Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón,

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 108/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật cht lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Phân bón hữu cơ truyền thống do các tổ chức, cá nhân sản xuất đ sử dụng không vì mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất đ tăng năng sut, chất lượng cây trng.

2. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng ti an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, gm:

a) Các nguyên t arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);

b) Vi khuẩn E. coli, Salmonella và các vi sinh vật gây hại cây trồng, gây bệnh cho người, động vật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Chất chính (còn gọi là chất dinh dưỡng chính) trong phân bón là chất dinh dưỡng có trong thành phần đăng ký quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.

4. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là các thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.

5. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cn thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trng, bao gồm:

a) Nguyên tố dinh dưng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hp thu được;

c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.

6. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.

7. Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khi lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sc, dạng phân bón.

8. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.

9. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Phân loại phân bón

1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất

a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;

b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghin, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);

c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.

2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng

a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;

b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;

c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;

d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);

đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón

a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;

b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;

c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phi trộn từ các loại phân bón khác nhau;

d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;

đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…).

4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất

a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;

b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;

c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…);

d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;

đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);

e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón

a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;

b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;

c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiu chất sinh học.

6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.

7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.

8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.

9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng

a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phân bón

1. Nhà nước có chính sách về tín dụng, thuế, quỹ đất cho việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

2. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến cho việc sản xuất các loại phân bón thế hệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phân bón.

3. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón.

4. Khuyến khích phát triển xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực phân bón.

Chương II

CÔNG NHẬN PHÂN BÓN VÀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Mục 1. CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Điều 6. Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành

1. Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.

3. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.

Điều 7. Phân bón không được công nhận lưu hành hoặc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Phân bón không được công nhận lưu hành

a) Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;

b) Có bằng chng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;

c) Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.

2. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

a) Có bng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;

b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;

c) Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.

Điều 8. Hình thức công nhận phân bón lưu hành

1. Công nhận lần đầu

a) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;

b) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;

c) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.

2. Công nhận lại

a) Phân bón hết thời gian lưu hành;

b) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) Chuyển nhượng tên phân bón;

đ) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.

Các trường hợp công nhận lại quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.

Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định này) hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định này);

d) Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định công nhận) theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;

c) Mu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này,

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp l, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Quyết định công nhận đã được cấp (trừ trường hợp bị mất, hư hỏng);

c) Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón; trừ trường hợp thay đổi tên phân bón quy định tại khoản 9 Điều 47 của Nghị định này);

d) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);

đ) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);

e) Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành theo thời hạn của Quyết định đã cấp.

Điều 12. Quy trình hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin đánh giá và xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.

2. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu công nhận phân bón để xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.

3. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 06 tháng, được buôn bán, sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ có hiệu lực.

Mục 2. KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón

1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,

2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:

a) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;

b) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;

c) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.

4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

Điều 14. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu kỹ thuật đi với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Đ cương khảo nghiệm phân bón theo Mu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm theo Mu s 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 15. Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập hun khảo nghiệm phân bón.

3. Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hp đng lao động xác định thời hạn) đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.

4. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mu s 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thẩm định và công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.

Nếu hồ sơ, điều kiện đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón theo Mu s 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 17. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón bị thu hồi một trong các trường hợp sau:

a) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này trong 02 năm liên tiếp;

b) Giả mạo, cấp khng kết quả báo cáo khảo nghiệm phân bón;

c) Ty xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp.

2. Việc thu hồi quyết định quy định tại khoản 1 Điều này do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.

3. Tổ chức bị thu hồi quyết định công nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày Cục Bảo vệ thực vật ban hành quyết định thu hồi.

Chương III

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

MỤC 1. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.

Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nht sau 01 năm k từ ngày thành lập;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.

Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hp pháp; có s ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Mục 2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 20. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.

4. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

5. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

Điều 21. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh điều kiện buôn bán theo Mu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn

Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây gọi là Giy chứng nhận) bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mu số 12 hoặc Mu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giy chng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);

Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mu s 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công sut sản xuất);

Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).

c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).

Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Thẩm định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận

a) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận, cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở buôn bán phân bón trước khi cấp Giy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Biên bản kiểm tra theo Mu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giy chứng nhận.

Thời hạn của Giấy chứng nhận giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

c) Trường hợp không cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 24. Thời hạn, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Thời hạn Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn 05 năm.

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

a) Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón) theo Mu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón theo Mu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổng hợp, công b trên Cng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau đây:

a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.

3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng k từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 26. Xuất khẩu phân bón

Phân bón xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh th liên quan.

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cn giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận phải có Giấy phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này; Giấy phép nhập khẩu phân bón (np trực tiếp hoặc thông qua Hệ thng Một cửa quốc gia) đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều này.

Trường hợp ủy quyn nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giy ủy quyn của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khu tại cơ quan Hải quan.

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Hình thức nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;

c) Tờ khai kỹ thuật theo Mu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;

đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale  CFS) do nước xuất khu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn của nước xuất khẩu;

e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản nàytổ chức, cá nhân phải nộp Giấy xác nhận hoặc Giy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

g) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ hp đng nhập khẩu, hợp đồng xuất khu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài;

h) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ đ cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu.

3. Thẩm định và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mu số 21 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chương V

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, NHÃN, ĐẶT TÊN, QUẢNG CÁO, HỘI THẢO PHÂN BÓN

Mục 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 29. Quản lý chất lượng phân bón

1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Việc chứng nhận hợp quy, công bố hp quy về phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn k thuật, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hp quy về phân bón là các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện theo các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của Luật cht lượng sản phm hàng hóa và văn bản liên quan.

Điều 30. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyn khu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất.

2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

Điều 31. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường bin hoặc đường sắt).

3. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu

a) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng

Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mu phân bón. Mu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản ly mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khu theo Mu s 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Thông báo kết quả kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mu số 24 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 32. Lấy mẫu thử nghiệm phân bón

1. Lấy mẫu phân bón

a) Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người ly mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón thực hiện;

b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;

c) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp ly mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.

2. Thử nghiệm phân bón

Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong sản xuất, lưu thông trên thị trường phải do phòng thử nghiệm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Mục 2. ĐẶT TÊN, NHÃN PHÂN BÓN

Điều 33. Nguyên tắc đặt tên

1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.

2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.

3. Tên phân bón không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.

4. Trường hợp tên thành phần phân bón sử dụng làm tên phân bón đăng ký trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành phải bổ sung thêm các ký hiệu riêng đ không trùng với tên phân bón đã được công nhận.

5. Đối với tên phân bón hỗn hp, các nội dung trong tên phân bón đặt theo thứ tự: Tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).

Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự: Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).

Điều 34. Nhãn phân bón

1. Phân bón lưu thông trong nước, phân bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại phân bón và số quyết định công nhận phân bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “phân bón lá”.

3. Nội dung ghi trên nhãn đúng với nội dung Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Mục 3. QUẢNG CÁO, HỘI THẢO PHÂN BÓN

Điều 35. Quảng cáo phân bón

1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xác nhận nội dung quảng cáo.

