Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành,

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể) tại Việt Nam.

Điều 3. Phí và lệ phí

Tổ chức, cá nhân hành nghề xử lý vật thể phải nộp phí, lệ phí thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận hành nghề), Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là Thẻ hành nghề) theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương II

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 4. Quy định chi tiết điều kiện hành nghề xử lý vật thể

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

a) Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Có đầy đủ trang thiết bị đối với từng biện pháp xử lý được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Có quy trình kỹ thuật đối với từng biện pháp xử lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn cơ sở do Cục Bảo vệ thực vật ban hành;

d) Có Phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

đ) Có cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Về nhân lực

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là tổ chức hành nghề) phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với biện pháp xử lý; đảm bảo sức khỏe theo quy định;

b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể phải có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

d) Bản chính Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.

đ) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

g) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.

3. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.

4. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng ký và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Nội dung kiểm tra thực tế

a) Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;

b) Kiểm tra thực hành xử lý vật thể kiểm dịch thực vật theo các nội dung và quy trình mà tổ chức hành nghề đã đăng ký.

Điều 6. Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề

1. Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;

b) Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;

c) Hết hạn.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề đối với các trường hợp tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

c) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại đối với các trường hợp tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp có thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

c) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp của người trực tiếp quản lý, điều hành và những người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

d) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề tại thời điểm đề nghị;

đ) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp lại

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 7. Cấp Thẻ hành nghề

Thẻ hành nghề được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

1. Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn theo nội dung chương trình được Cục Bảo vệ thực vật quy định.

2. Đảm bảo sức khỏe theo quy định.

Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ hành nghề

1. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn;

c) Bản chính Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

d) Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm.

2. Người đề nghị cấp Thẻ hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.

3. Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 01 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không cấp phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề

1. Thẻ hành nghề được cấp lại trong các trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng.

2. Hồ sơ, trình tự cấp lại Thẻ hành nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật đối với hoạt động xử lý vật thể

1. Tổ chức kiểm tra điều kiện cấp, cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức tập huấn, kiểm tra chuyên môn và cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Xây dựng các chương trình tập huấn về xử lý vật thể.

4. Chỉ định và giám sát hoạt động xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

5. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các tổ chức hành nghề và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

1. Khi thực hiện hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại địa phương thì phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các tổ chức hành nghề đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng vật thể xuất – nhập khẩu; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng bảo quản nội địa trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động hành nghề theo phạm vi và quy mô được cấp đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận.

2. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này hết hạn, tổ chức hành nghề phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xử lý vật thể thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này cho Cục Bảo vệ thực vật trong trường hợp có nhu cầu tiếp tục hành nghề xử lý vật thể.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 03 năm 2015.

2. Thay thế Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
– Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng;
– Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Lưu VT, BVTV (300).

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC I.

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xông hơi khử trùng

Bảng 1. Danh mục trang thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide

TT

Trang thiết bị

1

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (đo TLV)

4

Thiết bị thông thoáng, đảo khí

5

Thiết bị hóa hơi

6

Thiết bị gia nhiệt

7

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy…)

8

ng dn thuc

9

Bạt kh trùng

10

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát…)

11

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

12

Dụng cụ cân, đo

13

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

14

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

15

Bin cảnh giới

16

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

17

Bộ dụng cụ sơ cứu

18

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ khác

Bảng 2. Danh mục trang thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Phosphine

TT

Trang thiết bị

1

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (TLV)

4

Thiết bị thông thoáng

5

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy…)

6

Bạt khử trùng

7

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát…)

8

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

9

Dụng cụ cân, đo

10

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

11

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

12

Bin cảnh giới

13

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

14

Bộ dụng cụ sơ cứu

15

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ khác

 

Phần 2. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý hơi nước nóng

TT

Trang thiết bị

1

Bung xử lý

2

Máy tạo hơi nước nóng (Máy VHT)

3

Thiết bị làm mát

4

Hệ thống làm m

5

Quạt luân chuyển không khí

6

Thiết bị đo ẩm độ

7

Thiết bị cảm ứng đo nhiệt

8

Thiết bị hiệu chuẩn

9

Thiết bị ghi dữ liệu về nhiệt độ trong quá trình xử lý

10

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

11

Bộ dụng cụ sơ cứu

12

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

13

Các thiết bị phụ trợ khác

 

