Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Quyết định 527/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án triển khai chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 527/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 18/TTr-SKHCN ngày 18/3/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án triển khai chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3 (t/h);

– Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Văn phòng Điều phối NTM TW;
– Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ;
– Lãnh đạo HĐND tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– UB MTTQVN và các đoàn thể CT-XH tỉnh;
– C, PVP UBND tỉnh, các phòng CM, TH-CB;
– Lưu: VT, KGVX (LTT).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Long Hải

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 527 /QĐ-UBND ngày 31tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

I – SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II – CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

2. Thực trạng về hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.1. Những kết quả đạt được

3.2. Những hạn chế

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

PHẦN 2 – NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I – MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II – NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN

1. Rà soát, xây dựng chính sách về SHTT

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác TSTT

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT

7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

8. Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

PHẦN 3 – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

5. Sở Công Thương

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

7. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

PHẦN V – PHỤ LỤC

I. Phụ lục 1 Danh mục các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ đến năm 2020

II. Phụ lục 2 Danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030, giai đoạn đến năm 2025

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CDĐL Chỉ dẫn địa lý
HĐND Hội đồng nhân dân
KDCN Kiểu dáng công nghiệp
KHCN Khoa học và Công nghệ
KHĐT Kế hoạch và Đầu tư
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHTT Nhãn hiệu tập thể
NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SHTT Sở hữu trí tuệ
TSTT Tài sản trí tuệ
UBND Uỷ ban nhân dân
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1. Số đơn đăng ký bảo hộ và Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2019

Bảng 2. Số Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2012 đến 2019

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hiện nay, nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trở thành vấn đề then chốt trong quan hệ kinh tế – xã hội và thương mại của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống SHTT để bảo hộ các sáng tạo và công nghệ mới được xem là công cụ quan trọng để tạo dựng và khai thác nguồn tài nguyên tri thức và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong đó, SHTT và hoạt động đổi mới sáng tạo gắn bó hữu cơ và thúc đẩy lẫn nhau, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, duy trì lợi thế cạnh tranh và xây dựng quốc gia sáng tạo. Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,… được bảo hộ có thể dùng để phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới có tính năng vượt trội, từ đó có thể hình thành, phát triển một doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh cao, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị thế, quảng bá uy tín, nâng cao giá trị doanh nghiệp, góp phần quyết định đến khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của mỗi sản phẩm, doanh nghiệp. Do vậy, việc bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Nhằm đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời trong Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực, Ngày 22/8/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030, trong đó yêu cầu: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.

Trong những năm gần đây, kinh tế của Lạng Sơn đã có sự phát triển mạnh mẽ và năng động, với những điểm nổi bật như: thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển thương mại – dịch vụ… Giá trị thương mại của các sản phẩm đặc sản của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, nhiều sản phẩm của tỉnh đã và đang được xây dựng, bảo hộ, khai thác và phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hàng hóa sản xuất, khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy việc tạo lập, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm, ngành hàng chủ yếu của tỉnh là việc làm hết sức cần thiết nhằm chủ động mở rộng thị trường, xây dựng, quảng bá, nâng cao giátrị sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy vậy, nhìn chung hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, phát triển đúng mức với tốc độ và xu thế hội nhập kinh tế của tỉnh; nhận thức của các cấp, các ngành về SHTT còn hạn chế, chưa thực sự xem và sử dụng SHTT là một công cụ để phát triển bền vững; hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền SHTT còn ít; hoạt động khai thác các giá trị của SHTT chưa được quan tâm; các thương hiệu sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh chưa được xây dựng và phát triển; một số thương hiệu sản phẩm, ngành hàng truyền thống đang bị mai một…. Vì vậy, việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hoạt động phát triển TSTT cho các sản phẩm, ngành hàng chủ yếu của tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Để triển khai Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh hiệu quả, thiết thực, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và khắc phục hạn chế bất cập, UBND tỉnh xây dựng Đề án triển khai Chiến lược SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030″.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

– Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

– Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;

– Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

– Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số103/2006/NĐ-CP;

– Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2016 – 2020;

– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

– Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030.

2. Thực trạng về hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.1. Những kết quả đạt được

a) Công tác xây dựng, cụ thể hóa các chính sách về SHTT

Tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã có cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ, phát triển TSTT, một số chính sách cụ thể như: Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện hoạt động sáng kiến; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 16/12/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 – 2025.

b) Công tác quản lý nhà nước về SHTT

Công tác quản lý nhà nước về SHTT đã và đang tập trung thực hiện các nội dung: Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân. Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp cho các cán bộ làm công tác quản lý, các tổ chức cá nhân liên quan đến việc phát triển TSTT. Thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp; Triển khai các biện pháp để phổ biến, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng chế, sáng kiến, sáng tạo tại địa phương; Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính về SHTT cơ bản được đơn giản hóa, công khai, minh bạch và thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

c) Hoạt động thực thi quyền SHTT

Hoạt động thực thi quyền SHTT bước đầu có sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đã từng bước được tăng cường. Đồng thời, đã tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT; Nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về SHTT. Nhìn chung trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra, nhưng với hình thức, quy mô nhỏ lẻ, phạm vi hẹp.

Việc phát hiện và xử lý các vụ vi phạm các sản phẩm hàng hoá chủ yếu là các mặt hàng nhập lậu, tang vật vi phạm bị thu giữ ở nhóm hàng hóa quần áo, giầy dép, túi xách giả các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Louivuiton, Gucci…; nhóm mặt hàng mỹ phẩm có hàng giả các nhãn hiệu của tập đoàn Unilever như vỏ bột giặt Omo, dầu gội đầu Dove, Clear, Sunsilk; nhãn hiệu mỹ phẩm Nivea, vỏ bao mì chính giả; bóng đèn Rạng Đông giả… các sản phẩm hàng hóa này chủ yếu được nhập lậu từ Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ.

d) Hoạt động thúc đẩy tạo lập, phát triển TSTT

Các hoạt động hỗ trợ để tạo lập, phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, tập trung hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân kinh doanh tạo dựng và bước đầu khai thác các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu hàng hóa; tuyên truyền, tập huấn, tư vấn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện để xác lập, bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm, hàng hóa.

Từ năm 2014 đến hết Quý III năm 2019, tổng số đơn đăng ký của Lạng Sơn so với 63 tỉnh trên cả nước như sausố lượng Văn bằng được bảo hộ Sáng chế đứng thứ 47 (đơn đăng ký đứng thứ 39); giải pháp hữu ích đứng thứ 31 (đơn đăng ký đứng thứ 44); kiểu dáng công nghiệp đứng thứ 29 (đơn đăng ký đứng thứ 30) và nhãn hiệu đứng thứ 45 (đơn đăng ký đứng thứ 42).

Cụ thể hóa thực hiện Chương trình phát triển TSTT tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 do Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 03/6/2017 về việc phê duyệt Chương trình Phát triển TSTT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả cụ thể như sau:

– Tập huấn kiến thức về SHTT, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về TSTTtừ năm 20172019tổ chức được 23 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về SHTT cho gần 1.500 lượt cán bộ các phòng ban thuộc UBND các huyện, thành phố, chủ nhiệm các hợp tác xã (HTX) và Nhân dân trên địa bàn tham dự. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương. Đăng ký bảo hộ TSTT cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương, đến nay đã có 23 sản phẩm (chi tiết các sản phẩm như trong phụ lục kèm theo) được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ (trong đó có 13 sản phẩm được thực hiện trong Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2016-2020, 10 sản phẩm được thực hiện từ các chương trình KHCN khác); 02 hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHTT đã nộp đơn và chờ xem xét theo quy định.

