Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Thông tư 09/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa,

 

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 09/2016/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ÔXY HÓA, CÁC HỢP CHẤT Ô XÍT HỮU CƠ (THUỘC LOẠI 5) VÀ CÁC CHẤT ĂN MÒN (THUỘC LOẠI 8) BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh Mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh Mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp giy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5), các chất ăn mòn (thuộc loại 8) (sau đây viết tắt là hàng nguy hiểm) được quy định tại:

a) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh Mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

b) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh Mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

c) Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ các Mục đích sau không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư này:

a) Hàng nguy hiểm phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang;

b) Hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

– Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.

3. Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý công tác vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Số UN (United Nations) là số có bốn chữ số, được quy định theo hệ thống của Liên hợp quốc để xác định các hàng nguy hiểm.

2. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

3. Các thuật ngữ khác sử dụng trong Thông tư này được quy định tại Luật Hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các hình thức nộp hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo Mẫu 1.ĐĐK quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

b) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm (theo Mẫu 2. DMHNH- LT-PT-NĐKAT quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

d) Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người Điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi Tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);

e) Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

g) Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

h) Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất, kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có). Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương;

i) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT- BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương, quy định danh Mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

k) Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

l) Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường theo Mẫu 3. PALSTB quy định tại Phụ lục Thông tư này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có sử dụng nhiều người Điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc sử dụng nhiều phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc sử dụng nhiều người áp tải hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định tại các Điểm d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này tương ứng đối với từng trường hợp tăng thêm (đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định).

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

b) Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Điều 5. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, cụ thể:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do. Trường hợp sau khi bị từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT , Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân và phải thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc văn bản cho tổ chức, cá nhân biết. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải tổ chức thực hiện thẩm định thực tế. Việc thẩm định thực tế được thực hiện như sau:

– Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập;

– Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục (nếu hồ sơ có Điểm chưa phù hợp). Biên bản thẩm định thực tế được lập thành 02 (hai) bản và được các thành viên Tổ thẩm định và đại diện pháp lý của tổ chức, cá nhân ký tên xác nhận và mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp, tổ chức, cá nhân không ký Biên bản thẩm định thực tế, Tổ thẩm định ghi rõ trong Biên bản thẩm định thực tế “đại diện … (tên tổ chức, cá nhân) không kí Biên bản thẩm định thực tế” và Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có chữ ký của các thành viên Tổ thẩm định;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được báo cáo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm với nội dung đã hoàn thành hành động khắc phục, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục. Việc thẩm định bổ sung do Tổ thẩm định thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản này. Kết quả thẩm định bổ sung phải được lập thành Biên bản và ghi rõ là “Biên bản thẩm định bổ sung”. Nội dung Biên bản thẩm định bổ sung nêu rõ kết luận đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu và kiến nghị cấp hay không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

2. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp tương ứng với từng loại hình vận chuyển:

a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:

– Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển;

– Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp nhưng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

– Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ quy định tại các điếm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung nội dung ghi trong Giấy phép (như bổ sung danh Mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển, phương tiện tham gia vận chuyển, người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng nguy hiểm, người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm), tổ chức, cá nhân phải có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bổ sung. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (đối với phần thay đổi, bổ sung). Trình tự thẩm định và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (đối với phần thay đổi, bổ sung).

Điều 6. Hồ sơ, trình tự cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều này và gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đã cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Hình thức nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo Mẫu 5. ĐĐKL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm đối với khối lượng đã thực hiện theo Giấy phép vận chuyển đã được cấp theo Mẫu 6. BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Bản chính Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị hư hỏng đối với trường hợp Giấy phép vận chuyển bị hư hỏng (nếu có).

3. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, thông báo rõ lý do từ chối cấp lại. Trường hợp sau khi bị từ chối cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp lại được ghi theo hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp.

Điều 7. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân đã bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm;

b) Có hành vi vi phạm bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc vi phạm về quản lý chất lượng hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên;

c) Cho thuê, cho mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp;

d) Thực hiện không đúng nội dung quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Để xảy ra sự cố hóa chất do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 01 (một) lần trở lên và bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

e) Có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, căn cứ vào các quy định tại Khoản 1 Điều này ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp và nêu rõ lý do.

3. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng không tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vi phạm quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp bị thu hồi; hoặc trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vi phạm quy định tại Điểm a, b, đ Khoản 1 Điều này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hóa chất, pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật về đường sắt và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1. Trách nhiệm của chủ hàng nguy hiểm:

a) Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, chứa đựng, ghi nhãn và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 104/2009/NĐ-CP hoặc Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương;

b) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Giấy phép kinh doanh hàng hóa và Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng nguy hiểm đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc phải có bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành khi chủ hàng không đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

c) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển;

d) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm là doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Thông báo bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm:

– Danh Mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm; khối lượng hàng nguy hiểm);