Phần 3. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý chiếu xạ

TT

Trang thiết bị

1

Nguồn phát xạ

2

Hệ thống băng tải đưa sản phẩm ra vào buồng xử lý

3

Phòng điều khiển

4

Các thùng chứa sản phẩm

5

Thiết bị đo liều chiếu xạ

6

Bung chiếu xạ

7

Thiết b kiểm x

8

Hệ thống khóa liên động để kiểm soát và đảm bảo an toàn

9

Trang bị bảo hộ và thiết bị kiểm soát liều cá nhân

10

Bộ dụng cụ sơ cứu

11

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

12

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

13

Trang thiết bị phụ trợ khác

 

Phn 4. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý nhiệt nóng

TT

Trang thiết bị

1

Buồng xử lý

2

Hệ thống cung cấp nhiệt

3

Cảm biến đo nhiệt

4

Thiết bị hiển thị nhiệt độ

5

Hệ thống đảo khí

6

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

7

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

8

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

9

Trang thiết bị phụ trợ khác

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Bản sao chụp Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường;

€ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………………………………………….

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng (ghi rõ loại hình xuất nhập khẩu hoặc bảo quản nội địa)

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Giấy khám sức khỏe của những người này;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường của lần kiểm tra gần nhất;

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: ………………………………………………………………

Họ tên: ……………………………………………ngày sinh: ………………………………..  Nam/Nữ

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Trình độ: …………………………………………………………………………………………………………

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác (………………………………)

Hồ sơ kèm theo:

€ Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn (bản sao chụp)

€ Giấy khám sức khỏe

€ 02 ảnh 2cm x 3cm

Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

Xác nhận của cơ quan chủ quản
(Ký tên, đóng dấu)

………….., ngày …… tháng ….. năm ……
Người đề nghị cấp
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thẻ có hình chữ nhật, kích thước: 7cm x 10cm, được làm bằng bìa cứng, ép plastic

Mặt trước thẻ:

– Bên trái từ trên xuống là logo Cục Bảo vệ thực vật; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;

– Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” màu đỏ; các chữ khác màu đen;

– Đóng khung màu xanh lam.

Mặt sau thẻ:

– Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen;

– Được đóng khung màu xanh lá cây

PHỤ LỤC VII

MẪU THUYẾT MINH QUY TRÌNH KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1. Mẫu bản thuyết minh quy trình kỹ thuật

I. QUI ĐỊNH CHUNG:

1.1. Mục đích và đối tượng xử lý

1.2. Giải thích thuật ngữ

II. YÊU CẦU XỬ LÝ

2.1. Yêu cầu chung

2.2. Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị

2.3. Yêu cầu về kỹ thuật

2.4. Giấy tờ, biểu mẫu thực hiện

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

3.1. Chuẩn bị

Hồ sơ

Khảo sát

3.2. Lập phương án xử lý

3.3. Trình tự các bước xử lý

3.4. Các bước giám sát xử lý

3.5. Kết thúc xử lý

3.6. Lưu hồ sơ

IV. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CÁC NỘI DUNG KHÁC

Phần 2. Mẫu bản thuyết minh về phương tiện và trang thiết bị xử lý

Thứ tự

Tên thiết bị/ phương tiện

Số lượng

Mô tả tính năng

Thời gian mua

Thời gian hiệu chỉnh gần nhất

Tình trạng sử dụng

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể) tại Việt Nam.

Điều 3. Phí và lệ phí

Tổ chức, cá nhân hành nghề xử lý vật thể phải nộp phí, lệ phí thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận hành nghề), Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là Thẻ hành nghề) theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương II

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 4. Quy định chi tiết điều kiện hành nghề xử lý vật thể

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

a) Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Có đầy đủ trang thiết bị đối với từng biện pháp xử lý được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Có quy trình kỹ thuật đối với từng biện pháp xử lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn cơ sở do Cục Bảo vệ thực vật ban hành;

d) Có Phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

đ) Có cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Về nhân lực

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là tổ chức hành nghề) phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với biện pháp xử lý; đảm bảo sức khỏe theo quy định;

b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể phải có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

d) Bản chính Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.

đ) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

g) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.

3. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.

4. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng ký và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Nội dung kiểm tra thực tế

a) Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;

b) Kiểm tra thực hành xử lý vật thể kiểm dịch thực vật theo các nội dung và quy trình mà tổ chức hành nghề đã đăng ký.

