Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Công văn số 130/GĐ-GĐ2 về việc giải thích và hướng dẫn thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ban hành;

BỘ XÂY DỰNG
CỤC GIÁM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CLCTXD
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 130/GĐ-GĐ2
V/v Giải thích và hướng dẫn thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2006

 

Kính gửi: Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Xây dựng, trả lời công văn số 8932/SXD-QLCL ngày 20/12/2005 của Quý cơ quan về việc hướng dẫn thực hiện công tác chứng nhận chất lượng, sau khi nghiên cứu, Cục Giám định nhà nước về CLCTXD giải đáp các thắc mắc như sau:

1. Về sự khác biệt giữa công việc chứng nhận chất lượng và việc quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng; Sự độc lập của tổ chức chứng nhận chất lượng đối với Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát (trả lời ý kiến 9, 14)

Theo quy định tại Điều 45 của Luật Xây dựng, nội dung quản lý dự án bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và an toàn môi trường xây dựng. Theo quy định tại Điều 87 của Luật Xây dựng, nội dung giám sát thi công xây dựng là theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Về thực chất giám sát thi công xây dựng là một phần việc của quản lý dự án. Cũng theo quy định tại các Điều này, chủ đầu tư có thể tự thực hiện việc quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng khi thành lập các Ban quản lý trực thuộc có đủ Điều kiện năng lực hoặc thuê tư vấn quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng.

Tư vấn giám sát thi công xây dựng có nhiệm vụ giám sát thường xuyên và liên tục, nghiệm thu công việc, giúp chủ đầu tư giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công, kiểm soát chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Trong khi đó theo quy định tại Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng (Thông tư 11) thì chứng nhận chất lượng là sự xác nhận của tổ chức chứng nhận về chất lượng công trình. Tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm về chất lượng công trình mà chỉ phản ánh trung thực về thực trạng chất lượng công trình.

Thông thường tổ chức chứng nhận chất lượng đại diện cho lợi ích của người sử dụng công trình, của cộng đồng xã hội và chịu sự Điều Tiết của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Vì bản chất và Mục đích của việc chứng nhận chất lượng như vậy, tốt nhất, tổ chức chứng nhận chất lượng cần độc lập với các chủ thể tạo ra chất lượng công trình gồm nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án hoặc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Nội dung kiểm tra để chứng nhận chất lượng chủ yếu tập trung vào các công đoạn: kiểm tra thiết kế; kiểm tra năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, xác định tính trung thực của kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư thông qua việc đối chiếu mang tính xác xuất giữa kết quả nghiệm thu với thực trạng chất lượng của đối tượng nghiệm thu.

Về nguyên tắc, tổ chức chứng nhận chất lượng có thể được thực hiện việc thẩm tra thiết kế và thí nghiệm kiểm định chất lượng, tuy nhiên tổ chức chứng nhận chất lượng không thực hiện khảo sát hoặc lập dự án đầu tư.

2. Chứng nhận chất lượng cho các đối tượng công trình đã xây dựng xong hoặc đang xây dựng dở dang tại thời điềm Thông tư 11 có hiệu lực (Trả lời ý kiến 1, 2)

a. Đối với các công trình đã được xây dựng xong và được nghiệm thu trước ngày Thông tư 11 có hiệu lực (15/8/2005) thì không phải thực hiện chứng nhận chất lượng theo quy định của thông tư này.

b. Đối với các công trình đã được xây dựng xong nhưng chưa được nghiệm thu hoặc đang xây dựng dở dang thuộc đối tượng quy định tại Khoản a, Điều 2, Mục I của Thông tư 11 thì phải tiến hành chứng nhận chất lượng. Phương thức thực hiện việc chứng nhận chất lượng là chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn đủ Điều kiện năng lực như quy định tại Điều 5, Mục II của Thông tư 11 tiến hành xem xét chi Tiết toàn bộ hồ sơ hoàn thành công trình, đối chiếu với thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho công trình, yêu cầu chủ đầu tư làm rõ hoặc phúc tra chất lượng nếu thấy cần thiết.

Trường hợp không có tổ chức tư vấn nào nhận công việc chứng nhận chất lượng (vì lý do công trình hoặc phần lớn các bộ phận công trình đã được xây dựng xong) thì chủ đầu tư có thể báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để giải quyết. Đối với các trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng và hồ sơ hoàn thành công trình như quy định tại Thông tư số 12/2005/TT-BXD. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết hợp xem xét thực trạng công trình và cam kết của Chủ đầu tư về chất lượng công trình, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương ra văn bản xác nhận sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình và chấp thuận cam kết của chủ đầu tư về chất lượng công trình, trong đó nói rõ các tiêu chí về chất lượng như đã quy định tại Thông tư 11.

c. Đối với các công trình không thuộc đối tượng bắt buộc phải chứng nhận chất lượng thì chỉ chứng nhận chất lượng khi có các bên hữu quan yêu cầu như quy định tại Khoản b, Điều 2, Mục I của Thông tư 11.