– Những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp;

e) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm theo quy định của pháp luật và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

g) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng nguy hiểm và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

h) Bảo quản bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm; thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì, vật chứa thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại;

i) Có trách nhiệm phối hợp và tạo Điều kiện để Tổ thẩm định thực tế hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoàn thành Mục tiêu thẩm định;

k) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký doanh nghiệp chậm nhất không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này đối với trường hợp chủ hàng được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng lô hàng;

l) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký doanh nghiệp vào tháng 12 hàng năm theo Mẫu 6. BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, đối với trường hợp chủ hàng được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thời hạn;

m) Cung cấp bản sao chứng thực các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ hàng thuê phương tiện vận chuyển;

n) Chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi chủ hàng nguy hiểm là chủ thể đăng ký đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Trách nhiệm của chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Chỉ sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có tên trong danh sách đăng ký được ghi tại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được gắn biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 và Điều 13 Nghị định 104/2009/NĐ-CP hoặc Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Điều 4 Thông tư số 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương tương ứng với mỗi loại hình vận chuyển;

c) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các giấy tờ liên quan khi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc phải có bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành khi chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không đồng thời là chủ hàng nguy hiểm, doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ phương tiện vận chuyển là doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

e) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm phương tiện vận chuyển theo quy định và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

g) Chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm liên quan đến hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

h) Cung cấp cho người Điều khiển phương tiện, người áp tải hàng nguy hiểm (khi chủ phương tiện đồng thời là chủ hàng nguy hiểm) các tài liệu sau:

– Danh Mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm, khối lượng hàng nguy hiểm);

– Những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

i) Có kế hoạch, biện pháp cụ thể và thực hiện việc xử lý, vệ sinh phương tiện sau khi kết thúc đợt vận chuyển hoặc nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó;

k) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với hàng nguy hiểm cần vận chuyển cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm;

l) Cung cấp bản sao chứng thực các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

m) Có trách nhiệm phối hợp và tạo Điều kiện để Tổ thẩm định thực tế hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoàn thành Mục tiêu thẩm định;

n) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký doanh nghiệp vào tháng 12 hàng năm theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục Thông tư này đối với trường hợp chủ phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thời hạn;

o) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký hoạt động doanh nghiệp, chậm nhất không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục Thông tư này đối với trường hợp chủ phương tiện vận chuyển được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng lô hàng;

p) Chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Trách nhiệm của người Điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn khi Điều khiển phương tiện vận chuyển tham gia giao thông;

b) Phải có Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp phù hợp với phương tiện vận chuyển trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; phải có Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và chỉ vận chuyển hàng nguy hiểm trong danh Mục hàng nguy hiểm ghi tại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp; phải mang theo bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Thông báo cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương để phối hợp xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển;

đ) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển và chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

Trong quá trình vận chuyển không được phép tùy tiện chuyển hàng nguy hiểm sang phương tiện vận chuyển khác, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai, sự cố bất khả kháng nhưng phải thông tin kịp thời đến cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương để phối hợp xử lý;

e) Không được dừng, đỗ, neo đậu phương tiện vận chuyển ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện…). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiệt tác động, khi vận chuyển không được dừng đỗ nơi phát sinh nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng gắt; trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.

Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm;

g) Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động xếp, dỡ hàng nguy hiểm theo các chỉ dẫn của chủ hàng, người gửi hàng hoặc theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP .

4. Trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực theo quy định hiện hành;

b) Khi áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm phải mang theo:

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm đối với trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có phương án ứng cứu khẩn cấp;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của nhà sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Hướng dẫn về việc vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm của doanh nghiệp sản xuất (nếu có) và bản sao chứng thực các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến hàng nguy hiểm đang được áp tải;

c) Kiểm tra các Điều kiện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, ít nhất 02 (hai) giờ/lần trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn vận chuyển;

d) Theo dõi, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng nguy hiểm, chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh môi trường;

đ) Thực hiện việc ghi nhật ký quá trình vận chuyển;

e) Thông báo cho các cơ quan có liên quan và thực hiện các hoạt động ứng cứu, khắc phục sự cố hóa chất theo phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc chỉ dẫn trên Phiếu an toàn hóa chất khi xảy ra sự cố hóa chất;

g) Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm khi tiếp cận hàng nguy hiểm hoặc xử lý khi có sự cố hóa chất (nếu có) xảy ra trong quá trình vận chuyển.

5. Trách nhiệm của người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất do Sở Công thương cấp còn thời hạn hiệu lực; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực;

b) Phải tuân thủ các hướng dẫn về vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy hiểm của chủ hàng nguy hiểm và các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

c) Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm khi tiếp cận hàng nguy hiểm hoặc xử lý khi có sự cố hóa chất (nếu có) xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.

2. Kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương và huy động các lực lượng cần thiết, phối hợp với ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn (nơi xảy ra sự cố) xử lý, ứng cứu và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển.

3. Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, kịp thời báo cáo các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để phối hợp Điều phối các lực lượng chuyên ngành xử lý và khắc phục sự cố.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn (thanh tra giao thông vận tải, công thương, công an…) thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Định kỳ tháng 01 hàng năm, báo cáo tổng hợp tình hình cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm trên địa bàn của năm trước về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 11. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương và cơ quan có liên quan nơi xảy ra sự cố hóa chất (nếu có) hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Tiếp nhận báo cáo tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân.

Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước và hướng dẫn hoạt động cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Định kỳ tháng 02 hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình các tỉnh, thành phố cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của năm trước hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hiệu lực thi hành và Điều Khoản chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Bãi bỏ hiệu lực thi hành của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã được cấp khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Quá trình thực hiện, các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu: VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Việt Thanh

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU
Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Đơn đăng ký cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 1. ĐĐK

2. Danh Mục tên, khối lượng hàng nguy hiểm và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiện vận chuyển, người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm:

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NĐKAT

3. Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 3. PALSTB

4. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 4. GPVC

5. Đơn đăng ký cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 5. ĐĐKL

6. Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 6. BCHĐVC

 

Mẫu 1. ĐĐK
09/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)

Kính gửi: …………………………………………………

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: ………………

Địa chỉ: …………….…………….…………….…………….…………….…………….………..

Điện thoại …………….…………….Fax …………….…………….Email: …………….………

Giấy đăng ký doanh nghiệp số …………….ngày…tháng … năm……, tại …………….……

Họ tên người đại diện pháp luật …………….…………….…………….Chức danh …………

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số: …………….…………….…………….…………….……

Đơn vị cấp: …………….…………….…………….ngày cấp…………….…………….………..

Hộ khẩu thường trú …………….…………….…………….…………….…………….…………

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:

STT

Tên hàng nguy hiểm

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

         

2

         

         

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

1.

2.

…………(tên tổ chức, cá nhân)……… cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

 

………….., ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó (cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa)

 

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NDKAT
09/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC TÊN, KHỐI LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM VÀ LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM; DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VÀ NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

STT

Tên hàng nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Chủ phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Tải trọng phương tiện

Thời gian vận chuyển (dự kiến)

Lịch trình vận chuyển

Người Điều khiển phương tiện

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2): Ghi rõ tên hàng nguy hiểm, loại, nhóm hàng, so UN và số hiệu nguy hiểm theo quy định tại Nghị định nêu trong Thông tư này;

(3): Ghi rõ khi lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

(4): Ghi rõ tên chủ sở hữu phương tiện (địa chỉ, nếu có);

(5,6): Ghi rõ loại phương tiện, bin kiểm soát, tải trọng của phương tiện (theo đúng Giy đăng ký phương tiện);

(7, 8, 9,10): Ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi đi, nơi đến bao gm từ Điểm nhận hàng đến kho của tổ chức, cá nhân và từ kho đến các địa Điểm khác (nếu có);

(11, 12): Ghi rõ họ tên và số Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của người Điều khiển, người áp tải.

 

………….., ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 3. PALSTB
09/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………….., ngày …… tháng …… năm 20….

 

PHƯƠNG ÁN LÀM SẠCH THIẾT BỊ VÀ BẢO ĐẢM CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU KHI KẾT THÚC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

1. Vị trí thực hiện quá trình ty rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

2. Cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

3. Xử lý chất thải rắn, lỏng thu được sau khi tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

4. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác có liên quan.

(Các nội dung trên phải được xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt vị trí thực hiện ty rửa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướndẫn thi hành Luật này).

 

Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 4. GPVC
09/2016/TT-BKHCN

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH/THÀNH PHỐ………
CHI CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số …./ GPVC – CCTĐC

 

 

GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)

1. Tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN:

2. Tên, địa chỉ doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển:

3. Tên chủ phương tiện:

4. Tên phương tiện, biển kiểm soát, tải trọng:

5. Tên người Điều khiển phương tiện:

6. Tên người áp tải:

7. Khối lượng hàng hóa:

8. Nơi đi, nơi đến:

9. Thời hạn vận chuyển: …..tháng, kể từ ngày ký (hoặc chuyến hàng…)

 

 

CHI CỤC TRƯỞNG
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Vào sổ đăng ký số:
Ngày …….. tháng ……… năm………

 

 

Ghi chú: Giấy phép cấp cho loại hình vận tải nào thì ghi cụ thể loại hình đó (bằng phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa; cấp lại)

– Mục 1, ghi đầy đủ tên hàng nguy hiểm được cấp giấy phép vận chuyển, trường hợp có nhiều chủng loại (tên) hàng nguy hiểm, thì nội dung này cần được xây dựng thành phụ lục đính kèm. Khi đó, nội dung ở Mục này sẽ ghi “theo Phụ lục 1 kèm theo Giấy phép này”.

– Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển cho nhiều phương tiện, nhiều người Điều khiển phương tiện và nhiều người áp tải thì các nội dung ở Mục 3, 4, 5, 6 của mẫu giấy phép vận chuyển cần được xây dựng thành phụ lục với các nội dung tương tự (tại Mục 4, 5, 6, 11, 12) quy định tại Mẫu 2. DMNHN-LT-PT- NĐKAT của Phụ lục Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các Mục 3, 4, 5, 6 của Giấy phép vận chuyển sẽ ghi: “theo Phụ lục 2 kèm theo Giấy phép này”.