Điều 6. Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề

1. Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;

b) Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;

c) Hết hạn.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề đối với các trường hợp tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

c) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại đối với các trường hợp tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp có thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

c) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp của người trực tiếp quản lý, điều hành và những người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

d) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề tại thời điểm đề nghị;

đ) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp lại

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 7. Cấp Thẻ hành nghề

Thẻ hành nghề được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

1. Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn theo nội dung chương trình được Cục Bảo vệ thực vật quy định.

2. Đảm bảo sức khỏe theo quy định.

Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ hành nghề

1. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn;

c) Bản chính Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

d) Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm.

2. Người đề nghị cấp Thẻ hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.

3. Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 01 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không cấp phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề

1. Thẻ hành nghề được cấp lại trong các trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng.

2. Hồ sơ, trình tự cấp lại Thẻ hành nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật đối với hoạt động xử lý vật thể

1. Tổ chức kiểm tra điều kiện cấp, cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức tập huấn, kiểm tra chuyên môn và cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Xây dựng các chương trình tập huấn về xử lý vật thể.

4. Chỉ định và giám sát hoạt động xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

5. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các tổ chức hành nghề và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

1. Khi thực hiện hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại địa phương thì phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các tổ chức hành nghề đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng vật thể xuất – nhập khẩu; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng bảo quản nội địa trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động hành nghề theo phạm vi và quy mô được cấp đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận.

2. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này hết hạn, tổ chức hành nghề phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xử lý vật thể thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này cho Cục Bảo vệ thực vật trong trường hợp có nhu cầu tiếp tục hành nghề xử lý vật thể.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 03 năm 2015.

2. Thay thế Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
– Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng;
– Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Lưu VT, BVTV (300).

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC I.

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xông hơi khử trùng

Bảng 1. Danh mục trang thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide

TT

Trang thiết bị

1

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (đo TLV)

4

Thiết bị thông thoáng, đảo khí

5

Thiết bị hóa hơi

6

Thiết bị gia nhiệt

7

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy…)

8

ng dn thuc

9

Bạt kh trùng

10

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát…)

11

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

12

Dụng cụ cân, đo

13

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

14

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

15

Bin cảnh giới

16

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

17

Bộ dụng cụ sơ cứu

18

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ khác

Bảng 2. Danh mục trang thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Phosphine

TT

Trang thiết bị

1

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (TLV)

4

Thiết bị thông thoáng

5

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy…)

6

Bạt khử trùng

7

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát…)

8

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

9

Dụng cụ cân, đo

10

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

11

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

12

Bin cảnh giới

13

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

14

Bộ dụng cụ sơ cứu

15

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ khác

 

Phần 2. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý hơi nước nóng

TT

Trang thiết bị

1

Bung xử lý

2

Máy tạo hơi nước nóng (Máy VHT)

3

Thiết bị làm mát

4

Hệ thống làm m

5

Quạt luân chuyển không khí

6

Thiết bị đo ẩm độ

7

Thiết bị cảm ứng đo nhiệt

8

Thiết bị hiệu chuẩn

9

Thiết bị ghi dữ liệu về nhiệt độ trong quá trình xử lý

10

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

11

Bộ dụng cụ sơ cứu

12

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

13

Các thiết bị phụ trợ khác

 

Phần 3. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý chiếu xạ

TT

Trang thiết bị

1

Nguồn phát xạ

2

Hệ thống băng tải đưa sản phẩm ra vào buồng xử lý

3

Phòng điều khiển

4

Các thùng chứa sản phẩm

5

Thiết bị đo liều chiếu xạ

6

Bung chiếu xạ

7

Thiết b kiểm x

8

Hệ thống khóa liên động để kiểm soát và đảm bảo an toàn

9

Trang bị bảo hộ và thiết bị kiểm soát liều cá nhân

10

Bộ dụng cụ sơ cứu

11

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

12

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

13

Trang thiết bị phụ trợ khác

 

Phn 4. Danh mục trang thiết bị đối với biện pháp xử lý nhiệt nóng

TT

Trang thiết bị

1

Buồng xử lý

2

Hệ thống cung cấp nhiệt

3

Cảm biến đo nhiệt

4

Thiết bị hiển thị nhiệt độ

5

Hệ thống đảo khí

6

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

7

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

8

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

9

Trang thiết bị phụ trợ khác

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Bản sao chụp Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường;

€ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………………………………………….