2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mu s 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ bản công bố hp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;

d) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 36. Hội thảo phân bón

1. Giấy tờ, tài liệu đăng ký tổ chức hội thảo

a) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: Chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày để theo dõi, kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản I Điều này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì np văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.

Chương VI

TẬP HUẤN VỀ KHẢO NGHIỆM, LẤY MẪU, SỬ DỤNG PHÂN BÓN; BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ PHÂN BÓN

Điều 37. Tập huấn khảo nghiệm phân bón

1. Nội dung tập huấn khảo nghiệm phân bón

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) An toàn trong bảo quản và sử dụng phân bón;

c) Quy phạm khảo nghiệm phân bón;

d) Thực hành khảo nghiệm;

đ) Lưu giữ số liệu, báo cáo kết quả khảo nghiệm.

2. Thời gian tập huấn: 10 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón theo Mu số 27 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đăng ký, tổ chức tập huấn khảo nghiệm phân bón

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn khảo nghiệm phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thm quyn.

4. Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Điều 38. Tập huấn lấy mẫu phân bón

1. Nội dung tập huấn người lấy mẫu

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo Tiêu chun quốc gia;

c) Thực hành lấy mẫu phân bón.

2. Thời gian tập huấn: 05 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập hun ly mu phân bón theo Mu s 28 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Điều 39. Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón

1. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn về phân bón bao gồm:

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng, hóa học đất, vật lý đất, đất và phân bón;

c) Phân bón và cách bón phân, hướng dẫn sử dụng phân bón;

d) Thực hành, tham quan thực tế.

2. Thời gian bồi dưỡng chuyên môn về phần bón: 03 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, đơn vị có trách nhiệm tập huấn cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo Mu số 29 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn về phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với đơn vị có trách nhiệm tập huấn.

Điều 40. Nội dung tập huấn sử dụng phân bón

1. Hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.

2. Cách đọc nhãn phân bón.

3. Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.

4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng phân bón.

Điều 41. Trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón

1. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập hun khảo nghiệm, lấy mu phân bón, bi dưỡng chuyên môn về phân bón và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn khảo nghiệm, lấy mẫu phân bón.

2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng bộ tài liệu tập huấn sử dụng phân bón theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 40 của Nghị định này; chủ trì, phối hợp với các hiệp hội, hội về phân bón, doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; tập huấn sử dụng phân bón.

3. Các hiệp hội, hội, cơ sở sản xuất về phân bón chủ động tham gia phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, tập huấn chuyên môn cho người trực tiếp sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Điều 42. Trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón như sau:

a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;

b) Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phân bón và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho sản phẩm phân bón;

c) Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam;

d) Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón được phân công quản lý;

đ) Tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, t cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón;

g) Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón;

h) Tổng hợp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam;

i) Phân công Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón theo quy định pháp luật.

3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách đối với sản xuất phân bón vô cơ; chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động buôn bán phân bón trên địa bàn.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, buôn bán phân bón.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, buôn bán, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.

7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng phân bón thuộc địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn;

b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý;

c) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón, hướng dẫn cách nhận biết phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng;

đ) Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón theo quy định của pháp luật.

8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh

a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón tại địa phương; tng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công b hợp quy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;

đ) Phân công Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón tại địa phương theo quy định pháp luật.

Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón

a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 18 Nghị định này và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, các quy định về sản xuất phân bón;

c) Thử nghiệm, lưu kết quả thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản các mẫu lưu 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;

d) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;

đ) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mu số 30 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất khi có yêu cầu;

e) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan về sản xuất phân bón;

g) Quảng cáo, thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;

h) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;

i) Phân bón được sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng;

k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón

a) Đáp ứng các điều kiện về buôn bán phân bón quy định tại Điều 19 Nghị định này và chỉ được buôn bán phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

b) Phân bón phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo;

c) Quảng cáo thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;

d) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;

đ) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

e) Lưu giữ chứng từ hp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khu hoặc nơi cung cấp loại phân bón;

g) Phân bón buôn bán phải có nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành;

h) Xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng, phân bón giả và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp không xác định được cơ sở sản xuất;

i) Chp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

a) Thực hiện quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 26, Điều 27 Nghị định này;

b) Tuân thủ các quy định về chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Khảo nghiệm phân bón phải khách quan, chính xác.

2. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm.

4. Lưu giữ toàn bộ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, báo cáo kết quả khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm.

5. Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

7. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

8. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phải gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi khảo nghiệm đ có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.

9. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả;

b) Yêu cầu cơ sở buôn bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung của nhãn;

c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng phân bón đã được công nhận lưu hành theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;

b) Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc: Đúng chân đất, đúng loại cây, đúng liu lượng, đúng thời điểm, đúng cách bón.

Điều 46. Trách nhiệm của người lấy mẫu

1. Thực hiện lấy mẫu theo đúng quy định, bảo đảm khách quan.

2. Bảo mật các thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.

3. Tham gia tập huấn về lấy mẫu phân bón.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Quy định chuyển tiếp

1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công b hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.

6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng k từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khu không cn Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng k từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công b trong danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón đ khảo nghiệm.

13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giy chứng nhận tập hun ly mu phân bón theo quy định của Nghị định này.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; bãi bỏ các quy định tại Chương IV Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư buôn bán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, buôn bán khí, buôn bán thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Bãi bỏ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất vô cơ đng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Điều 27, Điều 28 và Phụ lục mẫu số 05/TT, mẫu số 06/TT Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Điều 15 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 5 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 49. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tưng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các
 đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, NN (2b).
 KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 108/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật cht lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Phân bón hữu cơ truyền thống do các tổ chức, cá nhân sản xuất đ sử dụng không vì mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất đ tăng năng sut, chất lượng cây trng.

2. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng ti an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, gm:

a) Các nguyên t arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);

b) Vi khuẩn E. coli, Salmonella và các vi sinh vật gây hại cây trồng, gây bệnh cho người, động vật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Chất chính (còn gọi là chất dinh dưỡng chính) trong phân bón là chất dinh dưỡng có trong thành phần đăng ký quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.

4. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là các thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.

5. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cn thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trng, bao gồm:

a) Nguyên tố dinh dưng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hp thu được;

c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.

6. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.

7. Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khi lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sc, dạng phân bón.

8. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.

9. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Phân loại phân bón

1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất

a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;

b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghin, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);

c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.

2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng

a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;

b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;

c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;

d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);

đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón

a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;

b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;

c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phi trộn từ các loại phân bón khác nhau;

d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;

đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…).

4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất

a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;

b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;

c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…);

d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;

đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);

e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón

a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;

b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;

c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiu chất sinh học.

6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.

7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.

8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.

9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng

a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phân bón

1. Nhà nước có chính sách về tín dụng, thuế, quỹ đất cho việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

2. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến cho việc sản xuất các loại phân bón thế hệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phân bón.

3. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón.