– Trường hợp doanh nghiệp có lịch trình vận chuyển đến nhiều địa Điểm khác nhau với khối lượng vận chuyển khác nhau thì các nội dung ở Mục 7, 8, 9 cần được xây dựng thành phụ lục với các nội dung tương tự (tại Mục 3, 7, 8, 9, 10) quy định tại Mẫu 2. DMNHN-LT-PT-NĐKAT của Phụ lục Thông tư này Khi đó, nội dung ở các Mục 7, 8, 9 của Giấy phép vận chuyển sẽ ghi: “theo Phụ lục 3 kèm theo Giấy phép này”

– Trường hợp cấp lại/cấp bổ sung ghi rõ: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (cấp lại/cấp bổ sung).

– Các Phụ lục của Giấy phép vận chuyển (nếu có) phải được đóng dấu treo và dấu giáp lai theo quy định.

 

Mẫu 5. ĐĐKL
09/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

Kính gửi: …………………………………………………

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: ………………

Địa chỉ: …………….…………….…………….…………….…………….…………….………..

Điện thoại …………….…………….Fax …………….…………….Email: …………….………

Giấy đăng ký doanh nghiệp số …………….ngày…tháng … năm………, tại …….…………

Họ tên người đại diện pháp luật …………….…………….…………….Chức danh …………

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số: …………….…………….…………….…………….……

Đơn vị cấp: …………….…………….…………….ngày cấp…………….…………….……….

Hộ khẩu thường trú …………….…………….…………….…………….…………….…………

Để vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức/cá nhân………..(ghi tên tổ chức, cá nhân) đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số … ngày… tháng… năm … Hàng nguy hiểm đã được cấp Giấy phép vận chuyển, cụ thể:

STT

Tên hàng nguy hiểm

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

         

2

         

         

Do …. (ghi rõ lý do, ví dụ như: sơ suất đánh mt/bị thất lạc/bị hư hỏng…) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản gốc) đã được Quý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp nêu trên, …. (tên tổ chức, cá nhân)… đề nghị Quý Chi cục xem xét cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nêu trên.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

Tổ chức, cá nhân cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nêu trên./.

 

 

………….., ngày …… tháng …… năm ….…
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 6. BCHĐVC
09/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………….., ngày …… tháng …… năm 20….

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(từ ngày……./..…/….../ đến ……/.……/..….)

Kính gửi: ………(Tên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giy phép vận chuyển hàng nguy hiểm)

1. Thông tin chung:

Tên chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/chủ hàng nguy hiểm: …………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………– Fax: …………………………– E-mail: …………………

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số: ……….…………ngày……tháng …. năm .…..

2. Tình hình chung về việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

3. Thống kê các nội dung vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

STT

Tên hàng nguy hiểm

Khi lượng vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Thời gian vận chuyển

Lịch trình vận chuyển

Người Điều khiển phương tiện vận chuyển

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Báo cáo về việc làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm: ….

5. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo: …………………………………………

6. Kế hoạch vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo tới: ……………………………

7. Các vấn đề khác (nếu có): …………………………………………………………………..

8. Kết luận và kiến nghị: …………………………………………………………………………

 

Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

 

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 09/2016/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ÔXY HÓA, CÁC HỢP CHẤT Ô XÍT HỮU CƠ (THUỘC LOẠI 5) VÀ CÁC CHẤT ĂN MÒN (THUỘC LOẠI 8) BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh Mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh Mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp giy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5), các chất ăn mòn (thuộc loại 8) (sau đây viết tắt là hàng nguy hiểm) được quy định tại:

a) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh Mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

b) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh Mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

c) Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ các Mục đích sau không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư này:

a) Hàng nguy hiểm phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang;

b) Hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

– Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.

3. Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý công tác vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Số UN (United Nations) là số có bốn chữ số, được quy định theo hệ thống của Liên hợp quốc để xác định các hàng nguy hiểm.

2. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

3. Các thuật ngữ khác sử dụng trong Thông tư này được quy định tại Luật Hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các hình thức nộp hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo Mẫu 1.ĐĐK quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

b) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm (theo Mẫu 2. DMHNH- LT-PT-NĐKAT quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

d) Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người Điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi Tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);

e) Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

g) Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

h) Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất, kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có). Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương;

i) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT- BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương, quy định danh Mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

k) Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

l) Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường theo Mẫu 3. PALSTB quy định tại Phụ lục Thông tư này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có sử dụng nhiều người Điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc sử dụng nhiều phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc sử dụng nhiều người áp tải hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định tại các Điểm d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này tương ứng đối với từng trường hợp tăng thêm (đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định).