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng (ghi rõ loại hình xuất nhập khẩu hoặc bảo quản nội địa)

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Giấy khám sức khỏe của những người này;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường của lần kiểm tra gần nhất;

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: ………………………………………………………………

Họ tên: ……………………………………………ngày sinh: ………………………………..  Nam/Nữ

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Trình độ: …………………………………………………………………………………………………………

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác (………………………………)

Hồ sơ kèm theo:

€ Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn (bản sao chụp)

€ Giấy khám sức khỏe

€ 02 ảnh 2cm x 3cm

Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

Xác nhận của cơ quan chủ quản
(Ký tên, đóng dấu)

………….., ngày …… tháng ….. năm ……
Người đề nghị cấp
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thẻ có hình chữ nhật, kích thước: 7cm x 10cm, được làm bằng bìa cứng, ép plastic

Mặt trước thẻ:

– Bên trái từ trên xuống là logo Cục Bảo vệ thực vật; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;

– Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” màu đỏ; các chữ khác màu đen;

– Đóng khung màu xanh lam.

Mặt sau thẻ:

– Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen;

– Được đóng khung màu xanh lá cây

PHỤ LỤC VII

MẪU THUYẾT MINH QUY TRÌNH KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1. Mẫu bản thuyết minh quy trình kỹ thuật

I. QUI ĐỊNH CHUNG:

1.1. Mục đích và đối tượng xử lý

1.2. Giải thích thuật ngữ

II. YÊU CẦU XỬ LÝ

2.1. Yêu cầu chung

2.2. Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị

2.3. Yêu cầu về kỹ thuật

2.4. Giấy tờ, biểu mẫu thực hiện

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

3.1. Chuẩn bị

Hồ sơ

Khảo sát

3.2. Lập phương án xử lý

3.3. Trình tự các bước xử lý

3.4. Các bước giám sát xử lý

3.5. Kết thúc xử lý

3.6. Lưu hồ sơ

IV. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CÁC NỘI DUNG KHÁC

Phần 2. Mẫu bản thuyết minh về phương tiện và trang thiết bị xử lý

Thứ tự

Tên thiết bị/ phương tiện

Số lượng

Mô tả tính năng

Thời gian mua

Thời gian hiệu chỉnh gần nhất

Tình trạng sử dụng

 

Văn bản so sánh

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 89/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật;
Chính phủ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 84/2002/QĐ-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Khái niệm

Xông hơi khử trùng là biện pháp khử trùng bằng Hóa chất xông hơi độc để diệt trừ dịch hại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng

1. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về xông hơi khử trùng.

2. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất điều kiện hành nghề của tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng được quy định  tại Điều 26 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP.

3. Kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề về xông hơi khử trùng và cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng cho cá nhân tham gia hoạt động xông hơi khử trùng trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP.

4. Giám sát hoạt động xông hơi khử trùng đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể) bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ hoặc giám sát theo yêu cầu của chủ vật thể.

5. Xử lý các vi phạm trong hoạt động xông hơi khử trùng theo quy định hiện hành.

Điều 3. Phân cấp quản lý

1. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng, Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xông hơi khử trùng vật thể xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

2. Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng. Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng và kiểm tra, gáim sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa.

Điều 4. Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng

Tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng phải đảm bảo các điều kiện cụ thể sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp (mẫu phụ lục 2a, 2b);

2. Người trực tiếp thực hiện xông hơi khử trùng có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp (Mẫu phụ lục 3a, 3b);

3. Có quy trình kỹ thuật, phương tiện, thiết bị theo quy định phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng đảm bảo an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa.

4. Tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng phải chịu trách nhiệm đảm bảo về vệ sinh môi trường, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, Hóa chất theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.

Tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng vật thể trên lãnh thổ Việt Nam có đủ các điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP và Điều 4 của Quy định này được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (mẫu Phụ lục 1a, 1b).

Đối với các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động xông hơi khử trùng theo Quyết định số 84/2002/QĐ-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2002, khi hết hạn nếu tiếp tục hoạt động xông hơi khử trùng phải thực hiện theo Quy định này.

