Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành,

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:       /2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày     tháng     năm 2015

DỰ THẢO LẦN 4

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT DẠY NGHỀ, LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và tổ chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động; quyết định, hành vi về dạy nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề; quyết định, hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lao động, dạy nghề, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu không yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; người học nghề; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu không khởi kiện ra Tòa án thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người tập nghề, người thử việc, tập thể lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế – xã hội; tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã ;

d) Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

đ) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Người học nghề tại các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư nhân;

3. Người lao động là công dân Việt Nam có ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bán công, dân lập, tư nhân để đi nước ngoài lao động, đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề, trừ hợp đồng cá nhân;

4. Người sử dụng lao động, gồm:

a) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình có thuê mướn lao động;

c) Thủ trưởng tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

d) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

đ) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài.

5. Đại diện pháp nhân của các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư nhân;

6. Đại diện pháp nhân của các tổ chức, cá nhân đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 3. Phạm vi và đối tượng không điều chỉnh

1. Việc giải quyết khiếu nại thông qua hoạt động của đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của pháp luật liên quan;

2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3 Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Chương II

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 4. Hình thức khiếu nại

Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 5. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý, quá 45 ngày đối với vụ việc phức tạp (vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là 45 ngày và 60 ngày đối với vụ việc phức tạp) mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai

3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn 45 ngày kể từ ngày thụ lý, quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp (vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là 60 ngày và 90 ngày đối với vụ việc phức tạp) mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính.

Điều 6. Trở ngại khách quan

Trở ngại khách quan quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là: Thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi) bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 7. Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại (theo mẫu số 02, 03 và 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:

1. Tự mình thực hiện quyền khiếu nại;

2. Nếu không tự thực hiện quyền khiếu nại thì có thể thông qua người đại diện hợp pháp; người đại diện hợp pháp là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền:

a) Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

– Cha, mẹ đối với người lao động chưa thành niên;

– Người giám hộ đối với người được giám hộ;

– Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Những chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

b) Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật dân sự.

Điều 9. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật nhà nước, Bí mật của người khiếu nại

1. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật nhà nước quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là những thông tin, tài liệu được quy định tại Nghị định số 33/2002/NĐ – CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, được quy định tại Thông tư số 59/2014/TT-BCA-A81 ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công an.

2. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật của người bị khiếu nại quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là những thông tin, tài liệu được quy định tại Nội quy lao động hoặc quy chế đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và các cơ quan, tổ chức bị khiếu nại.

Điều 10. Khởi kiện vụ án tại Tòa án

Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP: Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.

Điều 11. Tổ chức đối thoại

Việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của người giải quyết khiếu nại lần đầu và lần thứ hai được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 và điểm c khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:

1. Khi giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu và lần thứ hai phải tổ chức đối thoại (để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại). Thành phần đối thoại gồm: Người khiếu nại, người bị khiếu nại (lần hai), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại (lần hai), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì ghi rõ lý do; biên bản được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 12. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu:

a) Về lao động là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp;

b) Về dạy nghề là người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

c) Về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai:

a) Về lao động là Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Về dạy nghề là Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Điều 13. Thụ lý giải quyết khiếu nại

1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này). Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 08 và 09 ban hành kèm theo Thông tư này). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.

Quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại theo mẫu số 10, 11, 12  13 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này). Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 08 và 09 ban hành kèm theo Thông tư này). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.

3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết nội dung khiếu nại, đồng thời chuyển nội dung tố cáo (theo mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư này) cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 39, 40, 41 và 42 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP.

Điều 14. Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh

Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 119/2014/NĐ- CP theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Quyết định giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại (theo mẫu số 15, 16 và 17 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP: Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại lần trước đó, chấm dứt hành vi bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (theo mẫu số 18, 19 và 20 ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương III

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Mục 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 19. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 20. Trình tự giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

2. Xác minh nội dung tố cáo;

3. Kết luận nội dung tố cáo;

4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Điều 21. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo (theo mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này (theo mẫu số 22 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Điều 22. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày (theo mẫu số 23, 24 và 26 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Điều 23. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Điều 24. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).

2. Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây (theo mẫu số 27 ban hành kèm theo Thông tư này):

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

c) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.

5. Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 18 của Thông tư này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo người giải quyết tố cáo (theo mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 25. Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo (theo mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 26. Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

1. Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

2. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

3. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Gửi kết luận nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo nếu người tố cáo yêu cầu giữ bí mật thông tin cá nhân và bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước (theo mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 28. Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp

1. Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:

a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 23 của Thông tư này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 20 của Thông tư này.

Điều 29. Hồ sơ vụ việc tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;

b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;

c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;

e) Kết luận nội dung tố cáo;

g) Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);

h) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Hồ sơ vụ việc tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.

Điều 30. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015, thay thế Thông tư số 06/2008/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc CP;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Đăng công báo; Website Chính phủ 
Website Bộ LĐTBXH;
– Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
– Lưu VT,
 PC, Thanh tra.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền

MẪU SỐ 01: Đơn khiếu nại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

……….., ngày……..tháng……..năm………..

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi :………( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại)

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(1)………………………………….

Khiếu nại: ( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại) ……………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Về việc:…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Yêu cầu của người khiếu nại: ………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

 

Người khiếu nại

Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ

 

(1) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

 

MẪU SỐ 02: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)……………………..………………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) ……………………..……..(5)…………,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)……………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Khiếu nại về việc …...(7)…………… và đã được thụ lý ngày…….. tháng ……… năm ……...

Lý do đình chỉ: ………………………………………………………….(8)………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10) Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 03: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)…………………………..…………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) ……………………..……..(5)……….. ,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)……………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Khiếu nại về việc …..(7)………. và đã được thụ lý ngày…….. tháng ………… năm ………..

Lý do đình chỉ: …………………………………………………….(8)………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10)  Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 04: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 1năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)…………………..………………….. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) …………….……..(5)………………….. ,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)…………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..

Khiếu nại về việc ……(7)………. và đã được thụ lý ngày…….. tháng ………… năm ……….

Lý do đình chỉ: …………………………………………………….(8)………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10)  Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 05: Thông báo về thời gian, địa điểm đối thoại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…

……., ngày  tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về thời gian, địa điểm đối thoại

Kính gửi: …………….(3)……………………

…………….…….(4)………………

Ngày … tháng … năm …, ...(2)… đã thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của …….(3)……. đối với ………………………………………..(5)…………………………………………

Theo quy định của pháp luật và để phục vụ việc giải quyết khiếu nại, …(2)… đề nghị…(3)… …… …(4)………………...đến đối thoại trực tiếp để giải quyết nội dung khiếu nại.

Thời gian:……giờ……..ngày………..tháng………năm……..(thứ……).

Địa điểm:………………………………………(6)………………………………….…………

Đề nghị ………………..(3)……………… …(4)……….đến đúng thời gian, địa điểm nêu trên, khi đến mang theo đầy đủ các tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại.

Vậy, thông báo để ……………..(3)……………… …(4)………. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Kýghi rõ họ tên – đóng dấu nếu có)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi thông báo.

(3) Họ tên, địa chỉ người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Họ tên, địa chỉ người bị khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức bị khiếu nại) (nếu là giải quyết khiếu nại lần hai) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(5) Quyết định, hành vi có nội dung bị khiếu nại.