3. Kiểm tra hồ sơ thiết kế và yêu cầu phúc tra chất lượng của tổ chức chứng nhận chất lượng (trả lời ý kiến 1, 2, 8)

a. Kiểm tra hồ sơ thiết kế:

Đối với các đối tượng công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng thì tổ chức chứng nhận chất lượng cần xem xét đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế tập trung vào các tiêu chí an toàn của công trình như quy định tại Điều 3, Mục I của Thông tư 11. Hồ sơ thiết kế được kiểm tra là thiết kế kỹ thuật trong thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công trong thiết kế 2 bước và 1 bước.

Phương thức thực hiện là xem xét hồ sơ thiết kế, kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) và yêu cầu các bên có liên quan làm rõ các vấn đề còn nghi vấn về sự an toàn của công trình và sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của tổ chức chứng nhận chất lượng trong trường hợp này không trùng lặp với công việc thẩm tra thiết kế của tư vấn giúp chủ đầu tư trước khi phê duyệt thiết kế. Tổ chức chứng nhận chất lượng xác nhận chất lượng thiết kế trên cơ sở kết quả thẩm tra thiết kế của Chủ đầu tư (hoặc của tư vấn) và sự kiểm tra trực tiếp của mình.

Để tiện cho tiến trình thiết kế và thi công xây dựng công trình được thuận lợi, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của tổ chức chứng nhận chất lượng nên được thực hiện ngay trong giai đoạn chủ đối tượng phê duyệt thiết kế. Về nguyên tắc, Chủ đầu tư cũng có thể giao cho tổ chức chứng nhận chất lượng thẩm tra thiết kế trước khi phê duyệt.

Đối với công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế đối với đối tượng công trình này tùy thuộc vào yêu cầu của bên có yêu cầu chứng nhận chất lượng. Trường hợp yêu cầu phải chứng nhận chất lượng công trình phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn, tổ chức chứng nhận chất lượng cần kiểm tra hồ sơ thiết kế như đã giải thích ở trên. Trường hợp chỉ yêu cầu chứng nhận chất lượng phù hợp với thiết kế được duyệt thì tổ chức chứng nhận chất lượng không bắt buộc phải kiểm tra hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên nếu phát hiện các sai sót của thiết kế thì tổ chức chứng nhận vẫn có trách nhiệm báo với chủ đầu tư.

b. Phúc tra chất lượng công trình:

Trong quá trình chứng nhận, nếu phát hiện thấy các vấn đề còn nghi vấn về chất lượng công trình, tổ chức chứng nhận chất lượng có quyền yêu cầu chủ đầu tư giải thích hoặc tổ chức phúc tra chất lượng nhằm làm rõ thực trạng về chất lượng. Việc đưa ra các nghi vấn về chất lượng công trình phải có cơ sở xác đáng.

Trước hết tổ chức chứng nhận chất lượng cần xem xét kỹ thực trạng chất lượng công trình, hồ sơ nghiệm thu bộ phận, hạng Mục công trình và công trình do chủ đầu tư cùng các bên có liên quan lập; đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật của công trình, với thiết kế được phê duyệt và với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình.

Sau đó để Chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình làm rõ các nghi vấn về chất lượng đã đặt ra. Chỉ trong trường hợp Chủ đầu tư và các bên có liên quan không tuân thủ đúng và đủ các quy định về QLCL công trình hoặc có nghi ngờ về kết quả nghiệm thu thì mới đặt vấn đề kiểm định, phúc tra chất lượng. Tổ chức chứng nhận chất lượng có thể trực tiếp thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thuê tư vấn kiểm định khác thực hiện việc này.

4. Các tiêu chí về an toàn môi trường và an toàn trong sử dụng, vận hành công trình (trả lời ý kiến 3)

a. An toàn về môi trường:

An toàn về môi trường ở đây được hiểu là môi trường sống trong công trình không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sống trong đó và việc xây dựng, vận hành công trình không có tác dụng xấu tới chất lượng môi trường xung quanh. Đối với chất lượng môi trường sống trong công trình thì đó là các chỉ số về không khí, bụi, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, chất lượng nước sinh hoạt … phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

Tương tự như vậy là các chỉ số về nước thải, khí thải, chất thải rắn, … thải ra từ công trình phải nhỏ hơn các quy định của tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. Ngoài việc xây dựng công trình không được làm ảnh hưởng xấu tới tác động môi trường sinh thái xung quanh cũng như không ảnh hưởng xấu tới ổn định của các công trình liền kề. Tổ chức chứng nhận chất lượng có thể kiểm tra, so sánh kết quả đo đạc các thông số môi trường trong và ngoài công trình so với quy định của các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình được chỉ định trong hồ sơ thiết kế.