Điều 6. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng

Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

Có trình độ chuyên môn về Hóa chất hoặc bảo vệ thực vật từ đại học trở lên;

Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng;

Có Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

Điều 7. Điều kiện cấp Thẻ xông hơi khử trùng

Thẻ xông hơi khử trùng được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

Phải qua tập huấn về xông hơi khử trùng và được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề.

Có Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

Điều 8. Thủ tục cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ, thẻ xông hơi khử trùng

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (mẫu Phụ lục 4);

b) Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng theo quy định;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghể xông hơi khử trùng;

d) Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định.

2. Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (mẫu Phụ lục 5);

b) Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học về Hóa chất hoặc bảo vệ thực vật;

c) Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng đối với người đề nghị cấp chứng chỉ;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Sơ yếu lý lịch của người đề nghị cấp chứng chỉ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

e) Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm.

3. Hồ sơ cấp Thẻ xông hơi khử trùng;

a) Đơn đề nghị cấp thẻ (mẫu Phụ lục 6);

b) Bản sao kết quả học tập về xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

d) Sơ yếu lý lịch của người đề nghị cấp thẻ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

đ) Hai ảnh chân dung 2cm x 3cm;

4. Kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và cấp giấy tờ trên trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng); 05 ngày làm việc (đối với Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng và Thẻ xông hơi khử trùng). Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

Điều 9. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận, gia hạn chứng chỉ và đổi thẻ

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng, Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng có giá trị trong 03 (ba) năm. Sau thời hạn trên nếu tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục hành nghề xông hơi khử trùng thì phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và làm thủ tục cấp lại (gia hạn, đổi) theo quy định

1. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (mẫu Phụ lục 4);

b) Danh mục phương tiện, trang thiết bị xông hơi khử trùng theo quy định;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

d) Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định.

2. Hồ sơ gia hạn Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng.

a) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (mẫu Phụ lục 5);

b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

3. Hồ sơ đổi Thẻ xông hơi khử trùng

a) Đơn đề nghị đổi thẻ (mẫu Phụ lục 6);

b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật.

c) Hai ảnh chân dung 2cm x 3cm.

4. Kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và cấp lại (gia hạn, đổi) các loại giấy tờ trên trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng); 05 ngày làm việc (đối với Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng và Thẻ xông hơi khử trùng). Trường hợp không thể cấp lại (gia hạn, đổi) được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

Điều 10. Nội dung giám sát hoạt động xông hơi khử trùng

1. Kiểm tra Thẻ xông hơi khử trùng.

2. Kiểm tra vật tư, trang thiết bị hành nghề xông hơi khử trùng.

3. Giám sát loại thuốc hóa học dùng cho việc khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định hiện hành.

4. Giám sát về thao tác, kỹ thuật khử trùng bao gồm: nồng độ thuốc, khối lượng thuốc, độ kín, phương pháp đặt thuốc, thu bã thuốc, thời gian khử trùng, sinh vật gây hại cần diệt trừ và các điều kiện bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng Tiêu chuẩn cơ sở TC 02:2006 Kiểm dịch thực vật – Quy trình giám sát khử trùng bằng phương pháp xông hơi.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng.

1. Tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng có đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 4 của Quy định này mới có quyền cấp Giấy chứng nhận xông hơi khử trùng đối với vật thể.

2. Việc khử trùng và cấp Giấy chứng nhận khử trùng đối với vật thể bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh phải được cơ quan kiểm dịch thực vật giám sát mới được thực hiện. Trong điều kiện khẩn cấp, cơ quan kiểm dịch thực vật được quyền chỉ định tổ chức thực hiện xông hơi khử trùng.

3. Thực hiện xông hơi khử trùng vật thể đúng phạm vi đã được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.

4. Tổ chức đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng có đủ năng lực kỹ thuật để xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế bằng Methyl bromide.

5. Thực hiện xông hơi khử trùng bằng Methyl bromide phải tuân thủ theo các quy định của Nghị định thư Montreal.

6. Tổ chức, cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng phải nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

7. Các tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng 06 tháng, năm phải báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng vật thể về cơ quan quản lý theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này. Cụ thể: khử trùng vật thể xuất nhập khẩu báo cáo Cục Bảo vệ thực vật, khử trùng vật thể nội địa báo cáo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mẫu báo cáo Phụ lục 7).