(6) Địa chỉ cụ thể nơi tổ chức đối thoại trực tiếp.

MẪU SỐ 06: Biên bản đối thoại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

 

BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI

Vào hồi…. giờ ……., ngày ……. tháng ……. năm …..…, tại ………..(3)………………

I. Thành phần tham gia đối thoại:

1. Người giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại:

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

2. Người ghi biên bản:

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại):

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: …………………..….……..(4)……………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người bị khiếu nại (nếu có)):

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):

– Ông (bà)……………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………….…..(4)…………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):

– Ông (bà)……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

II. Nội dung đối thoại:

1. ………………………………………………………………….(5)……………………………..

2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại …………………..………(6)……………….

III. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………………………..(7)……………………………..

Việc đối thoại kết thúc hồi…….. giờ …….. ngày ………../……../…………

Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối thoại nghe và ký xác nhận.

Biên bản được lập thành ………. bản, người giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại mỗi bên giữ 01 bản./.

 

Người bị khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người giải quyết khiếu nại (hoặc người có trách nhiệm xác minh khiếu nại)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

 

Người khiếu nại
(hoặc người đại diện, người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ghi biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.

(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.

(4) Nếu không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại.

(6) Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối thoại.

(7) Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).

 MẪU SỐ 07: Thông báo thụ lý

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…….

……., ngày … tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại …(3)

Kính gửi: ……………….(4)…………………

Ngày … tháng… năm …...(2)…..… đã nhận được đơn khiếu nại của ……….(4)……………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(5)……………………………………

Khiếu nại về việc …………………………………(6)………………………………………….………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo; đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền giải quyết của ………………..(7)…………………………….………..

Đơn khiếu nại đã được thụ lý giải quyết kể từ ngày … tháng … năm ………

Vậy thông báo để …….(4)……….. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– ….(8)….;
– ….(9)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.

(3) Lần giải quyết khiếu nại: “lần đầu” hoặc “lần hai”.

(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(5) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(6) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(7) Người giải quyết khiếu nại.

(8) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(9) – Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Lao động).

– Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Dạy nghề).

– Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

 

MẪU SỐ 08: Thông báo không thụ lý

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…….

……., ngày  tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại

Kính gửi: ……………..(3)…………….

Ngày … tháng … năm …, ...(2)… đã nhận được đơn khiếu nại của …………(3)…….……….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: …………………………(4)……………………………….

Khiếu nại về việc ………………………………………………….(5)……………………..………….

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo; đơn khiếu nại không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì lý do sau đây:…….………………..(6)………………………………..….

……………………………………………………………………………………………………………………………

Vậy thông báo để ……….(3)……….. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– ….(7)….;
– ….(8)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(6) Lý do của việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.

(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(8) – Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Lao động).

– Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Dạy nghề).

– Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

 MẪU SỐ 09: Hướng dẫn chuyển đơn

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/HD-…….

……., ngày … tháng  năm 

 

HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐƠN

Kính gửi:…………….….(3)……………………………..

……………(2)……….. nhận được đơn khiếu nại của ……………(3)……………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..…………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:……………………..(4)…………………………………..

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo,………(2)……….. trả lại đơn và hướng dẫn ….(3)………đến..…..(5)………… là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hướng dẫn chuyển đơn.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

 MẪU SỐ 10: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 1tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ ………………………………………… (4)……………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………(6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 11: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (4)……………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)…………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………, (6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 12: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………,..(6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 MẪU SỐ 13: Quyết định xác minh nội dung khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-…….

……., ngày  tháng  năm 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xác minh nội dung khiếu nại

…………………(3)………………..

Căn cứ ……………..(4)…………………..;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………(5)………………………………………………………………. ;

Căn cứ đơn khiếu nại của…………(7)…. địa chỉ………số CMTND/hộ chiếu………… ;

Xét đề nghị của …………………………………..(6)………………………….………………… ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ………….(7)…….. về việc ………(8)…..…

Thời gian xác minh là ………………………….. ngày làm việc, thời gian cụ thể theo thông báo của Trưởng đoàn xác minh.

Điều 2. Thành lập Đoàn xác minh gồm:

1. Ông (bà) ……………………… chức vụ………………….. Trưởng đoàn;

2. Ông (bà) ……………………… chức vụ………………….. Phó Trưởng đoàn (nếu có);

3. Ông (bà) ……………………… chức vụ……………………………………. Thành viên;

Đoàn xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung khiếu nại được nêu tại Điều 1 Quyết định này và báo cáo…………….(3)…………… về nội dung xác minh.

Điều 3. …..(9)……(7)……(10)….., những người có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ban hành quyết định xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(4) – Nếu là lĩnh vực Lao động thì ghi: Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

– Nếu là lĩnh vực Dạy nghề thì ghi: Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

– Nếu là lĩnh vực xuất khẩu lao động thì ghi: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại; nếu là doanh nghiệp thì ghi Điều lệ hoạt động.

(6) Cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất việc xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).

(7) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(8) Nội dung được giao xác minh.

(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định xác minh.

(10) Người bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan/tổ chức/đơn vị bị khiếu nại.

 

MẪU SỐ 14: Báo cáo kết quả xác minh

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/BC-……

….., ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

Kết quả xác minh nội dung khiếu nại

Kính gửi: ……………….(3)…………………

Thực hiện Quyết định số …………………………….(4)……………………………………………..

Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, …(5)… đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ….(6)…. đối với ….(7)….

Căn cứ vào thông tin, tài liệu được thu thập trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan, …..(5)…… báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:

1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có).……………………………………………………………………………………………………

2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

4. Kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính trình …(3)… xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người có trách nhiệm xác minh/Trưởng đoàn xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh.

(2) Đoàn xác minh được thành lập.

(3) Người ban hành quyết định xác minh.

(4) Quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(5) Tên tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm xác minh, Đoàn xác minh nội dung khiếu nại.

(6) Họ tên của người khiếu nại (hoặc tên cơ quan; tổ chức khiếu nại).

(7) Quyết định, hành vi bị khiếu nại.

 

MẪU SỐ 15: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………….

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

………………………………………………………………..(6)……………………………………………………

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……....(7)……………………………………………………

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………….………..………….. (8)…………………………………………………..

IV. Kết luận

……………………………………………………….………… (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)…………………………………………………………

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………….

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại (người sử dụng lao động).

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ra quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 

MẪU SỐ 16: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………………….

I. Nội dung khiếu nại:

……………………………………………………………….. (6)……………………………………………….

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……..…. (7)……………………………………………..

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………………………..………….. (8)……………………………………………

IV. Kết luận

………………………………………………..………….………… (9)………………………………………….

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)……………………………………………………….

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại (cơ sở dạy nghề).

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề hoặc quyết định thành lập cơ sở dạy nghề.

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ sở dạy nghề (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 

MẪU SỐ 17: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………….

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

……………………………………………………………….. (6)…………………………………………………..

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……..…. (7)…………………………………………………

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………………………..………….. (8)………………………………………………

IV. Kết luận

………………………………………………..………….………… (9)…………………………………………….

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)…………………………………………………………

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………….

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ra quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 MẪU SỐ 18: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

CHÁNH THANH TRA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 1tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….…………………….……….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………..……………………….……………………………...

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)…………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)………………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)……………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………….…. (8)…………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)………………………………………….

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)…………………………………………

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Chánh Thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên Sở LĐ-TB&XH.

