Tìm kiếm:
Tìm nâng cao img-tk
img-tkTìm kiếm nâng cao



Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành,

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 88/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23/01/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:

1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;

2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;

4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;

5. Xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản sống;

6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y;

7. Nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;

8. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;

9. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;

10. Nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón;

11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, thương nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) hoạt động có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Gỗ tròn: bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên (kể cả gỗ nguyên khai còn có gốc, cành, lá mà đường kính sát gốc từ 10cm đến dưới 20cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính sát gốc từ 20cm trở lên, chiều dài từ 30cm trở lên). Riêng đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

2. Gỗ xẻ: là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc, có độ dầy trên 06 milimet (mm).

3. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp): là các sản phẩm từ gỗ được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.

4. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: là những loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thực vật, động vật rừng quy định tại danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2006/NĐ-CP).

5. Thủy sản:

a) Thuỷ sản sống: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

b) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

c) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm cho con người.

d) Đánh giá rủi ro thuỷ sản sống nhập khẩu làm thực phẩm: là các hoạt động nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường trong các hoạt động có liên quan đến thuỷ sản sống nhập khẩu.

đ) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật; kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật nhập khẩu

1. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, trước khi thông quan, phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản; Danh mục động vật; Danh mục thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch và Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, ban hành quy định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.

3. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau. Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch.

5. Đối với các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra sau khi thông quan.

6. Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm thì buộc phải tái xuất.

Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép

1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.omard.gov.vn/ và gửi tới cơ quan Hải quan.

3. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.

Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi bằng đường bưu điện.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của thương nhân.

5. Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.

6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Quy định tại các Điều 15, 21, 24, 28, 30 của Thông tư này.

7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ; CỦI, THAN LÀM TỪ GỖ HOẶC CỦI CÓ NGUỒN GỐC TỪ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC

Điều 7. Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước (trừ những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) gồm:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại.

2. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước) quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ; sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục I của CITES.

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.

2. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

3. Khi xuất khẩu các loại củi, than, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

Điều 9. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;

c) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);

d) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.

đ) Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.

2. Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

Thương nhân nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ sau:

a) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:

– Địa chỉ:           Nhà A3, số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại:      (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742

– Email:             fpdvn@hn.vnn.vn; cites_vn.kl@mard.gov.vn

– Trang web:      www.tongcuclamnghiep.gov.vn

b) Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:

– Địa chỉ:           Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

– Điện thoại:      (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120

– Email:             citesphianam@gmail.com

MỤC 2. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

(trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy định tại Mục I, Chương II của Thông tư này)

Điều 10. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng tự nhiên (trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều này) gồm:

a) Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB, thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

b) Động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của CITES.

2. Cấm xuất khẩu các loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ rừng tự nhiên theo giấy phép gồm:

a) Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này xuất khẩu phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các nước.

b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:

– Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II của CITES;

– Thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP;

– Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; quy định tại các Phụ lục I và II của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

4. Xuất khẩu thủy sản theo giấy phép

Các loài thuỷ sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu trong trường hợp thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Điều 11. Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm quy định tại các Phụ lục của CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.

Điều 12. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan. Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 10 của Thông tư này: Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Bộ chủ quản;

c) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);

d) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);

đ) Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu);

e) Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu) phải có các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;

– Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam dưới đây:

+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

+ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.

MỤC 3. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 13. Xuất khẩu giống cây trồng

1. Thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại các khoản 1, 2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải được Tổng Cục lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.

4. Thương nhân được xuất khẩu giống cây trồng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, không phải xin phép.

5. Hồ sơ và trình tự thủ tục xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.

Điều 14. Nhập khẩu giống cây trồng

1. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thuộc các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép:

a) Nhập khẩu giống cây trồng để khảo nghiệm, sản xuất thử;

b) Nhập khẩu giống cây trồng với mục đích phục vụ hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng và để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Điều 15. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:

– Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 01/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

– Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản photocopy Quyết định công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử (đối với nhập khẩu giống cây trồng để sản xuất thử)

– Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần đầu toàn bộ khối lượng theo quy định để khảo nghiệm, sản xuất thử: Phải bổ sung văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm, sản xuất thử;

– Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử: Nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp Tờ khai kỹ thuật;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện đối với các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về hợp tác quốc tế hoặc giấy mời tham gia triển lãm (tùy theo mục đích nhập khẩu).

Nếu nhập khẩu giống cây trồng để thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư, hồ sơ cần bổ sung gồm:

+ Văn bản phê duyệt Chương trình, Dự án đầu tư được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận;

+ Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện Dự án đầu tư đề nghị cho nhập khẩu giống để thực hiện Dự án trừ Dự án sân thể thao.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:

– Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Hiệu lực của Giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

4. Cơ quan thực hiện:

a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3843.8792     Fax: 04.3843.8793

– Email:             ln@mard.gov.vn

MỤC 4. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 16. Xuất khẩu giống vật nuôi

1. Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không phải xin phép.

2. Thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Điều 17. Nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành, không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm, hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Chăn nuôi cấp phép.

Điều 18. Nhập khẩu tinh, phôi

Tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu phải được Cục Chăn nuôi cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm.