Ngoài ra việc đánh giá về an toàn môi trường cũng phải được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005.

b. An toàn trong sử dụng, vận hành công trình:

Các bộ phận công trình cần kiểm tra mức độ an toàn đối với sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình sử dụng là: Hệ thống cấp ga, hệ thống điện, chống sét, thang máy, thang cuốn, tời nâng, cẩu trục, bình chịu áp lực, kính nhà cao tầng, … và bao gồm cả các chi Tiết về cấu tạo, kiến trúc phục vụ cho người tàn tật  trong sử dụng (nếu có).

Phương thức kiểm tra là tổ chức chứng nhận chất lượng kiểm tra, so sánh chất lượng của các bộ phận, hạng Mục kể trên so với quy định của thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình. Ngoài ra một số thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cũng phải được kiểm tra, đăng ký lưu hành sử dụng như theo quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

5. Về Chỉ thị 04/2005/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 8/6/2005 (trả lời ý kiến 4)

Việc ban hành Chỉ thị này tại thời Điểm đó là nhằm Mục đích kiểm định lại chất lượng nhà ở tái định cư trước khi bàn giao, cho phép đưa vào sử dụng. Về bản chất đây cũng là một hình thức kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. Chỉ thị 04/2005/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng được ban hành khi chưa có Thông tư 11. Do vậy kể từ khi Thông tư 11 có hiệu lực, việc kiểm tra xác nhận chất lượng nhà ở tái định cư được thực hiện theo quy định của Thông tư 11.

6. Chứng nhận chất lượng đối với công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình được sửa chữa, cải tạo (trả lời ý kiến 5, 6)

Theo quy định tại Điểm a, Điều 2, Mục 1 của Thông tư 11, một số công trình tập trung đông người và có khả năng gây ra thảm họa khi xảy ra sự cố cần phải có chứng nhận chất lượng ở mọi quy mô xây dựng. Do vậy đối với các đối tượng công trình này, việc chứng nhận chất lượng phải được thực hiện với mọi cấp công trình. Về vấn đề chi phí chứng nhận chất lượng, đề nghị xem giải thích ở Mục 7 của công văn này.

Nếu việc sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp công trình có tác động tới sự an toàn của công trình thì cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng về an toàn của công trình như đối với các công trình xây dựng mới. Tuy nhiên đối tượng chứng nhận chất lượng chỉ tập trung vào các bộ phận công trình được sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp.

7. Chi phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng (trả lời ý kiến 6, 7, 13)

Theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí cho công việc kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình được xác định bằng dự toán do tổ chức chứng nhận lập, Chủ đầu tư phê duyệt.

Chi phí chứng nhận chất lượng được xác định bằng dự toán vì khối lượng công việc cần phải chứng nhận chất lượng là khác nhau áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ tổ chức chứng nhận chất lượng có thể thực hiện luôn việc thẩm tra thiết kế, kiểm định chất lượng công trình hoặc không; tần suất kiểm tra của tổ chức chứng nhận chất lượng trong quá trình thi công có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc mức độ tin cậy vào hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu và tính trung thực của hồ sơ nghiệm thu của Chủ đầu tư ….

Theo quy định tại Thông tư số 11, đối với công trình được đầu tư bằng vốn Nhà nước, về nguyên tắc tổng giá trị chi phí cho công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng không vượt quá 35% của chi phí giám sát. Trường hợp vượt quá giá trị này, Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Đối với các công trình đầu tư các nguồn vốn khác (trong đó có vốn đầu tư nước ngoài) không quy định mức trần cho chi phí chứng nhận chất lượng.

Để tiện vận dụng các định mức, đơn giá đã có cho việc lập dự toán chứng nhận chất lượng. Sở Xây dựng lập dự toán chứng nhận chất lượng theo các nhóm công việc: thẩm tra hoặc kiểm tra hồ sơ thiết kế; kiểm tra năng lực các chủ thể; kiểm tra chất lượng vật tư, chất lượng thi công xây lắp và hồ sơ nghiệm thu; kiểm định (thí nghiệm) phúc tra chất lượng công trình và các chi phí khác. Trong từng nhóm công việc như đã nêu, vận dụng các định mức, đơn giá đã có thể xác định chi phí cần thiết. Đối với các công việc chưa có định mức, đơn giá (chủ yếu là chi phí cho công chuyên gia) có thể vận dụng các quy định của nhà nước về chi phí trả công chuyên gia trong thẩm tra, phát hiện các vấn đề về khoa học, kỹ thuật.