(2) Thanh tra Sở.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 MẪU SỐ 19: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….…………………….……..;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………;

Địa chỉ:…………………………………………………….………………………..…………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)……………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)…………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại :

……………………………………………………….…. (8)………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)………………………………………

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)……………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

(2) Sở LĐ-TB&XH.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở LĐ-TB&XH.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 

MẪU SỐ 20: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….………………..……………. ;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………..………………………..…………………………….

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)…………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)………………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)……………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………….…. (8)…………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)…………………………………………

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)………………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Cục trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Bộ LĐ-TB&XH.

(2) Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 

MẪU SỐ 21: Đơn tố cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

……….., ngày……..tháng……..năm………..

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi :………( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo)

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(1)………………………………

Nội dung tố cáo:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo……………………………………………………………………

Yêu cầu của người tố cáo: …………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….……………………

 

 

Người tố cáo

Ký, ghi rõ họ tên

 

(1) Nếu người tố cáo không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

 

MẪU SỐ 22: Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp

…………(1)…………
…….….(2)………
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

 

BIÊN BẢN GHI NỘI DUNG TỐ CÁO TRỰC TIẾP

Hôm nay, vào hồi … giờ… ngày ….. tháng … năm …, tại ……….………………………,

I. Thành phần làm việc gồm:

1. Người tiếp nhận tố cáo:

– Ông (bà)………………………………..…chức vụ …………………….………………

2. Người tố cáo (hoặc người đại diện cho những người tố cáo):

Ông (bà) ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ ……………………………..…Số điện thoại liên hệ:……………………….…….

Số CMND/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:…………………….….. (3)…………………….

II. Nội dung tố cáo:

……………………………………………(4)……………………..…………………………

III. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp:

… …………………………………….……(5)……………….…………………………………

IV. Yêu cầu của người tố cáo:

…………………………………………….….(6)……………….……………………………

…………………………………………..…………………………………………………….

Buổi làm việc kết thúc vào………. giờ …… cùng ngày (hoặc ngày ……../………./…….).

Người tố cáo đã đọc lại (hoặc được nghe đọc) biên bản và xác nhận.

Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

 

Người tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Người tiếp nhận tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận t cáo.

(3) Nếu không có CMND/hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giy tờ tùy thân.

(4) Ghrõ những nội dung tố cáo và những thông tin khác liên quan (nếu có).

(5) Đánh số thứ tự và ghi rõ tên thông tin, tài liệu, số trang của từng loại tài liệu và tình trạng của thông tin, tài liệu.

(6) Yêu cầu của người tố cáo trong trường hợp người t cáo yêu cu được giữ bí mật thông tin, thông báo việc không thụ lý giải quyết t cáo, thông báo kết quả giải quyết t cáo…

 

MẪU SỐ 23: Thông báo thụ lý giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /TB-…….

………., ngày … tháng … năm…..

 

THÔNG BÁO

Về việc thụ lý giải quyết tố cáo

…….…(3)…………..đã nhận được tố cáo của ………(4)……. đối với ………..(5)….…… về việc

…………………………………………………(6)………………………….…………………

(Tố cáo do ……………………………………………….(7)………………………………… chuyển đến)

Theo quy định của pháp luật, ……………(8)……………đã ban hành Quyết định số ….../QĐ-…… ngày……../…….../………. thụ lý giải quyết tố cáo.

Nội dung tố cáo được thụ lý giải quyết gồm …………………….……(9)………….……………

Thời hạn giải quyết tố cáo là …………. ngày làm việc.

Vậy thông báo để .. ……..(4)……... biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(7)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn v
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành Thông báo.

(3) Người có thm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan,  đơn v ban hành Thông báo.

(4) Họ tên, địa chỉ người t cáo.

(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.

(6) Tóm tắt nội dung t cáo.

(7) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển đơn tố cáo (nếu có).

(8) Người có thm quyền giải quyết tố cáo.

(9) Nội dung tố cáo được thụ lý.

 

MẪU SỐ 24: Thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./TB-……

…….., ngày … tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc không thụ lý giải quyết tố cáo

Ngày ….. tháng …... năm …….. (3) ….. đã nhận được tố cáo của …(4)…….. với nội dung:

………………….……………………….……. (5) ………..……………………………………………..

(Tố cáo do ………………………………(6) ……………….…………… chuyển đến).

Sau khi nghiên cứu, xem xét thấy rằng nội dung tố cáo nêu trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết.

Lý do: …………………………….….. (7) ………………………………………………

Vậy thông báo để ông (bà) biết./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(6)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo.

(3) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị ban hành Thông báo

(4) Họ tên, địa chỉ của người t cáo.

(5) Nội dung tố cáo không được thụ lý.

(6Tên cơ quan, đơn vị hoặc tên, chức vụ, chức danh người có thẩm quyền đã chuyển t cáo đó đến người giải quyết tố cáo (nếu có).

(7) Căn cứ pháp lý đã áp dụng để không thụ lý giải quyết tố cáo (điều, khoản, tên văn bản và nội dung quy định về trường hợp không thụ lý giải quyết t cáo).

 

MẪU SỐ 25: Phiếu chuyển đơn

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./CĐ-……

………., ngày … tháng … năm…..

 

PHIẾU CHUYỂN ĐƠN

Kính gửi: …………………(3)……………………

Ông (bà): ………………………………(4)…………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Có đơn tố cáo/nội dung tố cáo gửi đến ……………………..………(5)…………….…

Nội dung tố cáo:

– ………………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………………

Căn cứ nội dung tố cáo, quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo tại ……….(6)…….;

Sau khi kiểm tra các điều kiện thụ lý………….(2)…………… chuyển đơn của………….(4)…….. đến……………………..(3)………………….………………. xem xét, quyết định giải quyết tố cáo nêu trên theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo.

(3) Chức danh của người giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.

(4) Họ tên người tố cáo (hoặc người đại diện của những người t cáo).

(5) Người có thm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận t cáo.

(6Ghi Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo tùy theo thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc từng lĩnh vực cụ thể.

 

MẪU SỐ 26: Quyết định thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (5)………………………………………………;

Xét đề nghị của  ……………………………..(6)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết tố cáo đối với ……………………….(7)…………………………

Nội dung tố cáo được thụ lý gồm: ……………………………(8)……………………..……

Thời hạn giải quyết tố cáo là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Giao.. …..(9)……… tổ chức việc kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý các nội dung tố cáo được thụ lý nêu tại Điều 1 Quyết định này, báo cáo kết quả xác minh với …………….…………………………… (10) …………………………………… (11) ……………………………

Điều 3. Các ông (bà)….(12)………(7)…….., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người giải quyết tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Ghi Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tùy thuộc vào nội dung tố cáo về lao động, dạy nghề hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định.

(6) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyết tố cáo.

(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo.

(8) Các nội dung tố cáo được thụ lý.

(9) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao xác minh tố cáo.

(10) Người giải quyết tố cáo.

(11) Các nội dung chỉ đạo, yêu cầu khác của người giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị được giao xác minh tố cáo (như việc thành lập Đoàn xác minh hoặc đoàn thanh tra để làm rõ nội dung tố cáo; thời gian tiến hành xác minh, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của người được giao xác minh …).

(12) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 27: Quyết định thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo

………………(3)………………..