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

b) Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Điều 5. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, cụ thể:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do. Trường hợp sau khi bị từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT , Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân và phải thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc văn bản cho tổ chức, cá nhân biết. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải tổ chức thực hiện thẩm định thực tế. Việc thẩm định thực tế được thực hiện như sau:

– Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập;

– Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục (nếu hồ sơ có Điểm chưa phù hợp). Biên bản thẩm định thực tế được lập thành 02 (hai) bản và được các thành viên Tổ thẩm định và đại diện pháp lý của tổ chức, cá nhân ký tên xác nhận và mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp, tổ chức, cá nhân không ký Biên bản thẩm định thực tế, Tổ thẩm định ghi rõ trong Biên bản thẩm định thực tế “đại diện … (tên tổ chức, cá nhân) không kí Biên bản thẩm định thực tế” và Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có chữ ký của các thành viên Tổ thẩm định;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được báo cáo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm với nội dung đã hoàn thành hành động khắc phục, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục. Việc thẩm định bổ sung do Tổ thẩm định thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản này. Kết quả thẩm định bổ sung phải được lập thành Biên bản và ghi rõ là “Biên bản thẩm định bổ sung”. Nội dung Biên bản thẩm định bổ sung nêu rõ kết luận đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu và kiến nghị cấp hay không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

2. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp tương ứng với từng loại hình vận chuyển:

a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:

– Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển;

– Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp nhưng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

– Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ quy định tại các điếm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung nội dung ghi trong Giấy phép (như bổ sung danh Mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển, phương tiện tham gia vận chuyển, người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng nguy hiểm, người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm), tổ chức, cá nhân phải có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bổ sung. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (đối với phần thay đổi, bổ sung). Trình tự thẩm định và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (đối với phần thay đổi, bổ sung).

Điều 6. Hồ sơ, trình tự cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều này và gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đã cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Hình thức nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo Mẫu 5. ĐĐKL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm đối với khối lượng đã thực hiện theo Giấy phép vận chuyển đã được cấp theo Mẫu 6. BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Bản chính Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị hư hỏng đối với trường hợp Giấy phép vận chuyển bị hư hỏng (nếu có).

3. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, thông báo rõ lý do từ chối cấp lại. Trường hợp sau khi bị từ chối cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu 4. GPVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp lại được ghi theo hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp.

Điều 7. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân đã bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm;

b) Có hành vi vi phạm bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc vi phạm về quản lý chất lượng hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên;

c) Cho thuê, cho mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp;

d) Thực hiện không đúng nội dung quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Để xảy ra sự cố hóa chất do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 01 (một) lần trở lên và bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

e) Có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, căn cứ vào các quy định tại Khoản 1 Điều này ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp và nêu rõ lý do.

3. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng không tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vi phạm quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã cấp bị thu hồi; hoặc trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vi phạm quy định tại Điểm a, b, đ Khoản 1 Điều này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hóa chất, pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật về đường sắt và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1. Trách nhiệm của chủ hàng nguy hiểm:

a) Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, chứa đựng, ghi nhãn và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 104/2009/NĐ-CP hoặc Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương;

b) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Giấy phép kinh doanh hàng hóa và Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng nguy hiểm đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc phải có bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành khi chủ hàng không đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

c) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển;

d) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm là doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Thông báo bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm:

– Danh Mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm; khối lượng hàng nguy hiểm);

– Những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp;

e) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm theo quy định của pháp luật và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

g) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng nguy hiểm và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

h) Bảo quản bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm; thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì, vật chứa thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại;

i) Có trách nhiệm phối hợp và tạo Điều kiện để Tổ thẩm định thực tế hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoàn thành Mục tiêu thẩm định;

k) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký doanh nghiệp chậm nhất không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này đối với trường hợp chủ hàng được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng lô hàng;

l) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký doanh nghiệp vào tháng 12 hàng năm theo Mẫu 6. BCHĐVC quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, đối với trường hợp chủ hàng được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thời hạn;

m) Cung cấp bản sao chứng thực các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ hàng thuê phương tiện vận chuyển;

n) Chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi chủ hàng nguy hiểm là chủ thể đăng ký đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Trách nhiệm của chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Chỉ sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có tên trong danh sách đăng ký được ghi tại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được gắn biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 và Điều 13 Nghị định 104/2009/NĐ-CP hoặc Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Điều 4 Thông tư số 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương tương ứng với mỗi loại hình vận chuyển;

c) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các giấy tờ liên quan khi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc phải có bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành khi chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không đồng thời là chủ hàng nguy hiểm, doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp chủ phương tiện vận chuyển là doanh nghiệp được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

e) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm phương tiện vận chuyển theo quy định và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

g) Chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm liên quan đến hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

h) Cung cấp cho người Điều khiển phương tiện, người áp tải hàng nguy hiểm (khi chủ phương tiện đồng thời là chủ hàng nguy hiểm) các tài liệu sau:

– Danh Mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm, khối lượng hàng nguy hiểm);

– Những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

i) Có kế hoạch, biện pháp cụ thể và thực hiện việc xử lý, vệ sinh phương tiện sau khi kết thúc đợt vận chuyển hoặc nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó;

k) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với hàng nguy hiểm cần vận chuyển cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm;

l) Cung cấp bản sao chứng thực các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

m) Có trách nhiệm phối hợp và tạo Điều kiện để Tổ thẩm định thực tế hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoàn thành Mục tiêu thẩm định;

n) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký doanh nghiệp vào tháng 12 hàng năm theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục Thông tư này đối với trường hợp chủ phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thời hạn;

o) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi đăng ký hoạt động doanh nghiệp, chậm nhất không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển theo Mẫu 6.BCHĐVC quy định tại Phụ lục Thông tư này đối với trường hợp chủ phương tiện vận chuyển được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng lô hàng;

p) Chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Trách nhiệm của người Điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn khi Điều khiển phương tiện vận chuyển tham gia giao thông;

b) Phải có Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp phù hợp với phương tiện vận chuyển trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; phải có Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và chỉ vận chuyển hàng nguy hiểm trong danh Mục hàng nguy hiểm ghi tại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp; phải mang theo bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khi vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Thông báo cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương để phối hợp xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển;

