Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/CP năm 1994 hướng dẫn Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 93/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 93/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 196/CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1994 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

Điều 1.

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể là các doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, bao gồm:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội;

c) Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

d) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa;

đ) Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”

2. Sửa đổi Điều 3 như sau:

Thay cụm từ ”tổ chức công đoàn lâm thời” bằng cụm từ ”Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

”Điều 5. Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) đăng ký tại Ban Quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.”

4. Bổ sung Điều 5a như sau:

”Điều 5a. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 48 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được giải quyết như sau: những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thỏa thuận hợp pháp trong các hợp đồng cá nhân (nếu có).”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

”Điều 6Khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Thoả ước lao động tập thể tiếp tục có hiệu lực đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập.

2. Các trường hợp hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp không theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng.”

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về 1 số điểm chính sau:

– Đối tượng và phạm vi áp dụng

– Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 196/1994 như sau: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) đăng ký tại Ban Quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.

– Bổ sung quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu.

– Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 196/1994 về hiệu lực, thời hạn của thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp,…

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 93/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 93/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 196/CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1994 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

Điều 1.

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể là các doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, bao gồm:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội;

c) Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

d) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa;

đ) Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”

2. Sửa đổi Điều 3 như sau:

Thay cụm từ ”tổ chức công đoàn lâm thời” bằng cụm từ ”Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

”Điều 5. Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) đăng ký tại Ban Quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.”

4. Bổ sung Điều 5a như sau:

”Điều 5a. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 48 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được giải quyết như sau: những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thỏa thuận hợp pháp trong các hợp đồng cá nhân (nếu có).”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

”Điều 6Khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Thoả ước lao động tập thể tiếp tục có hiệu lực đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập.

2. Các trường hợp hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp không theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng.”

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

Văn bản so sánh

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 196-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 196-CP NGÀY 31-12-1994 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 1.

1- Đối tượng và phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể theo Điều 2, 3, 4 và 44 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

– Các doanh nghiệp Nhà nước;

– Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn sử dụng từ 10 lao động trở lên;

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp;

– Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn từ 10 lao động là người Việt Nam trở lên, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

– Các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ có hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính, sự nghiệp được áp dụng một số điểm quy định tại Điều 2 của Nghị định này để thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể.

2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng thoả ước lao động tập thể:

– Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước;

– Những người làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội;

– Những người làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù của Lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Chương 2:

NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 2.

1. Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể theo Khoản 2 Điều 46 của Bộ Luật Lao động bao gồm:

a) Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối với từng loại lao động, hoặc loại công việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng việc; nâng cao tay nghề, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất; các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác.

b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại nghề, công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm kể cả thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ.

c) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng: tiền lương tối thiểu hoặc lương trung bình (lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ); thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiền lương thực tế, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm hoặc lương khoán); nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương; thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe; tiền lương trả cho giờ làm thêm; tiền thưởng (thưởng đột xuất, thưởng tháng, thưởng cuối năm, thưởng chất lượng, thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi thưởng (có thể kèm theo quy chế).

d) Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, áp dụng thử, ban hành, thay đổi định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình, tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp đối với những trường hợp không hoàn thành định mức; nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư (nếu có).

đ) An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có thể kèm theo quy chế).

e) Bảo hiểm xã hội: các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; trợ cấp việc hiếu, hỷ…

Chương 3:

THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT, ĐĂNG KÝ THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 3. Việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể theo Điều 45 và Khoản 1 Điều 46 của Bộ Luật Lao động được tiến hành theo thủ tục sau:

1. Bên đề xuất yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước tập thể phải thông báo bằng văn bản các nội dung thương lượng cho bên kia.

Nội dung thương lượng của bên tập thể lao động do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời đưa ra.

2. Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên đề xuất yêu cầu để thoả thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng.

3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng.

Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị.

4. Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung của thoả ước lao động tập thể.

Nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì hai bên tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể.

5. Thoả ước lao động tập thể phải lập theo mẫu thống nhất.

Điều 4. Việc tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thoả ước lao động tập thể được tiến hành bằng cách lấy chữ ký hoặc biểu quyết.

Kết quả lấy ý kiến phải lập thành biên bản ghi rõ tổng số người được lấy ý kiến, số người tán thành, số người không tán thành, những điều khoản không tán thành và tỷ lệ không tán thành. Biên bản phải có chữ ký đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

Khi đăng ký thoả ước lao động tập thể với cơ quan lao động phải kèm theo biên bản lấy ý kiến tập thể lao động.

Điều 5. Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47, Khoản 3 Điều 48 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký.

2. Doanh nghiệp trực thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp để đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước lao động tập thể, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về về việc đăng ký cho hai bên biết. Nếu trong thoả ước lao động tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại.

Điều 6. Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 52 của Bộ Luật Lao động thì thoả ước lao động tập thể đã ký kết được giải quyết như sau:

1. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên không có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký chưa hết hạn vẫn còn hiệu lực thi hành cho đến khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước lao động tập thể mới.

2. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký không còn hiệu lực thi hành, các bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thoả ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày sáp nhập.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 và bãi bỏ những quy định trước đây về thoả ước lao động tập thể.

Các thoả ước lao động tập thể đã ký và đang thực hiện nếu có điều khoản trái với Bộ Luật Lao động và Nghị định này thì phải sửa đổi, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Những điều khoản cần phải sửa đổi hoặc bổ sung phải được thương lượng, ký kết và đăng ký lại theo thủ tục quy định tại Bộ Luật Lao động và Nghị định này.

Điều 8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức làm thí điểm việc ký kết thoả ước lao động tập thể ngành và trình Chính phủ quy định về thoả ước lao động tập thể ngành.

Điều 9. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.