiện cuộc vận động đồng bào vùng cao – miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số dứt khoát không trồng, không nghiện hút thuốc phiện hoặc cần sa và các chất ma túy khác, đồng thời phát triển nhanh kinh tế – xã hội ở những khu vực này.

– Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này, nghiên cứu để sớm tham gia các Công ước quốc tế về ma túy.

  1. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin đại chúng phải đặt công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy cũng như phòng, chống các tệ nạn xã hội khác là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Thường trực Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy cùng với các Bộ, ngành có liên quan như:  Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ …..chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương và biện pháp nêu trên. Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, các đoàn thể nhân dân như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam … tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình làm cho mọi người, mọi nhà thấy rõ tác hại nghiêm trọng của ma túy, từ đó mà tự điều chỉnh hành vi của mình, giữ gìn đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh trong gia đình và cộng đồng.

Ban cán sự Đảng, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo Cơ quan thường trực của Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy Việt Nam nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ đã đề ra trong “ Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy”

  1. Các đảng bộ cơ sở phải đưa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống và kiểm soát ma túy cùng với phòng, chống các tệ nạn xã hội khác vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của Đảng bộ, Chi bộ, giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên gương mẫu tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy. Xử lý thật nghiêm theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước những đảng viên nghiện hút ma túy, hoặc bao che những kẻ nghiện hút, tiêm chích ma túy. Khai trừ ngay ra khỏi Đảng những đảng viên có hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng ma túy dưới mọi hình thức.
  2. Hàng quý (đối với địa bàn trọng điểm hàng tháng), Thường trực cấp ủy phải nghe Ban Cán sự đảng cơ quan chính quyền báo cáo và cho ý kiến cụ thể về việc thực hiện các nhiệm vụ này.

Bộ Chính trị yêu cầu các tỉnh Ủy, thành Ủy, các cấp Ủy trực thuộc Trung ương khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này. Sau từng thời gian cụ thể phải báo cáo kết quả tình hình công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với Bộ Chính trị.

Chỉ thị này được phổ biến đến Chi bộ Đảng./.

 

TM. BỘ CHÍNH TRỊ

Lê Khả Phiêu

 

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.