Nếu một tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng đồng thời cho nhiều hạng Mục công trình giống nhau về công năng, mặt bằng, kết cấu xây dựng (do sử dụng thiết kế điển hình) được xây dựng bởi dùng một nhà thầu thi công xây dựng thì có thể triết giảm tần suất và khối lượng kiểm tra. Triết giảm ở mức độ nào thì phải do tổ chức chứng nhận chất lượng đề xuất, chủ đầu tư xem xét phê duyệt.

8. Về trách nhiệm của tổ chức chứng nhận chất lượng đối với các kết luận chất lượng công trình của mình (trả lời ý kiến 10, 11, 12)

Theo quy định tại Khoản a, Điều 2, Mục III của Thông tư 11; tổ chức chứng nhận chất lượng phải chịu trách nhiệm đối với kết luận của mình về sự phù hợp của chất lượng công trình so với thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Trường hợp công trình đã được chứng nhận chất lượng nhưng vẫn bị xuống cấp thì trách nhiệm của tổ chức chứng nhận chất lượng được phân xử theo từng tình huống như sau:

a. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu cố tình tạo dựng hồ sơ nghiệm thu không đúng với thực trạng chất lượng công trình (mặc dù về mặt hình thức đúng với quy định về quản lý chất lượng) và các sai phạm về chất lượng này xảy ra ngoài phạm vi kiểm tra trực tiếp của tổ chức chứng nhận chất lượng thì tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm đối với sự sai khác về chất lượng so với kết luận của mình.

b. Trường hợp tổ chức chứng nhận chất lượng công trình do trình độ nghiệp vụ yếu, không phát hiện được các sai sót về chất lượng xảy ra trong phạm vi kiểm tra trực tiếp của mình thì tổ chức chứng nhận chất lượng phải chịu trách nhiệm đối với các kết luận của mình về chất lượng công trình. Tổ chức chứng nhận chất lượng phải bồi thường kinh phí cho chủ đầu tư, vận dụng quy định về bồi thường thiệt hại đối với các hợp đồng giám định chất lượng hàng hóa nêu tại Mục 6, chương VI, Luật Thương mại số 361/2005/QH11.

Nếu tổ chức chứng nhận chất lượng cố tình kế luận về chất lượng công trình sai sót với thực tế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.

Với quy mô về cách làm như đã nêu trên, về thực chất, chứng nhận chất lượng là sự xác nhận của tổ chức tư vấn độc lập về sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình; về sự đúng, đủ và tính trung thực của hồ sơ nghiệm thu so với thực trạng chất lượng.

Tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm về những tiêu chí chất lượng ngoài phạm vi kiểm tra chứng nhận chất lượng mà tổ chức này đã thống nhất trước đó với chủ đầu tư. Theo quy định tại Thông tư 11, quy định bắt buộc chỉ tập trung vào 4 tiêu chí về an toàn công trình. Do vậy trong trường hợp chủ đầu tư cần có sự xác nhận về các tiêu chí chất lượng khác như chất lượng hoàn thiện, sự phù hợp về quy hoạch, tính đồng bộ của hệ thống kỹ thuật hạ tầng, thì chủ đầu tư phải yêu cầu tổ chức chứng nhận chất lượng xem xét thêm các vấn đề này.

Trong quá trình kiểm tra chứng nhận chất lượng, có thể còn tồn tạo một số sai sót nhỏ không ảnh hưởng đến an toàn của công trình, tổ chức chứng nhận chất lượng vẫn có thể xác nhận về sự an toàn của công trình hoặc hạng Mục công trình và lập biên bản ghi nhận các tồn tại về chất lượng để chủ đầu tư khắc phục.

Trên đây là giải thích của Cục giám định Nhà nước đối với các thắc mắc của Quý sở nêu tại công văn số 8932/SXD-QLCL. Hiện tại, Bộ Xây dựng giao cho Cục tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động chứng nhận chất lượng; soạn thảo tiêu chuẩn, thủ tục công nhận các tổ chức chứng nhận chất lượng và hướng dẫn lập định mức cho chi phí chứng nhận chất lượng cho phù hợp với thực tiễn xây dựng. Các văn bản này sẽ được ban hành trong thời gian tới.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– TT. Nguyễn Văn Liên (để báo cáo);
– Sở Xây dựng Hà Nội (để biết);
– Cục trưởng (để báo cáo)
– Lưu VP Cục GĐNN.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Lê Quang Hùng