Hỗ trợ quản lý, phát triển TSTT đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ: đã triển khai được 02 dự án quản lý và phát triển NHTT đã được bảo hộ theo nội dung Chương trình đã phê duyệt gồm NHTT Quýt vàng Bắc Sơn và Hồng Vành Khuyên Văn Lãng.

– Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển TSTT: việc triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ trợ khai thác thương mại và phát triển TSTT chủ yếu tập trung vào trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội nghị, hội thảoCác sản phẩm được bảo hộ và trong quá trình xác lập quyền SHTT đều được hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ xây dựng cơ chế quản lý NHTT, xây dựng các tài liệu kỹ thuật sản xuất nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa được bảo hộ nhãn hiệu. Hỗ trợ tham gia các hội chợ, các triển lãm, trưng bày nhằm quảng bá sản phẩm và từng bước xác lập các kênh tiêu thụ, kết nối thương mại.

– Hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc kết quả nghiên cứu, sáng tạo đã được bảo hộ, nghiệm thu hoặc đạt giải tại các cuộc thi sáng tạo vào thực tiễn: tư vấn 01 mô hình sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích.

Một số kết quả cụ thể về số lượng đơn đăng ký bảo hộ và văn bằng bảo hộ quyền sở công nghiệp của tỉnh qua các năm được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Số đơn đăng ký bảo hộ và văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2019

Năm

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Ghi chú

2014

1

0

2

65

Đơn

0

0

3

15

Bằng

2015

1

0

3

59

Đơn

0

0

1

24

Bằng

2016

0

0

3

77

Đơn

0

0

2

30

Bằng

2017

1

1

8

84

Đơn

0

0

1

30

Bằng

2018

2

0

3

56

Đơn

0

0

7

26

Bằng

2019

3

0

2

75

Đơn

0

1

1

47

Bằng

Số lượng chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu công nghiệp (NHCN) được biểu diễn trong Bảng 2 dưới đây. Trong đó, số lượng NHTT tăng tập trung vào hai năm 2018 và 2019.

Bảng 2. Số Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận
từ năm 2012 đến 2019

Năm

Chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

2012

1

2013

1

2014

2015

2

2016

2

2017

1

2018

9

2019

6

1

Tổng

2

19

2

đ) Hoạt động khuyến khích khai thác TSTT

Bước đầu, hoạt động khuyến khích khai thác TSTT chủ yếu tập trung vào công tác: hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng công cụ SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp về tầm quan trọng của việc khai thác quyền SHTT đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, cụ thể như:

– Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/8/2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020 và kế hoạch hằng năm, nhằm triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án 844 phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh, gồm: xây dựng Trang thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; bố trí các địa điểm tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức và tham gia các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích hình thành và sử dụng các quỹ nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

– Bước đầu đã tuyên truyền về việc khai thác, phân tích thông tin sáng chế, các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước; từng bước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển giao công nghệ và SHTT với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác TSTT (tổ chức cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các chợ công nghệ Techmart, thiết bị quốc tế, quốc gia, vùng, các hội chợ xúc tiến thương mại, đầu tư,…).

– Đã có những giải pháp (kế hoạch, đề án) để bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật (nghiên cứu điều tra cây dược liệu, nghiên cứu phát huy một số bài thuốc y học cổ truyền,…); khai thác phát huy các tri thức truyền thống trong lĩnh vực y học cổ truyền, ẩm thực, làng nghề…; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh (các đề tài nghiên cứu, bảo tồn về hát Then, đàn Tính, nghiên cứu các phong tục, tập quán, các di sản văn hóa dân gian,…).

e) Hoạt động hỗ trợ về SHTT

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã từng bước khai thác, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về SHTT, như: tra cứu thông tin về các tình trạng bảo hộ văn bằng SHTT; sử dụng các dịch vụ tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa…

Các hiệp hội đã từng bước giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT (ví dụ: Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi; Hội Làm vườn các huyện Đình Lập, Văn Quan).

g) Công tác phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

Hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện, chưa thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh.

h) Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

Hiện nay, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã có nhận thức về việc tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác lập, bảo hộ, khai thác quyền SHTT.

i) Hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT

Trong thời gian qua,. một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, quảng bá các sản phẩm của tỉnh ra nước ngoài (Hồi, Quế, Sa nhân, nhựa thông, bánh kẹo, máy bơm nước…).

3.2. Những hạn chế
Về cơ chế, chính sách: Tỉnh Lạng Sơn đã bước đầu có một số cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ, phát triển TSTT, tuy nhiên, hiệu quả khuyến khích đông đảo các tầng lớp Nhân dân đăng ký bảo hộ SHTT, hỗ trợ phát triển, khai thác TSTT cho các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản, làng nghề vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Ngoài ra, cơ chế thúc đẩy khai thác TSTT được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đủ mạnh.

Trong công tác quản lý nhà nước về SHTT: các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về SHTT (Sở KHCN, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện nay thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách độc lập, chưa có sự phối hợp liên ngành. Việc hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về SHTT; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT chưa được quan tâm thực hiện, chưa có cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh, chưa khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu của quốc gia về SHTT, chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT tại địa phương.

Trong hoạt động thực thi quyền SHTT: công tác kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT còn những bất cập, vẫn còn có hàng hóa nhập khẩu vi phạm quyền SHTT vào nội địa; hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số chưa được phát hiện và xử lý; các tranh chấp về SHTT chưa được giải quyết bằng hình thức trọng tài, hòa giải; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa thực sự chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình; chưa có hoạt động bổ trợ tư pháp về SHTT cũng như đội ngũ giám định viên SHTT trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT: Tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, chọn tạo giống cây trồng và sáng tạo văn hóa; chưa có sự hỗ trợ nhằm ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Trong hoạt động khuyến khích khai thác TSTT: Tỉnh chưa có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ có mức độ sử dụng TSTT cao; chưa có chính sách hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền SHTT ở nước ngoài. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng chưa thực sự quan tâm khai thác các sáng chế, các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ phục vụ cho việc đổi mới công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp. Việc khai thác TSTT đối với các chỉ dẫn địa lý của tỉnh chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Việc khai thác nguồn gen, trí thức bản địa, văn hóa dân gian từ khía cạnh SHTT nhằm phát triển kinh tế chưa thực sự được quan tâm.

Trong công tác phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT: trên địa bàn tỉnh chưa có các tổ chức cung cấp dịch vụ về SHTT, do vậy các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chưa có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ về SHTT (các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu ở các thành phố lớn, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…). Các hiệp hội ngành nghề, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc khai thác, phát triển các TSTT đã được bảo hộ.

Về nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT: năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước chưa đồng đều, chưa theo kịp sự phát triển của KHCN (nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong việc bảo hộ các sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới…)

Về văn hóa SHTT trong xã hội: việc vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra khá phổ biến, người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm là hàng vi phạm quyền SHTT do giá cả cạnh tranh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT trong phát triển sản phẩm, về lâu dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt hiện nay chưa có các chương trình giáo dục phù hợp nhằm hình thành văn hóa SHTT trong xã hội.

Trong hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT: Tỉnh chưa có sự hỗ trợ hữu hiệu cho việc thúc đẩy, bảo hộ, quảng bá quyền SHTT ở nước ngoài, do vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro do vi phạm quyền SHTT ở nước ngoài đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp của tỉnh.

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

– SHTT là lĩnh vực mới, trừu tượng, vai trò của SHTT chỉ được thể hiện rõ trong nền kinh tế quy mô hàng hóa và các quan hệ thương mại lớn, bền vững; lợi ích mang lại của bảo hộ và phát triển SHTT không thể hiện trực tiếp và nhanh chóng.

