Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Thông tư 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí Nhà nước của Bộ Công thương,

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2016/TT-BCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Chương I

LĨNH VỰC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Điều 1. Bãi bỏ một số điều của các Thông tư về kinh doanh, xuất khẩu than như sau:

1. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu than.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

2. Thay thế Phụ lục VI, VII Thông tư số 05/2014/TT-BCT bằng Phụ lục I, II Thông tư này.

3. Điểm d, đ khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“d) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT: 1 bản chính;

đ) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP: Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp”.

4. Điểm d khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

Điều 3. Bãi bỏ Quyết định số 06/2006/QĐ-BCN ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.

Chương II

LĨNH VỰC HÓA CHẤT

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 42/2013/TT-BCT.

2. Điểm a khoản 1 Điều 19 Thông tư số 42/2013/TT-BCT được sửa đổi bổ sung như sau:

“Sở Công Thương kiểm tra định kỳ hàng năm các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý”.

4. Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 42/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg và thực hiện các quy định tại Điều 8 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP và điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Thông tư này”.

Điều 5. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Điều 6. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Điều 7. Bãi bỏ Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.

Chương III

LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 61/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện và quy định cụ thể một số điều của Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

1. Bãi bỏ Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 61/2014/TT-BCT.

2. Điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 61/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Chủ trì kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ”.

Điều 9.

1. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 23/2009/TT-BCT.

3. Bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư số 23/2009/TT-BCT như sau:

“3. Cơ quan cấp Giấy phép sử dụng VLNCN có trách nhiệm thẩm tra về kiến thức học tập bổ sung của Chỉ huy nổ mìn quy định trước khi cấp Giấy phép sử dụng VLNCN”.

Chương IV

LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Điều 10. Bãi bỏ Điều 5, Điều 13 và Phụ lục 1 Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Chương V

LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 28; điểm đ khoản 1 Điều 31; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 43; khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Thông tư số 41/2011/TT-BCT.

2. Thay thế căn cứ pháp lý “Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009” thành Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại phần căn cứ pháp lý và các điều khoản dẫn chiếu tới Nghị định số 107/2009/NĐ-CP tại Thông tư số 41/2011/TT-BCT.

Chương VI

LĨNH VỰC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Điều 12. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5, Điều 6, Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư số 39/2011/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng.

Chương VII

LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Điều 13. Đối tượng áp dụng

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại mục 1, mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với:

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại mục 7, 8 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Điều 14. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến

1. Bãi bỏ Thông tư số 54/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến.

2. Giải thích các từ ngữ liên quan đến mục 4 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP:

a) Cơ sở sản xuất sữa chế biến gồm toàn bộ cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường để sản xuất các sản phẩm sữa chế biến;

b) Sản phẩm sữa chế biến là sản phẩm được chế biến từ sữa động vật có hoặc không bổ sung chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, hương liệu hoặc các vitamin.

Điều 15. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia

1. Bãi bỏ Thông tư số 53/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia.

2. Cơ sở sản xuất bia tại mục 5 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, con người và các yếu tố liên quan đến môi trường để sản xuất ra các loại bia.

Điều 16. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật

1. Bãi bỏ Thông tư số 59/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật.

2. Cơ sở sản xuất dầu thực vật tại mục 5 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP là cơ sở thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sơ chế, chế biến (làm sạch, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện), bao gói, bảo quản để tạo ra dầu thực vật thành phẩm.

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương như sau:

1. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 40/2013/TT-BCT.

2. Sửa đổi quy định dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 6; điểm a, điểm b Điều 7 và Phụ lục VII Thông tư số 40/2013/TT-BCT như sau:

a) Thay thế cụm từ “quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này” thành “Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”;

b) Thay thế cụm từ “quy định tại Điều 5” thành “Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

3. Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 40/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đối với yêu cầu quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP;

3. Kết luận của đoàn đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp cần khắc phục để đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ xem xét giao Đoàn đánh giá thực tế tổ chức đánh giá lại tại cơ sở”.

4. Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Kiểm tra giám sát hoạt động tại cơ sở:

Bộ Công Thương sẽ thông báo trước khi thực hiện giám sát mười lăm (15) ngày cho Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động tại cơ sở. Bộ Công Thương quyết định thành lập đoàn kiểm tra để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Đánh giá việc duy trì sự tuân thủ và phù hợp của hệ thống quản lý; năng lực của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng theo khoản 2 Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP;”

5. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Miễn kiểm tra giám sát đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 6 đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

Điều 18.

1. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư số 57/2015/TT-BCT như sau:

“Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 7 Nghị định số 77/2016 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn”.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa, bia và dầu thực vật

1. Bộ Công Thương giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP tại địa phương.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2017.

