Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Sắc lệnh số 205/SL về việc ấn định thể lệ trục xuất ngoại kiều,

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 205/SL NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 1948 ẤN ĐỊNH THỂ LỆ TRỤC XUẤT NGOẠI KIỀU

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu luật lệ hiện hành về chế độ các ngoại kiều,

Xét tình thế hiện thời,

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Sau khi Hội đồng Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội đã thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ 1

Có thể bị trục xuất cảnh ngoại:

1- Những người ngoại quốc xét ra lời nói hay việc làm có phương hại đến cuộc trị an, sự trật tự chung, hoặc cuộc kháng chiến hiện thời của quốc gia.

2- Những người ngoại quốc đã bị một Toà án Việt Nam kết án về đại hình, tiểu hình, sau khi họ đã mãn hạn giam, hoặc được ân xá hay phóng thích.

3- Những người ngoại quốc đã bị một Toà án Ngoại quốc kết án về những tội thường phạm, tiểu hình hay đại hình.

4- Những người ngoại quốc xét ra là lưu manh, vô gia cư, vô nghề nghiệp hoặc không được Chính phủ Việt Nam cho phép cư trú trên lĩnh thổ Việt Nam.

Điều thứ 2

Khi xét cần trục xuất một ngoại kiều nào thuộc trong các hạng nói trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ ra nghị định trục xuất cảnh ngoại.

Vị Bộ trưởng này có thể uỷ quyền trục xuất ngoại kiều cho các UBKCHC liên Khu, song mỗi khi quyết định, UBKCHC liên khu phải lập tức báo lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Điều thứ 3

Trong trường hợp cấp bách đặc biệt, các UBKCHC các tỉnh giáp giới biên thuỳ cũng có thể ra lệnh trục xuất các ngoại kiều ở trong tỉnh và thuộc vào hạng 4 trong Điều thứ nhất trên đây song khi quyết định phải báo cáo ngay với UBKCHC liên khu, để Uỷ ban này tường trình lên Bộ Nội vụ.

Điều thứ 4

Nghị định trục xuất cảnh ngoại cần phải:

1- Nêu rõ lý do của việc trục xuất,

2- Kể rõ tính danh của người bị trục xuất.

Ngoài ra trong nghị định ấy, có thể ấn định thời hạn mà người ngoại quốc bị trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam, hoặc ra lệnh cho viên chức phụ trách áp dẫn họ ra ngoài biên giới.

Điều thứ 5

Những người ngoại quốc bị trục xuất mà không chịu rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam trong thời hạn đã định, hoặc đã ra khỏi biên giới còn trở lại đất Việt Nam, mà không có phép của Chính phủ sẽ bị truy tố và phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm. Sau khi mãn hạn tù họ sẽ bị áp dẫn ra ngoài biên giới.

Điều thứ 6

Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, nếu chưa có thể áp dẫn các ngoại kiều bị trục xuất ra ngoài biên giới được, thì các uỷ Ban Kháng chiến liên Khu có thể quyết định tạm giam họ lại để cho cơ hội thuận tiện có thể áp dẫn họ ra khỏi biên thuỳ.

Điều thứ 7

Sắc lệnh này thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 1946.

Điều thứ 8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 205/SL NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 1948 ẤN ĐỊNH THỂ LỆ TRỤC XUẤT NGOẠI KIỀU

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu luật lệ hiện hành về chế độ các ngoại kiều,

Xét tình thế hiện thời,

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Sau khi Hội đồng Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội đã thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ 1

Có thể bị trục xuất cảnh ngoại:

1- Những người ngoại quốc xét ra lời nói hay việc làm có phương hại đến cuộc trị an, sự trật tự chung, hoặc cuộc kháng chiến hiện thời của quốc gia.

2- Những người ngoại quốc đã bị một Toà án Việt Nam kết án về đại hình, tiểu hình, sau khi họ đã mãn hạn giam, hoặc được ân xá hay phóng thích.

3- Những người ngoại quốc đã bị một Toà án Ngoại quốc kết án về những tội thường phạm, tiểu hình hay đại hình.

4- Những người ngoại quốc xét ra là lưu manh, vô gia cư, vô nghề nghiệp hoặc không được Chính phủ Việt Nam cho phép cư trú trên lĩnh thổ Việt Nam.

Điều thứ 2

Khi xét cần trục xuất một ngoại kiều nào thuộc trong các hạng nói trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ ra nghị định trục xuất cảnh ngoại.

Vị Bộ trưởng này có thể uỷ quyền trục xuất ngoại kiều cho các UBKCHC liên Khu, song mỗi khi quyết định, UBKCHC liên khu phải lập tức báo lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Điều thứ 3

Trong trường hợp cấp bách đặc biệt, các UBKCHC các tỉnh giáp giới biên thuỳ cũng có thể ra lệnh trục xuất các ngoại kiều ở trong tỉnh và thuộc vào hạng 4 trong Điều thứ nhất trên đây song khi quyết định phải báo cáo ngay với UBKCHC liên khu, để Uỷ ban này tường trình lên Bộ Nội vụ.

Điều thứ 4

Nghị định trục xuất cảnh ngoại cần phải:

1- Nêu rõ lý do của việc trục xuất,

2- Kể rõ tính danh của người bị trục xuất.

Ngoài ra trong nghị định ấy, có thể ấn định thời hạn mà người ngoại quốc bị trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam, hoặc ra lệnh cho viên chức phụ trách áp dẫn họ ra ngoài biên giới.

Điều thứ 5

Những người ngoại quốc bị trục xuất mà không chịu rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam trong thời hạn đã định, hoặc đã ra khỏi biên giới còn trở lại đất Việt Nam, mà không có phép của Chính phủ sẽ bị truy tố và phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm. Sau khi mãn hạn tù họ sẽ bị áp dẫn ra ngoài biên giới.

Điều thứ 6

Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, nếu chưa có thể áp dẫn các ngoại kiều bị trục xuất ra ngoài biên giới được, thì các uỷ Ban Kháng chiến liên Khu có thể quyết định tạm giam họ lại để cho cơ hội thuận tiện có thể áp dẫn họ ra khỏi biên thuỳ.

Điều thứ 7

Sắc lệnh này thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 1946.

Điều thứ 8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

Văn bản so sánh

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.