– Trong thời gian qua, chưa có văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền mang tính đồng bộ các lĩnh vực của SHTT (quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả; quyền đối với giống cây). Do vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn còn rời rạc và tương đối độc lập mà chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ.

– Nền kinh tế của tỉnh có quy mô nhỏ, xuất phát điểm thấp, lạc hậu, manh mún, do vậy, chưa có đủ tiềm lực về kinh tế để đầu tư cho việc phát triển mạnh mẽ TSTT.

– Hình thức, quy mô sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đa số là nhỏ lẻ, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô nên các hoạt động về đăng ký, phát triển quyền SHTT chưa được quan tâm.

– Thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT theo quy định còn phức tạp và mất nhiều thời gian.

b) Nguyên nhân chủ quan

– Các cấp, các ngành, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò và tiềm năng của SHTT trong hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh, trong việc nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp một cách bền vững.

– Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp cho hoạt động SHTT vẫn còn hạn chế.

– Đội ngũ nhân lực làm công tác SHTT còn thiếu và yếu. Công tác quản lý, hỗ trợ về SHTT mới dừng ở phạm vi cấp tỉnh, chưa triển khai được nhiều ở cơ sở.

– Phong trào sáng kiến chưa phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó chưa có chính sách đủ mạnh để hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả để ứng dụng và phát triển thành sản phẩm.

Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I.- MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống SHTT đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu cụ thể

– Số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ mới: 04 – 06;

– Số nhãn hiệu tập thể được bảo hộ mới: 25 – 35;

– Số nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ mới: 08 – 10;

– Tổng số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích trên địa bàn tỉnh: 03 – 05;

– Số đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp25 – 30;

– Số đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: 01 – 03;

– Số đơn đăng ký nhãn hiệu (thông thường) tăng trung bình 2%/năm;

– Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ: 10;

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN
1. Rà soát, xây dựng chính sách về SHTT

a) Kịp thời cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về SHTT trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tếxã hội của tỉnh. Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT trong chính sách phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các ngành, lĩnh vực.

b) Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển TSTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền SHTT.

c) Thúc đẩy khai thác TSTT được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT

a) Đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về SHTT. Xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành trong việc khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT được bảo hộ.

b) Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về SHTT. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh.

c) Hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về SHTT; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về SHTT của quốc gia, của tỉnh.

d) Hỗ trợ khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về SHTT.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số.

c) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

d) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về SHTT.

đ) Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng hình thức trọng tài, hòa giải.

e) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Tập huấn, trang bị kiến thức về SHTT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

g) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền SHTT.

h) Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về SHTT; nghiên cứu, xây dựng đội ngũ giám định viên SHTT, đội ngũ tư vấn pháp luật về bảo vệ SHTT trên địa bàn tỉnh.

i) Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về SHTT nói chung và tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến SHTT.

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT

a) Hỗ trợ hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh kết hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

b) Cụ thể hóa và triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa.

c) Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác TSTT

a) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển giao công nghệ và SHTT với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác TSTT.

b) Tích cực hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác quyền SHTT, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

c) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ có mức độ sử dụng TSTT cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa có hàm lượng SHTT cao.

d) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền SHTT ở nước ngoài.

e) Tăng cường khai thác, phân tích thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

g) Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước.

h) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của tỉnh;

i) Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác có hiệu quả TSTT.

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT

a) Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các dịch vụ hỗ trợ về SHTT.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. Hỗ trợ các sản phẩm thuộc Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 – 2020, định hướng năm 2030”; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu, NHTT, CDĐL.

c) Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

d) Huy động các nguồn lực xã hội vào việc phát triển hệ thống SHTT để bổ trợ cho nguồn lực của tỉnh.

7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

a) Thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh, như: thuê các chuyên gia trong nước từ Cục SHTT, Viện Khoa học SHTT hoặc chuyên gia nước ngoài trong quá trình tư vấn các chương trình, dự án trong liên quan đến hoạt động SHTT.

b) Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.

c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị TSTT cho doanh nghiệp, tổ chứccá nhân.

8. Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

a) Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh… nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, hình thành văn hóa SHTT trong xã hội.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhằm từ đó tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế về SHTT đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích đội ngũ này tham gia vào các hoạt động liên quan đến quyền SHTT và thi hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong các cơ sở giáo dục.

9. Tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT

a) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT, khai thác tối đa sự hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan SHTT trung ương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo hộ quyền SHTT tại nước ngoài cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,…

b) Tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Cử nhân lực tham gia các khóa đào tạo về SHTT tại nước ngoài theo các chương trình của Bộ KHCN (Cục SHTT…).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn: Ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó:

1. Ngân sách Nhà nước dự toán cho giai đoạn đến năm 2025

– Đối với kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại danh mục phần A Phụ lục 2 của Đề án, các cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết cùng dự toán thường xuyên, gửi Sở Tài chính (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể.

– Đối với các nhiệm vụ tại danh mục Phần B Phụ lục 2 của Đề án, dự kiến kinh phí triển khai thực hiện là 18 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

2. Ngân sách Nhà nước dự toán giai đoạn 2026 – 2030 sẽ được khái toán sau khi tổng kết giai đoạn đến năm 2025.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trìphối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp; làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản với các sở, ngành, UBND cấp huyện liên quan khi cần thiết; định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với các dự án, nhiệm vụ từ khoản 1 đến 4, khoản 7 đến 8 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự án cụ thể, trình thẩm định theo quy định hiện hành đối với các dự án tại Phần B Phụ lục, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa; sản phẩm, dịch vụ du lịch,…

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến SHTT trong lĩnh vực giống cây trồng mới.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế về SHTT đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh sinh viên tham gia vào các hoạt động về quyền SHTT và thi hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong các cơ sở giáo dục; phối hợp tư vấn, hỗ trợ việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu đối với TSTT của các cơ sở giáo dục; phối hợp kiểm tra việc thực hiện quyền SHTT, thực hiện nghiêm túc hoạt động đánh giá và khai thác TSTT trong các cơ sở giáo dục.

Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với dự án tại khoản 6 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giaoCụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trong Đề án.

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ tiến độ triển khai Đề án và khả năng nguồn ngân sách địa phương, hằng năm Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

7. Sở Tư pháp

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với Dự án tại nội dung khoản 6 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

8. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó ưu tiên tập trung một số nhiệm vụ, như: Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành trong công tác quản lý nhà nước về SHTT; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển TSTT, sau khi có các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi về SHTT (phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT; kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT,..).

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương./.

Phần V –

PHỤ LỤC

(Kèm theo Đề án Triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    /3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

Phụ lục 1.

Danh mục các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ đến năm 2020

STT

Nội dung

Sản phẩm được bảo hộ

Năm được cấp Văn bằng bảo hộ

I

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ (02)

1

Lạng Sơn Quả Hồi và tinh dầu Hồi của tỉnh Lạng Sơn

2007

2

Bảo Lâm Quả hồng của huyện Cao Lộc

2012

II

NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN (02)

1.

Chi Lăng Quả Na của huyện Chi Lăng, Hữu Lũng

2013

2.

Lạng Sơn Rau thành phố Lạng Sơn

2019

III

NHÃN HIỆU TẬP THỂ (20)

1.

Hồng vành khuyên Văn Lãng Quả Hồng vành khuyên của huyện Văn Lãng

2015

2.

Quýt vàng Bắc Sơn Qủa Quýt vàng Bắc Sơn

2016

3.

Rượu Mẫu Sơn Rượu

2015

4.

Thạch đen Tràng Định Thạch đen

2016

5.

Quế Tràng Định Quế của huyện Tràng Định

2018

6.