2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

BỘ TRƯỞNG

Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu (1): Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

TÊN DOANH NGHIỆP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………… Số điện thoại:………….. Số fax:………………………

– Địa chỉ website (nếu có):…………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:….. do…….. cấp ngày….. tháng…… năm……..

2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:

STT

Tên kho/bãi

Địa chỉ kho, bãi

Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa (m2/công-ten-nơ)

Ghi chú

1

………

………

………

………

………

2

………

………

………

………

………

3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:

– Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).

– Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).

– Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

– Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

– Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.

– Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

TÊN DOANH NGHIỆP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/hàng đã qua sử dụng

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………. Số điện thoại:……………. Số fax:………………………

– Địa chỉ website (nếu có):…………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… do…………. cấp ngày…. tháng….. năm……

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

– Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……

……, ngày… tháng… năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2016/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Tên tổ chức tín dụng:………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………. Số điện thoại:……………………………… xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………….. Số điện thoại:…………… Số fax:……………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… do…………. cấp ngày…. tháng….. năm……

– Số tài khoản:

Đã nộp số tiền….. vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa tại…….. theo quy định tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.

 

Người đứng đầu tổ chức tín dụng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2016/TT-BCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Chương I

LĨNH VỰC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Điều 1. Bãi bỏ một số điều của các Thông tư về kinh doanh, xuất khẩu than như sau:

1. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu than.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

2. Thay thế Phụ lục VI, VII Thông tư số 05/2014/TT-BCT bằng Phụ lục I, II Thông tư này.

3. Điểm d, đ khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“d) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT: 1 bản chính;

đ) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP: Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp”.

4. Điểm d khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

Điều 3. Bãi bỏ Quyết định số 06/2006/QĐ-BCN ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.

Chương II

LĨNH VỰC HÓA CHẤT

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 42/2013/TT-BCT.

2. Điểm a khoản 1 Điều 19 Thông tư số 42/2013/TT-BCT được sửa đổi bổ sung như sau:

“Sở Công Thương kiểm tra định kỳ hàng năm các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý”.

4. Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 42/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg và thực hiện các quy định tại Điều 8 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP và điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Thông tư này”.

Điều 5. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Điều 6. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Điều 7. Bãi bỏ Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.

Chương III

LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 61/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện và quy định cụ thể một số điều của Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

1. Bãi bỏ Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 61/2014/TT-BCT.

2. Điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 61/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Chủ trì kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ”.

Điều 9.

1. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 23/2009/TT-BCT.

3. Bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư số 23/2009/TT-BCT như sau:

“3. Cơ quan cấp Giấy phép sử dụng VLNCN có trách nhiệm thẩm tra về kiến thức học tập bổ sung của Chỉ huy nổ mìn quy định trước khi cấp Giấy phép sử dụng VLNCN”.

Chương IV

LĨNH VỰC PHÂN BÓN

Điều 10. Bãi bỏ Điều 5, Điều 13 và Phụ lục 1 Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Chương V

LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 28; điểm đ khoản 1 Điều 31; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 43; khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Thông tư số 41/2011/TT-BCT.

2. Thay thế căn cứ pháp lý “Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009” thành Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại phần căn cứ pháp lý và các điều khoản dẫn chiếu tới Nghị định số 107/2009/NĐ-CP tại Thông tư số 41/2011/TT-BCT.

Chương VI

LĨNH VỰC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Điều 12. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5, Điều 6, Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư số 39/2011/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng.

Chương VII

LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Điều 13. Đối tượng áp dụng

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại mục 1, mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với:

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại mục 7, 8 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Điều 14. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến

1. Bãi bỏ Thông tư số 54/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến.

2. Giải thích các từ ngữ liên quan đến mục 4 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP:

a) Cơ sở sản xuất sữa chế biến gồm toàn bộ cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường để sản xuất các sản phẩm sữa chế biến;

b) Sản phẩm sữa chế biến là sản phẩm được chế biến từ sữa động vật có hoặc không bổ sung chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, hương liệu hoặc các vitamin.

Điều 15. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia

1. Bãi bỏ Thông tư số 53/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia.

2. Cơ sở sản xuất bia tại mục 5 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, con người và các yếu tố liên quan đến môi trường để sản xuất ra các loại bia.

Điều 16. Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật

1. Bãi bỏ Thông tư số 59/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật.

2. Cơ sở sản xuất dầu thực vật tại mục 5 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP là cơ sở thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sơ chế, chế biến (làm sạch, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện), bao gói, bảo quản để tạo ra dầu thực vật thành phẩm.

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương như sau:

1. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 40/2013/TT-BCT.

2. Sửa đổi quy định dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 6; điểm a, điểm b Điều 7 và Phụ lục VII Thông tư số 40/2013/TT-BCT như sau:

a) Thay thế cụm từ “quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này” thành “Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”;

b) Thay thế cụm từ “quy định tại Điều 5” thành “Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

3. Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 40/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đối với yêu cầu quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP;

3. Kết luận của đoàn đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp cần khắc phục để đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ xem xét giao Đoàn đánh giá thực tế tổ chức đánh giá lại tại cơ sở”.

4. Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2013/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Kiểm tra giám sát hoạt động tại cơ sở:

Bộ Công Thương sẽ thông báo trước khi thực hiện giám sát mười lăm (15) ngày cho Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động tại cơ sở. Bộ Công Thương quyết định thành lập đoàn kiểm tra để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Đánh giá việc duy trì sự tuân thủ và phù hợp của hệ thống quản lý; năng lực của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng theo khoản 2 Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP;”

5. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Miễn kiểm tra giám sát đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 6 đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

Điều 18.

1. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư số 57/2015/TT-BCT như sau:

“Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 7 Nghị định số 77/2016 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn”.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa, bia và dầu thực vật

1. Bộ Công Thương giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 và mục 6 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP tại địa phương.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2017.

2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

BỘ TRƯỞNG

Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu (1): Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

TÊN DOANH NGHIỆP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………… Số điện thoại:………….. Số fax:………………………

– Địa chỉ website (nếu có):…………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:….. do…….. cấp ngày….. tháng…… năm……..

2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:

STT

Tên kho/bãi

Địa chỉ kho, bãi

Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa (m2/công-ten-nơ)

Ghi chú

1

………

………

………

………

………

2

………

………

………

………

………

3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:

– Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).

– Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).

– Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

– Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

– Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.

– Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

TÊN DOANH NGHIỆP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……

……, ngày… tháng… năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/hàng đã qua sử dụng

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………. Số điện thoại:……………. Số fax:………………………

– Địa chỉ website (nếu có):…………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… do…………. cấp ngày…. tháng….. năm……

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

– Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……

……, ngày… tháng… năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2016/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Tên tổ chức tín dụng:………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………. Số điện thoại:……………………………… xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:…………….. Số điện thoại:…………… Số fax:……………………

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… do…………. cấp ngày…. tháng….. năm……

– Số tài khoản:

Đã nộp số tiền….. vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa tại…….. theo quy định tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.

 

Người đứng đầu tổ chức tín dụng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Văn bản so sánh

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 57/2015/TT-BCT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phm;

Căn cứ Nghị định s 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương gồm: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ); Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương do y ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý.

b) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ

Điều 2. Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

1. Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.

Điều 3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất thực phẩm

1. Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa Điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có Khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.

2. Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đu vào đến sản phẩm cuối cùng.

3. Nn nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.

Điều 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm

1. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm:

a) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;

b) Được bảo quản phù hợp với Điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp;

c) Không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho thực phẩm phải thuộc danh Mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế;

3. Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hp với QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

Điều 5. Điều kiện đối với chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm

1. Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Dụng cụ thu gom chất thải rắn phải được làm bằng vật liệu phù hợp và được vệ sinh thường xuyên.

2. Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại và chứa đựng trong thùng có nắp đậy kín hoặc khu vực tập kết chất thải theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

3. Nước thải của cơ sở phải bảo đảm tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

Điều 6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm

Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:

1. Duy trì Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.

2. Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại.

3. Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 7. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

1. Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện, phương thức, Điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm trong khu vực sản xuất;

2. Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

Chương III

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ

Điều 8. Nguyên tắc quản lý

Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Điều 9. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm

1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

2. Cơ quan có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;

b) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (Mẫu 4 Phụ lục kèm theo thông tư này) tại địa phương theo phân cấp quản lý. Thực hiện kim tra sau cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

3. Việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện theo quy định hiện hành về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm

1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Bản tự đánh giá Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.

3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa Điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các tài liệu theo quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

1. Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan, UBND cấp tỉnh phổ biến và hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quản lý các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc địa bàn theo quy định tại Thông tư này;

b) Chỉ đạo Sở Tài chính và các Sở/ban ngành liên quan tham mưu, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác quản lý các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ tại địa phương.

3. Cơ quan có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý an toàn thực phẩm có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ theo kế hoạch được UBND các cấp theo phân cấp quản lý phê duyệt;

c) Thông báo cônkhai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách ch cơ s và cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ vi phạm các quđịnh về bảo đm an toàn thực phẩm trong sn xuất thực phẩm và thu hồi Giấchứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phm thequy định;

d) Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về UBND cấp tnh định kỳ sáu (06) tháng/lần.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

1. Chấp hành các quđịnh về bo đm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quđịnh của Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan;

2. Chp hành sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thm quyền, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm tại địa phương theo quy định.

3. Cung cấp thông tin/tài liệu có liên quan khi được cơ quan có thm quyền về an toàthực phẩm yêu cầu.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thôntư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 04 năm 2016.

