Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Tờ trình số 3351 TM/ĐB ngày 23/08/2002 của Bộ Thương mại về việc xin phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia của Việt Nam năm 2002.

BỘ THƯƠNG MẠI
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Số: 3351 TM/ĐB

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2002

TỜ TRÌNH

XIN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM NĂM 2002

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Theo chỉ thị của Chính phủ về việc xây dựng và đệ trình Kế hoạch Hành động Quốc gia của Việt Nam (IAP) theo nghĩa vụ hàng năm với APEC, Bộ Thương mại đã phối hợp với các Bộ/Ngành có liên quan rà soát lại bản Kế hoạch Hành động Quốc gia năm 2001 và xây dựng IAP 2002.

IAP 2002 được xây dựng theo hướng thực hiện dần từng bước mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư vào năm 2020 của APEC. Các cam kết đưa ra không mang tính ràng buộc và thực hiện linh hoạt, tập trung vào một số lĩnh vực sau:

  1. Chính sách thuế quan:

So với bản IAP 2001, Việt Nam đã thực hiện một số thay đổi trong chính sách hiện hành đối với lĩnh vực thuế như: thay đổi về các mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng được giảm thuế; thay đổi về mã số Danh mục biểu thuế nhập khẩu để hoàn chỉnh hơn nữa theo HS 96 của Tổ chức Hải quan Thế giới và danh mục biểu thuế chung ASEAN; cắt giảm một số nhóm mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu… Đồng thời, vấn đề minh bạch hóa chính sách trong lĩnh vực thuế cũng được cải thiện một bước rõ rệt bằng việc trang Web của Bộ Tài chính đã được chính thức hoạt động cung cấp các thông tin về sửa đổi, bổ sung biểu thuế, các thông tin liên quan đến chính sách thuế, đồng thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực thuế.

Về các cam kết mới: trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thực hiện việc thuế hóa các biện pháp phi thuế quan đối với một số mặt hàng; tiếp tục hoàn thiện danh mục biểu thuế nhập khẩu theo danh mục HS 2002 (HS2K) của Tổ chức Hải quan Thế giới và danh mục biểu thuế chung của ASEAN; nghiên cứu thực hiện thuế quan ràng buộc và thực hiện hạn ngạch thuế quan trong cam kết thuế quan đối với WTO.

  1. Các biện pháp phi thuế quan:

So với IAP 2001, Việt Nam không có thay đổi nhiều trong lĩnh vực phi thuế do IAP 2001 ta đã khai báo kế hoạch cắt giảm các hàng rào phi thuế trong giai đoạn 2001-2005, trong đó đề cập đến việc Việt Nam đã tích cực bãi bỏ nhiều loại giấy phép không cần thiết, bãi bỏ chế độ xuất nhập khẩu theo đầu mối đối với tất cả các mặt hàng, xăng dầu, bãi bỏ giấy phép xuất khẩu gạo…

  1. Dịch vụ:

Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực thương mại dịch vụ không chỉ khu vực quản lý nhà nước mà còn trong khu vực doanh nghiệp. Hiện nay, chính sách của Việt Nam đang có sự chuyển đổi rõ nét hơn hướng tới việc khuyến khích phát huy hiệu quả các ngành dịch vụ đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Các biện pháp Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc tạo thuận lợi hơn cho thương mại dịch vụ với nội dung chủ yếu là ban hành, sửa đổi, bổ sung luật lệ và chính sách trong lĩnh vực dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài được liên danh liên kết đầu tư hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để thực hiện các hoạt động về thương mại dịch vụ.

