Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Thông tư 593-TTg năm 1957 về chủ trương đối với trường lớp của các tôn giáo do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 593-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG LỚP CỦA CÁC TÔN GIÁO

Đối với các trường lớp của các tôn giáo, Sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về chính sách tôn giáo đã quy định:

“Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (điều 5 chương 1).

“Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo giáo dục của Chính phủ, có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” (điều 9 chương II).

“Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như mọi tổ chức khác nhau của nhân dân” (điều 14 chương IV).

Để đảm bảo việc chấp hành đúng đắn chính sách tôn giáo của Chính phủ, Thủ tướng phủ quy định những chi tiết thi hành các điều khoản nói trên như sau:

1. Các tôn giáo muốn mở trường tư thục thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục đối với các trường tư thục khác như: thể lệ xin mở trường, điều kiện trường sở, điều kiện giáo viên, chương trình và nội dung giảng dạy, chế độ báo cáo, v.v…

Nếu muốn dạy thêm giáo lý cho học sinh nào muốn học thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục về vấn đề này, như việc bảo đảm sức khỏe cho học sinh, việc học sinh theo học là do hoàn toàn tự nguyện…

2. Các tôn giáo muốn mở trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo của mình, thì gửi đơn xin mở trường chứng thực, để chuyển lên Ủy ban hành chính khu xét và cấp giấy công nhận. Đối với những trường hiện có thì vẫn được tiếp tục giảng dạy, nhưng phải khai báo để được sự công nhận chính thức của Ủy ban hành chính khu.

Khi di chuyển trường đi nơi khác hoặc muốn giải tán trường phải báo trước một tháng với Ủy ban hành chính khu.

Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, điều kiện trường sở của các trường này cũng phải theo đúng những điều quy định như trường dạy văn hóa.

Về nội dung giảng dạy, thì môn giáo lý, thần học, do các tôn giáo phụ trách, nhưng nội dung các môn đó không được chống lại pháp luật của Nhà nước, chống lại sự nghiệp củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nhân dân Việt Nam, không được tuyên truyền chia rẽ, không được tuyên truyền chiến tranh.

Việc dạy văn hóa ở các trường này thì phải theo chương trình của Bộ Giáo dục, nhưng có thể châm chước từng phần, châm chước về thời gian. Sự châm chước ấy phải được sự chấp thuận của Ty Giáo dục.

Ty Giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ các trường này về tài liệu giáo khoa, về phương pháp giảng dạy văn hóa, và về việc phổ biến những chính sách lớn của Chính phủ.

3. Đối với các lớp giáo lý thỉnh thoảng tổ chức ngắn kỳ và đối với những lớp kinh bổn đều phải xin phép trước. Những lớp đó không được cản trở việc làm ăn sinh sống, và nghĩa vụ công dân của tin đồ. Nếu tổ chức học kinh bổn cho tín đồ là thiếu nhi không được cản trở việc học tập văn hóa và sinh hoạt đoàn thể của các em.

Đối với các hình thức trường hạ của phật giáo, cấm phòng linh mục, tu sĩ của thiên chúa giáo. Đại hội đồng của Tin lành giáo… thì không phải xin phép trước nhưng phải báo trước.

Nhận được thông tư này, Ban Tôn giáo Trung ương và Ủy ban hành chính các cấp cần nghiên cứu kỹ để thi hành.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG


Phan Kế Toại

Để đảm bảo việc chấp hành đúng đắn chính sách tôn giáo của Chính phủ, Thủ tướng phủ quy định những chi tiết thi hành một số quy định thuộc Sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về chính sách tôn giáo:

+ “Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (điều 5 chương 1).

+ “Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo giáo dục của Chính phủ, có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” (điều 9 chương II).

+ “Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như mọi tổ chức khác nhau của nhân dân” (điều 14 chương IV).

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 593-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG LỚP CỦA CÁC TÔN GIÁO

Đối với các trường lớp của các tôn giáo, Sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về chính sách tôn giáo đã quy định:

“Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (điều 5 chương 1).

“Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo giáo dục của Chính phủ, có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” (điều 9 chương II).

“Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như mọi tổ chức khác nhau của nhân dân” (điều 14 chương IV).

Để đảm bảo việc chấp hành đúng đắn chính sách tôn giáo của Chính phủ, Thủ tướng phủ quy định những chi tiết thi hành các điều khoản nói trên như sau:

1. Các tôn giáo muốn mở trường tư thục thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục đối với các trường tư thục khác như: thể lệ xin mở trường, điều kiện trường sở, điều kiện giáo viên, chương trình và nội dung giảng dạy, chế độ báo cáo, v.v…

Nếu muốn dạy thêm giáo lý cho học sinh nào muốn học thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục về vấn đề này, như việc bảo đảm sức khỏe cho học sinh, việc học sinh theo học là do hoàn toàn tự nguyện…

2. Các tôn giáo muốn mở trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo của mình, thì gửi đơn xin mở trường chứng thực, để chuyển lên Ủy ban hành chính khu xét và cấp giấy công nhận. Đối với những trường hiện có thì vẫn được tiếp tục giảng dạy, nhưng phải khai báo để được sự công nhận chính thức của Ủy ban hành chính khu.