4. Khuyến khích phát triển xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực phân bón.

Chương II

CÔNG NHẬN PHÂN BÓN VÀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Mục 1. CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Điều 6. Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành

1. Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.

3. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.

Điều 7. Phân bón không được công nhận lưu hành hoặc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Phân bón không được công nhận lưu hành

a) Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;

b) Có bằng chng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;

c) Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.

2. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

a) Có bng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;

b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;

c) Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.

Điều 8. Hình thức công nhận phân bón lưu hành

1. Công nhận lần đầu

a) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;

b) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;

c) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.

2. Công nhận lại

a) Phân bón hết thời gian lưu hành;

b) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) Chuyển nhượng tên phân bón;

đ) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.

Các trường hợp công nhận lại quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.

Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định này) hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định này);

d) Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định công nhận) theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;

c) Mu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này,

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp l, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Quyết định công nhận đã được cấp (trừ trường hợp bị mất, hư hỏng);

c) Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón; trừ trường hợp thay đổi tên phân bón quy định tại khoản 9 Điều 47 của Nghị định này);

d) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);

đ) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);

e) Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành theo thời hạn của Quyết định đã cấp.

Điều 12. Quy trình hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin đánh giá và xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.

2. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu công nhận phân bón để xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.

3. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 06 tháng, được buôn bán, sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ có hiệu lực.

Mục 2. KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón

1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,

2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:

a) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;

b) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;

c) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.

4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

Điều 14. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu kỹ thuật đi với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Đ cương khảo nghiệm phân bón theo Mu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm theo Mu s 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 15. Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập hun khảo nghiệm phân bón.

3. Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hp đng lao động xác định thời hạn) đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.

4. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mu s 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thẩm định và công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.

Nếu hồ sơ, điều kiện đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón theo Mu s 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 17. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón bị thu hồi một trong các trường hợp sau:

a) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này trong 02 năm liên tiếp;

b) Giả mạo, cấp khng kết quả báo cáo khảo nghiệm phân bón;

c) Ty xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp.

2. Việc thu hồi quyết định quy định tại khoản 1 Điều này do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.

3. Tổ chức bị thu hồi quyết định công nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày Cục Bảo vệ thực vật ban hành quyết định thu hồi.

Chương III

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

MỤC 1. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.

Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nht sau 01 năm k từ ngày thành lập;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.

Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hp pháp; có s ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Mục 2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 20. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.

4. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

5. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

Điều 21. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh điều kiện buôn bán theo Mu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn

Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây gọi là Giy chứng nhận) bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mu số 12 hoặc Mu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giy chng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);

Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mu s 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công sut sản xuất);

Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).

c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).

Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Thẩm định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận

a) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận, cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở buôn bán phân bón trước khi cấp Giy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Biên bản kiểm tra theo Mu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giy chứng nhận.

Thời hạn của Giấy chứng nhận giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

c) Trường hợp không cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 24. Thời hạn, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Thời hạn Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn 05 năm.

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

a) Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón) theo Mu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón theo Mu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổng hợp, công b trên Cng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau đây:

a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.

3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng k từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 26. Xuất khẩu phân bón

Phân bón xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh th liên quan.

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cn giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận phải có Giấy phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này; Giấy phép nhập khẩu phân bón (np trực tiếp hoặc thông qua Hệ thng Một cửa quốc gia) đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều này.

Trường hợp ủy quyn nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giy ủy quyn của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khu tại cơ quan Hải quan.

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Hình thức nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;

c) Tờ khai kỹ thuật theo Mu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;

đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale  CFS) do nước xuất khu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn của nước xuất khẩu;

e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản nàytổ chức, cá nhân phải nộp Giấy xác nhận hoặc Giy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

g) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ hp đng nhập khẩu, hợp đồng xuất khu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài;

h) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ đ cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu.

3. Thẩm định và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mu số 21 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chương V

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, NHÃN, ĐẶT TÊN, QUẢNG CÁO, HỘI THẢO PHÂN BÓN

Mục 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 29. Quản lý chất lượng phân bón

1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Việc chứng nhận hợp quy, công bố hp quy về phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn k thuật, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hp quy về phân bón là các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện theo các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của Luật cht lượng sản phm hàng hóa và văn bản liên quan.

Điều 30. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyn khu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất.

2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

Điều 31. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường bin hoặc đường sắt).

3. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu

a) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng

Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mu phân bón. Mu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản ly mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khu theo Mu s 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Thông báo kết quả kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mu số 24 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 32. Lấy mẫu thử nghiệm phân bón

1. Lấy mẫu phân bón

a) Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người ly mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón thực hiện;

b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;

c) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp ly mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.

2. Thử nghiệm phân bón

Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong sản xuất, lưu thông trên thị trường phải do phòng thử nghiệm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Mục 2. ĐẶT TÊN, NHÃN PHÂN BÓN

Điều 33. Nguyên tắc đặt tên

1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.

2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.

3. Tên phân bón không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.

4. Trường hợp tên thành phần phân bón sử dụng làm tên phân bón đăng ký trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành phải bổ sung thêm các ký hiệu riêng đ không trùng với tên phân bón đã được công nhận.

5. Đối với tên phân bón hỗn hp, các nội dung trong tên phân bón đặt theo thứ tự: Tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).

Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự: Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).

Điều 34. Nhãn phân bón

1. Phân bón lưu thông trong nước, phân bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại phân bón và số quyết định công nhận phân bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “phân bón lá”.

3. Nội dung ghi trên nhãn đúng với nội dung Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Mục 3. QUẢNG CÁO, HỘI THẢO PHÂN BÓN

Điều 35. Quảng cáo phân bón

1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xác nhận nội dung quảng cáo.

2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mu s 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ bản công bố hp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;

d) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 36. Hội thảo phân bón

1. Giấy tờ, tài liệu đăng ký tổ chức hội thảo

a) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: Chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày để theo dõi, kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản I Điều này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì np văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.

Chương VI

TẬP HUẤN VỀ KHẢO NGHIỆM, LẤY MẪU, SỬ DỤNG PHÂN BÓN; BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ PHÂN BÓN

Điều 37. Tập huấn khảo nghiệm phân bón

1. Nội dung tập huấn khảo nghiệm phân bón

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) An toàn trong bảo quản và sử dụng phân bón;

c) Quy phạm khảo nghiệm phân bón;

d) Thực hành khảo nghiệm;

đ) Lưu giữ số liệu, báo cáo kết quả khảo nghiệm.

2. Thời gian tập huấn: 10 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón theo Mu số 27 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đăng ký, tổ chức tập huấn khảo nghiệm phân bón

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn khảo nghiệm phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thm quyn.

4. Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Điều 38. Tập huấn lấy mẫu phân bón

1. Nội dung tập huấn người lấy mẫu

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo Tiêu chun quốc gia;

c) Thực hành lấy mẫu phân bón.