Những cam kết về mở cửa thị trường cho các thương nhân nước ngoài được thành lập doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có trường hợp đã vượt quá hiệp định ký kết như cho công ty quảng cáo 100% vốn. Những cam kết cho thời gian tới chủ yếu tập trung vào việc ban hành một số văn bản pháp lý nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

  1. Đầu tư:

Trong thời gian qua, Việt Nam đã liên tiếp sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Bộ Luật Lao động… đồng thời với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi; giảm số lượng các sản phẩm công nghiệp nằm trong danh mục phải xuất khẩu ít nhất 80% từ 24 xuống còn 14 mặt hàng; giảm thiểu khoảng cách áp dụng số loại giá, phí do Nhà nước quản lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như giá viễn thông, giá điện, giá vé máy bay…

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thiết lập mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài và mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài; xây dựng danh mục các lĩnh vực cho phép người nước ngoài mua dưới 30% cổ phần của doanh nghiệp trong nước; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp tục bỏ dần chế độ hai giá áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; xem xét giảm bớt các yêu cầu trong quá trình thực hiện dự án; cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng phù hợp hơn với cơ chế WTO; áp dụng các biện pháp tự do thương mại, quản lý ngoại hối, phổ biến thông tin… nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

  1. Các lĩnh vực khác

Các kế hoạch hành động trong các lĩnh vực khác chủ yếu tập trung vào các chương trình xây dựng pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện và chuẩn mực hóa hệ thống quy định hiện hành. Những kế hoạch này được đưa ra trên cơ sở chương trình và chiến lược phát triển chung của các ngành có liên quan.

Nhìn chung, IAP 2002 được xây dựng một cách nghiêm túc với sự tham gia của tất cả các Bộ/Ngành có liên quan. Phần tình hình hiện tại của các lĩnh vực được cập nhật sát với các quy định chung hiện hành. Phần những kết quả đạt được kể từ năm 1998 liệt kê những cố gắng, nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện dần từng bước mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư từ năm 1998 cho đến nay. Các cam kết, bổ sung nhìn chung phù hợp với kế hoạch và chiến lược của Chính phủ và các Bộ/Ngành hữu quan.

Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt bản Kế hoạch Hành động Quốc gia 2002 của Việt Nam để Bộ Thương mại dịch sang tiếng Anh và gửi cho Ban Thư ký APEC theo đúng thời hạn quy định (10/9/2002).

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG

Lương Văn Tự

Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt bản Kế hoạch Hành động Quốc gia 2002 của Việt Nam (IAP).

IAP 2002 được xây dựng theo hướng thực hiện dần từng bước mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư vào năm 2020 của APEC. Các cam kết đưa ra không mang tính ràng buộc và thực hiện linh hoạt, tập trung vào một số lĩnh vực sau:

  1. Chính sách thuế quan
  2. Các biện pháp phi thuế quan
  3. Dịch vụ
  4. Đầu tư
  5. Các lĩnh vực khác

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ THƯƠNG MẠI
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Số: 3351 TM/ĐB

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2002

TỜ TRÌNH

XIN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM NĂM 2002

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Theo chỉ thị của Chính phủ về việc xây dựng và đệ trình Kế hoạch Hành động Quốc gia của Việt Nam (IAP) theo nghĩa vụ hàng năm với APEC, Bộ Thương mại đã phối hợp với các Bộ/Ngành có liên quan rà soát lại bản Kế hoạch Hành động Quốc gia năm 2001 và xây dựng IAP 2002.

IAP 2002 được xây dựng theo hướng thực hiện dần từng bước mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư vào năm 2020 của APEC. Các cam kết đưa ra không mang tính ràng buộc và thực hiện linh hoạt, tập trung vào một số lĩnh vực sau:

  1. Chính sách thuế quan:

So với bản IAP 2001, Việt Nam đã thực hiện một số thay đổi trong chính sách hiện hành đối với lĩnh vực thuế như: thay đổi về các mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng được giảm thuế; thay đổi về mã số Danh mục biểu thuế nhập khẩu để hoàn chỉnh hơn nữa theo HS 96 của Tổ chức Hải quan Thế giới và danh mục biểu thuế chung ASEAN; cắt giảm một số nhóm mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu… Đồng thời, vấn đề minh bạch hóa chính sách trong lĩnh vực thuế cũng được cải thiện một bước rõ rệt bằng việc trang Web của Bộ Tài chính đã được chính thức hoạt động cung cấp các thông tin về sửa đổi, bổ sung biểu thuế, các thông tin liên quan đến chính sách thuế, đồng thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực thuế.