đ) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển và chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

Trong quá trình vận chuyển không được phép tùy tiện chuyển hàng nguy hiểm sang phương tiện vận chuyển khác, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai, sự cố bất khả kháng nhưng phải thông tin kịp thời đến cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương để phối hợp xử lý;

e) Không được dừng, đỗ, neo đậu phương tiện vận chuyển ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện…). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiệt tác động, khi vận chuyển không được dừng đỗ nơi phát sinh nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng gắt; trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.

Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm;

g) Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động xếp, dỡ hàng nguy hiểm theo các chỉ dẫn của chủ hàng, người gửi hàng hoặc theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP .

4. Trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực theo quy định hiện hành;

b) Khi áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm phải mang theo:

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm đối với trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có phương án ứng cứu khẩn cấp;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt, kèm theo bản sao chứng thực bằng ngôn ngữ nguyên gốc của nhà sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có);

– Hướng dẫn về việc vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm của doanh nghiệp sản xuất (nếu có) và bản sao chứng thực các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến hàng nguy hiểm đang được áp tải;

c) Kiểm tra các Điều kiện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, ít nhất 02 (hai) giờ/lần trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn vận chuyển;

d) Theo dõi, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng nguy hiểm, chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh môi trường;

đ) Thực hiện việc ghi nhật ký quá trình vận chuyển;

e) Thông báo cho các cơ quan có liên quan và thực hiện các hoạt động ứng cứu, khắc phục sự cố hóa chất theo phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc chỉ dẫn trên Phiếu an toàn hóa chất khi xảy ra sự cố hóa chất;

g) Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm khi tiếp cận hàng nguy hiểm hoặc xử lý khi có sự cố hóa chất (nếu có) xảy ra trong quá trình vận chuyển.

5. Trách nhiệm của người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất do Sở Công thương cấp còn thời hạn hiệu lực; phải có Chứng chỉ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực;

b) Phải tuân thủ các hướng dẫn về vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy hiểm của chủ hàng nguy hiểm và các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

c) Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân phù hợp với loại hàng nguy hiểm khi tiếp cận hàng nguy hiểm hoặc xử lý khi có sự cố hóa chất (nếu có) xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.

2. Kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương và huy động các lực lượng cần thiết, phối hợp với ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn (nơi xảy ra sự cố) xử lý, ứng cứu và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển.

3. Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, kịp thời báo cáo các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để phối hợp Điều phối các lực lượng chuyên ngành xử lý và khắc phục sự cố.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn (thanh tra giao thông vận tải, công thương, công an…) thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Định kỳ tháng 01 hàng năm, báo cáo tổng hợp tình hình cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm trên địa bàn của năm trước về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 11. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chấp hành các quy định của pháp luật về phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương và cơ quan có liên quan nơi xảy ra sự cố hóa chất (nếu có) hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Tiếp nhận báo cáo tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân.

Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước và hướng dẫn hoạt động cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Định kỳ tháng 02 hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình các tỉnh, thành phố cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của năm trước hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hiệu lực thi hành và Điều Khoản chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Bãi bỏ hiệu lực thi hành của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã được cấp khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Quá trình thực hiện, các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu: VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Việt Thanh

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU
Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Đơn đăng ký cấp/cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 1. ĐĐK

2. Danh Mục tên, khối lượng hàng nguy hiểm và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiện vận chuyển, người Điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm:

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NĐKAT

3. Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 3. PALSTB

4. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 4. GPVC

5. Đơn đăng ký cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 5. ĐĐKL

6. Báo cáo hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm:

Mẫu 6. BCHĐVC

 

Mẫu 1. ĐĐK
09/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)

Kính gửi: …………………………………………………

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: ………………

Địa chỉ: …………….…………….…………….…………….…………….…………….………..

Điện thoại …………….…………….Fax …………….…………….Email: …………….………

Giấy đăng ký doanh nghiệp số …………….ngày…tháng … năm……, tại …………….……

Họ tên người đại diện pháp luật …………….…………….…………….Chức danh …………

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số: …………….…………….…………….…………….……

Đơn vị cấp: …………….…………….…………….ngày cấp…………….…………….………..

Hộ khẩu thường trú …………….…………….…………….…………….…………….…………

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:

STT

Tên hàng nguy hiểm

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

         

2

         

         

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

1.

2.