2. Thời gian tập huấn: 05 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập hun ly mu phân bón theo Mu s 28 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Điều 39. Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón

1. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn về phân bón bao gồm:

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng, hóa học đất, vật lý đất, đất và phân bón;

c) Phân bón và cách bón phân, hướng dẫn sử dụng phân bón;

d) Thực hành, tham quan thực tế.

2. Thời gian bồi dưỡng chuyên môn về phần bón: 03 ngày

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, đơn vị có trách nhiệm tập huấn cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo Mu số 29 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn về phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với đơn vị có trách nhiệm tập huấn.

Điều 40. Nội dung tập huấn sử dụng phân bón

1. Hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.

2. Cách đọc nhãn phân bón.

3. Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.

4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng phân bón.

Điều 41. Trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón

1. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập hun khảo nghiệm, lấy mu phân bón, bi dưỡng chuyên môn về phân bón và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn khảo nghiệm, lấy mẫu phân bón.

2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng bộ tài liệu tập huấn sử dụng phân bón theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 40 của Nghị định này; chủ trì, phối hợp với các hiệp hội, hội về phân bón, doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; tập huấn sử dụng phân bón.

3. Các hiệp hội, hội, cơ sở sản xuất về phân bón chủ động tham gia phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, tập huấn chuyên môn cho người trực tiếp sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Điều 42. Trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón như sau:

a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;

b) Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phân bón và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho sản phẩm phân bón;

c) Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam;

d) Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón được phân công quản lý;

đ) Tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, t cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón;

g) Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón;

h) Tổng hợp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam;

i) Phân công Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón theo quy định pháp luật.

3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách đối với sản xuất phân bón vô cơ; chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động buôn bán phân bón trên địa bàn.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, buôn bán phân bón.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, buôn bán, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.

7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng phân bón thuộc địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn;

b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý;

c) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón, hướng dẫn cách nhận biết phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng;

đ) Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón theo quy định của pháp luật.

8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh

a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón tại địa phương; tng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công b hợp quy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng;

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;

đ) Phân công Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón tại địa phương theo quy định pháp luật.

Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón

a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 18 Nghị định này và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, các quy định về sản xuất phân bón;

c) Thử nghiệm, lưu kết quả thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản các mẫu lưu 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;

d) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;

đ) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mu số 30 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất khi có yêu cầu;

e) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan về sản xuất phân bón;

g) Quảng cáo, thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;

h) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;

i) Phân bón được sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng;

k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón

a) Đáp ứng các điều kiện về buôn bán phân bón quy định tại Điều 19 Nghị định này và chỉ được buôn bán phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

b) Phân bón phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo;

c) Quảng cáo thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;

d) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;

đ) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

e) Lưu giữ chứng từ hp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khu hoặc nơi cung cấp loại phân bón;

g) Phân bón buôn bán phải có nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành;

h) Xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng, phân bón giả và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp không xác định được cơ sở sản xuất;

i) Chp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

a) Thực hiện quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 26, Điều 27 Nghị định này;

b) Tuân thủ các quy định về chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Khảo nghiệm phân bón phải khách quan, chính xác.

2. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm.

4. Lưu giữ toàn bộ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, báo cáo kết quả khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm.

5. Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

7. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

8. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phải gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi khảo nghiệm đ có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.

9. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả;

b) Yêu cầu cơ sở buôn bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung của nhãn;

c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng phân bón đã được công nhận lưu hành theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;

b) Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc: Đúng chân đất, đúng loại cây, đúng liu lượng, đúng thời điểm, đúng cách bón.

Điều 46. Trách nhiệm của người lấy mẫu

1. Thực hiện lấy mẫu theo đúng quy định, bảo đảm khách quan.

2. Bảo mật các thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.

3. Tham gia tập huấn về lấy mẫu phân bón.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Quy định chuyển tiếp

1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công b hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.

6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng k từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khu không cn Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng k từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công b trong danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón đ khảo nghiệm.

13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giy chứng nhận tập hun ly mu phân bón theo quy định của Nghị định này.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; bãi bỏ các quy định tại Chương IV Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư buôn bán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, buôn bán khí, buôn bán thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Bãi bỏ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất vô cơ đng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Điều 27, Điều 28 và Phụ lục mẫu số 05/TT, mẫu số 06/TT Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Điều 15 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 5 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 49. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tưng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các
 đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, NN (2b).
 KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản so sánh

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 84/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý phân bón.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 Điều 36khoản 4 Điều 37khoản 3 Điều 38khoản 2 Điều 40khoản 4 Điều 41khoản 3 Điều 42khoản 3 Điều 44khoản 4 Điều 45khoản 4 Điều 46 và khoản 2 Điều 49 về quản lý phân bón của Luật Trồng trọt.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có vai trò quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và sử dụng để phân loại phân bón.

2. Chỉ tiêu chất lượng bổ sung của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có ảnh hưởng đến tính chất, công dụng của phân bón nhưng không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không được sử dụng để phân loại phân bón.

3. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm:

a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.

4. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

5. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.

6. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.

7. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

8. Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).

Điều 3. Phân loại phân bón

1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này

1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax):

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

b) Trường hp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngàlàm việc, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác.

5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.

7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.

Chương II

CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 5. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón);

c) Giấy chứng nhận đănký doanh nghiệp mới hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hp thay đổi, bổ sung thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);

d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng phân bón trong Quyết định công nhận).

2. Trình tự cấp lại Quyết định công nhận như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn của Quyết định công nhận cấp lại theo thời hạn của Quyết định đã cấp.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận:

a) Đơn đề nghị gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu;

c) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự gia hạn Quyết định công nhận như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không gia hạn Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 8. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Trồng trọt, cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, thẩm định thông tin. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật trồng trọt, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận về việc sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

3. Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận gồm các nội dung sau:

a) Tên phân bón – Mã số phân bón;

b) Tên tổ chức, cá nhân có phân bón;

c) Nguyên nhân phải hủy bỏ phân bón bao gồm cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học;

d) Hiệu lực của quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận thì có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ chức khảo nghiệm phân bón

Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng).

Điều 10. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 11. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

1. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;

b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp;

c) Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi tổ chức khảo nghiệm phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tổ chức bị thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương III

CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 12. Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón

1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Điều 13. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện

1. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận.

Điều 14. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

Điều 16. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.

Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).

3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi;

c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.

Điều 17. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trình tự cấp Giấy chứng nhận.

a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sn xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận.

a) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

c) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định.

3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương IV

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN, LẤY MẪU VÀ QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Điều 19. Nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt.

2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và điểm b, c, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt.

Điều 20. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

đ) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

e) Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

g) Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 21. Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

2. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.

Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.

d) Thông báo kết quả kiểm tra.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu

a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.

b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.

c) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

đ) Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.

4. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.

Điều 22. Lấy mẫu, thử nghiệm phân bón

1. Lấy mẫu phân bón.

a) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;

b) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.

2. Thử nghiệm phân bón

a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện.

b) Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử được áp dụng.

Điều 23. Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón

1. Nội dung tập huấn gồm:

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;

c) Thực hành lấy mẫu phân bón.