Điều 19. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

– Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm;

b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

– Đơn đề nghị khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

– Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);

– Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:

– Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi.

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại:      04.37345443      Fax: 04.37345444

– Email:             cn@mard.gov.vn

MỤC 5. NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Điều 20. Nhập khẩu thuốc thú y

1. Nhập khẩu thuốc thú y trong các trường hợp sau không phải xin phép:

– Thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải được Cục Thú y cấp phép ;

– Thuốc thú y chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam tạm nhập khẩu tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

2. Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải được Cục Thú y cấp phép, bao gồm các trường hợp sau:

a) Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam;

b) Để kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;

c) Để chẩn đoán, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm hoặc vật nuôi nhập khẩu không dùng cho mục đích kinh doanh;

d) Làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm.

3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Điều 21. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y

1. Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY hoặc mẫu số 02/TY (đối với nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật) ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm qua địa chỉ email: quanlythuoc@dah.gov.vn;

– Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hoá chất thông dụng);

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thuốc nhập khẩu;

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);

– Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).

2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y

– Địa chỉ:           15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

– Điện thoại:      +(844) 3869.5527/3869.6788

– Email:             quanlythuoc@dah.gov.vn

3. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 6. NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ SINH VẬT SỐNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 22. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (danh mục thuốc bảo vệ thực vật), khi nhập khẩu không phải xin phép.

2. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:

a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng tại Việt Nam hoặc chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu.

Điều 23. Nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Điều 24. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép; hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu số 01/BVTV hoặc mẫu số 02/BVTV (đối với nhập khẩu Methyl Bromide) ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (chỉ nộp lần đầu);

– Bản sao công chứng hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật để tái xuất (bao gồm tạm nhập tái xuất, gia công, sang chai và đóng gói xuất khẩu);

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật:

– Trước khi nhập khẩu:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Tài liệu để phân tích nguy cơ dịch hại.

– Khi nhập khẩu:

+ Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;

+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa là 24 giờ.

3. Cơ quan thực hiện:

a) Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

– Địa chỉ:           149 Hồ Đắc Di, Đống Đa – Hà Nội

– ĐT:                 04.3533.0361     Fax: 04.3533.3056;

– Email:             p.cchc@fpt.vn

b) Cơ quan Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa.

4. Hiệu lực của Giấy phép:

Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị cho toàn bộ lô hàng và thời hạn ghi trong Giấy phép. Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp, được quy định cụ thể theo từng loại thuốc nêu trong Giấy phép.

MỤC 7. NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Điều 25. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong những trường hợp sau không phải xin phép:

a) Thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản và Danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; Riêng thức ăn thuỷ sản có thể áp dụng tiêu chuẩn ngành.

2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc giấy phép của Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm).

Điều 26. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm:

– Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/CN-TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới theo mẫu số 05/CN đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc mẫu số 06/TS đối với thức ăn thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu);

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp.

Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện:

a) Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản):

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04. 3724.5370;   Fax: 04. 3724.5120;

b) Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi)

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội

– Điện thoại:      04.3734.5443     Fax: 04.3734.5444

– Email:             cn@mard.gov.vn

MỤC 8. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Thương nhân nhập khẩu phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được Cục Trồng trọt cấp phép:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;

d) Phân bón làm hàng mẫu, tham gia hội chợ, triểm lãm, làm quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học.

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón hoặc để sản xuất loại phân bón xuất khẩu theo hợp đồng;

Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 03/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp.

d) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 9. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Điều 29. Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng

1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.

Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 05/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 06/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

5. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

– Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.

MỤC 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản sống

1. Thương nhân được xuất khẩu các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, không phải xin phép.

Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản

1. Nhập khẩu giống thủy sản trong danh mục

Thương nhân được nhập khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành, không phải xin phép .

2. Nhập khẩu thủy sản ngoài danh mục

Các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1

Điều này, thương nhân nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm

1. Nhập khẩu các loài thủy sản trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để đánh giá rủi ro;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 34. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

b) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương nghiên cứu giống thủy sản nhập khẩu theo mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

– Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

d) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

– Bản sao công chứng Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài;

– Bản giải trình về điều kiện vận chuyển, bảo quản thủy sản sống.

đ) Trường hợp nhập khẩu các loài thuỷ sản sống để đánh giá rủi ro:

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương đánh giá rủi ro;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” -Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;

Điều 35. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không phải xin phép trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành.

b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phụ lục này.

c) Sản phẩm để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

2. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải xin phép Tổng cục Thủy sản đối với các trường hợp sau:

– Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

– Nhập khẩu để tạm nhập tái xuất, gia công, đóng gói để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 36. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1 Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Đề cương khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở thực hiện khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền kết luận đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nghiên cứu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

c) Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.

– Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 ;

Bãi bỏ Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

Bãi bỏ Khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
– VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
– VP Quốc hội;
– VP Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VT; CB (VT, TM)

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC LOÀI THUỶ SẢN CẤM XUẤT KHẨU
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

Trai ngọc Pinctada maxima

2

Cá Cháy Macrura reevessii

3

Cá còm Notopterus chitala

4

Cá Anh vũ Semilabeo notabilis

5

Cá Hô Catlocarpio siamensis

6

Cá Chìa vôi sông Crinidens sarissophorus

7

Cá Cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali

8

Cá Chình mun Anguilla bicolor

9

Cá Tra dầu Pangasianodon gigas

10

Cá ông sư Neophocaena phocaenoides

11

Cá heo vây trắng Lipotes vexillifer

12

Cá Heo Delphinidae spp.

13

Cá Voi Balaenoptera spp.

14

Cá Trà sóc Probarbus jullieni

15

Cá Rồng Scleropages formosus

16

Bò Biển/cá ông sư Dugong dugon

17

Rùa biển Cheloniidae spp.

18

Bộ san hô cứng Stolonifera

19

Bộ san hô xanh Helioporacea

20

Bộ san hô đen Antipatharia

21

Bộ san hô đá Scleractinia

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC NHỮNG LOÀI THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Điều kiện

1

Tôm hùm:

a. Tôm hùm ma Panulirus penicillatus 200 mm trở lên

b. Tôm hùm đá P. homarus 175 mm trở lên

c. Tôm hùm đỏ P. longipes 160 mm trở lên

d. Tôm hùm lông p. stimpsoni 160 mm trở lên

e. Tôm hùm bông p. ornatus 230 mm trở lên

g. Tôm hùm xanh P. versicolor 167 mm trở lên

h. Tôm hùm xám P. poliphagus 200 mm trở lên

2

Các loài Cá mú (song) Epinephelus spp. 500 g/con trở lên

3

Cá Cam (cá cam sọc đen) Seriola nigrofasciata 200 mm trở lên

4

Cá măng biển Chanos chanos 500 g/con trở lên

5

Cá ba sa Pangasius bocourti Không còn sống

6

Cá tra Pangasianodon hypophthalmus Không còn sống

7

Cá Chình nhọn Anguilla borneensis được nuôi

8

Cá Chình Nhật Anguilla japonica được nuôi

9

Cá chình hoa Anguilla marmorata được nuôi

10

Ếch đồng Rana rugulosa được nuôi

11

Cua biển Scylla serrata 200g/con trở lên

Ghi chú:

Các loài thuỷ sản nằm trong Phụ lục của công ước CITES khi xuất khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 tại các trại nuôi sinh sản.

– Trại nuôi sinh sản phải được cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền chứng nhận.

– Xác nhận nguồn gốc nuôi (theo điều kiện của CITES) do Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện.

 

PHỤ LỤC 03:

DANH MỤC CÁC LOÀI THUỶ SẢN SỐNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU LÀM THỰC PHẨM
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Đối tượng