Về các cam kết mới: trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thực hiện việc thuế hóa các biện pháp phi thuế quan đối với một số mặt hàng; tiếp tục hoàn thiện danh mục biểu thuế nhập khẩu theo danh mục HS 2002 (HS2K) của Tổ chức Hải quan Thế giới và danh mục biểu thuế chung của ASEAN; nghiên cứu thực hiện thuế quan ràng buộc và thực hiện hạn ngạch thuế quan trong cam kết thuế quan đối với WTO.

  1. Các biện pháp phi thuế quan:

So với IAP 2001, Việt Nam không có thay đổi nhiều trong lĩnh vực phi thuế do IAP 2001 ta đã khai báo kế hoạch cắt giảm các hàng rào phi thuế trong giai đoạn 2001-2005, trong đó đề cập đến việc Việt Nam đã tích cực bãi bỏ nhiều loại giấy phép không cần thiết, bãi bỏ chế độ xuất nhập khẩu theo đầu mối đối với tất cả các mặt hàng, xăng dầu, bãi bỏ giấy phép xuất khẩu gạo…

  1. Dịch vụ:

Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực thương mại dịch vụ không chỉ khu vực quản lý nhà nước mà còn trong khu vực doanh nghiệp. Hiện nay, chính sách của Việt Nam đang có sự chuyển đổi rõ nét hơn hướng tới việc khuyến khích phát huy hiệu quả các ngành dịch vụ đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Các biện pháp Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc tạo thuận lợi hơn cho thương mại dịch vụ với nội dung chủ yếu là ban hành, sửa đổi, bổ sung luật lệ và chính sách trong lĩnh vực dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài được liên danh liên kết đầu tư hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để thực hiện các hoạt động về thương mại dịch vụ.

Những cam kết về mở cửa thị trường cho các thương nhân nước ngoài được thành lập doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có trường hợp đã vượt quá hiệp định ký kết như cho công ty quảng cáo 100% vốn. Những cam kết cho thời gian tới chủ yếu tập trung vào việc ban hành một số văn bản pháp lý nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

  1. Đầu tư:

Trong thời gian qua, Việt Nam đã liên tiếp sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Bộ Luật Lao động… đồng thời với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi; giảm số lượng các sản phẩm công nghiệp nằm trong danh mục phải xuất khẩu ít nhất 80% từ 24 xuống còn 14 mặt hàng; giảm thiểu khoảng cách áp dụng số loại giá, phí do Nhà nước quản lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như giá viễn thông, giá điện, giá vé máy bay…

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thiết lập mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài và mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài; xây dựng danh mục các lĩnh vực cho phép người nước ngoài mua dưới 30% cổ phần của doanh nghiệp trong nước; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp tục bỏ dần chế độ hai giá áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; xem xét giảm bớt các yêu cầu trong quá trình thực hiện dự án; cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng phù hợp hơn với cơ chế WTO; áp dụng các biện pháp tự do thương mại, quản lý ngoại hối, phổ biến thông tin… nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

  1. Các lĩnh vực khác

Các kế hoạch hành động trong các lĩnh vực khác chủ yếu tập trung vào các chương trình xây dựng pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện và chuẩn mực hóa hệ thống quy định hiện hành. Những kế hoạch này được đưa ra trên cơ sở chương trình và chiến lược phát triển chung của các ngành có liên quan.

Nhìn chung, IAP 2002 được xây dựng một cách nghiêm túc với sự tham gia của tất cả các Bộ/Ngành có liên quan. Phần tình hình hiện tại của các lĩnh vực được cập nhật sát với các quy định chung hiện hành. Phần những kết quả đạt được kể từ năm 1998 liệt kê những cố gắng, nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện dần từng bước mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư từ năm 1998 cho đến nay. Các cam kết, bổ sung nhìn chung phù hợp với kế hoạch và chiến lược của Chính phủ và các Bộ/Ngành hữu quan.

Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt bản Kế hoạch Hành động Quốc gia 2002 của Việt Nam để Bộ Thương mại dịch sang tiếng Anh và gửi cho Ban Thư ký APEC theo đúng thời hạn quy định (10/9/2002).

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG

Lương Văn Tự

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.