Quýt Tràng Định Quả Quýt của huyện Tràng Định

2018

7.

Khoai lang Lộc Bình Khoai lang của huyện Lộc Bình

2018

8.

Ba Kích Đình Lập Ba Kích tím của huyện Đình Lập

2018

9.

Chanh rừng Mẫu Sơn Chanh rừng khu vực núi Mẫu Sơn huyện Cao Lộc và Lộc Bình

2018

10.

Rau Cao Lộc Rau của huyện Cao Lộc

2018

11.

Nem nướng Hữu Lũng Nem nướng của huyện Hữu Lũng

2018

12.

Măng Bát độ Hữu Lũng Măng Bát độ của huyện Hữu Lũng

2018

13.

Hoa quả tươi Hữu Lũng Hoa quả tươi của huyện Hữu Lũng

2019

14.

Cao khô Vạn Linh Cao khô của xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng

2018

15.

Ngựa bạch Hữu Kiên Ngựa bạch của xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng

2019

16.

Rau bò khai Chi Lăng Rau bò khai huyện Chi Lăng

2019

17.

Cao khô Chợ Bãi Cao khô của thị trấn Chợ Bãi, huyện Văn Quan

2019

18.

Rượu Hữu Lễ Rượu của xã Hữu Lễ

2019

19.

Rượu Hội Hoan Rượu của xã Hội Hoan, huyện Văn Quan

2019

Phụ lục 2.

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SHTT ĐẾN NĂM 2030 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(Kèm theo Đề án Triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    /3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

A. DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DỰ TOÁN HẰNG NĂM THEO NHU CẦU THỰC TẾ

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Ghi chú

1.

Các Dự án xây dựng Cổng khai thác thông tin của tỉnh Lạng Sơn về SHTT (cung cấp thông tin phục vụ công tác QLNN, công tác NCKH; dịch vụ về SHTT), gồm:

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh; thuê chuyên gia, tư vấn, cơ sở vật chất, phần mềm, cập nhật dữ liệu,…

– Tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về SHTT của quốc gia, của tỉnh; hỗ trợ, tập huấn khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (02 lớp/năm).

Sở KHCN

– Sở VHTTDL

– Sở NNPTNT

– Các cơ quan có liên quan

2.

Nhiệm vụ: Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức phối hợp với các cơ quan nghiên cứu theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, như: Nghiên cứu quy trình, công nghệ, các sản phẩm, kết quả được bảo hộ… (khoảng 02 nhiệm vụ)

Sở KHCN

Các cơ quan liên quan Căn cứ tình hình thực tế phát sinh. Đề xuất kinh phí thực hiện.

3.

Tập huấn, trang bị kiến thức về SHTT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hằng năm tổ chức tại các huyện: 05 lớp/năm

Sở KHCN

Các cơ quan liên quan

4.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ công chức làm công tác bảo vệ quyền SHTT hoặc cử đi bồi dưỡng tập huấn ngoài tỉnh. Định kỳ hằng năm tổ chức

Sở KHCN

– Sở Nội vụ

– Sở VHTTDL

– Sở NNPTNT

– Các cơ quan liên quan

 

5.

Xây dựng đội ngũ giám định viên SHTT trên địa bàn tỉnh; đội ngũ tư vấn pháp luật về bảo vệ SHTT trên địa bàn tỉnh: Đào tạo, tập huấn đội ngũ giám định viên, tư vấn pháp luật.

Sở Tư pháp

– Sở Nội vụ

– Các cơ quan liên quan

6.

Dự án: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình bồi dưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, gồm: Mua bản quyền chương trình bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho học sinh các cấp, thuê chuyên gia,… Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ triển khai tại các cơ sở giáo dục và đào tạo: 02 lớp/năm; mở lớp bồi dưỡng về SHTT đối với HS, SV các trường: Cao đẳng, THPT, THCS trên địa bàn tỉnh,…

Sở GDĐT

– Sở KHCN

– Sở LĐTBXH

– Các cơ quan liên quan

 

B. DANH MỤC NHIỆM VỤ CÓ KHÁI TOÁN TẠI ĐỀ ÁN

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí (ĐVT: triệu đồng)

Tổng

Phân khai theo năm

2021

2022

2023

2024

2025

7.

Dự án: Hỗ trợ hình thành Trung tâm/Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ, ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, mua bản quyền chương trình,…

+ Dự kiến đặt tại 02 cơ sở: Trung tâm Ứng dụng phát triển khoa học – công nghệ và đo lường chất lượng sản phẩm (địa điểm tại Chi cục TĐC); Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn.

+ Bố trí không gian, địa điểm: Sửa chữa, thiết kế lại không gian của Trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

+ Trang bị hệ thống máy tính, mạng internet, LAN tốc độ cao phục vụ hoạt động khởi nghiệp,…

+ Cơ sở vật chất, trang bị thiết bị văn phòng: bàn, ghế, tài liệu tham khảo,….

(nội dung hoạt động theo quy định tại Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST)

– Sở KHCN – Sở Nội vụ;

– Sở KHĐT;

– Các cơ quan liên quan

3000

2200

200

200

200

200

8.

Dự án: Xác lập, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm của tỉnh

– Dự kiến xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với 03 Dự án x 1 tỷ/Dự án/năm (lựa chọn trong số các sản phẩm: Mật ong Vân Thủy – Chi Lăng; Quế – Tràng Định; Gà sáu ngón – Mẫu Sơn, Lộc Bình; Thạch Đen – Tràng Định; Hồng Vành Khuyên – Văn Lãng; Quýt Bắc Sơn;…).

Sở KHCN Các cơ quan liên quan

3000

1000

1000

1000

9.

Chương trình: Hỗ trợ xác lập, phát triển NHTT, NHCN, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian… đã được bảo hộ Sở KHCN Các cơ quan liên quan

6000

1200

1200

1200

1200

1200

Dự kiến hỗ trợ xác lập tối đa 15 dự án x 400 triệu/dự án (lựa chọn trong số các sản phẩm: Trám đen – Hữu Lũng; Mít – Hữu Lũng; Dứa – Hữu Lũng; Mật ong – Bình Gia; Gà Vạn Linh – Chi Lăng; Lạc đỏ – Chi Lăng; Lạc đỏ – Bắc Sơn; Khoai Môn – Tràng Định; Chuối tây – Văn Lãng; Mận Sớm – Văn Lãng;Mác Mật – Bình Gia; Lạp sườn – Bình Gia; Cá Lồng – Văn Quan; Bánh Phổng – Tràng Định; Vịt quay – Tràng Định;…)

Dự kiến hỗ trợ phát triển TSTT tối đa là 05 dự án x 1 tỷ/dự án x 01 dự án/năm x 5 năm Sở KHCN Các cơ quan liên quan

5000

1000

1000

1000

1000

1000

10.

Dự án: Tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, hình thành văn hóa SHTT trong xã hộitruyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng báo điện tử, website, fanpge; tổ chức các sự kiện truyền thông; tuyên truyền phổ biến kiến thức về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Sở KHCN – Đài PTTH

– Báo LS

– UBND các huyện, thành phố

 

2000

400

400

400

400

400

11.