Tên khoa học

A. Đối tượng nuôi nước mặn/lợ

I

Các loài cá

1

Cá Bống bớp Bostrichthys sinensis

2

Cá Bơn vỉ Paralichthys olivaceus

3

Cá Bớp biển (cá Giò) Rachycentron canadum

4

Cá Cam Seriola dumerili

5

Cá Chẽm (cá Vược) Lates calcarifer

6

Cá Chim trắng Pampus argenteus

7

Cá Đối mục Mugil cephalus

8

Cá Đù đỏ (cá Hồng Mỹ) Sciaenops ocellatus

9

Cá Hồng Lutjanus erythropterus

10

Cá Hồng bạc Lutjanus argentimaculatus

11

Cá Hồng đỏ Lutjanus sanguineus

12

Cá Măng biển Chanos chanos

13

Cá Mú (song) chấm Epinephelus chlorostigma

14

Cá Mú (song) chấm đỏ Epinephelus akaara

15

Cá Mú (song) chấm đen Epinephelus malabaricus

16

Cá Mú (song) đen chấm nâu Epinephelus coioides

17

Cá Mú (song) chấm gai Epinephelus areolatus

18

Cá Mú (song) chấm tổ ong Epinephelus merna

19

Cá Mú (song) chấm xanh/trắng Plectropomus leopardus

20

Cá Mú (song) chấm vạch Epinephelus amblycephalus

21

Cá Mú (song) dẹt/chuột Cromileptes altivelis

22

Cá Mú (song) hoa nâu/Mú cọp Epinephelus fusscoguttatus

23

Cá Mú (song) mỡ /Mú ruồi Epinephelus tauvina

24

Cá Mú (song) nghệ Epinephelus lanceolatus

25

Cá Mú (song) sao Plectropomus maculatus

26

Cá Mú (song) sáu sọc Epinephelus sexfasciatus

27

Cá Mú (song) sáu sọc ngang Epinephelus fasciatus

28

Cá Mú (song) vạch Epinephelus brunneus

29

Cá Ngựa chấm Hyppocampus trinaculatus

30

Cá Ngựa đen Hyppocampus kuda

31

Cá Ngựa gai Hyppocampus histrix

32

Cá Ngựa Nhật bản Hyppocampus japonica

33

Cá Tráp vây vàng Sparus latus

34

Cá vược mõm nhọn Psammoperca Waigiensis

II

Các loài giáp xác  

1

Cua Biển Scylla paramamosain

2

Cua Xanh (cua Bùn) Scylla serrata

3

Cua Cà ra Erischei sinensis

4

Ghẹ Xanh Portunus pelagicus

5

Tôm He ấn Độ Penaeus indicus

6

Tôm He Nhật Penaeus japonicus

7

Tôm Hùm bông Panulirus ornatus

8

Tôm Hùm đá Panulirus homarus

9

Tôm Hùm đỏ Panulirus longipes

10

Tôm Hùm vằn Panulirus versicolor

11

Tôm Mùa (tôm Lớt) Penaeus merguiensis

12

Tôm Nương Penaeus orientalis

13

Tôm Rảo Metapenaeus ensis

14

Tôm Sú Penaeus monodon

15

Tôm Thẻ chân trắng Penaeus vannamei

16

Tôm Thẻ rằn Penaeus semisulcatus

17

Các loài giáp xác làm thức ăn cho thuỷ sản Artemia, Daphnia sp, Moina sp, Acartia sp, Pseudodiaptomus incisus, Pracalanus  parvus, Schmackeria sp, Oithona, Brachionus plicatilis,

III

Các loài nhuyễn thể  

1

Bàn mai Atrina pectinata

2

Bào ngư bầu dục Haliotis ovina

3

Bào ngư chín lỗ (cửu khổng) Haliotis diversicolor Reeve, 1846

4

Bào ngư vành tai Haliotis asinina Linné, 1758

5

Điệp quạt Mimachlamys crass

6

Hầu cửa sông Crasostrea rivularis

7

Hầu biển (Thái Bình Dương) Crasostrea gigas Thunberg,1793

8

Hầu Belchery Crasostrea Belchery

9

Mực nang vân hổ Sepiella pharaonisEhrenberg, 1831

10

Ngán Austriella corrugata

11

Nghêu (ngao) dầu Meretrix meretrix Linné, 1758

12

Nghêu (ngao) lụa Paphia undulata

13

Nghêu Bến tre (ngao, vạng) Meretrix lyrata Sowerby, 1851

14

Ốc hương Babylonia areolata Link, 1807

15

Sò huyết Arca granosa

16

Sò lông Anadara subcrenata

17

Sò Nodi Anadara nodifera

18

Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera

19

Trai ngọc trắng (Mã thị) Pteria martensii Brignoli, 1972

20

Trai ngọc môi vàng (Tai tượng) Pinctada maxima Jameson, 1901

21

Trai ngọc nữ Pteria penguin

22

Trai tai nghé Tridacna squamosa

23

Tu hài Lutraria philipinarum Deshayes, 1884

24

Vẹm xanh Perna viridis Linnaeus 1758

IV

Các loài động vật thuộc các ngành da gai, giun đốt …  

1

Cầu gai (Nhím biển) Hemicentrotus pulcherrimus,

2

Cầu gai tím Authoeidaris erassispina

3

Hải sâm Holothuria Stichopus japonicus selenka

4

Hải sâm cát (Đồn đột) Holothuria scabra

5

Sá sùng (Trùn biển, Sâu đất) Sipunculus nudus Linnaeus, 1767

V

Các loài rong, tảo biển  

1

Rong câu Bành mai Gracilaria bangmeiana

2

Rong câu chân vịt Gracilaria eucheumoides

3

Rong câu chỉ Gracilaria tenuistipitata

4

Rong câu chỉ vàng Gracilaria verrucosa (G.asiatica)

5

Rong câu cước Gracilaria heteroclada

6

Rong câu thừng Gracilaria lemaneiformis

7

Rong hồng vân Betaphycus gelatinum

8

Rong mơ Sargassum spp

9

Rong sụn (Rong đỏ) Kappaphycus alvarezii

10

Các loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng cá, nhuyễn thể, giáp xác Skeletonema sp, Chaetoceros sp, Tetraselmis sp, Chlorella sp, Cyclotella, Nannochloropsis sp, Pavlova lutheri, Isochrysis galbana, Coscinodiscus, Skeletonema, Melosima, Navicula,Thalassiothrix, Thalassionema, Nitzschia,
B. Đối tượng nuôi nước ngọt  