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………….…………(5) ……………………………………………….;

Căn cứ Quyết định số ngày … tháng … năm …... của ….. (6) ……. về việc thụ lý giải quyết tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh tố cáo;

Xét đề nghị của  …………………………………(7)………………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo, gồm:

1. Ông (bà) …………………………….. chức vụ …………..……… – Trưởng đoàn;

2. Ông (bà) ……………………..………. chức vụ …….………….… – Thành viên;

…………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Đoàn xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo

…………………………………………….…. (8)……………………………………………

Thời gian tiến hành xác minh là …………. ngày làm việc, kể từ ngày giao hoặc công bố Quyết định này với người bị tố cáo.

Đoàn xác minh thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1, Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 11, Khoản 3, 4 Điều 22 Luật tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Các ông (bà) …(9)…,…(10)…., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
ban hành quyết định 
xác minh nội dung tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định.

(4) Ghi Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tùy thuộc vào nội dung tố cáo về lao động, dạy nghề hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị ra quyết định.

(6) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề xuất thụ lý tố cáo.

(7) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyết tố cáo.

(8) Các nội dung tố cáo được thụ lý.

(9) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định xác minh.

(10) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, họ tên, chức vụ, chức danh cá nhân bị tố cáo.

 

MẪU SỐ 28: Báo cáo kết quả xác minh

………..(1)……….
ĐOÀN XÁC MINH TỐ CÁO

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………., ngày … tháng … năm…..

 

BÁO CÁO CỦA ĐOÀN XÁC MINH

Về kết quả xác minh nội dung tố cáo

Kính gửi: …………..(2)……………..

Thực hiện Quyết định số…….../QĐ……….. ngày ……./..…/…….. của ……….(3)………..

Từ ngày ……/……../……. đến ngày .……./………/………, Đoàn xác minh đã tiến hành xác minh nội dung tố cáo của ông (bà): ……………………………(4)………………..…………….

Địa chỉ………………………. tố cáo đối với ………………(5)…………………………………… về ……………………………………..…… (6) ……………………………..………………………

Sau đây là kết quả xác minh nội dung tố cáo:

1. Kết quả xác minh: …………………………..……(7)………………………….…………

2. Nhận xét, đánh giá: ……………………………….(8)……………………………………

3. Kiến nghị: …………………………………………..(9)……………..…………………….

Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, đề nghị…… (2)……. xem xét, chỉ đạo và kết luận nội dung tố cáo./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, Hồ sơ.

Trưởng đoàn xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu – nếu có)

(1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(2) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(3) Người ban hành, trích yếu quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(4) Họ tên người tố cáo (hoặc người đại diện của những người t cáo).

(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo.

(6) Tóm tắt nội dung tố cáo.

(7) Báo cáo kết quả xác minh theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

(8) Nhận xét, đánh giá theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có); nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Đoàn xác minh (nếu có).

(9) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Ghi chú: Trưởng đoàn xác minh nội dung tố cáo ký vào từng trang của Báo cáo.

 

MẪU SỐ 29: Kết luận nội dung tố cáo

………..(1)……….
………..(2)……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./KL-…

………., ngày … tháng … năm…..

 

KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO

Đối với ……………………(3)………………………

Ngày………./………../…,………….(2)………. đã ban hành Quyết định số../QĐ-….. thụ lý giải quyết tố cáo đối với ………………………………(3)……………………………………

Căn cứ nội dung tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu vi các quy định của pháp luật, … (2)… kết luận nội dung tố cáo như sau:

1. Kết quả xác minh nội dung tố cáo: ……………………….(4)…………………………………..

2. Kết luận: ………………………………….…………..(5)…………………………………….

3. Xử lý và kiến nghị: ……………………………………..….(6)………………………………

 

Nơi nhận:
-…(1)…;
-…(7)…;
-…(8)…;
-…(9)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người giải quyết tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

(3) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.

(4) Kết quả xác minh theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

(5) Kết luận từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có) kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân; trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

(6) Các biện pháp người giải quyết tố cáo áp dụng để trực tiếp xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo và nội dung kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

(7) Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để báo cáo.

(8) Người bị tố cáo (trong trường hợp văn bản Kết luận có thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có hại cho người tố cáo thì phải trích văn bản, lược bỏ thông tin đó trước khi gửi cho người bị tố cáo.

(9) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được nhận kết luận (nếu có).

 

MẪU SỐ 30: Thông báo kết quả giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………..(2)……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …./TB-……

………., ngày … tháng … năm…..

 

THÔNG BÁO

Kết quả giải quyết tố cáo

………………(3)………………đã có kết luận nội dung tố cáo đối vi ………….(4)……………

Theo quy định của pháp luật về tố cáo và theo yêu cầu của người tố cáo là ông (bà) …………., địa chỉ: ……………………………………………………………………………..;

………………..(2)………..…… thông báo kết quả giải quyết tố cáo nêu trên như sau:

…………………………………………………..(5)………..………….……………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Vậy ……………..(2)….………………... .thông báo để ông (bà) ……………………..biết./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(6)…;
– …(7)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo.

(3) Người giải quyết t cáo.

(4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa ch cá nhân bị tố cáo.

(5) Kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bn xử  t cáo.

(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo đến người giải quyết t cáo (nếu có).

(7) Cơ quan, đơn vị đã xác minh nội dung t cáo.

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:       /2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày     tháng     năm 2015

DỰ THẢO LẦN 4

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT DẠY NGHỀ, LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và tổ chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động; quyết định, hành vi về dạy nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề; quyết định, hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lao động, dạy nghề, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu không yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; người học nghề; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu không khởi kiện ra Tòa án thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người tập nghề, người thử việc, tập thể lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế – xã hội; tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã ;

d) Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

đ) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Người học nghề tại các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư nhân;

3. Người lao động là công dân Việt Nam có ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bán công, dân lập, tư nhân để đi nước ngoài lao động, đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề, trừ hợp đồng cá nhân;

4. Người sử dụng lao động, gồm:

a) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình có thuê mướn lao động;

c) Thủ trưởng tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

d) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

đ) Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài.

5. Đại diện pháp nhân của các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư nhân;

6. Đại diện pháp nhân của các tổ chức, cá nhân đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 3. Phạm vi và đối tượng không điều chỉnh

1. Việc giải quyết khiếu nại thông qua hoạt động của đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của pháp luật liên quan;

2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3 Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Chương II

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 4. Hình thức khiếu nại

Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 5. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý, quá 45 ngày đối với vụ việc phức tạp (vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là 45 ngày và 60 ngày đối với vụ việc phức tạp) mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai

3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn 45 ngày kể từ ngày thụ lý, quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp (vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là 60 ngày và 90 ngày đối với vụ việc phức tạp) mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính.

Điều 6. Trở ngại khách quan

Trở ngại khách quan quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là: Thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi) bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 7. Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại (theo mẫu số 02, 03 và 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:

1. Tự mình thực hiện quyền khiếu nại;

2. Nếu không tự thực hiện quyền khiếu nại thì có thể thông qua người đại diện hợp pháp; người đại diện hợp pháp là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền:

a) Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

– Cha, mẹ đối với người lao động chưa thành niên;

– Người giám hộ đối với người được giám hộ;

– Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Những chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

b) Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật dân sự.