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ XÂY DỰNG
CỤC GIÁM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CLCTXD
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 130/GĐ-GĐ2
V/v Giải thích và hướng dẫn thực hiện Thông tư 11/2005/TT-BXD

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2006

 

Kính gửi: Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Xây dựng, trả lời công văn số 8932/SXD-QLCL ngày 20/12/2005 của Quý cơ quan về việc hướng dẫn thực hiện công tác chứng nhận chất lượng, sau khi nghiên cứu, Cục Giám định nhà nước về CLCTXD giải đáp các thắc mắc như sau:

1. Về sự khác biệt giữa công việc chứng nhận chất lượng và việc quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng; Sự độc lập của tổ chức chứng nhận chất lượng đối với Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát (trả lời ý kiến 9, 14)

Theo quy định tại Điều 45 của Luật Xây dựng, nội dung quản lý dự án bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và an toàn môi trường xây dựng. Theo quy định tại Điều 87 của Luật Xây dựng, nội dung giám sát thi công xây dựng là theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Về thực chất giám sát thi công xây dựng là một phần việc của quản lý dự án. Cũng theo quy định tại các Điều này, chủ đầu tư có thể tự thực hiện việc quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng khi thành lập các Ban quản lý trực thuộc có đủ Điều kiện năng lực hoặc thuê tư vấn quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng.

Tư vấn giám sát thi công xây dựng có nhiệm vụ giám sát thường xuyên và liên tục, nghiệm thu công việc, giúp chủ đầu tư giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công, kiểm soát chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Trong khi đó theo quy định tại Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng (Thông tư 11) thì chứng nhận chất lượng là sự xác nhận của tổ chức chứng nhận về chất lượng công trình. Tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm về chất lượng công trình mà chỉ phản ánh trung thực về thực trạng chất lượng công trình.

Thông thường tổ chức chứng nhận chất lượng đại diện cho lợi ích của người sử dụng công trình, của cộng đồng xã hội và chịu sự Điều Tiết của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Vì bản chất và Mục đích của việc chứng nhận chất lượng như vậy, tốt nhất, tổ chức chứng nhận chất lượng cần độc lập với các chủ thể tạo ra chất lượng công trình gồm nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án hoặc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Nội dung kiểm tra để chứng nhận chất lượng chủ yếu tập trung vào các công đoạn: kiểm tra thiết kế; kiểm tra năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, xác định tính trung thực của kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư thông qua việc đối chiếu mang tính xác xuất giữa kết quả nghiệm thu với thực trạng chất lượng của đối tượng nghiệm thu.

Về nguyên tắc, tổ chức chứng nhận chất lượng có thể được thực hiện việc thẩm tra thiết kế và thí nghiệm kiểm định chất lượng, tuy nhiên tổ chức chứng nhận chất lượng không thực hiện khảo sát hoặc lập dự án đầu tư.

2. Chứng nhận chất lượng cho các đối tượng công trình đã xây dựng xong hoặc đang xây dựng dở dang tại thời điềm Thông tư 11 có hiệu lực (Trả lời ý kiến 1, 2)

a. Đối với các công trình đã được xây dựng xong và được nghiệm thu trước ngày Thông tư 11 có hiệu lực (15/8/2005) thì không phải thực hiện chứng nhận chất lượng theo quy định của thông tư này.

b. Đối với các công trình đã được xây dựng xong nhưng chưa được nghiệm thu hoặc đang xây dựng dở dang thuộc đối tượng quy định tại Khoản a, Điều 2, Mục I của Thông tư 11 thì phải tiến hành chứng nhận chất lượng. Phương thức thực hiện việc chứng nhận chất lượng là chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn đủ Điều kiện năng lực như quy định tại Điều 5, Mục II của Thông tư 11 tiến hành xem xét chi Tiết toàn bộ hồ sơ hoàn thành công trình, đối chiếu với thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho công trình, yêu cầu chủ đầu tư làm rõ hoặc phúc tra chất lượng nếu thấy cần thiết.

Trường hợp không có tổ chức tư vấn nào nhận công việc chứng nhận chất lượng (vì lý do công trình hoặc phần lớn các bộ phận công trình đã được xây dựng xong) thì chủ đầu tư có thể báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để giải quyết. Đối với các trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng và hồ sơ hoàn thành công trình như quy định tại Thông tư số 12/2005/TT-BXD. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết hợp xem xét thực trạng công trình và cam kết của Chủ đầu tư về chất lượng công trình, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương ra văn bản xác nhận sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình và chấp thuận cam kết của chủ đầu tư về chất lượng công trình, trong đó nói rõ các tiêu chí về chất lượng như đã quy định tại Thông tư 11.

c. Đối với các công trình không thuộc đối tượng bắt buộc phải chứng nhận chất lượng thì chỉ chứng nhận chất lượng khi có các bên hữu quan yêu cầu như quy định tại Khoản b, Điều 2, Mục I của Thông tư 11.