I

Các loài cá nuôi nước ngọt  

1

Cá Anh vũ Semilabeo obscorus

2

Cá Ba sa Pangasius bocourti

3

Cá Bông lau Pangasius krempfi

4

Cá Bống cát Glossogobius giuris

5

Cá Bống cau Butis butis

6

Cá Bống kèo (cá kèo) Pseudapocryptes lanceolatus Bloch

7

Cá Bống tượng Oxyeleotris marmoratus

8

Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926

9

Cá Chạch Mastacembelus

10

Cá Chạch bông Mastacembelus (armatus) favus

11

Cá Chạch khoang Mastacembelus circumceintus

12

Cá Chạch lá tre (Chạch gai) Macrognathus aculeatus

13

Cá Chạch rằn Mastacembelus taeniagaster

14

Cá Chạch sông Mastacembelus armatus

15

Cá Chạch khoang (heo mắt gai) Pangio kuhlii

16

Cá Chành dục Channa gachua

17

Cá Chát vạch Lissochilus clivosius

18

Cá Chày (cá Chài) Leptobarbus hoevenii

19

Cá Chép Cyprinus carpio

20

Cá Chiên Bagarius yarrelli

21

Cá Chim Monodactylus argenteus

22

Cá Chim dơi bốn sọc Monodactylus sebae

23

Cá Chim trắng Colossoma branchypomum Cuvier 1818

24

Cá Chình Anguilla spp

25

Cá Chuối (cá Sộp) Channa striatus Bloch 1795

26

Cá Chuối hoa Channa maculatus

27

Cá Còm (cá Nàng hai) Notopterus chitala ornate

28

Cá Diếc Carassius auratus

29

Cá Hồi vân Onchorhynchus mykiss

30

Cá Hú Pagasius conehophilus

31

Cá Kết Micronema bleekeri

32

Cá Lăng nha Mystus wolffii

33

Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus/elongatus

34

Cá Lăng vàng Mystus nemurus

35

Cá leo Wallago attu

36

Cá Lìm kìm ao Dermogenys pusillus

37

Cá Lóc bông Channa micropeltes Cuvier 1831

38

Cá Lúi sọc Osteochilus vittatus

39

Lươn Monopterus albus

40

Cá Mại nam Chela laubuca

41

Cá Mè vinh Barbodes gonionotus

42

Cá Mrigal Ciprinus mrigala

43

Cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis

44

Cá mè hôi Osteochilus melanopleurus

45

Cá Mè lúi Osteochilus hasseltii

46

Cá Mè trắng Việt Nam Hypophthalmichthys harmandi

47

Cá Mè trắng Hoa Nam Hypophthalmichthys molitrix

48

Cá Mùi (cá Hường) Helostoma temminckii

49

Cá Quả (cá Chuối hoa) Ophiocephalus maculatus

50

Cá Rầm xanh Bangana lemassoni

51

Cá Rô đồng Anabas testudineus Bloch, 1792

52

Cá Rô hu Labeo rohita

53

Cá Rô phi đen Oreochromis mosambicus

54

Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus

55

Cá Rồng (cá Kim long) Scleropages formosus

56

Cá Sặc Trichogaster microlepis

57

Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus

58

Cá Sặc gấm Colisa lalia

59

Cá Sặc rằn Trichogaster pectoralis

60

Cá Sặc trân châu Trichogaster leeri

61

Cá sửu Boesemania microlepis

62

Cá Tai tượng Phi châu Astronotus ocellatus

63

Cá Tai tượng (Phát tài, Hồng phát) Osphronemus goramy var

64

Cá Tầm Trung Hoa Acipenser sinensis

65

Cá Thác lác Notopterus notopterus Pallas

66

Cá Thè be dài Acanthorhodeus tonkinensis

67

Cá Thè be sông đáy Acanthorhodeus longibarbus

68

Cá Tra Pangasianodon hypophythalmus

69

Cá Trắm cỏ Ctepharyngodon idellus

70

Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus

71

Cá Trê vàng Clarias macrocephalus

72

Cá Trê đen Clarias fuscus Lacepede, 1803

73

Cá Trê trắng Clarias batrachus

74

Cá Trê lai Clarias gariepinus sp

75

Cá Trôi Ấn Độ Labeo rohita

76

Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella

77

Cá vồ đém Pagasius larnaudii Bocour

II

Các loài giáp xác  

1

Cua đồng Somanniathelphusa sinensis

2

Tôm càng sông Macrobrachium nipponense

3

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii

III

Các loài nhuyễn thể  

1

Ốc nhồi Pila polita

2

Trai cánh mỏng Cristaria bialata

3

Trai cánh xanh Sinohyriopsis cummigii

4

Trai cóc (trai cơm) Lampotula leai

5

Trai sông Sinanodonta elliptica

VI

Các loài bò sát lưỡng cư  

1

Baba gai T. steinachderi

2

Baba hoa Trionyx sinensis

3

Baba Nam bộ T. cartilagineus

VII

Các loài lưỡng cư  

1

Ếch đồng Rana tigrina

2

Ếch Thái lan Rana rugulosa Weigmann

 

PHỤ LỤC 04:

SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tất cả các mặt hàng nằm trong Danh mục này khi nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Bản gốc hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của lô hàng (nhập, xuất) do Phòng kiểm nghiệm độc lập (trong nước hoặc nước ngoài) xác nhận về chất lượng đáp ứng yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã công bố và không chứa các hóa chất, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở do Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

1. Hóa chất, khoáng chất và chế phẩm sinh học

TT

Tên hàng

Điều kiện bổ sung

I

Hoá chất  

1

Zeolite SiO2 ≥ 70%

2

Dolomite CaMg(CO3)2 ≥ 80%

3

Bột đá vôi CaCO3 ≥ 90%

4

Calcium Hypochlorite Ca(OCl)2 ≥ 65%

5

BKC Benzalkonium Chloride hay alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride ≥ 50%

6

Các hợp chất Iodine Nồng độ Iodine ≥ 10%

7

Protectol GDA Glutaraldehyde ≥ 50%

II

Chất diệt cá tạp Saponin ≥ 12%, chỉ dẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng

III

Nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản Có ngành nghề sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc có Hợp đồng bán cho nhà sản xuất có ngành nghề sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

2. Vi sinh vật và enzyme

TT

Tên các giống, loài vi sinh vật và Enzyme

TT

Tên các giống, loài vi sinh vật và Enzyme

I

Vi sinh vật

1

Nitrosomonas sp.