Điều 9. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật nhà nước, Bí mật của người khiếu nại

1. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật nhà nước quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là những thông tin, tài liệu được quy định tại Nghị định số 33/2002/NĐ – CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, được quy định tại Thông tư số 59/2014/TT-BCA-A81 ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công an.

2. Các thông tin, tài liệu thuộc Bí mật của người bị khiếu nại quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP là những thông tin, tài liệu được quy định tại Nội quy lao động hoặc quy chế đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và các cơ quan, tổ chức bị khiếu nại.

Điều 10. Khởi kiện vụ án tại Tòa án

Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP: Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.

Điều 11. Tổ chức đối thoại

Việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của người giải quyết khiếu nại lần đầu và lần thứ hai được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 và điểm c khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:

1. Khi giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu và lần thứ hai phải tổ chức đối thoại (để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại). Thành phần đối thoại gồm: Người khiếu nại, người bị khiếu nại (lần hai), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại (lần hai), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì ghi rõ lý do; biên bản được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 12. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu:

a) Về lao động là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp;

b) Về dạy nghề là người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

c) Về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai:

a) Về lao động là Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Về dạy nghề là Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Điều 13. Thụ lý giải quyết khiếu nại

1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này). Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 08 và 09 ban hành kèm theo Thông tư này). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.

Quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại theo mẫu số 10, 11, 12  13 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này). Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 08 và 09 ban hành kèm theo Thông tư này). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.

3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết nội dung khiếu nại, đồng thời chuyển nội dung tố cáo (theo mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư này) cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 39, 40, 41 và 42 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP.

Điều 14. Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh

Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 119/2014/NĐ- CP theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Quyết định giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại (theo mẫu số 15, 16 và 17 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP: Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại lần trước đó, chấm dứt hành vi bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (theo mẫu số 18, 19 và 20 ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương III

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Mục 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 19. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 20. Trình tự giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

2. Xác minh nội dung tố cáo;

3. Kết luận nội dung tố cáo;

4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Điều 21. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo (theo mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này (theo mẫu số 22 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Điều 22. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày (theo mẫu số 23, 24 và 26 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (theo mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Điều 23. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Điều 24. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).

2. Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây (theo mẫu số 27 ban hành kèm theo Thông tư này):

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

c) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.

5. Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 18 của Thông tư này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo người giải quyết tố cáo (theo mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 25. Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo (theo mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 26. Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

1. Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

2. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

3. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Gửi kết luận nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo nếu người tố cáo yêu cầu giữ bí mật thông tin cá nhân và bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước (theo mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 28. Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp

1. Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:

a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 23 của Thông tư này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 20 của Thông tư này.

Điều 29. Hồ sơ vụ việc tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;

b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;

c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;

e) Kết luận nội dung tố cáo;

g) Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);

h) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Hồ sơ vụ việc tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.

Điều 30. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015, thay thế Thông tư số 06/2008/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc CP;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Đăng công báo; Website Chính phủ 
Website Bộ LĐTBXH;
– Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
– Lưu VT,
 PC, Thanh tra.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền

MẪU SỐ 01: Đơn khiếu nại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

……….., ngày……..tháng……..năm………..

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi :………( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại)

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(1)………………………………….

Khiếu nại: ( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại) ……………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Về việc:…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Yêu cầu của người khiếu nại: ………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

 

Người khiếu nại

Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ

 

(1) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

 

MẪU SỐ 02: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)……………………..………………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) ……………………..……..(5)…………,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)……………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Khiếu nại về việc …...(7)…………… và đã được thụ lý ngày…….. tháng ……… năm ……...

Lý do đình chỉ: ………………………………………………………….(8)………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10) Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 03: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)…………………………..…………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) ……………………..……..(5)……….. ,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)……………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Khiếu nại về việc …..(7)………. và đã được thụ lý ngày…….. tháng ………… năm ………..

Lý do đình chỉ: …………………………………………………….(8)………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10)  Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 04: Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại

………………….(3)………………..

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 1năm 201của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…………………………………………………………….;

Căn cứ đơn xin rút khiếu nại ngày ….. tháng …... năm …..của người khiếu nại;

Xét đề nghị của ………………………………..…………(4)…………………..………………….. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ giải quyết khiếu nại của ông (bà) …………….……..(5)………………….. ,

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………………(6)…………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..

Khiếu nại về việc ……(7)………. và đã được thụ lý ngày…….. tháng ………… năm ……….

Lý do đình chỉ: …………………………………………………….(8)………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. ………….(5)………., và ………….(9)……. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
….(10)…….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(4) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(5) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(6) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(7) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(8) Nêu rõ lý do của việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(9) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.

(10)  Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu).

 

MẪU SỐ 05: Thông báo về thời gian, địa điểm đối thoại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…

……., ngày  tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về thời gian, địa điểm đối thoại

Kính gửi: …………….(3)……………………

…………….…….(4)………………

Ngày … tháng … năm …, ...(2)… đã thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của …….(3)……. đối với ………………………………………..(5)…………………………………………

Theo quy định của pháp luật và để phục vụ việc giải quyết khiếu nại, …(2)… đề nghị…(3)… …… …(4)………………...đến đối thoại trực tiếp để giải quyết nội dung khiếu nại.

Thời gian:……giờ……..ngày………..tháng………năm……..(thứ……).

Địa điểm:………………………………………(6)………………………………….…………

Đề nghị ………………..(3)……………… …(4)……….đến đúng thời gian, địa điểm nêu trên, khi đến mang theo đầy đủ các tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại.

Vậy, thông báo để ……………..(3)……………… …(4)………. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Kýghi rõ họ tên – đóng dấu nếu có)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi thông báo.

(3) Họ tên, địa chỉ người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Họ tên, địa chỉ người bị khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức bị khiếu nại) (nếu là giải quyết khiếu nại lần hai) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(5) Quyết định, hành vi có nội dung bị khiếu nại.

(6) Địa chỉ cụ thể nơi tổ chức đối thoại trực tiếp.

MẪU SỐ 06: Biên bản đối thoại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

 

BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI

Vào hồi…. giờ ……., ngày ……. tháng ……. năm …..…, tại ………..(3)………………

I. Thành phần tham gia đối thoại:

1. Người giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại:

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

2. Người ghi biên bản:

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại):

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: …………………..….……..(4)……………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người bị khiếu nại (nếu có)):

– Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)………………

5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):

– Ông (bà)……………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………….…..(4)…………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):

– Ông (bà)……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

II. Nội dung đối thoại:

1. ………………………………………………………………….(5)……………………………..

2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại …………………..………(6)……………….

III. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………………………..(7)……………………………..

Việc đối thoại kết thúc hồi…….. giờ …….. ngày ………../……../…………

Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối thoại nghe và ký xác nhận.

Biên bản được lập thành ………. bản, người giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại mỗi bên giữ 01 bản./.

 

Người bị khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người giải quyết khiếu nại (hoặc người có trách nhiệm xác minh khiếu nại)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

 

Người khiếu nại
(hoặc người đại diện, người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ghi biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.

(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.

(4) Nếu không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại.

(6) Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối thoại.

(7) Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).

 MẪU SỐ 07: Thông báo thụ lý

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…….

……., ngày … tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại …(3)

Kính gửi: ……………….(4)…………………

Ngày … tháng… năm …...(2)…..… đã nhận được đơn khiếu nại của ……….(4)……………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(5)……………………………………

Khiếu nại về việc …………………………………(6)………………………………………….………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo; đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền giải quyết của ………………..(7)…………………………….………..