Các hoạt động quản lý    

 

Hoạt động quản lý các nhiệm vụ, các dự án, chi khác (dự kiến khoảng 5% tổng kinh phí): chi cho hội đồng tuyển chọn, hội đồng nghiệm thu, quyết toán tiến độ…    

1000

200

200

200

200

200

Tổng kinh phí khái toán giai đoạn 2021 – 2025

18.000

6.000

4.000

4.000

3.000

3.000

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 527/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 18/TTr-SKHCN ngày 18/3/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án triển khai chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3 (t/h);

– Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Văn phòng Điều phối NTM TW;
– Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ;
– Lãnh đạo HĐND tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– UB MTTQVN và các đoàn thể CT-XH tỉnh;
– C, PVP UBND tỉnh, các phòng CM, TH-CB;
– Lưu: VT, KGVX (LTT).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Long Hải

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 527 /QĐ-UBND ngày 31tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

I – SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II – CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

2. Thực trạng về hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.1. Những kết quả đạt được

3.2. Những hạn chế

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

PHẦN 2 – NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I – MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II – NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN

1. Rà soát, xây dựng chính sách về SHTT

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác TSTT

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT

7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

8. Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

PHẦN 3 – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

5. Sở Công Thương

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

7. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

PHẦN V – PHỤ LỤC

I. Phụ lục 1 Danh mục các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ đến năm 2020

II. Phụ lục 2 Danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030, giai đoạn đến năm 2025

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CDĐL Chỉ dẫn địa lý
HĐND Hội đồng nhân dân
KDCN Kiểu dáng công nghiệp
KHCN Khoa học và Công nghệ
KHĐT Kế hoạch và Đầu tư
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHTT Nhãn hiệu tập thể
NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SHTT Sở hữu trí tuệ
TSTT Tài sản trí tuệ
UBND Uỷ ban nhân dân
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1. Số đơn đăng ký bảo hộ và Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2019

Bảng 2. Số Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2012 đến 2019

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hiện nay, nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trở thành vấn đề then chốt trong quan hệ kinh tế – xã hội và thương mại của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống SHTT để bảo hộ các sáng tạo và công nghệ mới được xem là công cụ quan trọng để tạo dựng và khai thác nguồn tài nguyên tri thức và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong đó, SHTT và hoạt động đổi mới sáng tạo gắn bó hữu cơ và thúc đẩy lẫn nhau, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, duy trì lợi thế cạnh tranh và xây dựng quốc gia sáng tạo. Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,… được bảo hộ có thể dùng để phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới có tính năng vượt trội, từ đó có thể hình thành, phát triển một doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh cao, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị thế, quảng bá uy tín, nâng cao giá trị doanh nghiệp, góp phần quyết định đến khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của mỗi sản phẩm, doanh nghiệp. Do vậy, việc bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Nhằm đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời trong Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực, Ngày 22/8/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030, trong đó yêu cầu: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.

Trong những năm gần đây, kinh tế của Lạng Sơn đã có sự phát triển mạnh mẽ và năng động, với những điểm nổi bật như: thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển thương mại – dịch vụ… Giá trị thương mại của các sản phẩm đặc sản của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, nhiều sản phẩm của tỉnh đã và đang được xây dựng, bảo hộ, khai thác và phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hàng hóa sản xuất, khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy việc tạo lập, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm, ngành hàng chủ yếu của tỉnh là việc làm hết sức cần thiết nhằm chủ động mở rộng thị trường, xây dựng, quảng bá, nâng cao giátrị sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy vậy, nhìn chung hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, phát triển đúng mức với tốc độ và xu thế hội nhập kinh tế của tỉnh; nhận thức của các cấp, các ngành về SHTT còn hạn chế, chưa thực sự xem và sử dụng SHTT là một công cụ để phát triển bền vững; hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền SHTT còn ít; hoạt động khai thác các giá trị của SHTT chưa được quan tâm; các thương hiệu sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh chưa được xây dựng và phát triển; một số thương hiệu sản phẩm, ngành hàng truyền thống đang bị mai một…. Vì vậy, việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hoạt động phát triển TSTT cho các sản phẩm, ngành hàng chủ yếu của tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Để triển khai Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh hiệu quả, thiết thực, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và khắc phục hạn chế bất cập, UBND tỉnh xây dựng Đề án triển khai Chiến lược SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030″.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

– Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

– Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;

– Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

– Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số103/2006/NĐ-CP;

– Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2016 – 2020;

– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

– Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030.

2. Thực trạng về hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.1. Những kết quả đạt được

a) Công tác xây dựng, cụ thể hóa các chính sách về SHTT

Tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã có cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ, phát triển TSTT, một số chính sách cụ thể như: Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện hoạt động sáng kiến; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 16/12/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 – 2025.

b) Công tác quản lý nhà nước về SHTT

Công tác quản lý nhà nước về SHTT đã và đang tập trung thực hiện các nội dung: Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân. Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp cho các cán bộ làm công tác quản lý, các tổ chức cá nhân liên quan đến việc phát triển TSTT. Thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp; Triển khai các biện pháp để phổ biến, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng chế, sáng kiến, sáng tạo tại địa phương; Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính về SHTT cơ bản được đơn giản hóa, công khai, minh bạch và thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

c) Hoạt động thực thi quyền SHTT

Hoạt động thực thi quyền SHTT bước đầu có sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đã từng bước được tăng cường. Đồng thời, đã tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT; Nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về SHTT. Nhìn chung trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra, nhưng với hình thức, quy mô nhỏ lẻ, phạm vi hẹp.

Việc phát hiện và xử lý các vụ vi phạm các sản phẩm hàng hoá chủ yếu là các mặt hàng nhập lậu, tang vật vi phạm bị thu giữ ở nhóm hàng hóa quần áo, giầy dép, túi xách giả các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Louivuiton, Gucci…; nhóm mặt hàng mỹ phẩm có hàng giả các nhãn hiệu của tập đoàn Unilever như vỏ bột giặt Omo, dầu gội đầu Dove, Clear, Sunsilk; nhãn hiệu mỹ phẩm Nivea, vỏ bao mì chính giả; bóng đèn Rạng Đông giả… các sản phẩm hàng hóa này chủ yếu được nhập lậu từ Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ.

d) Hoạt động thúc đẩy tạo lập, phát triển TSTT

Các hoạt động hỗ trợ để tạo lập, phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, tập trung hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân kinh doanh tạo dựng và bước đầu khai thác các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu hàng hóa; tuyên truyền, tập huấn, tư vấn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện để xác lập, bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm, hàng hóa.

Từ năm 2014 đến hết Quý III năm 2019, tổng số đơn đăng ký của Lạng Sơn so với 63 tỉnh trên cả nước như sausố lượng Văn bằng được bảo hộ Sáng chế đứng thứ 47 (đơn đăng ký đứng thứ 39); giải pháp hữu ích đứng thứ 31 (đơn đăng ký đứng thứ 44); kiểu dáng công nghiệp đứng thứ 29 (đơn đăng ký đứng thứ 30) và nhãn hiệu đứng thứ 45 (đơn đăng ký đứng thứ 42).

Cụ thể hóa thực hiện Chương trình phát triển TSTT tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 do Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 03/6/2017 về việc phê duyệt Chương trình Phát triển TSTT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả cụ thể như sau:

– Tập huấn kiến thức về SHTT, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về TSTTtừ năm 20172019tổ chức được 23 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về SHTT cho gần 1.500 lượt cán bộ các phòng ban thuộc UBND các huyện, thành phố, chủ nhiệm các hợp tác xã (HTX) và Nhân dân trên địa bàn tham dự. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương. Đăng ký bảo hộ TSTT cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương, đến nay đã có 23 sản phẩm (chi tiết các sản phẩm như trong phụ lục kèm theo) được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ (trong đó có 13 sản phẩm được thực hiện trong Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2016-2020, 10 sản phẩm được thực hiện từ các chương trình KHCN khác); 02 hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHTT đã nộp đơn và chờ xem xét theo quy định.

Hỗ trợ quản lý, phát triển TSTT đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ: đã triển khai được 02 dự án quản lý và phát triển NHTT đã được bảo hộ theo nội dung Chương trình đã phê duyệt gồm NHTT Quýt vàng Bắc Sơn và Hồng Vành Khuyên Văn Lãng.

– Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển TSTT: việc triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ trợ khai thác thương mại và phát triển TSTT chủ yếu tập trung vào trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội nghị, hội thảoCác sản phẩm được bảo hộ và trong quá trình xác lập quyền SHTT đều được hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ xây dựng cơ chế quản lý NHTT, xây dựng các tài liệu kỹ thuật sản xuất nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa được bảo hộ nhãn hiệu. Hỗ trợ tham gia các hội chợ, các triển lãm, trưng bày nhằm quảng bá sản phẩm và từng bước xác lập các kênh tiêu thụ, kết nối thương mại.

– Hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc kết quả nghiên cứu, sáng tạo đã được bảo hộ, nghiệm thu hoặc đạt giải tại các cuộc thi sáng tạo vào thực tiễn: tư vấn 01 mô hình sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích.

Một số kết quả cụ thể về số lượng đơn đăng ký bảo hộ và văn bằng bảo hộ quyền sở công nghiệp của tỉnh qua các năm được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Số đơn đăng ký bảo hộ và văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2019

Năm

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Ghi chú

2014

1

0

2

65

Đơn

0

0

3

15

Bằng

2015

1

0

3

59

Đơn

0

0

1

24

Bằng

2016

0

0

3

77

Đơn

0

0

2

30

Bằng

2017

1

1

8

84

Đơn

0

0

1

30

Bằng

2018

2

0

3

56

Đơn

0

0

7

26

Bằng

2019

3

0

2

75

Đơn

0

1

1

47

Bằng

Số lượng chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu công nghiệp (NHCN) được biểu diễn trong Bảng 2 dưới đây. Trong đó, số lượng NHTT tăng tập trung vào hai năm 2018 và 2019.

Bảng 2. Số Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận
từ năm 2012 đến 2019

Năm

Chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

2012

1

2013

1

2014

2015

2

2016

2

2017

1

2018

9

2019

6

1

Tổng

2

19

2

đ) Hoạt động khuyến khích khai thác TSTT

Bước đầu, hoạt động khuyến khích khai thác TSTT chủ yếu tập trung vào công tác: hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng công cụ SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp về tầm quan trọng của việc khai thác quyền SHTT đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, cụ thể như:

– Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/8/2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020 và kế hoạch hằng năm, nhằm triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án 844 phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh, gồm: xây dựng Trang thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; bố trí các địa điểm tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức và tham gia các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích hình thành và sử dụng các quỹ nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

– Bước đầu đã tuyên truyền về việc khai thác, phân tích thông tin sáng chế, các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước; từng bước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển giao công nghệ và SHTT với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác TSTT (tổ chức cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các chợ công nghệ Techmart, thiết bị quốc tế, quốc gia, vùng, các hội chợ xúc tiến thương mại, đầu tư,…).

– Đã có những giải pháp (kế hoạch, đề án) để bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật (nghiên cứu điều tra cây dược liệu, nghiên cứu phát huy một số bài thuốc y học cổ truyền,…); khai thác phát huy các tri thức truyền thống trong lĩnh vực y học cổ truyền, ẩm thực, làng nghề…; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh (các đề tài nghiên cứu, bảo tồn về hát Then, đàn Tính, nghiên cứu các phong tục, tập quán, các di sản văn hóa dân gian,…).

e) Hoạt động hỗ trợ về SHTT

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã từng bước khai thác, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về SHTT, như: tra cứu thông tin về các tình trạng bảo hộ văn bằng SHTT; sử dụng các dịch vụ tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa…

Các hiệp hội đã từng bước giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT (ví dụ: Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh Hồi; Hội Làm vườn các huyện Đình Lập, Văn Quan).

g) Công tác phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

Hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện, chưa thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh.

h) Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

Hiện nay, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã có nhận thức về việc tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác lập, bảo hộ, khai thác quyền SHTT.

i) Hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT

Trong thời gian qua,. một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, quảng bá các sản phẩm của tỉnh ra nước ngoài (Hồi, Quế, Sa nhân, nhựa thông, bánh kẹo, máy bơm nước…).

3.2. Những hạn chế
Về cơ chế, chính sách: Tỉnh Lạng Sơn đã bước đầu có một số cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ, phát triển TSTT, tuy nhiên, hiệu quả khuyến khích đông đảo các tầng lớp Nhân dân đăng ký bảo hộ SHTT, hỗ trợ phát triển, khai thác TSTT cho các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản, làng nghề vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Ngoài ra, cơ chế thúc đẩy khai thác TSTT được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đủ mạnh.

Trong công tác quản lý nhà nước về SHTT: các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về SHTT (Sở KHCN, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện nay thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách độc lập, chưa có sự phối hợp liên ngành. Việc hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về SHTT; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT chưa được quan tâm thực hiện, chưa có cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh, chưa khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu của quốc gia về SHTT, chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT tại địa phương.

Trong hoạt động thực thi quyền SHTT: công tác kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT còn những bất cập, vẫn còn có hàng hóa nhập khẩu vi phạm quyền SHTT vào nội địa; hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số chưa được phát hiện và xử lý; các tranh chấp về SHTT chưa được giải quyết bằng hình thức trọng tài, hòa giải; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa thực sự chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình; chưa có hoạt động bổ trợ tư pháp về SHTT cũng như đội ngũ giám định viên SHTT trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT: Tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, chọn tạo giống cây trồng và sáng tạo văn hóa; chưa có sự hỗ trợ nhằm ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Trong hoạt động khuyến khích khai thác TSTT: Tỉnh chưa có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ có mức độ sử dụng TSTT cao; chưa có chính sách hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền SHTT ở nước ngoài. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng chưa thực sự quan tâm khai thác các sáng chế, các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ phục vụ cho việc đổi mới công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp. Việc khai thác TSTT đối với các chỉ dẫn địa lý của tỉnh chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Việc khai thác nguồn gen, trí thức bản địa, văn hóa dân gian từ khía cạnh SHTT nhằm phát triển kinh tế chưa thực sự được quan tâm.

Trong công tác phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT: trên địa bàn tỉnh chưa có các tổ chức cung cấp dịch vụ về SHTT, do vậy các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chưa có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ về SHTT (các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu ở các thành phố lớn, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…). Các hiệp hội ngành nghề, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc khai thác, phát triển các TSTT đã được bảo hộ.

Về nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT: năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước chưa đồng đều, chưa theo kịp sự phát triển của KHCN (nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong việc bảo hộ các sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới…)

Về văn hóa SHTT trong xã hội: việc vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra khá phổ biến, người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm là hàng vi phạm quyền SHTT do giá cả cạnh tranh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT trong phát triển sản phẩm, về lâu dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt hiện nay chưa có các chương trình giáo dục phù hợp nhằm hình thành văn hóa SHTT trong xã hội.

Trong hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT: Tỉnh chưa có sự hỗ trợ hữu hiệu cho việc thúc đẩy, bảo hộ, quảng bá quyền SHTT ở nước ngoài, do vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro do vi phạm quyền SHTT ở nước ngoài đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp của tỉnh.

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

– SHTT là lĩnh vực mới, trừu tượng, vai trò của SHTT chỉ được thể hiện rõ trong nền kinh tế quy mô hàng hóa và các quan hệ thương mại lớn, bền vững; lợi ích mang lại của bảo hộ và phát triển SHTT không thể hiện trực tiếp và nhanh chóng.