8. Khi chấm dứt hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật biết.

Điều 12. Hành vi nghiêm cấm

Nghiêm cấm việc cho người khác mượn, thuê Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Cấm thuê người không có thẻ thực hiện việc khử trùng. Tổ chức, cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng nếu vi phạm các quy định về khử trùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Điều khoản thi hành

Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng là một trong các điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này và phải lập sổ theo dõi việc cấp (cấp lại, gia hạn, đổi) giấy chứng nhận, chứng chỉ, thẻ. Hàng quý, hàng năm có báo cáo gửi Cục Bảo vệ thực vật./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 

 

PHỤ LỤC 1A

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
PLANT PROTECTION DEPARTMENT

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Independence – Freedom – Happiness

********

Số/No:…………………/BVTV-KD

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ XUẤT – NHẬP KHẨU

Certificate of fumigation practice qualification for import-export regulated articles

Tổ chức (Organization): ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ (Address): …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Vật thể khử trùng (Fumigated articles):…………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quy mô (Scale):………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Có giá trị đến ngày (Date of expiry):……………………………………………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày ….. tháng …. Năm …..

Hanoi, dated………………………….

CỤC TRƯỞNG

Director General

 

PHỤ LỤC 1B

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT…………………………..

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số:…………………/BVTV

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ BẢO QUẢN NỘI ĐỊA

Tổ chức:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Vật thể khử trùng:……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quy mô:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Có giá trị đến ngày:………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

………, ngày ….. tháng …. Năm …..

 CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

PHỤ LỤC 2A

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ XUẤT NHẬP KHẨU

– Dạng bìa cứng, kích thước: 14,5 cm x 20 cm;

– Mặt ngoài: nửa bên phải màu nâu đậm; hàng chữ “Chứng chỉ hành nghề” màu vàng, có logo Cục Bảo vệ thực vật, các chữ khác màu trắng; nửa bên trái màu vàng nâu nhạt, chữ đen;

– Mặt trong: nền xanh, hoa văn màu trắng, chữ đen

* Mặt ngoài

* Mặt trong

PHỤ LỤC 2B

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ BẢO QUẢN NỘI ĐỊA

– Dạng bìa cứng, kích thước: 14,5 cm x 20 cm;

– Mặt ngoài: nửa bên phải màu xanh đậm, chữ vàng; nửa sau màu xanh da trời nhạt, chữ đen

– Mặt trong: nền xanh, hoa văn màu trắng, chữ đen

* Mặt ngoài

* Mặt trong

PHỤ LỤC 3A

THẺ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG DO CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤP CHO CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẦU, QUÁ CẢNH

Hình chữ nhật, kích thước: 7cm x 10cm, được làm bằng bìa cứng, ép plastic

Mặt trước thẻ:

– Bên trái từ trên xuống là logo “Kiểm dịch thực vật hiệu” theo mẫu tại Quyết định 58/2007/QĐ-BNN, có đường kính 19 mm; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;

– Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hơi khử trùng” màu đỏ, font chữ VnAvant H, đậm, cỡ 16; các chữ khác màu đen.

– Đóng khung màu xanh lam.

Mặt sau thẻ:

– Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen

– Được đóng khung màu xanh lá cây

 

PHỤ LỤC 3B

THẺ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG DO CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH CẤP CHO CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VẬT THỂ BẢO QUẢN

Hình chữ nhật, kích thước: 7cm x 10cm, được làm bằng bìa cứng, ép plastic

Mặt trước thẻ:

– Bên trái từ trên xuống là logo “Kiểm dịch thực vật hiệu” theo mẫu tại Quyết định 58/2007/QĐ-BNN, có đường kính 19 mm; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;

– Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hơi khử trùng” màu đỏ, font chữ VnAvant H, đậm, cỡ 16; các chữ khác màu đen.

– Đóng khung màu xanh lam.

Mặt sau thẻ:

– Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen

– Được đóng khung màu xanh lá cây

 

PHỤ LỤC 4

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG

Kính gửi: ………………………………………………………………………….

Tên tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng:…………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị quý cơ quan cấp (cấp lại) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng cho cơ quan chúng tôi:

Phạm vi hành nghề: Thực hiện xông hơi khử trùng đối với:

0 Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;

0 Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

0 Vật thể bảo quản nội địa;

0 Vật thể, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;

0 Các trường hợp khác …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Quy mô (m3/năm):……………………………………………………………………………………………………..