…………(tên tổ chức, cá nhân)……… cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

 

………….., ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó (cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa)

 

Mẫu 2. DMHNH-LT-PT-NDKAT
09/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC TÊN, KHỐI LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM VÀ LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM; DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VÀ NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

STT

Tên hàng nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Chủ phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Tải trọng phương tiện

Thời gian vận chuyển (dự kiến)

Lịch trình vận chuyển

Người Điều khiển phương tiện

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2): Ghi rõ tên hàng nguy hiểm, loại, nhóm hàng, so UN và số hiệu nguy hiểm theo quy định tại Nghị định nêu trong Thông tư này;

(3): Ghi rõ khi lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

(4): Ghi rõ tên chủ sở hữu phương tiện (địa chỉ, nếu có);

(5,6): Ghi rõ loại phương tiện, bin kiểm soát, tải trọng của phương tiện (theo đúng Giy đăng ký phương tiện);

(7, 8, 9,10): Ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi đi, nơi đến bao gm từ Điểm nhận hàng đến kho của tổ chức, cá nhân và từ kho đến các địa Điểm khác (nếu có);

(11, 12): Ghi rõ họ tên và số Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của người Điều khiển, người áp tải.

 

………….., ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 3. PALSTB
09/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………….., ngày …… tháng …… năm 20….

 

PHƯƠNG ÁN LÀM SẠCH THIẾT BỊ VÀ BẢO ĐẢM CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU KHI KẾT THÚC VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

1. Vị trí thực hiện quá trình ty rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

2. Cơ sở vật chất sử dụng cho quá trình tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

3. Xử lý chất thải rắn, lỏng thu được sau khi tẩy rửa, làm sạch phương tiện vận chuyển, bao bì, vật chứa, thiết bị sử dụng trong quá trình vận chuyển.

4. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác có liên quan.

(Các nội dung trên phải được xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt vị trí thực hiện ty rửa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướndẫn thi hành Luật này).

 

Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 4. GPVC
09/2016/TT-BKHCN

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH/THÀNH PHỐ………
CHI CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số …./ GPVC – CCTĐC

 

 

GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)

1. Tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN:

2. Tên, địa chỉ doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển:

3. Tên chủ phương tiện:

4. Tên phương tiện, biển kiểm soát, tải trọng:

5. Tên người Điều khiển phương tiện:

6. Tên người áp tải:

7. Khối lượng hàng hóa:

8. Nơi đi, nơi đến:

9. Thời hạn vận chuyển: …..tháng, kể từ ngày ký (hoặc chuyến hàng…)

 

 

CHI CỤC TRƯỞNG
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Vào sổ đăng ký số:
Ngày …….. tháng ……… năm………

 

 

Ghi chú: Giấy phép cấp cho loại hình vận tải nào thì ghi cụ thể loại hình đó (bằng phương tiện giao thông đường bộ/đường sắt/đường thủy nội địa; cấp lại)

– Mục 1, ghi đầy đủ tên hàng nguy hiểm được cấp giấy phép vận chuyển, trường hợp có nhiều chủng loại (tên) hàng nguy hiểm, thì nội dung này cần được xây dựng thành phụ lục đính kèm. Khi đó, nội dung ở Mục này sẽ ghi “theo Phụ lục 1 kèm theo Giấy phép này”.

– Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển cho nhiều phương tiện, nhiều người Điều khiển phương tiện và nhiều người áp tải thì các nội dung ở Mục 3, 4, 5, 6 của mẫu giấy phép vận chuyển cần được xây dựng thành phụ lục với các nội dung tương tự (tại Mục 4, 5, 6, 11, 12) quy định tại Mẫu 2. DMNHN-LT-PT- NĐKAT của Phụ lục Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các Mục 3, 4, 5, 6 của Giấy phép vận chuyển sẽ ghi: “theo Phụ lục 2 kèm theo Giấy phép này”.

– Trường hợp doanh nghiệp có lịch trình vận chuyển đến nhiều địa Điểm khác nhau với khối lượng vận chuyển khác nhau thì các nội dung ở Mục 7, 8, 9 cần được xây dựng thành phụ lục với các nội dung tương tự (tại Mục 3, 7, 8, 9, 10) quy định tại Mẫu 2. DMNHN-LT-PT-NĐKAT của Phụ lục Thông tư này Khi đó, nội dung ở các Mục 7, 8, 9 của Giấy phép vận chuyển sẽ ghi: “theo Phụ lục 3 kèm theo Giấy phép này”

– Trường hợp cấp lại/cấp bổ sung ghi rõ: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (cấp lại/cấp bổ sung).

– Các Phụ lục của Giấy phép vận chuyển (nếu có) phải được đóng dấu treo và dấu giáp lai theo quy định.

 

Mẫu 5. ĐĐKL
09/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

Kính gửi: …………………………………………………

Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: ………………

Địa chỉ: …………….…………….…………….…………….…………….…………….………..

Điện thoại …………….…………….Fax …………….…………….Email: …………….………

Giấy đăng ký doanh nghiệp số …………….ngày…tháng … năm………, tại …….…………

Họ tên người đại diện pháp luật …………….…………….…………….Chức danh …………

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số: …………….…………….…………….…………….……

Đơn vị cấp: …………….…………….…………….ngày cấp…………….…………….……….