24

Lactobacillus sporogenes

2

Nitrobacter sp.

25

Pediococcus acidilactici

3

Bacillus laterrosporus

26

Pediococcus pentosaceus

4

Bacillus licheniformis

27

Candida utilis

5

Bacillus subtilis

28

Bacteroides ruminicola

6

Bacillus thuringiensis

30

Bacteroides succinogenes

7

Bacillus megaterium

31

Cellulomonas

8

Bacillus criculans

32

Enterobacter

9

Bacillus polymyxa

33

Clostridium butyricum

10

Bacillus amyloliquefaciens

34

Rhodopseudomonas

11

Bacillus mesentericus

35

Rhodococcus sp.

12

Bacillus pumilus

36

Rhodobacter sp.

13

Bacilus laevolacticus

37

Saccharomyces cerevisiae

14

Bacillus stearothermophilus

38

Pseudomonas syringae

15

Bacillus azotoformans

39

Pseudomonas stuzeri

16

Bacillus aminovorans

40

Aspergillus niger

17

Bacillus coagulans

41

Aspergillus oryzae

18

Bacillus pantothenticus

42

Acetobacillus spp.

19

Lactobacillus lactis

43

Alcaligenes sp.

20

Lactobacillus acidophilus

44

Pichia farinosa

21

Lactobacillus bifidobacterium

45

Dekkera bruxellensis

22

Lactobacillus helveticus

46

Paracoccus denitrificans

23

Lactobacillus plantarum

47

Thiobacillus versutus

II

Enzyme

1

Protease

8

Xylanase

2

Lipase

9

Isomerase

3

Amylase

10

Catalase

4

Hemicellulase

11

Esterase

5

Pectinase

12

Hydrolase

6

Cellulase

13

Oxidoreductase

7

Alpha galactosidase

14

Beta glucannase

 

Mẫu số 01/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số :……………………………

Kính gửi:………………………………………………………………………………

Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………; Fax:…………………….; Email:…………………………..

Giấy phép kinh doanh số:………………………………………………………………………………

Kính đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp phép cho chúng tôi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có tên và khối lượng như sau:

Số TT

Khối lượng thuốc được nhập khẩu

Xuất xứ

Ghi chú

Nguyên liệu (Thuốc kỹ thuật)

Thuốc thành phẩm

Tên chế phẩm

Khối lượng

Tên thành phẩm

Khối lượng

Tổng cộng (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………………………………….

Mục đích nhập khẩu: …………………………………………………………………………………..

Thời gian nhập khẩu:…………………………..…………………………………………………….

Địa điểm nhập khẩu:……………………………………………..

Thời gian, địa điểm, đối tượng sử dụng (đối với thuốc HCSD):……………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Địa điểm, thời gian, mục đích, đối tượng nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm:………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng với mục đích đã nêu trên.

Giấy tờ kèm theo: …………………………………………………………………………………………..

 

….., ngày ……. tháng……… năm …….
Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu

Mẫu số 02/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU METHYL BROMIDE

Số :…………………….

Kính gửi:………………………………………………………………………………….

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………;                   Fax:…………………………….;

Email:………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số:………………………………………………………………………….

Kính đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp phép cho chúng tôi nhập khẩu Methyl Bromide với khối lượng như sau:

Số thứ tự

Khối lượng nhập khẩu (Kg)

Xuất xứ

Ghi chú

Loại chế phẩm

Mục đích sử dụng

Tên thương phẩm

Khối lượng

QPS(1)

Non-QPS(2)

Tổng cộng

Mục đích nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………

Thời gian nhập khẩu: …………………………..……………………………………………………

Địa điểm nhập khẩu: ……………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng với mục đích đã nêu trên.

 

….., ngày ……. tháng……… năm …….
Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu

__________________________

Chú thích:

(1) QPS- sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu như: khử trùng hàng hóa xuất khẩu, thực hiện Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về kiểm dịch thực vật hoặc khử trùng hàng nhập khẩu nhiễm đối tượng KDTV.

(2) Non-QPS – Mục đích ngoài kiểm dịch và xuất khẩu: ứng dụng khử trùng kho, đất, công trình, ….

 

Mẫu số 03/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
——————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
APPLICATION FORM FOR PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT

Số/No. : ……………………..

To: ………………………………………………………………………………………………………..

Tên tổ chức/ cá nhân đăng ký: ………………………………………………………………………

Name of Applicant:

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Address:

Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………..

Contact number:

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:

We would like to apply for granting a phytosanitary import permit to a article as follows:

Tên vật thể: ………………………………………………………………………………………………….

Name of article

Tên khoa học : ……………………………………………………………………………………………..

Scientific name

Khối lượng : …………………………………………………………………………………………………

Quantity

Số lượng: …………………………………………………………………………………………………….