2. Thời gian tập huấn: 05 ngày.

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền.

4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

1. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);

d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

2. Trình tự và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

3. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

2. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón.

3. Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

4. Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón.

5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón.

6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón.

7. Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón; chỉ định phòng thử nghiệm kiểm chứng làm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có tranh chấp, khiếu nại về kết quả thử nghiệm phân bón.

8. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.

9. Phân cấp, ủy quyền quản lý phân bón cho cơ quan trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý phân bón; giao Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền.

Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý.

2. Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm, quảng cáo phân bón tại địa phương; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy phân bón.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng.

4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán, quảng cáo phân bón thuộc địa bàn quản lý.

5. Giao cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện quản lý phân bón tại địa phương theo thẩm quyền và có trách nhiệm báo cáo hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ này cho Cục Bảo vệ thực vật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

1. Kết quả khảo nghiệm phân bón thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón và thực hiện trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng.

2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định công nhận, kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp thì giải quyết theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP .

3. Loại phân bón, thành phần, tên thành phần trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón được sử dụng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP làm căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh loại phân bón, thành phần, tên thành phần của phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành cho phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón theo đề nghị của tổ chức, cá nhân cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định.

4. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP có giá trị tương đương Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định trong Nghị định này.

5. Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón quy định trong Nghị định này.

6. Phân bón có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn phân bón đó. Nhãn phân bón, bao bì gắn nhãn phân bón đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, in ấn trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành.

7. Giấy phép nhập khẩu phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy phép.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Th
ủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư
ơng;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ 
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Mu số 02

Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón

Mu số 03

Quyết định về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Mu số 04

Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Mu số 05

Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón

Mu số 06

Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Mu số 07

Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Mu số 08

Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Mu số 09

Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón

Mu số 10

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Mu số 11

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Mu số 12

Biên bản kiểm tra điều kiện sản xuất phân bón hoặc buôn bán phân bón

Mu số 13

Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón

Mu số 14

Tờ khai kỹ thuật

Mu số 15

Giấy phép nhập khẩu phân bón

Mu số 16

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

Mu số 17

Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

Mu s 18

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

Mu số 19

Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón

Mu số 20

Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

Mu s 21

Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………………

………., ngày …… tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/GIA HẠN QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ………………………….

Điện thoại: ……………………..Fax: ………………………..E-mail: …………………………..

ĐỀ NGHỊ

 Cấp

□ Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;

□ Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;

□ Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng (trừ độ ẩm, khối lưng riêng hoặc tỷ trọng, pHH2Otỷ lệ C/N, cỡ hạt) hoặc phương thức sử dụng, hoặc đối tượng cây trồng trong hướng dẫn sử dụng.

□ Cấp lại

□ Thay đổi, bổ sung thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

□ Chuyển nhượng tên phân bón;

□ Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.

□ Gia hạn

Tài liệu kèm theo:

1. Danh sách phân bón đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

TT

Tên phân bón

Mã số phân bón(1)

Chỉ tiêu chất lượng

Phương thức sử dụng

Hướng dẫn sử dụng(2)

Hạn sử dụng

Tên nhà sản xuất(3)

Địa chỉ sản xuất(4)

Thông báo tiếp nhận hợp quy/Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước(5)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón (đối với trường hợp gia hạn).

3. Quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật về sản phẩm phân bón theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (Số …. ngày cấp …. Cơ quan cấp, Trường hợp quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

4. ………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Áp dụng đối với trường hợp cấp lại và gia hạn.

(2) Không áp dụng đối với trường hợp cấp lại và gia hạn không có sự thay đi hướng dẫn sử dụng.

(3), (4) Không áp dụng đối với trường hợp cấp lại và gia hạn.

(5) Chỉ áp dụng đối với trường hợp gia hạn.

 

Mẫu số 02

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………/BC-

………., ngày ……. tháng ……. năm …..

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ………………….

Điện thoại:…………………… Fax: ………………………… E-mail: ………………….

2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón trong thi gian lưu hành

STT

Tên phân bón

Mã số phân bón

Khối lượng (tấn)

Số Thông báo tiếp nhận hợp quy/Số Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước

Sản xuất phân bón

Xuất khẩu phân bón

Nhập khẩu phân bón

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tình hình sử dụng phân bón trong thời gian lưu hành

3.1. Thực trạng sử dụng

STT

Tên phân bón

Mã số phân bón

Liều lượng và thời kỳ sử dụng

Nội dung khác (nếu có)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Đánh giá hiệu quả của việc thay đổi về liều lượng và thời kỳ sử dụng

4. Đề nghị (nếu có)

4.1. Đề nghị thay đổi về liều lượng, thời kỳ sử dụng; chỉ tiêu chất lượng về độ ẩm, khối lượng riêng hoặc tỷ trọng, pHH2Otỷ lệ C/N, cỡ hạt; yếu tố hạn chế về biuret, cadimi, axit tự do và lý do thay đổi.

4.2. Đề nghị khác.

4.3. Tài liệu gửi kèm làm căn cứ, thuyết minh đối với những đề nghị nêu tại mục 4.1 và 4.2.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …………../QĐ-……

…………., ngày …… tháng …… năm …….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số …../2019/NĐ-CP ngày …… tháng ….. năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

Căn cứ Quyết định số …………….. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Xét đề nghị của …………………………………(1),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận … (2) phân bón lưu hành tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân sau:

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: ……………………………………………….

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ………………………………………………………………

STT

Loại phân bón

Tên phân bón

Mã s phân bón

Chỉ tiêu chất lượng

Phương thức sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Hạn sử dụng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….

Điều 3. Tổ chức, cá nhân có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: (1).

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Lãnh đạo đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ công nhận phân bón.

(2) Số lượng viết bằng số và chữ.

 

Mẫu số 04

TÊN TỔ CHỨC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……………

………., ngày …… tháng …… năm ……..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Kính gửi: …………………………(1)

1. Tên tổ chức đề nghị công nhận: …………………………………………………..

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………..Fax:……………………E-mail: …………………….

3. Họ tên và số điện thoại của người liên hệ: ………………………………………

4. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy đăng ký doanh nghiệp/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn số ………/……….

Cơ quan cấp: ……………………….. cấp ngày ……………. tại ………………….

5. Hồ sơ kèm theo:

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Đề nghị ……(1) xem xét để công nhận ……..(2) là tổ chức khảo nghiệm phân bón.

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

2) Tên tổ chức đề nghị công nhận.

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……………., ngày ……. tháng ….. năm……

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Kính gửi:…………………………………….