– Trong thời gian qua, chưa có văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền mang tính đồng bộ các lĩnh vực của SHTT (quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả; quyền đối với giống cây). Do vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn còn rời rạc và tương đối độc lập mà chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ.

– Nền kinh tế của tỉnh có quy mô nhỏ, xuất phát điểm thấp, lạc hậu, manh mún, do vậy, chưa có đủ tiềm lực về kinh tế để đầu tư cho việc phát triển mạnh mẽ TSTT.

– Hình thức, quy mô sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đa số là nhỏ lẻ, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô nên các hoạt động về đăng ký, phát triển quyền SHTT chưa được quan tâm.

– Thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT theo quy định còn phức tạp và mất nhiều thời gian.

b) Nguyên nhân chủ quan

– Các cấp, các ngành, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò và tiềm năng của SHTT trong hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh, trong việc nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp một cách bền vững.

– Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp cho hoạt động SHTT vẫn còn hạn chế.

– Đội ngũ nhân lực làm công tác SHTT còn thiếu và yếu. Công tác quản lý, hỗ trợ về SHTT mới dừng ở phạm vi cấp tỉnh, chưa triển khai được nhiều ở cơ sở.

– Phong trào sáng kiến chưa phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó chưa có chính sách đủ mạnh để hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả để ứng dụng và phát triển thành sản phẩm.

Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I.- MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống SHTT đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu cụ thể

– Số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ mới: 04 – 06;

– Số nhãn hiệu tập thể được bảo hộ mới: 25 – 35;

– Số nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ mới: 08 – 10;

– Tổng số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích trên địa bàn tỉnh: 03 – 05;

– Số đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp25 – 30;

– Số đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: 01 – 03;

– Số đơn đăng ký nhãn hiệu (thông thường) tăng trung bình 2%/năm;

– Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ: 10;

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN
1. Rà soát, xây dựng chính sách về SHTT

a) Kịp thời cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về SHTT trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tếxã hội của tỉnh. Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT trong chính sách phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các ngành, lĩnh vực.

b) Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển TSTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền SHTT.

c) Thúc đẩy khai thác TSTT được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT

a) Đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về SHTT. Xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành trong việc khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT được bảo hộ.

b) Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về SHTT. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh.

c) Hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về SHTT; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về SHTT của quốc gia, của tỉnh.

d) Hỗ trợ khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về SHTT.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số.

c) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

d) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về SHTT.

đ) Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng hình thức trọng tài, hòa giải.

e) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Tập huấn, trang bị kiến thức về SHTT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

g) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền SHTT.

h) Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về SHTT; nghiên cứu, xây dựng đội ngũ giám định viên SHTT, đội ngũ tư vấn pháp luật về bảo vệ SHTT trên địa bàn tỉnh.

i) Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về SHTT nói chung và tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến SHTT.

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT

a) Hỗ trợ hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh kết hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

b) Cụ thể hóa và triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa.

c) Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác TSTT

a) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển giao công nghệ và SHTT với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác TSTT.

b) Tích cực hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác quyền SHTT, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

c) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ có mức độ sử dụng TSTT cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa có hàm lượng SHTT cao.

d) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bảo hộ và khai thác quyền SHTT ở nước ngoài.

e) Tăng cường khai thác, phân tích thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

g) Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước.

h) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của tỉnh;

i) Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác có hiệu quả TSTT.

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT

a) Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các dịch vụ hỗ trợ về SHTT.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. Hỗ trợ các sản phẩm thuộc Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 – 2020, định hướng năm 2030”; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu, NHTT, CDĐL.

c) Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

d) Huy động các nguồn lực xã hội vào việc phát triển hệ thống SHTT để bổ trợ cho nguồn lực của tỉnh.

7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT

a) Thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh, như: thuê các chuyên gia trong nước từ Cục SHTT, Viện Khoa học SHTT hoặc chuyên gia nước ngoài trong quá trình tư vấn các chương trình, dự án trong liên quan đến hoạt động SHTT.

b) Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.

c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị TSTT cho doanh nghiệp, tổ chứccá nhân.

8. Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

a) Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh… nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, hình thành văn hóa SHTT trong xã hội.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhằm từ đó tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế về SHTT đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích đội ngũ này tham gia vào các hoạt động liên quan đến quyền SHTT và thi hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong các cơ sở giáo dục.

9. Tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT

a) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT, khai thác tối đa sự hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan SHTT trung ương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo hộ quyền SHTT tại nước ngoài cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,…

b) Tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Cử nhân lực tham gia các khóa đào tạo về SHTT tại nước ngoài theo các chương trình của Bộ KHCN (Cục SHTT…).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn: Ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó:

1. Ngân sách Nhà nước dự toán cho giai đoạn đến năm 2025

– Đối với kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại danh mục phần A Phụ lục 2 của Đề án, các cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết cùng dự toán thường xuyên, gửi Sở Tài chính (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể.

– Đối với các nhiệm vụ tại danh mục Phần B Phụ lục 2 của Đề án, dự kiến kinh phí triển khai thực hiện là 18 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

2. Ngân sách Nhà nước dự toán giai đoạn 2026 – 2030 sẽ được khái toán sau khi tổng kết giai đoạn đến năm 2025.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trìphối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp; làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản với các sở, ngành, UBND cấp huyện liên quan khi cần thiết; định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với các dự án, nhiệm vụ từ khoản 1 đến 4, khoản 7 đến 8 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự án cụ thể, trình thẩm định theo quy định hiện hành đối với các dự án tại Phần B Phụ lục, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa; sản phẩm, dịch vụ du lịch,…

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến SHTT trong lĩnh vực giống cây trồng mới.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế về SHTT đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh sinh viên tham gia vào các hoạt động về quyền SHTT và thi hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong các cơ sở giáo dục; phối hợp tư vấn, hỗ trợ việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu đối với TSTT của các cơ sở giáo dục; phối hợp kiểm tra việc thực hiện quyền SHTT, thực hiện nghiêm túc hoạt động đánh giá và khai thác TSTT trong các cơ sở giáo dục.

Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với dự án tại khoản 6 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giaoCụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trong Đề án.

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ tiến độ triển khai Đề án và khả năng nguồn ngân sách địa phương, hằng năm Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

7. Sở Tư pháp

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với Dự án tại nội dung khoản 6 Phần A Phụ lục cùng dự toán thường xuyêngửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

8. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở KHCN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó ưu tiên tập trung một số nhiệm vụ, như: Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành trong công tác quản lý nhà nước về SHTT; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển TSTT, sau khi có các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi về SHTT (phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT; kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT,..).

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương./.

Phần V –

PHỤ LỤC

(Kèm theo Đề án Triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    /3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

Phụ lục 1.

Danh mục các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ đến năm 2020

STT

Nội dung

Sản phẩm được bảo hộ

Năm được cấp Văn bằng bảo hộ

I

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ (02)

1

Lạng Sơn Quả Hồi và tinh dầu Hồi của tỉnh Lạng Sơn

2007

2

Bảo Lâm Quả hồng của huyện Cao Lộc

2012

II

NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN (02)

1.

Chi Lăng Quả Na của huyện Chi Lăng, Hữu Lũng

2013

2.

Lạng Sơn Rau thành phố Lạng Sơn

2019

III

NHÃN HIỆU TẬP THỂ (20)

1.

Hồng vành khuyên Văn Lãng Quả Hồng vành khuyên của huyện Văn Lãng

2015

2.

Quýt vàng Bắc Sơn Qủa Quýt vàng Bắc Sơn

2016

3.

Rượu Mẫu Sơn Rượu

2015

4.

Thạch đen Tràng Định Thạch đen

2016

5.

Quế Tràng Định Quế của huyện Tràng Định

2018

6.