2. Bãi bỏ quđịnh về cơ sở sản xuất thực phẩm nh l” tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 ca Bộ trưng Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi Giấy chnnhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý ca Bộ Công Thương.

3. Tronquá trình thực hiện có vướng mắc, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phn ánh về Bộ CônThương để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 


Nơi nhận:

– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Th tưng Chính ph và các Phó Th tướng CP;
– Văn phòng Chính ph;
– Các Bộcơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBN
D các tnh, thành phố trc thuộc TW;
– Bộ 
 pháp (Cục Kim tra VBQPPL);
– Sở Y tế, S Công Thương, S Nông nghiệp và PTNT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
– C
ng Thông tin điện t: Chính phủ, BCT;
– Công báo;
– Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Cao Quốc Hưng

 

PHỤ LỤC

(kèm theo Thông tư s 57/2015/TT-BCTngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương)

Mu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–

………, ngày………tháng……..năm 20………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)………………………

Cơ sở sản xuất (tên giao dịch hợp pháp):……………………………………………………………….

Địa chỉ tại:…………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………..Fax:…………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………………….; ngày cấp: ……………………; Cơ quan cấp:      

Ngành nghề sản xuất (tên sản phẩm xin cấp giấy chứng nhận) :……………………………….

Công suất, doanh thu:………………………………………………………………………………………….

Tổng số cán bộ công nhân viên (trực tiếp:……..gián tiếp:….…)(bao gồm cả chủ cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ).

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu (nếu có)

Hồ sơ gửi kèm gm:

– Bản sao Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực;

– Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm;

– Bản tự đánh giá Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm.

 

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đối với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

………, ngày………tháng……..năm 20………

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỂ SẢN XUẤT THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

– Tên cơ sở sản xuất:…………………………………………………………………………………………..

– Chủ cơ sở sản xuất:………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ:…(ghi địa chỉ sản xuất)…………………………………………………………………………….

– Điện thoại……………………………………….Fax…………………………………………………..

– Mặt hàng sản xuất:…………………………………………………………………………………………….

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ CON NGƯỜI

II. 1. Cơ sở vật chất

Diện tích mặt bằng sản xuất: ……………m2,Trong đó diện tích để sản xuất: ………..m2;

II. 2. Trang, thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến hiện có

TT

Tên trang, thiết bị

(ghi theo thứ tự quy trình công nghệ)

Số lượng

Xut xứ

Thực trạng hoạt động của trang, thiết bị

Ghi chú

Tt

Trung bình

kém

1

Thiết bị, dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Thiết bị bảo quản thực phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

 

 

 

 

 

 

5

Dụng cụ lưu mẫu

 

 

 

 

 

 

6

Phương tiện/ thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

7

Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm

 

 

 

 

 

 

8

Trang, thiết bị khác để sản xuất (nếu có)

 

 

 

 

 

 

8.1

 

 

 

 

 

 

 

 

8.?

 

 

 

 

 

 

 

II.3. Chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất

1. Tổng số người trực tiếp sản xuất tại cơ sở (bao gồm cả chủ cơ sở): ………….người;

2. Số người có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm còn hạn: …..người;

3. Số người đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp: ……………..người;

4. Số người chưa được cấp:

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ……………….người;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm: ……………..người;

III. CƠ SỞ TỰ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Thông tư ……../2015/TT-BCT ngày     tháng      năm        của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Cam kết của Chủ cơ sở:

Tôi cam đoan các thông tin nêu trong Bản tự đánh giá về Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đánh giá trên./.

 

………., ngày.…..tháng.…..năm 20……….
CHỦ CƠ SỞ
Ký, ghi rõ họ, tên; đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đi với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

………., ngày.…..tháng.…..năm 20……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)…………………….

Tên cơ sở sản xuất:…………………………………………………………………………………………….

Chủ cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:….(ghi địa chỉ sản xuất)……………………………………………………………………………..

Điện thoại……………………………………………….. Fax………………….………………………..

Mặt hàng sản xuất:……………………………………………………………………………………………….

Công suất, doanh thu:…………………………………………………………………………………………..

Đề nghị …(ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp)… cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:… (ghi cụ thể tên sản phẩm thực phẩm xin cấp lại), cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số: ……………………; ngày cấp:…………………….; Cơ quan cấp ………………………………

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận:

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận./.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
Ký, ghi rõ họ, tên; đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đi với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Tên cơ quan có thm quyền được y ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý an toàn thực phm)

Chứng nhận

Cơ sở:…………………………………………………………………………………………………………………

Loại hình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:(1)

………………………………………………………………………………………………………………………….

Chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ sản xuất……………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………………… Fax:………………….…………………………………

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH

 

 

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Số cấp: ………/GCNATTPNL-BCT

Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày ……./……/20………

 

 

 

Ghi chú: (1): Ghi cụ thể tên thực phẩm do cơ sở đăng ký và sản xuất

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.