3. Kiểm tra hồ sơ thiết kế và yêu cầu phúc tra chất lượng của tổ chức chứng nhận chất lượng (trả lời ý kiến 1, 2, 8)

a. Kiểm tra hồ sơ thiết kế:

Đối với các đối tượng công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng thì tổ chức chứng nhận chất lượng cần xem xét đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế tập trung vào các tiêu chí an toàn của công trình như quy định tại Điều 3, Mục I của Thông tư 11. Hồ sơ thiết kế được kiểm tra là thiết kế kỹ thuật trong thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công trong thiết kế 2 bước và 1 bước.

Phương thức thực hiện là xem xét hồ sơ thiết kế, kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) và yêu cầu các bên có liên quan làm rõ các vấn đề còn nghi vấn về sự an toàn của công trình và sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của tổ chức chứng nhận chất lượng trong trường hợp này không trùng lặp với công việc thẩm tra thiết kế của tư vấn giúp chủ đầu tư trước khi phê duyệt thiết kế. Tổ chức chứng nhận chất lượng xác nhận chất lượng thiết kế trên cơ sở kết quả thẩm tra thiết kế của Chủ đầu tư (hoặc của tư vấn) và sự kiểm tra trực tiếp của mình.

Để tiện cho tiến trình thiết kế và thi công xây dựng công trình được thuận lợi, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của tổ chức chứng nhận chất lượng nên được thực hiện ngay trong giai đoạn chủ đối tượng phê duyệt thiết kế. Về nguyên tắc, Chủ đầu tư cũng có thể giao cho tổ chức chứng nhận chất lượng thẩm tra thiết kế trước khi phê duyệt.

Đối với công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế đối với đối tượng công trình này tùy thuộc vào yêu cầu của bên có yêu cầu chứng nhận chất lượng. Trường hợp yêu cầu phải chứng nhận chất lượng công trình phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn, tổ chức chứng nhận chất lượng cần kiểm tra hồ sơ thiết kế như đã giải thích ở trên. Trường hợp chỉ yêu cầu chứng nhận chất lượng phù hợp với thiết kế được duyệt thì tổ chức chứng nhận chất lượng không bắt buộc phải kiểm tra hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên nếu phát hiện các sai sót của thiết kế thì tổ chức chứng nhận vẫn có trách nhiệm báo với chủ đầu tư.

b. Phúc tra chất lượng công trình:

Trong quá trình chứng nhận, nếu phát hiện thấy các vấn đề còn nghi vấn về chất lượng công trình, tổ chức chứng nhận chất lượng có quyền yêu cầu chủ đầu tư giải thích hoặc tổ chức phúc tra chất lượng nhằm làm rõ thực trạng về chất lượng. Việc đưa ra các nghi vấn về chất lượng công trình phải có cơ sở xác đáng.

Trước hết tổ chức chứng nhận chất lượng cần xem xét kỹ thực trạng chất lượng công trình, hồ sơ nghiệm thu bộ phận, hạng Mục công trình và công trình do chủ đầu tư cùng các bên có liên quan lập; đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật của công trình, với thiết kế được phê duyệt và với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình.

Sau đó để Chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình làm rõ các nghi vấn về chất lượng đã đặt ra. Chỉ trong trường hợp Chủ đầu tư và các bên có liên quan không tuân thủ đúng và đủ các quy định về QLCL công trình hoặc có nghi ngờ về kết quả nghiệm thu thì mới đặt vấn đề kiểm định, phúc tra chất lượng. Tổ chức chứng nhận chất lượng có thể trực tiếp thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thuê tư vấn kiểm định khác thực hiện việc này.

4. Các tiêu chí về an toàn môi trường và an toàn trong sử dụng, vận hành công trình (trả lời ý kiến 3)

a. An toàn về môi trường:

An toàn về môi trường ở đây được hiểu là môi trường sống trong công trình không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sống trong đó và việc xây dựng, vận hành công trình không có tác dụng xấu tới chất lượng môi trường xung quanh. Đối với chất lượng môi trường sống trong công trình thì đó là các chỉ số về không khí, bụi, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, chất lượng nước sinh hoạt … phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

Tương tự như vậy là các chỉ số về nước thải, khí thải, chất thải rắn, … thải ra từ công trình phải nhỏ hơn các quy định của tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. Ngoài việc xây dựng công trình không được làm ảnh hưởng xấu tới tác động môi trường sinh thái xung quanh cũng như không ảnh hưởng xấu tới ổn định của các công trình liền kề. Tổ chức chứng nhận chất lượng có thể kiểm tra, so sánh kết quả đo đạc các thông số môi trường trong và ngoài công trình so với quy định của các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình được chỉ định trong hồ sơ thiết kế.