Khi di chuyển trường đi nơi khác hoặc muốn giải tán trường phải báo trước một tháng với Ủy ban hành chính khu.

Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, điều kiện trường sở của các trường này cũng phải theo đúng những điều quy định như trường dạy văn hóa.

Về nội dung giảng dạy, thì môn giáo lý, thần học, do các tôn giáo phụ trách, nhưng nội dung các môn đó không được chống lại pháp luật của Nhà nước, chống lại sự nghiệp củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nhân dân Việt Nam, không được tuyên truyền chia rẽ, không được tuyên truyền chiến tranh.

Việc dạy văn hóa ở các trường này thì phải theo chương trình của Bộ Giáo dục, nhưng có thể châm chước từng phần, châm chước về thời gian. Sự châm chước ấy phải được sự chấp thuận của Ty Giáo dục.

Ty Giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ các trường này về tài liệu giáo khoa, về phương pháp giảng dạy văn hóa, và về việc phổ biến những chính sách lớn của Chính phủ.

3. Đối với các lớp giáo lý thỉnh thoảng tổ chức ngắn kỳ và đối với những lớp kinh bổn đều phải xin phép trước. Những lớp đó không được cản trở việc làm ăn sinh sống, và nghĩa vụ công dân của tin đồ. Nếu tổ chức học kinh bổn cho tín đồ là thiếu nhi không được cản trở việc học tập văn hóa và sinh hoạt đoàn thể của các em.

Đối với các hình thức trường hạ của phật giáo, cấm phòng linh mục, tu sĩ của thiên chúa giáo. Đại hội đồng của Tin lành giáo… thì không phải xin phép trước nhưng phải báo trước.

Nhận được thông tư này, Ban Tôn giáo Trung ương và Ủy ban hành chính các cấp cần nghiên cứu kỹ để thi hành.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG


Phan Kế Toại

Văn bản so sánh

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 60-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1964

 

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 60-TTG NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 1964 BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 593-TTG NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1957 VỀ VIỆC THI HÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO

Sắc lệnh số 234-SL ngày 14-6-1955 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về chính sách tôn giáo đã quy định:

“Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân…. Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 1, chương 1).

“Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (Điều 5, chương I).

“Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà như mọi tổ chức khác của nhân dân” (Điều 14, chương IV).

Ngày 10 tháng 12 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 593-TTg quy định chi tiết thi hành những điều khoản trên.

Việc thi hành Thông tư số 593-TT đã thu được kết quả tốt bước đầu. Nhiều tổ chức tôn giáo khi đào tạo, phong chức những người chuyên hoạt động tôn giáo đã chú ý lựa chọn những người xứng đáng. Những người tu hành được lựa chọn tốt, trong khi truyền bá tôn giáo, đã chú trọng giáo dục lòng yêu nước và nghĩa vụ thi hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên trong việc chọn người để đào tạo và phong chức cất nhắc cũng còn có những tổ chức tôn giáo không chú ý đầy đủ tư cách công dân của người đó, nên đã gây hậu quả không tốt về nhiều mặt, và không được tín đồ đồng tình.

Để bảo đảm việc chấp hành những điều khoản kể trên của Sắc lệnh số 234-SL ngày 14-6-1955, để giúp đỡ các tôn giáo đào tạo tốt những người chuyên hoạt động tôn giáo phù hợp với nguyện vọng chính đáng của tín đồ tôn giáo, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại và quy định rõ thêm mấy điểm sau đây:

1- Tất cả các tổ chức tôn giáo đều phải nghiêm chỉnh thi hành Thông tư số 493-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1957.

2- Khi tuyển học sinh để đào tạo thành những người chuyên hoạt động tôn giáo, cũng như khi phong chức hoặc cất nhắc những người này, các tổ chức tôn giáo cần lựa chọn những công dân tốt và phải được cơ quan chính quyền có thẩm quyền sau khi đã xét tư cách, đạo đức công nhân của những người đó phê chuẩn.

Học sinh tuyển vào các trường, các lớp tôn giáo do Uỷ ban hành chính xã nơi quê quán của học sinh xét duyệt.

Đối với người chuyên hoạt động tôn giáo, được lựa chọn để phong chức hoặc cất nhắc nếu phạm vi hoạt động tôn giáo của người đó là một huyện, thì do Uỷ ban hành chính huyện xét duyệt; nếu phạm vi hoạt động tôn giáo rộng hơn một huyện thì do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt; nếu phạm vi hoạt động tôn giáo có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, thì các Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố có liên quan cần trao dổi ý kiến với nhau để xét duyệt dưới sự chủ trì của Chủ tịch Uỷ ban hành chính nơi cư trú của người hoạt động tôn giáo.

3- Ban tôn giáo Phủ Thủ tướng, Uỷ ban hành chính các cấp và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thi hành đúng đắn Thông tư này vì lợi ích của tín đồ tôn giáo và lợi ích chung của quốc dân.

 

Phạm Hùng

(Đã ký)

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.