Đơn khiếu nại đã được thụ lý giải quyết kể từ ngày … tháng … năm ………

Vậy thông báo để …….(4)……….. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– ….(8)….;
– ….(9)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.

(3) Lần giải quyết khiếu nại: “lần đầu” hoặc “lần hai”.

(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(5) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(6) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(7) Người giải quyết khiếu nại.

(8) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(9) – Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Lao động).

– Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Dạy nghề).

– Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

 

MẪU SỐ 08: Thông báo không thụ lý

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/TB-…….

……., ngày  tháng  năm 

 

THÔNG BÁO

Về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại

Kính gửi: ……………..(3)…………….

Ngày … tháng … năm …, ...(2)… đã nhận được đơn khiếu nại của …………(3)…….……….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: …………………………(4)……………………………….

Khiếu nại về việc ………………………………………………….(5)……………………..………….

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo; đơn khiếu nại không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì lý do sau đây:…….………………..(6)………………………………..….

……………………………………………………………………………………………………………………………

Vậy thông báo để ……….(3)……….. được biết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– ….(7)….;
– ….(8)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.

(6) Lý do của việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.

(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(8) – Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Lao động).

– Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính (nếu là khiếu nại lần đầu về Dạy nghề).

– Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (nếu là khiếu nại lần đầu về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

 MẪU SỐ 09: Hướng dẫn chuyển đơn

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/HD-…….

……., ngày … tháng  năm 

 

HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐƠN

Kính gửi:…………….….(3)……………………………..

……………(2)……….. nhận được đơn khiếu nại của ……………(3)……………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..…………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:……………………..(4)…………………………………..

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số……/2015/TT-BLĐTBXH ngày…….tháng……năm……của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo,………(2)……….. trả lại đơn và hướng dẫn ….(3)………đến..…..(5)………… là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hướng dẫn chuyển đơn.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(5) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

 MẪU SỐ 10: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 1tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ ………………………………………… (4)……………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………(6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 11: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (4)……………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)…………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………, (6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 12: Quyết định thụ lý

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần……

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Xét đề nghị của  ………………………………..(5)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của…………(6)……… khiếu nại………(7)………

Thời hạn giải quyết khiếu nại là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Các ông (bà)…….(8)………,..(6)…………., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị ra quyết định (nếu có).

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyếkhiếu nại.

(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(7) Các nội dung khiếu nại được thụ lý.

(8) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 MẪU SỐ 13: Quyết định xác minh nội dung khiếu nại

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-…….

……., ngày  tháng  năm 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xác minh nội dung khiếu nại

…………………(3)………………..

Căn cứ ……………..(4)…………………..;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………(5)………………………………………………………………. ;

Căn cứ đơn khiếu nại của…………(7)…. địa chỉ………số CMTND/hộ chiếu………… ;

Xét đề nghị của …………………………………..(6)………………………….………………… ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ………….(7)…….. về việc ………(8)…..…

Thời gian xác minh là ………………………….. ngày làm việc, thời gian cụ thể theo thông báo của Trưởng đoàn xác minh.

Điều 2. Thành lập Đoàn xác minh gồm:

1. Ông (bà) ……………………… chức vụ………………….. Trưởng đoàn;

2. Ông (bà) ……………………… chức vụ………………….. Phó Trưởng đoàn (nếu có);

3. Ông (bà) ……………………… chức vụ……………………………………. Thành viên;

Đoàn xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung khiếu nại được nêu tại Điều 1 Quyết định này và báo cáo…………….(3)…………… về nội dung xác minh.

Điều 3. …..(9)……(7)……(10)….., những người có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ban hành quyết định xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(4) – Nếu là lĩnh vực Lao động thì ghi: Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

– Nếu là lĩnh vực Dạy nghề thì ghi: Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

– Nếu là lĩnh vực xuất khẩu lao động thì ghi: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại; nếu là doanh nghiệp thì ghi Điều lệ hoạt động.

(6) Cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất việc xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).

(7) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(8) Nội dung được giao xác minh.

(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định xác minh.

(10) Người bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan/tổ chức/đơn vị bị khiếu nại.

 

MẪU SỐ 14: Báo cáo kết quả xác minh

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/BC-……

….., ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

Kết quả xác minh nội dung khiếu nại

Kính gửi: ……………….(3)…………………

Thực hiện Quyết định số …………………………….(4)……………………………………………..

Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, …(5)… đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ….(6)…. đối với ….(7)….

Căn cứ vào thông tin, tài liệu được thu thập trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan, …..(5)…… báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:

1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có).……………………………………………………………………………………………………

2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

4. Kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính trình …(3)… xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người có trách nhiệm xác minh/Trưởng đoàn xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh.

(2) Đoàn xác minh được thành lập.

(3) Người ban hành quyết định xác minh.

(4) Quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

(5) Tên tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm xác minh, Đoàn xác minh nội dung khiếu nại.

(6) Họ tên của người khiếu nại (hoặc tên cơ quan; tổ chức khiếu nại).

(7) Quyết định, hành vi bị khiếu nại.

 

MẪU SỐ 15: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………….

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

………………………………………………………………..(6)……………………………………………………

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……....(7)……………………………………………………

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………….………..………….. (8)…………………………………………………..

IV. Kết luận

……………………………………………………….………… (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)…………………………………………………………

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………….

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại (người sử dụng lao động).

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ra quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 

MẪU SỐ 16: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………………….

I. Nội dung khiếu nại:

……………………………………………………………….. (6)……………………………………………….

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……..…. (7)……………………………………………..

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………………………..………….. (8)……………………………………………

IV. Kết luận

………………………………………………..………….………… (9)………………………………………….

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)……………………………………………………….

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại (cơ sở dạy nghề).

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề hoặc quyết định thành lập cơ sở dạy nghề.

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ sở dạy nghề (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 

MẪU SỐ 17: Quyết định giải quyết lần đầu

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại của …(3)…
(lần đầu)

….…………….(4)………………

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………………………………………(5)………..………………..………….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày …/…/… của …………………………….(3)………….………………….

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

……………………………………………………………….. (6)…………………………………………………..

II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

……………………………………………………….……..…. (7)…………………………………………………

III. Kết quả đối thoại:

………………………………………………………..………….. (8)………………………………………………

IV. Kết luận

………………………………………………..………….………… (9)…………………………………………….

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………….………... (10)…………………………………………………………

Điều 2. ………………………………..…………………. (11)………………………………………………….

Điều 3. Trong thời hạn …….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại ……..(3)…….. có quyền khiếu nại đến ……(12)……, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………(13)………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(12)….;
– ….(14)….;
– ….(15)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người ra quyết định giải quyết khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Chức danh người ra quyết định giải quyết khiếu nại.

(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(6) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, hành vi bị khiếu nại.

(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.

(12) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ra quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

 MẪU SỐ 18: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

CHÁNH THANH TRA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 1tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….…………………….……….. ;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………..……………………….……………………………...

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)…………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)………………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)……………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………….…. (8)…………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)………………………………………….

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)…………………………………………

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Chánh Thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên Sở LĐ-TB&XH.

(2) Thanh tra Sở.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 MẪU SỐ 19: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….…………………….……..;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………;

Địa chỉ:…………………………………………………….………………………..…………………………..