Ngoài ra việc đánh giá về an toàn môi trường cũng phải được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005.

b. An toàn trong sử dụng, vận hành công trình:

Các bộ phận công trình cần kiểm tra mức độ an toàn đối với sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình sử dụng là: Hệ thống cấp ga, hệ thống điện, chống sét, thang máy, thang cuốn, tời nâng, cẩu trục, bình chịu áp lực, kính nhà cao tầng, … và bao gồm cả các chi Tiết về cấu tạo, kiến trúc phục vụ cho người tàn tật  trong sử dụng (nếu có).

Phương thức kiểm tra là tổ chức chứng nhận chất lượng kiểm tra, so sánh chất lượng của các bộ phận, hạng Mục kể trên so với quy định của thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công trình. Ngoài ra một số thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cũng phải được kiểm tra, đăng ký lưu hành sử dụng như theo quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

5. Về Chỉ thị 04/2005/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 8/6/2005 (trả lời ý kiến 4)

Việc ban hành Chỉ thị này tại thời Điểm đó là nhằm Mục đích kiểm định lại chất lượng nhà ở tái định cư trước khi bàn giao, cho phép đưa vào sử dụng. Về bản chất đây cũng là một hình thức kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. Chỉ thị 04/2005/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng được ban hành khi chưa có Thông tư 11. Do vậy kể từ khi Thông tư 11 có hiệu lực, việc kiểm tra xác nhận chất lượng nhà ở tái định cư được thực hiện theo quy định của Thông tư 11.

6. Chứng nhận chất lượng đối với công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình được sửa chữa, cải tạo (trả lời ý kiến 5, 6)

Theo quy định tại Điểm a, Điều 2, Mục 1 của Thông tư 11, một số công trình tập trung đông người và có khả năng gây ra thảm họa khi xảy ra sự cố cần phải có chứng nhận chất lượng ở mọi quy mô xây dựng. Do vậy đối với các đối tượng công trình này, việc chứng nhận chất lượng phải được thực hiện với mọi cấp công trình. Về vấn đề chi phí chứng nhận chất lượng, đề nghị xem giải thích ở Mục 7 của công văn này.

Nếu việc sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp công trình có tác động tới sự an toàn của công trình thì cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng về an toàn của công trình như đối với các công trình xây dựng mới. Tuy nhiên đối tượng chứng nhận chất lượng chỉ tập trung vào các bộ phận công trình được sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp.

7. Chi phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng (trả lời ý kiến 6, 7, 13)

Theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí cho công việc kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình được xác định bằng dự toán do tổ chức chứng nhận lập, Chủ đầu tư phê duyệt.

Chi phí chứng nhận chất lượng được xác định bằng dự toán vì khối lượng công việc cần phải chứng nhận chất lượng là khác nhau áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ tổ chức chứng nhận chất lượng có thể thực hiện luôn việc thẩm tra thiết kế, kiểm định chất lượng công trình hoặc không; tần suất kiểm tra của tổ chức chứng nhận chất lượng trong quá trình thi công có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc mức độ tin cậy vào hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu và tính trung thực của hồ sơ nghiệm thu của Chủ đầu tư ….

Theo quy định tại Thông tư số 11, đối với công trình được đầu tư bằng vốn Nhà nước, về nguyên tắc tổng giá trị chi phí cho công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng không vượt quá 35% của chi phí giám sát. Trường hợp vượt quá giá trị này, Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Đối với các công trình đầu tư các nguồn vốn khác (trong đó có vốn đầu tư nước ngoài) không quy định mức trần cho chi phí chứng nhận chất lượng.

Để tiện vận dụng các định mức, đơn giá đã có cho việc lập dự toán chứng nhận chất lượng. Sở Xây dựng lập dự toán chứng nhận chất lượng theo các nhóm công việc: thẩm tra hoặc kiểm tra hồ sơ thiết kế; kiểm tra năng lực các chủ thể; kiểm tra chất lượng vật tư, chất lượng thi công xây lắp và hồ sơ nghiệm thu; kiểm định (thí nghiệm) phúc tra chất lượng công trình và các chi phí khác. Trong từng nhóm công việc như đã nêu, vận dụng các định mức, đơn giá đã có thể xác định chi phí cần thiết. Đối với các công việc chưa có định mức, đơn giá (chủ yếu là chi phí cho công chuyên gia) có thể vận dụng các quy định của nhà nước về chi phí trả công chuyên gia trong thẩm tra, phát hiện các vấn đề về khoa học, kỹ thuật.