Hồ sơ kèm theo:

0 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề số …………….. (đối với trường hợp xin cấp lại)

0 Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng: ………. chứng chỉ (bản sao)

0 Danh sách người trực tiếp khử trùng được cấp thẻ

0 Danh mục phương tiện, trang thiết bị hành nghề

0 Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng

0 Các giấy tờ khác do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp: Chứng nhận tuân thủ yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………

0 Các giấy tờ liên quan khác (nếu có):

Vào sổ số: ………. ngày ……/…../……..

CÁN BỘ NHẬN ĐƠN

(Ký tên)

….., ngày…. tháng……năm….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………..

Họ tên:…………………………………Ngày sinh:…………………………………………………….. Nam/Nữ

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………………………………………………

Phạm vi hành nghề: Thực hiện xông hơi khử trùng đối với:

0 Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;

0 Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

0 Vật thể bảo quản nội địa;

0 Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;

0 Các trường hợp khác …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Hồ sơ kèm theo:

0 Bằng đại học về chuyên môn hóa chất hoặc bảo vệ thực vật (bản sao có công chứng)

0 Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng (đối với trường hợp cấp lần đầu)

0 Giấy chứng nhận sức khỏe

0 Sơ yếu lý lịch

0 Ảnh chân dung 4cm x 6cm: 2 chiếc (đối với trường hợp cấp lần đầu)

0 Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (đối với trường hợp gia hạn)

Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày…. tháng……năm….

NGƯỜI XIN CẤP (GIA HẠN)

CHỨNG CHỈ

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 6

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (ĐỔI) THẺ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………..

Họ tên:…………………………………Ngày sinh:…………………………………………………….. Nam/Nữ

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………………………………………………

Trình độ văn hóa: ……………………………………………………………………………………………………..

Phạm vi hành nghề: Thực hiện xông hơi khử trùng đối với:

0 Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;

0 Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

0 Vật thể bảo quản trong nước;

0 Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;

0 Các trường hợp khác …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Hồ sơ kèm theo:

0 Bản sao kết quả học tập về xông hơi khử trùng (bản sao có xác nhận)

0 Giấy chứng nhận sức khỏe

0 Sơ yếu lý lịch

0 Ảnh chân dung 2cm x 3cm: 2 chiếc

0 Thẻ xông hơi khử trùng (đối với trường hợp đổi thẻ)

Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày…. tháng……năm….

NGƯỜI XIN CẤP (ĐỔI) THẺ

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 7

ĐƠN VỊ KHỬ TRÙNG:……………………….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG 6 THÁNG/NĂM……….

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật/Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh……..

Theo quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số ……/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Công ty ……….. xin báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng 6 tháng/năm….) như sau:

I. NHẬP KHẨU

Loại thuốc xông hơi khử trùng

Tồn kho

(kg)

Nhập mới

Tổng

(kg)

Ghi chú

Số Giấy phép Nhập khẩu

Khối lượng

(kg)

Nhập khẩu từ nước

Methyl Bromide (MB)
Phosphine (PH3)
Các thuốc khử trùng khác

II. SỬ DỤNG METHYL BROMIDE

Khử trùng nông sản xuất  khẩu

Thực hiện TCQT số 15

Khử trùng hàng nhập khẩu

Xử lý đất trồng trọt

Các ứng dụng khác

Tổng

Khối lượng nông sản

(tấn)

Khối lượng MB

(kg)

Thể tích

(m3)

Khối lượng MB

(kg)

Khối lượng hàng được xử lý (tấn)

Khối lượng MB

(kg)

Diện tích

(m2)

Khối lượng MB

(kg)

Tên ứng dụng

Khối lượng được xử lý (tấn)

Khối lượng MB

(kg)

Khối lượng hàng hóa (tấn)

Khối lượng MB

(kg)

III. SỬ DỤNG PHOSPHINE

Khử trùng nông sản xuất khẩu

Khử trùng hàng nhập khẩu

Khử trùng hàng hóa bảo quản

Tổng

Khối lượng nông sản (tấn)

Khối lượng PH3 (kg)

Khối lượng hàng được xử lý (tấn)

Khối lượng PH3 (kg)

Khối lượng hàng hóa (tấn)

Khối lượng PH3 (kg)

Khối lượng hàng hóa (tấn)

Khối lượng PH3 (kg)

 

……………, ngày………tháng………..năm…………..

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.