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)……………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)…………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại :

……………………………………………………….…. (8)………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)………………………………………

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)……………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

(2) Sở LĐ-TB&XH.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở LĐ-TB&XH.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 

MẪU SỐ 20: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

……….(1)………..
……….(2)………..
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …/QĐ-……

….., ngày ..… tháng ….. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại …(3)…
(lần hai)

CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ…………………………………………………………..….……. (4)………….………………..……………. ;

Xét đơn khiếu nại ngày ……….…/………/……… của…………………………… (3)…………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………..………………………..…………………………….

I. Nội dung khiếu nại:

…………………………………………………….…….……. (5)…………………………………………………

II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:

…………………………………………………..…………… (6)………………………………………………….

III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:

………………………………………………….….………. (7)……………………………………………………

IV. Kết quả đối thoại:

……………………………………………………….…. (8)…………………………………………………….

V. Kết luận:

……………………………………………………….……….. (9)…………………………………………………

Từ những nhận định và căn cứ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ……………………….………………………………….. (10)…………………………………………

Điều 2. ………………………………..……………………….…. (11)………………………………………..

Điều 3. Trong thời hạn ……. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì ………..(3)……có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Điều 4. Các ông (bà) ………..(12)……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(13)….;
– ….(14)….;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Cục trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Bộ LĐ-TB&XH.

(2) Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức khiếu nại).

(4) Văn bản của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(5) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.

(6) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.

(7) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.

(8) Ghi rõ kết quả đối thoại.

(9) Nêu rõ căn cứ pháp luật để đưa ra kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Nội dung này ghi theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi: yêu cầu người ra quyết định, hành vi bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số … ngày…/…/… bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);

b) Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi:

+ Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;

+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định, hành vi đã bị khiếu nại.

(11) Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:

– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);

– Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).

(12) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,…

(13) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến (nếu có).

(14) Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH để báo cáo.

 

MẪU SỐ 21: Đơn tố cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

……….., ngày……..tháng……..năm………..

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi :………( Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo)

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ……………………..(1)………………………………

Nội dung tố cáo:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo……………………………………………………………………

Yêu cầu của người tố cáo: …………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….……………………

 

 

Người tố cáo

Ký, ghi rõ họ tên

 

(1) Nếu người tố cáo không có CMND/Hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

 

MẪU SỐ 22: Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp

…………(1)…………
…….….(2)………
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

 

BIÊN BẢN GHI NỘI DUNG TỐ CÁO TRỰC TIẾP

Hôm nay, vào hồi … giờ… ngày ….. tháng … năm …, tại ……….………………………,

I. Thành phần làm việc gồm:

1. Người tiếp nhận tố cáo:

– Ông (bà)………………………………..…chức vụ …………………….………………

2. Người tố cáo (hoặc người đại diện cho những người tố cáo):

Ông (bà) ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ ……………………………..…Số điện thoại liên hệ:……………………….…….

Số CMND/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:…………………….….. (3)…………………….

II. Nội dung tố cáo:

……………………………………………(4)……………………..…………………………

III. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp:

… …………………………………….……(5)……………….…………………………………

IV. Yêu cầu của người tố cáo:

…………………………………………….….(6)……………….……………………………

…………………………………………..…………………………………………………….

Buổi làm việc kết thúc vào………. giờ …… cùng ngày (hoặc ngày ……../………./…….).

Người tố cáo đã đọc lại (hoặc được nghe đọc) biên bản và xác nhận.

Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

 

Người tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Người tiếp nhận tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận t cáo.

(3) Nếu không có CMND/hộ chiếu thì ghi các thông tin theo giy tờ tùy thân.

(4) Ghrõ những nội dung tố cáo và những thông tin khác liên quan (nếu có).

(5) Đánh số thứ tự và ghi rõ tên thông tin, tài liệu, số trang của từng loại tài liệu và tình trạng của thông tin, tài liệu.

(6) Yêu cầu của người tố cáo trong trường hợp người t cáo yêu cu được giữ bí mật thông tin, thông báo việc không thụ lý giải quyết t cáo, thông báo kết quả giải quyết t cáo…

 

MẪU SỐ 23: Thông báo thụ lý giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /TB-…….

………., ngày … tháng … năm…..

 

THÔNG BÁO

Về việc thụ lý giải quyết tố cáo

…….…(3)…………..đã nhận được tố cáo của ………(4)……. đối với ………..(5)….…… về việc

…………………………………………………(6)………………………….…………………

(Tố cáo do ……………………………………………….(7)………………………………… chuyển đến)

Theo quy định của pháp luật, ……………(8)……………đã ban hành Quyết định số ….../QĐ-…… ngày……../…….../………. thụ lý giải quyết tố cáo.

Nội dung tố cáo được thụ lý giải quyết gồm …………………….……(9)………….……………

Thời hạn giải quyết tố cáo là …………. ngày làm việc.

Vậy thông báo để .. ……..(4)……... biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(7)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn v
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành Thông báo.

(3) Người có thm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan,  đơn v ban hành Thông báo.

(4) Họ tên, địa chỉ người t cáo.

(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.

(6) Tóm tắt nội dung t cáo.

(7) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển đơn tố cáo (nếu có).

(8) Người có thm quyền giải quyết tố cáo.

(9) Nội dung tố cáo được thụ lý.

 

MẪU SỐ 24: Thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./TB-……

…….., ngày … tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc không thụ lý giải quyết tố cáo

Ngày ….. tháng …... năm …….. (3) ….. đã nhận được tố cáo của …(4)…….. với nội dung:

………………….……………………….……. (5) ………..……………………………………………..

(Tố cáo do ………………………………(6) ……………….…………… chuyển đến).

Sau khi nghiên cứu, xem xét thấy rằng nội dung tố cáo nêu trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết.

Lý do: …………………………….….. (7) ………………………………………………

Vậy thông báo để ông (bà) biết./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(6)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo.

(3) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị ban hành Thông báo

(4) Họ tên, địa chỉ của người t cáo.

(5) Nội dung tố cáo không được thụ lý.

(6Tên cơ quan, đơn vị hoặc tên, chức vụ, chức danh người có thẩm quyền đã chuyển t cáo đó đến người giải quyết tố cáo (nếu có).

(7) Căn cứ pháp lý đã áp dụng để không thụ lý giải quyết tố cáo (điều, khoản, tên văn bản và nội dung quy định về trường hợp không thụ lý giải quyết t cáo).

 

MẪU SỐ 25: Phiếu chuyển đơn

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./CĐ-……

………., ngày … tháng … năm…..

 

PHIẾU CHUYỂN ĐƠN

Kính gửi: …………………(3)……………………

Ông (bà): ………………………………(4)…………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Có đơn tố cáo/nội dung tố cáo gửi đến ……………………..………(5)…………….…

Nội dung tố cáo:

– ………………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………………

Căn cứ nội dung tố cáo, quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo tại ……….(6)…….;

Sau khi kiểm tra các điều kiện thụ lý………….(2)…………… chuyển đơn của………….(4)…….. đến……………………..(3)………………….………………. xem xét, quyết định giải quyết tố cáo nêu trên theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo.

(3) Chức danh của người giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.

(4) Họ tên người tố cáo (hoặc người đại diện của những người t cáo).

(5) Người có thm quyền giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận t cáo.

(6Ghi Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo tùy theo thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc từng lĩnh vực cụ thể.