Nếu một tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng đồng thời cho nhiều hạng Mục công trình giống nhau về công năng, mặt bằng, kết cấu xây dựng (do sử dụng thiết kế điển hình) được xây dựng bởi dùng một nhà thầu thi công xây dựng thì có thể triết giảm tần suất và khối lượng kiểm tra. Triết giảm ở mức độ nào thì phải do tổ chức chứng nhận chất lượng đề xuất, chủ đầu tư xem xét phê duyệt.

8. Về trách nhiệm của tổ chức chứng nhận chất lượng đối với các kết luận chất lượng công trình của mình (trả lời ý kiến 10, 11, 12)

Theo quy định tại Khoản a, Điều 2, Mục III của Thông tư 11; tổ chức chứng nhận chất lượng phải chịu trách nhiệm đối với kết luận của mình về sự phù hợp của chất lượng công trình so với thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình. Trường hợp công trình đã được chứng nhận chất lượng nhưng vẫn bị xuống cấp thì trách nhiệm của tổ chức chứng nhận chất lượng được phân xử theo từng tình huống như sau:

a. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu cố tình tạo dựng hồ sơ nghiệm thu không đúng với thực trạng chất lượng công trình (mặc dù về mặt hình thức đúng với quy định về quản lý chất lượng) và các sai phạm về chất lượng này xảy ra ngoài phạm vi kiểm tra trực tiếp của tổ chức chứng nhận chất lượng thì tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm đối với sự sai khác về chất lượng so với kết luận của mình.

b. Trường hợp tổ chức chứng nhận chất lượng công trình do trình độ nghiệp vụ yếu, không phát hiện được các sai sót về chất lượng xảy ra trong phạm vi kiểm tra trực tiếp của mình thì tổ chức chứng nhận chất lượng phải chịu trách nhiệm đối với các kết luận của mình về chất lượng công trình. Tổ chức chứng nhận chất lượng phải bồi thường kinh phí cho chủ đầu tư, vận dụng quy định về bồi thường thiệt hại đối với các hợp đồng giám định chất lượng hàng hóa nêu tại Mục 6, chương VI, Luật Thương mại số 361/2005/QH11.

Nếu tổ chức chứng nhận chất lượng cố tình kế luận về chất lượng công trình sai sót với thực tế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.

Với quy mô về cách làm như đã nêu trên, về thực chất, chứng nhận chất lượng là sự xác nhận của tổ chức tư vấn độc lập về sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình; về sự đúng, đủ và tính trung thực của hồ sơ nghiệm thu so với thực trạng chất lượng.

Tổ chức chứng nhận chất lượng không chịu trách nhiệm về những tiêu chí chất lượng ngoài phạm vi kiểm tra chứng nhận chất lượng mà tổ chức này đã thống nhất trước đó với chủ đầu tư. Theo quy định tại Thông tư 11, quy định bắt buộc chỉ tập trung vào 4 tiêu chí về an toàn công trình. Do vậy trong trường hợp chủ đầu tư cần có sự xác nhận về các tiêu chí chất lượng khác như chất lượng hoàn thiện, sự phù hợp về quy hoạch, tính đồng bộ của hệ thống kỹ thuật hạ tầng, thì chủ đầu tư phải yêu cầu tổ chức chứng nhận chất lượng xem xét thêm các vấn đề này.

Trong quá trình kiểm tra chứng nhận chất lượng, có thể còn tồn tạo một số sai sót nhỏ không ảnh hưởng đến an toàn của công trình, tổ chức chứng nhận chất lượng vẫn có thể xác nhận về sự an toàn của công trình hoặc hạng Mục công trình và lập biên bản ghi nhận các tồn tại về chất lượng để chủ đầu tư khắc phục.

Trên đây là giải thích của Cục giám định Nhà nước đối với các thắc mắc của Quý sở nêu tại công văn số 8932/SXD-QLCL. Hiện tại, Bộ Xây dựng giao cho Cục tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động chứng nhận chất lượng; soạn thảo tiêu chuẩn, thủ tục công nhận các tổ chức chứng nhận chất lượng và hướng dẫn lập định mức cho chi phí chứng nhận chất lượng cho phù hợp với thực tiễn xây dựng. Các văn bản này sẽ được ban hành trong thời gian tới.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– TT. Nguyễn Văn Liên (để báo cáo);
– Sở Xây dựng Hà Nội (để biết);
– Cục trưởng (để báo cáo)
– Lưu VP Cục GĐNN.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Lê Quang Hùng

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.