1. Tên tổ chức: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………. Fax:………………. E-mail: ……………………….

2. Nguồn nhân lực (người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm)

STT

Họ và tên

Năm sinh

Chuyên môn được đào tạo

Trình độ

Viên chức/LoạHĐLĐ

Số, ngày tháng Quyết định tuyển dụng/HĐLĐ

Số GCN tập huấn khảo nghiệm

Ghi chú

I

Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cơ sở vật chất được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm

a) Địa điểm thực hiện khảo nghiệm

STT

Địa điểm khảo nghiệm (kê khai cụ thể địa chỉ)

Loại đất

Diện tích

Ghi chú

 

 

 

 

 

Ghi chú: (Tên tổ chức) gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh các nội dung kê khai.

b) Khu vực để xử lý và lưu mẫu:

STT

Mục đích sử dụng

Diện tích

Ghi chú

 

 

 

 

c) Tên, số lượng trang thiết bị, phần mềm phân tích thống kê để xử lý số liệu, kết quả khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………………

d) Trang thiết bị của phòng thử nghiệm (nếu có): ……………………………………………

đ) Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm:

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Mục đích sử dụng

Ghi chú

I

Thiết bị đo lường

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Trang thiết bị bảo hộ lao động

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

e) Các trang thiết bị khác theo yêu cầu tại TCVN về khảo nghiệm phân bón.

4. Kết quả hoạt động khảo nghiệm phân bón (nếu có): Các khảo nghiệm, kết quả nghiên cứu của tổ chức đăng ký thực hiện khảo nghiệm phân bón đã thực hiện.

5. Cam kết của tổ chức đăng ký khảo nghiệm phân bón:

– Thực hiện các quy định về công nhận tổ chức khảo nghiệm.

– Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành đánh giá công nhận tổ chức khảo nghiệm.

– Cam đoan các nội dung khai trên là đúng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai và gửi kèm theo đây các tài liệu để chứng minh nội dung kê khai./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 06

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………………/QĐ-…….

…………, ngày ….. tháng ……. năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

Căn cứ Quyết định số ……. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Theo đề nghị của ………………………………….(1),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận ……………...(2) thuộc ………….. (tên đơn vị chủ quản, nếu có), địa chỉ ………. là tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón.

Điều 2. ………………. (2) có trách nhiệm:

1. Thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về khảo nghiệm phân bón tại Việt Nam và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.

2. Duy trì các điều kiện đảm bảo hoạt động khảo nghiệm phân bón trong suốt thời gian hoạt động.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Tổ chức có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, …..

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Lãnh đạo đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón.

(2) Tên tổ chức khảo nghiệm phân bón.

 

Mẫu số 07

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

…………., ngày …… tháng ……. năm ……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: ……………………………………….(1)

Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ………………………………………………………………

Điện thoại: ……………… Fax: ………………. E-mail: ……………………………………

Địa điểm sản xuất phân bón: ………………………………………………………………..

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

□ Sản xuất phân bón

 Đóng gói phân bón

Hình thức cấp:

□ Cấp mới

□ Cấp lại (lần thứ: ………)

Lý do cấp lại …………………………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

…………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 08

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: …………………………………(1)

1. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập: S ………… ngày ………. Nơi cấp……………………………………………………………………………………..

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật: ……………………………………

Điện thoại:……………….. Fax:…………………… E-mail: ……………………….

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ……. ngày cấp: ….. nơi cấp: …..

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có): ……………………………………..

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp                                                   □ Cấp lại (lần thứ:….)

Lý do cấp lại …………………………………………………………………………….

Hồ sơ gửi kèm:

…………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 09

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….., ngày …… tháng …… năm ……

BẢN THUYẾT MINH VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………. Fax: ……………………………………………….

E-mail:………………………………………. Website: ……………………………………………

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

Chức danh: ………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …. ngày cấp: …/…/… nơi cấp: ….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………Fax:………………… E-mail: ………………………

3. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

Chức danh: ………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………..Fax: ……………….. E-mail: ………………………..

II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng:

– Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)

– Diện tích nhà xưởng (m2): ……………………………. trong đó:

+ Khu vực sản xuất (m2): ………………………………………………………………………….

+ Khu vực kho nguyên liệu (m2): ………………………………………………………………….

+ Khu vực kho thành phẩm (m2): …………………………………………………………………

2. Thống kê dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón:

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Nguồn gốc

I

Dây chuyền 1

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

II

Dây chuyền 2

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)

4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ………………………………………………

5. Lao động trực tiếp sản xuất phân bón (dự kiến): …………………………………..

6. Loại phân bón, công suất đăng ký sản xuất

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Công suất

Phương thức sử dụng

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

7. Kiểm soát chất lượng

□ Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025

□ Có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (Tên tổ chức thử nghiệm

…………………………..)

8. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (Tên tổ chức chứng nhận ……………………………………).

9. Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh (nếu có): ……………………………………

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 10

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Điều kiện sử dụng Giấy chứng nhận

1. Lưu Giấy chứng nhận tại trụ sở chính và xuất trình Giấy chứng nhận khi được cơ quan có thẩm quyn yêu cu.

2. Không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận.

3. Không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận.

4. Không được sản xuất ngoài địa điểm sản xuất đã được quy định.

5. Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật khi có sự thay đổi điều kiện hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất phân bón.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

 

 

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

 

 

Số: ……./GCN-…….

Ngày …… tháng …… năm ……

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

  3. Loại phân bón sản xuất:

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Ghi chú

……….., ngày …… tháng ….. năm 

 

1

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đủ điều kiện sản xuất phân bón

Số: /GCN-

………………… (1)

Tên tổ chức cá nhân: ………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………….

Điện thoại:……………… Fax:……….. Email:………………………

Địa chỉ sản xuất: ………………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………..………

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

1. Hình thức sản xuất

□ Sản xuất phân bón

 Đóng gói phân bón

2. Công suất sản xuất

Tổng công suất: ……………………………….

Phân bón vô cơ: ………………………………

Phân bón hữu cơ: …………………………….

Phân bón sinh học:………………………………

 

2

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng …. năm  ……. đến ngày ….. tháng …… năm …..

Giấy chứng nhận này hủy bỏ và thay thế Giấy chứng nhận/Giấy phép sản xuất phân bón số …… ngày ….. tháng …. năm ….. của …. (2)

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3 (2);
– Lưu: VT,…

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng du)

 

 

 

 

 

 

___________

(1) Cấp li lần thứ …… (nếu có).

(2) Lãnh đạo cơ quan cấp (trường hợp cấp lại).

Mẫu số 11

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
…………………(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————


GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Số:……………/GCN-BBP

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………. Fax: …………………………………………….

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ……………………………………………………………..

Người đại diện của tổ chức, cá nhân: …………………………………………………….

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: …….. ngày cấp: ……. Nơi cấp: ……

Được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

 

 

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 12

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
…………………..(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Điều kiện sản xuất phân bón hoặc buôn bán phân bón

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số … ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

Căn cứ Quyết định số … ngày … của … (1) về việc thành lập đoàn kiểm tra.

Hôm nay, ngày tháng…. năm ….tại ………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Đại diện đoàn kiểm tra:

1. Ông/Bà: ……………………………………………, Chức vụ: ………………………..

2. Ông/Bà: ……………………………………………, Chức vụ: ………………………..

Đại diện tổ chức, cá nhân sản xuất/buôn bán phân bón:

1. Ông/Bà: ……………………………………………, Chức vụ: …………………………

2. Ông/Bà: ……………………………………………, Chức vụ: …………………………

I. NỘI DUNG KIỂM TRA

…………………………………………………………………………………………………

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA

(ghi cụ thể nội dung đánh giá từng điều kiện theo quy định của pháp luật)

………………………………………………………………………………………………….