Number of packages

Phương thức đóng gói : …………………………………………………………………………………

Type of packages

Vùng sản xuất : …………………………………………………………………………………………….

Production area

Nước xuất khẩu : ………………………………………………………………………………………….

Exporting country

Phương tiện vận chuyển : ……………………………………………………………………………..

Mean of transport

Cửa khẩu nhập :…………………………………………………………………………………………..

Post of entry

Địa điểm sử dụng : ………………………………………………………………………………………..

Place of use

Thời gian lô vật thể nhập khẩu : ……………………………………………………………………….

Date and time of import

Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………………………..

Relating documents

 

Vào sổ số : ……ngày ___/___/____
No.: …………..   date
Cán bộ nhận đơn
 Authority approval
(Ký tên)
(name and signature)

,ngày…….. tháng……năm…..
Date ……………….
Đại diện cơ quan
Represenative of applicant
(Ký tên)
(name and signature))

 

Mẫu số 04/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness

————————————-

………………ngày………tháng………..năm……….

(Date………………………..)

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH (*)

Phytosanitary Declaration

Kính gửi: ……………………. (**)………………….

                                            To:

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………………………….

Name of applicant

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Address:

Số điện thoại:………………………………………….Fax/E-mail: ……………………………………

Tel.                                                             Fax/Email:

Số Giấy CMND: ………………………Ngày cấp ………………Nơi cấp: ………………………….

ID No.                                       Date of issue                 place of issue

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):

Apply this declaration for phytosanitary inspection a consignment as follows:

1. Tên hàng: ……………………………………. Tên khoa học: ……………………..…………..

Name of commodity                               Scientific name

Cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………..

Place of production

Mã số (nếu có): ………………………………………………………………………………………………

Code (if available)

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Address

2. Số lượng và loại bao bì: ……………………………………………………………………………….

Number and type of package

3. Trọng lượng tịnh: …………………………Trọng lượng cả bì……………………………….

Net quantity                                           Gross quantity

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr): ……………………………………..

Contract No. or document(s) enclosed.

5. Tổ chức, cá nhân, xuất khẩu:…………………………………………………………………………

Name of exporter

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Address

6. Nước xuất khẩu: ………………………………………………………………………………………….

Exporting country

7. Cửa khẩu xuất: …………………………………………………………………………………………….

Port of export:

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………

Name of importer

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Address

9. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………………………..

Port of entry

10. Phương tiện vận chuyển: ……………………………………………………………………………

Mean of transport

11. Mục đích sử dụng : ……………………………………………………………………………………

End use purpose

12. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có): …………………………………………

Import permit No. (if required)

13. Địa điểm kiểm dịch: ……………………………………………………………………………………

Place of inpection

14. Thời gian kiểm dịch: …………………………………………………………………………………..

Date and time of inpestion

15. Số bản giấy kiểm dịch cần cấp: …………………………………………………………………..

Number of Phytosanitary certificate issued:

Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****)

We commit to maintain integrity of the above import consignment which will be transported to place at due time as declared and the consignment will only released after being approved by a phytosanitary certificate (****)

 

Tổ chức cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Representative of applicant
(stamp, name and signature)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan (trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Custom authority verification (in case of entry refusal)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do: …………………………………………

Reason of entry refusal: ………………………………………………………………………………

 

………., ngày ….. tháng ….. năm ……….
Date ……………………………..
Chi cục Hải quan cửa khẩu …………………….
Representative of Custom authority
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Stamp, name and signature

(*)         Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**)        Tên cơ quan Kiểm dịch;

(***)      Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai thác các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****)     Cam kết này chỉ ghi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

(*)         This form must be completed in both sides of a A4 paper

(**)        Name of phytosanitary agency

(***)      All infomation must be filled and followed characteristic of the commodity

(****)     this form only be used for import commodities

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giáy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.

Note: Individuals applying the form with no stamp must leave his/her ID number

 

Mẫu số 01/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên tổ chức đề nghị trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

2. Địa chỉ:

3. Mục đích xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):

4. Tên cơ quan nước nhận (hoặc gửi đến):

5. Tóm tắt số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen vật nuôi quý hiếm xuất khẩu: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm)

6. Thời gian xuất khẩu:

7. Cam đoan:

Xin cam đoan nguồn gen vật nuôi quý hiếm đăng ký xuất khẩu trên đây không phải là những nguồn gen quý hiếm thuộc bí mật quốc gia.

Kính đề nghị Bộ xem xét giải quyết./.

Thương nhân xuất khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 02/CN

Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm đề nghị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu)

(Kèm theo Đơn đăng ký xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) nguồn gen vật nuôi quý hiếm ngày      tháng    năm    )

TT

Tên giống

Thuộc loài

Nguồn gốc

Tháng năm nhập nội, lai tạo

Cơ quan đang lưu giữ giống

Vật liệu trao đổi

Thể loại

Trọng lượng/ Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Mẫu số 03/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHẢO NGHIỆM GIỐNG…………..

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên Thương nhân nhập khẩu: ……………………………………………………………………….

Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………

Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép khảo nghiệm ….….. Cụ thể như sau:

Số TT

Tên giống

Phẩm cấp giống

Số hiệu

Số lượng

Xuất xứ

Ghi chú

1

2

3

4

Tổng số: ………………………………………………………………………………………………………………………..