Quýt Tràng Định Quả Quýt của huyện Tràng Định

2018

7.

Khoai lang Lộc Bình Khoai lang của huyện Lộc Bình

2018

8.

Ba Kích Đình Lập Ba Kích tím của huyện Đình Lập

2018

9.

Chanh rừng Mẫu Sơn Chanh rừng khu vực núi Mẫu Sơn huyện Cao Lộc và Lộc Bình

2018

10.

Rau Cao Lộc Rau của huyện Cao Lộc

2018

11.

Nem nướng Hữu Lũng Nem nướng của huyện Hữu Lũng

2018

12.

Măng Bát độ Hữu Lũng Măng Bát độ của huyện Hữu Lũng

2018

13.

Hoa quả tươi Hữu Lũng Hoa quả tươi của huyện Hữu Lũng

2019

14.

Cao khô Vạn Linh Cao khô của xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng

2018

15.

Ngựa bạch Hữu Kiên Ngựa bạch của xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng

2019

16.

Rau bò khai Chi Lăng Rau bò khai huyện Chi Lăng

2019

17.

Cao khô Chợ Bãi Cao khô của thị trấn Chợ Bãi, huyện Văn Quan

2019

18.

Rượu Hữu Lễ Rượu của xã Hữu Lễ

2019

19.

Rượu Hội Hoan Rượu của xã Hội Hoan, huyện Văn Quan

2019

Phụ lục 2.

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SHTT ĐẾN NĂM 2030 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(Kèm theo Đề án Triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    /3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

A. DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DỰ TOÁN HẰNG NĂM THEO NHU CẦU THỰC TẾ

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Ghi chú

1.

Các Dự án xây dựng Cổng khai thác thông tin của tỉnh Lạng Sơn về SHTT (cung cấp thông tin phục vụ công tác QLNN, công tác NCKH; dịch vụ về SHTT), gồm:

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về SHTT của tỉnh; thuê chuyên gia, tư vấn, cơ sở vật chất, phần mềm, cập nhật dữ liệu,…

– Tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về SHTT của quốc gia, của tỉnh; hỗ trợ, tập huấn khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (02 lớp/năm).

Sở KHCN

– Sở VHTTDL

– Sở NNPTNT

– Các cơ quan có liên quan

2.

Nhiệm vụ: Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức phối hợp với các cơ quan nghiên cứu theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, như: Nghiên cứu quy trình, công nghệ, các sản phẩm, kết quả được bảo hộ… (khoảng 02 nhiệm vụ)

Sở KHCN

Các cơ quan liên quan Căn cứ tình hình thực tế phát sinh. Đề xuất kinh phí thực hiện.

3.

Tập huấn, trang bị kiến thức về SHTT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hằng năm tổ chức tại các huyện: 05 lớp/năm

Sở KHCN

Các cơ quan liên quan

4.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ công chức làm công tác bảo vệ quyền SHTT hoặc cử đi bồi dưỡng tập huấn ngoài tỉnh. Định kỳ hằng năm tổ chức

Sở KHCN

– Sở Nội vụ

– Sở VHTTDL

– Sở NNPTNT

– Các cơ quan liên quan

 

5.

Xây dựng đội ngũ giám định viên SHTT trên địa bàn tỉnh; đội ngũ tư vấn pháp luật về bảo vệ SHTT trên địa bàn tỉnh: Đào tạo, tập huấn đội ngũ giám định viên, tư vấn pháp luật.

Sở Tư pháp

– Sở Nội vụ

– Các cơ quan liên quan

6.

Dự án: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình bồi dưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, gồm: Mua bản quyền chương trình bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho học sinh các cấp, thuê chuyên gia,… Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ triển khai tại các cơ sở giáo dục và đào tạo: 02 lớp/năm; mở lớp bồi dưỡng về SHTT đối với HS, SV các trường: Cao đẳng, THPT, THCS trên địa bàn tỉnh,…

Sở GDĐT

– Sở KHCN

– Sở LĐTBXH

– Các cơ quan liên quan

 

B. DANH MỤC NHIỆM VỤ CÓ KHÁI TOÁN TẠI ĐỀ ÁN

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí (ĐVT: triệu đồng)

Tổng

Phân khai theo năm

2021

2022

2023

2024

2025

7.

Dự án: Hỗ trợ hình thành Trung tâm/Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ, ươm tạo các TSTT từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển TSTT đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, mua bản quyền chương trình,…

+ Dự kiến đặt tại 02 cơ sở: Trung tâm Ứng dụng phát triển khoa học – công nghệ và đo lường chất lượng sản phẩm (địa điểm tại Chi cục TĐC); Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn.

+ Bố trí không gian, địa điểm: Sửa chữa, thiết kế lại không gian của Trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

+ Trang bị hệ thống máy tính, mạng internet, LAN tốc độ cao phục vụ hoạt động khởi nghiệp,…

+ Cơ sở vật chất, trang bị thiết bị văn phòng: bàn, ghế, tài liệu tham khảo,….

(nội dung hoạt động theo quy định tại Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST)

– Sở KHCN – Sở Nội vụ;

– Sở KHĐT;

– Các cơ quan liên quan

3000

2200

200

200

200

200

8.

Dự án: Xác lập, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm của tỉnh

– Dự kiến xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với 03 Dự án x 1 tỷ/Dự án/năm (lựa chọn trong số các sản phẩm: Mật ong Vân Thủy – Chi Lăng; Quế – Tràng Định; Gà sáu ngón – Mẫu Sơn, Lộc Bình; Thạch Đen – Tràng Định; Hồng Vành Khuyên – Văn Lãng; Quýt Bắc Sơn;…).

Sở KHCN Các cơ quan liên quan

3000

1000

1000

1000

9.

Chương trình: Hỗ trợ xác lập, phát triển NHTT, NHCN, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian… đã được bảo hộ Sở KHCN Các cơ quan liên quan

6000

1200

1200

1200

1200

1200

Dự kiến hỗ trợ xác lập tối đa 15 dự án x 400 triệu/dự án (lựa chọn trong số các sản phẩm: Trám đen – Hữu Lũng; Mít – Hữu Lũng; Dứa – Hữu Lũng; Mật ong – Bình Gia; Gà Vạn Linh – Chi Lăng; Lạc đỏ – Chi Lăng; Lạc đỏ – Bắc Sơn; Khoai Môn – Tràng Định; Chuối tây – Văn Lãng; Mận Sớm – Văn Lãng;Mác Mật – Bình Gia; Lạp sườn – Bình Gia; Cá Lồng – Văn Quan; Bánh Phổng – Tràng Định; Vịt quay – Tràng Định;…)

Dự kiến hỗ trợ phát triển TSTT tối đa là 05 dự án x 1 tỷ/dự án x 01 dự án/năm x 5 năm Sở KHCN Các cơ quan liên quan

5000

1000

1000

1000

1000

1000

10.

Dự án: Tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, hình thành văn hóa SHTT trong xã hộitruyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng báo điện tử, website, fanpge; tổ chức các sự kiện truyền thông; tuyên truyền phổ biến kiến thức về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Sở KHCN – Đài PTTH

– Báo LS

– UBND các huyện, thành phố

 

2000

400

400

400

400

400

11.

Các hoạt động quản lý    

 

Hoạt động quản lý các nhiệm vụ, các dự án, chi khác (dự kiến khoảng 5% tổng kinh phí): chi cho hội đồng tuyển chọn, hội đồng nghiệm thu, quyết toán tiến độ…    

1000

200

200

200

200

200

Tổng kinh phí khái toán giai đoạn 2021 – 2025

18.000

6.000

4.000

4.000

3.000

3.000

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.