Hộ khẩu thường trú …………….…………….…………….…………….…………….…………

Để vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức/cá nhân………..(ghi tên tổ chức, cá nhân) đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số … ngày… tháng… năm … Hàng nguy hiểm đã được cấp Giấy phép vận chuyển, cụ thể:

STT

Tên hàng nguy hiểm

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

         

2

         

         

Do …. (ghi rõ lý do, ví dụ như: sơ suất đánh mt/bị thất lạc/bị hư hỏng…) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản gốc) đã được Quý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp nêu trên, …. (tên tổ chức, cá nhân)… đề nghị Quý Chi cục xem xét cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nêu trên.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

Tổ chức, cá nhân cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nêu trên./.

 

 

………….., ngày …… tháng …… năm ….…
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 6. BCHĐVC
09/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………….., ngày …… tháng …… năm 20….

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(từ ngày……./..…/….../ đến ……/.……/..….)

Kính gửi: ………(Tên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giy phép vận chuyển hàng nguy hiểm)

1. Thông tin chung:

Tên chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/chủ hàng nguy hiểm: …………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………– Fax: …………………………– E-mail: …………………

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm số: ……….…………ngày……tháng …. năm .…..

2. Tình hình chung về việc vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

3. Thống kê các nội dung vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo.

STT

Tên hàng nguy hiểm

Khi lượng vận chuyển

Phương tiện vận chuyển

Thời gian vận chuyển

Lịch trình vận chuyển

Người Điều khiển phương tiện vận chuyển

Người áp tải hàng nguy hiểm

Điểm nhận hàng

Điểm trung chuyển

Điểm giao hàng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Báo cáo về việc làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm: ….

5. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo: …………………………………………

6. Kế hoạch vận chuyển hàng nguy hiểm trong kỳ báo cáo tới: ……………………………

7. Các vấn đề khác (nếu có): …………………………………………………………………..

8. Kết luận và kiến nghị: …………………………………………………………………………

 

Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm/Chủ hàng nguy hiểm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản so sánh

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 25/2010/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ÔXY HÓA, CÁC HỢP CHẤT Ô XÍT HỮU CƠ VÀ CÁC CHẤT ĂN MÒN BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam như sau: 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5 và loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: các chất ô xy hoá, các hợp chất ô xít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

3. Các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 104/2009/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt, cụ thể:

a) Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

b) Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người gửi hàng là doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2. Người vận tải là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.

4. Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:

a) Nhận dạng hóa chất;

b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

c) Thông tin về thành phần các chất;

d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;

e) Thông tin về độc tính;

g) Thông tin về sinh thái;

h) Biện pháp sơ cứu về y tế;

i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

l) Yêu cầu về cất giữ;

m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;

o) Yêu cầu trong vận chuyển;

p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;

q) Các thông tin cần thiết khác.

Trường hợp Phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hoá chất.

Chương II

ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Điều 4. Đối với hàng nguy hiểm được gửi

Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8 cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.

Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:

a) Nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;

b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.

3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 5. Đối với phương tiện vận chuyển

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;

d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

g) Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này.

4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,…) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.

Điều 6. Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

2. Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.

Chương IIII

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Điều 7. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền thẩm xét hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kèm theo báo hiệu nguy hiểm.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lập 01 bộ hồ sơ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.

4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.

6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:

a) Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

b) Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

8. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

9. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:

a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố ;

b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

Điều 9. Trình tự cấp Giấy phép vận chuyển

1. Trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn ba ngày (03) làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Điều 10. Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển

Giấy phép vận chuyển được cấp theo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1. Người gửi hàng, người vận tải, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có trách nhiệm:

a) Tuân thủ các quy định của Thông tư này trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;

b) Kiểm tra, kiểm soát hàng hoá, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng hoá về việc tuân thủ các quy định tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư này và thể hiện đầy đủ trong bộ hồ sơ xin cấp phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng tài liệu cụ thể;

c) Xây dựng lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm rõ ràng, đầy đủ; yêu cầu người điều khiển phương tiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển, các yêu cầu của người gửi hàng, chỉ dẫn của các đơn vị thi công cầu, đường trên tuyến hành trình vận chuyển. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển, hàng nguy hiểm vận chuyển, thời gian vận chuyển nêu trong giấy phép vận chuyển; thực hiện ghi nhật ký quá trình vận chuyển theo lệnh điều động đối với từng chuyến hàng vận chuyển và định kỳ 3 tháng, báo cáo tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp kèm theo lệnh điều động theo mẫu quy định tại Phụ lục V;

d) Thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm và bản sao giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển đã xây dựng để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp có sự cố;

đ) Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm;

e) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh, môi trường đối với hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển;

g) Thực hiện đầy đủ những quy định liên quan khác trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.

2. Trường hợp vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị thu hồi giấy phép vận chuyển hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.

2. Phối hợp với ngành chức năng (thanh tra giao thông vận tải, công thương, công an,…) thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp đã được cấp giấy phép vận chuyển.

3. Định kỳ 6 tháng, báo cáo tình hình cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

Trường hợp, giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp cho doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn còn thời hạn khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp tiếp tục được phép sử dụng giấy phép vận chuyển đó cho đến khi hết thời hạn hiệu lực.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Trong trường hợp tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng tiêu chuẩn đã sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, TP;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu: VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Quân

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.