III. KẾT LUẬN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

…………………………………………………………………………………………………..

IV. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

…………………………………………………………………………………………………..

V. Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT/BUÔN BÁN PHÂN BÓN

…………………………………………………………………………………………………..

Buổi kiểm tra kết thúc vào hồi… h …. ngày ….. tháng…. năm ….

Biên bản đã được đọc cho đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức, cá nhân sản xuất/buôn bán phân bón cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Đoàn kiểm tra giữ 01 bản và 01 bản lưu tại ………………. làm căn cứ thi hành.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký tên)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 13

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………….. Fax: ……………………………………….

2. Tên phân bón: ……………………………………………………………………………..

3. Số lượng nhập khẩu: ……………………………………………………………………..

4. Nhà sản xuất, xuất xứ: ……………………………………………………………………

5. Mục đích nhập khẩu

□ Phân bón để khảo nghiệm

□ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí

□ Phân bón sử dụng trong dự án nước ngoài tại Việt Nam

□ Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu

□ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm

□ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học

□ Phân bón làm nguyên liệu sản xuất phân bón khác

□ Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất

6. Thời gian nhập khẩu (dự kiến):………………………………………………………………

7. Cửa khẩu nhập khẩu (dự kiến):………………………………………………………………

8. Các tài liệu nộp kèm theo: ……………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phân bón nhập khẩu.

Khi cần liên hệ theo địa chỉ: ……, điện thoại: ……, Fax: ….., E-mail: ……………………..

 

 

…….., ngày …… tháng …. năm….
Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 14

TỜ KHAI KỸ THUẬT

1. Tên phân bón: …………………………………………………………………………..

Tên khác (nếu có): …………………………………………………………………………

2. Xuất xứ: ………………………………………………………………………………….

3. Loại phân bón: Phân bón vô cơ □; Phân bón hữu cơ □; Phân bón sinh học □

5. Phương thức sử dụng: Bón rễ □; Bón lá □

6. Dạng phân bón: Dạng rắn: □; Dạng lỏng □

7. Bao bì (ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích): ……………………………….

8. Chỉ tiêu chất lượng (theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất)

STT

Chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị tính

Hàm lượng

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

9. Các yếu tố hạn chế trong phân bón (theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật nếu có)

STT

Các yếu tố hạn chế

Đơn vị tính

Hàm lượng

1

Asen

 

 

2

Cadimi

 

 

3

Chì

 

 

4

Thủy ngân

 

 

5

Biuret

 

 

6

Axit tự do

 

 

7

Salmonella

 

 

8

E. coli

 

 

9

Các yếu tố khác theo quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật

 

 

11. Hướng dẫn sử dụng (1):

– Cây trồng sử dụng: ……………………………………………………………………………………

– Liều lượng sử dụng/đơn vị diện tích, ghi rõ cho từng loại cây trồng:……………………………

– Diện tích sử dụng, ghi rõ cho từng loại cây trồng:…………………………………………………

– Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng: ……………………………………………………………

12. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường: ……………………………………….

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến phân bón nhập khu.

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Chỉ khai trong trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại điểm a, b, c, e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt.

 

Mẫu số 15

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………/GPNK-

………., ngày ….. tháng ……. năm ……

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Kính gửi:…………………………… (1)

Xét đơn đăng ký nhập khẩu phân bón ngày … tháng … năm … của … (1), địa chỉ …………………. về việc nhập khẩu phân bón, Cục Bảo vệ thực vật có ý kiến như sau:

1. Đồng ý để ……………(1) được nhập khẩu phân bón sau:

STT

Loại phân bón

Tên phân bón

Chỉ tiêu chất lượng

Khối lượng

Nhà sản xuất, xuất x

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hàm lượng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

2. Mục đích nhập khẩu: ………………………………………………………………………….

3. Cửa khẩu nhập khẩu: …………………………………………………………………………

4. Các loại phân bón có tên trên chỉ được sử dụng đúng mục đích nêu tại mục 2 của giấy phép này.

5. ……………………. (1) có trách nhiệm báo cáo kết quả nhập khẩu loại phân bón về Cục Bảo vệ thực vật sau khi nhập khẩu.

6. Thời hạn của Giấy phép là 01 năm kể từ ngày cấp./.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Hải quan cửa khẩu nhập khẩu;
– Lưu: VT,…

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

 

Mẫu số 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

(Có giá trị đến ngày …… tháng …… năm ……)

Kính gửi: …………………………………………..(1)

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………………… Fax:…………………………………..

Tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………………… Fax:…………………………………..

Đăng ký kiểm tra chất lưng phân bón sau:

STT

Tên phân bón

Mã số phân bón (nếu có)

Loại phân bón

Khối lượng

Nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Xuất xứ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa phân bón để kiểm tra):

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Hồ sơ kèm theo gồm có:

– Hợp đồng số: …………………………………..

– Hóa đơn số: ……………………………………

– Vận đơn số: ……………………………………

– Danh mục hàng hóa: …………………………

– Giấy phép nhập khẩu i với loại phân bón yêu cầu giấy phép)…………………………….

– Phiếu kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất (nếu có)………………………………………….

– Giấy tờ khác (nếu có)………………………..

 

Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:

1. Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ;

2. Giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ Hải quan để ………(1) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này;

3. Chỉ đưa hàng hóa vào sản xuất, buôn bán, sử dụng khi được ……. (1) cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu kết luận lô hàng đạt yêu cu chất lượng.

 


TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
Vào sổ đăng ký số:
…….., ngày …… tháng ….. năm …..
(Ký tên, đóng dấu)

……., ngày ….. tháng …… năm …….
TỔ CHỨC NHẬP KHẨU
(Đại diện tổ chức)
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan kiểm tra nhà nước.

 

Mẫu số 17

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN KIỂM TRA…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………………….

 

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

Theo giấy đăng ký kiểm tra: ………………………………………… Ngày ……./……../……..

Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón: ……………………………………………………

Tên người đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón: ………………………………….

Địa điểm lấy mẫu: …………………………………………………………………………………

Thời gian lấy mẫu: ………………………………………………………………………………..

Tên người lấy mẫu: ………………………………………………………………………………

1. Thông tin chi tiết về lấy mẫu:

TT

Tên phân bón

Loại phân bón

Khối lượng lô phân bón (kg)

Khối lượng mẫu

Mô tả mẫu

Phương pháp lấy mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm lô phân bón:

Ngày sản xuất:……………….. Hạn sử dụng: …………………………………………………..

Quy cách đóng gói: ………………………………………………………………………………..

Nhà sản xuất…………………………………………. Xuất xứ:………………………………….

Tình trạng lô hàng: □ Nguyên vẹn □ Không nguyên vẹn (mô tả cụ thể) ……………………..