 

MẪU SỐ 26: Quyết định thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thụ lý giải quyết tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo

…………..(3)……………

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ ………………………………………… (5)………………………………………………;

Xét đề nghị của  ……………………………..(6)……………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thụ lý giải quyết tố cáo đối với ……………………….(7)…………………………

Nội dung tố cáo được thụ lý gồm: ……………………………(8)……………………..……

Thời hạn giải quyết tố cáo là ….……. ngày làm việc.

Điều 2. Giao.. …..(9)……… tổ chức việc kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý các nội dung tố cáo được thụ lý nêu tại Điều 1 Quyết định này, báo cáo kết quả xác minh với …………….…………………………… (10) …………………………………… (11) ……………………………

Điều 3. Các ông (bà)….(12)………(7)…….., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người giải quyết tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ra quyết định.

(4) Ghi Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tùy thuộc vào nội dung tố cáo về lao động, dạy nghề hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn v ra quyết định.

(6) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyết tố cáo.

(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo.

(8) Các nội dung tố cáo được thụ lý.

(9) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao xác minh tố cáo.

(10) Người giải quyết tố cáo.

(11) Các nội dung chỉ đạo, yêu cầu khác của người giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị được giao xác minh tố cáo (như việc thành lập Đoàn xác minh hoặc đoàn thanh tra để làm rõ nội dung tố cáo; thời gian tiến hành xác minh, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của người được giao xác minh …).

(12) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định.

 

MẪU SỐ 27: Quyết định thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo

………..(1)……….
………(2)………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:      /QĐ-……….

………., ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo

………………(3)………………..

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ ………………………………………… (4)………………………………………………;

Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Thông tư số …/2015/TT-BLĐTBXH ngày ….. tháng …... năm 201của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu Căn cứ …………………………….…………(5) ……………………………………………….;

Căn cứ Quyết định số ngày … tháng … năm …... của ….. (6) ……. về việc thụ lý giải quyết tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh tố cáo;

Xét đề nghị của  …………………………………(7)………………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo, gồm:

1. Ông (bà) …………………………….. chức vụ …………..……… – Trưởng đoàn;

2. Ông (bà) ……………………..………. chức vụ …….………….… – Thành viên;

…………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Đoàn xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo

…………………………………………….…. (8)……………………………………………

Thời gian tiến hành xác minh là …………. ngày làm việc, kể từ ngày giao hoặc công bố Quyết định này với người bị tố cáo.

Đoàn xác minh thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1, Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 11, Khoản 3, 4 Điều 22 Luật tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Các ông (bà) …(9)…,…(10)…., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
ban hành quyết định 
xác minh nội dung tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chức danh của người ban hành quyết định.

(4) Ghi Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tùy thuộc vào nội dung tố cáo về lao động, dạy nghề hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị ra quyết định.

(6) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề xuất thụ lý tố cáo.

(7) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề xuất thụ lý giải quyết tố cáo.

(8) Các nội dung tố cáo được thụ lý.

(9) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quyết định xác minh.

(10) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, họ tên, chức vụ, chức danh cá nhân bị tố cáo.

 

MẪU SỐ 28: Báo cáo kết quả xác minh

………..(1)……….
ĐOÀN XÁC MINH TỐ CÁO

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………., ngày … tháng … năm…..

 

BÁO CÁO CỦA ĐOÀN XÁC MINH

Về kết quả xác minh nội dung tố cáo

Kính gửi: …………..(2)……………..

Thực hiện Quyết định số…….../QĐ……….. ngày ……./..…/…….. của ……….(3)………..

Từ ngày ……/……../……. đến ngày .……./………/………, Đoàn xác minh đã tiến hành xác minh nội dung tố cáo của ông (bà): ……………………………(4)………………..…………….

Địa chỉ………………………. tố cáo đối với ………………(5)…………………………………… về ……………………………………..…… (6) ……………………………..………………………

Sau đây là kết quả xác minh nội dung tố cáo:

1. Kết quả xác minh: …………………………..……(7)………………………….…………

2. Nhận xét, đánh giá: ……………………………….(8)……………………………………

3. Kiến nghị: …………………………………………..(9)……………..…………………….

Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, đề nghị…… (2)……. xem xét, chỉ đạo và kết luận nội dung tố cáo./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, Hồ sơ.

Trưởng đoàn xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu – nếu có)

(1) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(2) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(3) Người ban hành, trích yếu quyết định thành lập Đoàn xác minh.

(4) Họ tên người tố cáo (hoặc người đại diện của những người t cáo).

(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo.

(6) Tóm tắt nội dung tố cáo.

(7) Báo cáo kết quả xác minh theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

(8) Nhận xét, đánh giá theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có); nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Đoàn xác minh (nếu có).

(9) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Ghi chú: Trưởng đoàn xác minh nội dung tố cáo ký vào từng trang của Báo cáo.

 

MẪU SỐ 29: Kết luận nội dung tố cáo

………..(1)……….
………..(2)……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./KL-…

………., ngày … tháng … năm…..

 

KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO

Đối với ……………………(3)………………………

Ngày………./………../…,………….(2)………. đã ban hành Quyết định số../QĐ-….. thụ lý giải quyết tố cáo đối với ………………………………(3)……………………………………

Căn cứ nội dung tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu vi các quy định của pháp luật, … (2)… kết luận nội dung tố cáo như sau:

1. Kết quả xác minh nội dung tố cáo: ……………………….(4)…………………………………..

2. Kết luận: ………………………………….…………..(5)…………………………………….

3. Xử lý và kiến nghị: ……………………………………..….(6)………………………………

 

Nơi nhận:
-…(1)…;
-…(7)…;
-…(8)…;
-…(9)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người giải quyết tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

(3) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.

(4) Kết quả xác minh theo từng nội dung tố cáo, trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

(5) Kết luận từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có) kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân; trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

(6) Các biện pháp người giải quyết tố cáo áp dụng để trực tiếp xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo và nội dung kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

(7) Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để báo cáo.

(8) Người bị tố cáo (trong trường hợp văn bản Kết luận có thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có hại cho người tố cáo thì phải trích văn bản, lược bỏ thông tin đó trước khi gửi cho người bị tố cáo.

(9) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được nhận kết luận (nếu có).

 

MẪU SỐ 30: Thông báo kết quả giải quyết tố cáo

………..(1)……….
………..(2)……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …./TB-……

………., ngày … tháng … năm…..

 

THÔNG BÁO

Kết quả giải quyết tố cáo

………………(3)………………đã có kết luận nội dung tố cáo đối vi ………….(4)……………

Theo quy định của pháp luật về tố cáo và theo yêu cầu của người tố cáo là ông (bà) …………., địa chỉ: ……………………………………………………………………………..;

………………..(2)………..…… thông báo kết quả giải quyết tố cáo nêu trên như sau:

…………………………………………………..(5)………..………….……………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Vậy ……………..(2)….………………... .thông báo để ông (bà) ……………………..biết./.

 

Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– …(6)…;
– …(7)…;
– Lưu: VT, hồ sơ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cp trên trực tiếp.

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành thông báo.

(3) Người giải quyết t cáo.

(4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo, họ tên, chức vụ, chức danh, địa ch cá nhân bị tố cáo.

(5) Kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bn xử  t cáo.

(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo đến người giải quyết t cáo (nếu có).

(7) Cơ quan, đơn vị đã xác minh nội dung t cáo.

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.