Ghi nhãn: □ Phù hợp quy định về ghi nhãn hàng hóa và hồ sơ đăng ký kiểm tra

□ Không phù hợp quy định về ghi nhãn hàng hóa và hồ sơ đăng ký kiểm tra

Lý do không phù hợp: ……………………………………………………………………………..

(Chtiết hình ảnh đính kèm)

3. Các chỉ tiêu yêu cầu kiểm tra/thử nghiệm: ……………………………………………………

4. Các nội dung khác (nếu có): ……………………………………………………

Mu được lấy và niêm phong có sự chứng kiến của ông/bà ………………….. đại diện ………….. (tên tổ chức/cá nhân có phân bón nhập khẩu).

Mỗi mẫu được chia làm 03 đơn vị mẫu: 01 đơn vị mẫu dùng để thử nghiệm, 01 đơn vị mẫu được lưu tại …(tên tổ chức/cá nhân có phân bón nhập khẩu), 01 đơn vị mẫu được lưu tại ……………. (tên cơ quan kiểm tra nhà nước).

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 18

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………………..

…………, ngày ……. tháng ….. năm …..

 

THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

Tên phân bón: ………………………………………………………………………………….

Mã số phân bón: ……………………………………………………………………………….

Ngày sản xuất ……………………, Hạn sử dụng ………………….., Xuất xứ……………

Số lượng: ……………………. Khối lượng: ………………………………………………….

Thuộc tờ khai hải quan số:……………….. ngày: …………………………………………..

Đã làm thủ tục hải quan tại hải quan: ……………………………………………………….

Hợp đồng s:………………………………. Ngày……………………………………………

Danh mục hàng hóa:…………………………………………………………………………..

Hóa đơn số: …………………………………………………………………………………….

Vận đơn số: …………………………………………………………………………………….

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………..

Địa chỉ, số điện thoại: …………………………………………………………………………

Giấy đăng ký kiểm tra số: …………………………………………………………………….

Địa điểm lấy mẫu kiểm tra: …………………………………………………………………..

Căn cứ kiểm tra: ………………………………………………………………………………

 

KẾT QUẢ KIỂM TRA

□ Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu

□ Lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (nêu cụ thể lý do không đạt kèm theo kết quả kiểm tra chi tiết)

 


Nơi nhận:
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
– Hải quan cửa khẩu;
– Lưu:.. (tên cơ quan kiểm tra nhà nước).

TÊN CƠ QUAN
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 19

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
……………………..(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……………………..

………….., ngày ……. tháng ……. năm …….

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN LẤY MẪU PHÂN BÓN

……………………….(1)

Chứng nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………..

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Đã hoàn thành chương trình tập huấn “lấy mẫu phân bón”

Thời gian từ ngày: …………………..đến ngày ………………………………………

Tại ………………………………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận này có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn.

 

 

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 20

TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …………….

………., ngày ……. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Kính gửi: ………………………… (1)

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………..Fax:……………………….E-mail:………………………..

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Kính đề nghị ……….. (1) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với phân bón sau:

TT

Loại phân bón

Tên phân bón

Mã số phân bón

Số Quyết định công nhận phân bón lưu hành

Phương tiện quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý phân bón và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 21

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
………………….(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………../….-…
V/v xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

…………, ngày ….. tháng …… năm …..

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

STT

Tên phân bón

Mã số phân bón

Số Quyết định công nhận phân bón lưu hành

 

 

 

 

1. Phương tiện quảng cáo:

(Trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình, báo in thì nêu rõ tên báo dự kiến quảng cáo; trường hợp quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện thì nêu rõ thời gian, địa điểm cụ thể dự kiến tổ chức, báo cáo viên)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

2. Nội dung quảng cáo: Phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam về loại phân bón, tên phân bón, chỉ tiêu chất lượng, phương thức sử dụng, đối tượng cây trồng, liều lượng sử dụng.

3. Hiệu lực quảng cáo (2): ……………………………………………………….

Tổ chức/cá nhân có trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, 
……

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

(2) Hiệu lực quảng cáo ghi theo hiệu lực của Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

 

PHỤ LỤC II

DÂY CHUYỀN, MÁY MÓC, THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)

Dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón theo điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau:

1. Sản xuất phân bón dạng rn (bột, hạt, viên) phải có băng tải (trừ dây chuyền có công suất sản xuất < 1.000 tấn/năm) để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn hoặc từ máy trộn đến thùng chứa thành phẩm. Sản xuất phân bón theo quy trình công nghệ phối trộn phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng. Sản xuất phân bón dạng hạt, viên theo quy trình công nghệ tạo hạt, viên từ nguyên liệu rời phải có máy, thiết bị tạo hạt, ép viên. Sản xuất phân bón dạng bột phải có máy nghiền hoặc máy sàng nguyên liệu.

2. Sản xuất phân bón dạng lỏng phải có thùng chứa nguyên liệu và bán thành phẩm, hệ thống thùng quay hoặc khuấy trộn bng cơ học hoặc khí nén để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng; phải có hệ thống đường ống, máy bơm trong dây chuyền để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.

3. Sản xuất loại phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có máy, thiết bị sấy trong dây chuyền sản xuất. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm.

4. Có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường đ kim soát khi lượng hoặc thể tích nguyên liệu, thành phm.

5. Cơ sở tự sản xuất chủng men giống để sản xuất các loại phân bón chứa vi sinh vật phải có các thiết bị tạo môi trường, nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật.

6. Cơ sở tự thủy phân nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón cha chất sinh học phải có thiết bị thủy phân đảm bảo an toàn và thiết bị để kiểm soát môi trường thủy phân phù hợp với quy trình sản xuất.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)

1. Quyết định số 219/1998/QĐ/BNN/KHCN ngày 30 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung 128 loại phân bón vào “Danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt Nam”.

2. Quyết định số 74/2001/QĐ-BNN ngày 10 tháng 07 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung 09 loại phân bón vào “Danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt Nam”.

3. Quyết định số 68/2003/QĐ-BNN ngày 16 tháng 06 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục phân bón phải công b tiêu chuẩn chất lượng”.

4. Quyết định số 94/2006/QĐ-BNN ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục phân bón phải áp dụng tiêu chuẩn ngành”.

5. Quyết định số 119/2006/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục phân bón phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ngành”.

6. Quyết định số 10/2007/QĐ-BNN ngày 06 tháng 2 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

7. Quyết định số 59/2008/QĐ-BNN ngày 9 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

8. Quyết định số 105/2008/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

9. Thông tư số 17/2009/TT-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

10. Thông tư số 43/2009/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

11. Thông tư số 62/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

12. Thông tư số 85/2009/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

13. Thông tư số 40/2010/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

14. Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 49/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung Giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

15. Khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam”.

16. Khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư số 70/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

17. Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

18. Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

19. Thông tư số 59/2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

20. Thông tư số 86/2011/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

21. Thông tư số 13/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

22. Thông tư số 31/2012/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

23. Thông tư số 45/2012/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

24. Thông tư số 64/2012/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

25. Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 08 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam”.

26. Thông tư số 19/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 09/8/2013 ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.