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………………………………

Thời gian khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………

Địa điểm khảo nghiệm: …………………………………………………………………………………………………….

 

Thương nhân khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 04/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH/PHÔI………..

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên Thương nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ………………………. nhập khẩu……………. tinh/phôi………………. Cụ thể như sau:

Số TT

Tên giống

Phẩm cấp giống

Số hiệu đực giống (hoặc số hiệu con bố và mẹ của phôi)

Số lượng tinh/phôi

Năm sản xuất

Xuất xứ

1

2

3

4

Tổng số lượng tinh phôi: ……………………………………………………………………………….

Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………..

Thời gian nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………

Cảng nhập khẩu: …………………………………………………………………………………………

 

Thương nhân nhập khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 05/CN

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

I. Thông tin chung về sản phẩm đăng ký khảo nghiệm

1. Tên, địa chỉ của đơn vị khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ của cơ sở có sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khảo nghiệm.

4. Bản chất, thành phần cấu tạo và thành phần hoạt tính của sản phẩm.

5. Công dụng và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

6. Các tài liệu cần thiết có liên quan của sản phẩm (theo quy định hiện hành về xuất nhập khẩu).

7. Giấy lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam (quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

II. Đề cương khảo nghiệm chi tiết

1. Tên khảo nghiệm: Ngắn gọn và đầy đủ

2. Mục đích khảo nghiệm

3. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

4.1. Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hoá học: Nêu cụ thể tên phương pháp, các chỉ tiêu cần đánh giá.

4.2. Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi

4.2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm

4.2.2. Đối tượng vật nuôi khảo nghiệm: nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi

4.2.3. Vật liệu khảo nghiệm: nguyên liệu thức ăn, dụng cụ khảo nghiệm…

4.3.4. Phương pháp thực hiện

– Phương pháp bố trí khảo nghiệm:

– Số lô khảo nghiệm: làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện khảo nghiệm.

– Số lần lặp lại: lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm

– Khẩu phần thức ăn dùng trong khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến….)

– Phương pháp cho vật nuôi ăn/uống: tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống….

– Phương pháp thu thập số liệu để thu được số liệu chính xác và đầy đủ

– Các chỉ tiêu theo dõi: nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ảnh được các kết quả của khảo nghiệm (các chỉ tiêu về kinh tế, sức khoẻ, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường chăn nuôi, …)

– Phương pháp xử lý kết quả khảo nghiệm: xử lý thống kê theo phương pháp nào để có kết luận chính xác và độ tin cậy cao.

– Số lượng nguyên liệu thức ăn khảo nghiệm cần sử dụng.

 

Người lập đề cương

Đại diện cơ quan khảo nghiệm

 

Mẫu số 01/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

Doanh nghiệp xin đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới sau:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Bản chất công dụng

Quy cách bao gói, dạng, màu

Xuất xứ sản phẩm

1

2

3

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 02/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản /Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị nhập khẩu: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập khẩu: ………………………………………………………………………………..

3. Cửa khẩu nhập khẩu: ……………………………………………………………………………….

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: ………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 03/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN PHÉP NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập: …………………………………………………………………………………………………………

3. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………………………………………

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: …………………………………………………………………………………………….

5. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

Mẫu số 04/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN PHÉP NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………………

3. Cửa khẩu nhập: ……………………………………………………………………………………..

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: ………………………………………………………………………..

5. Thời gian xuất: ……………………………………………………………………………………….

6. Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………………………

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 01/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
——————————

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ

Request for permit, certificate

Kính gửi:
To:

Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Viet Nam CITES Management Authority

1. Tên Thương nhân đề nghị cấp phép

Name of requesting organization, individual:

– Tổ chức: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)

Organization: Fullname of the organization in Vietnamese and transaction name in English (if any)

– Cá nhân: Họ, tên ghi trong CMND/Hộ chiếu

Individual: Fullname as appeared in ID/Passport

2. Địa chỉ/Address:

– Tổ chức: Địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký kinh doanh

Organization: Address of head office, Business registration number and date of issued.

– Cá nhân: Địa chỉ thường trú

Individual: Permanant Address

3. Nội dung đề nghị

Request:

4. Tên loài

Name of species

– Tên khoa học (tên La tinh):

Scientific name (Latin name):

– Tên thông thường (tiếng Anh, tiếng Việt)

Common name (English, Vietnamese):

– Số lượng (bằng chữ: ….. )

Quantity (in words:….):

– Đơn vị (con, kg, mảnh, chiếc…)

Unit (individual, kg, piece…)

– Mục đích của việc đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES:

Purpose of requesting for CITES permit, certificate:

5. Nguồn gốc mẫu vật

Origin of specimens:

6. Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm…)

Concrete description (size, status, type of products…)

7. Tên và địa chỉ của Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)

Name and address of exporting and importing organization, individual in Vietnamese and in English (if any)

8. Thời gian dự kiến xuất, nhập khẩu

Expected exporting, importing time:

9. Cửa khẩu xuất, nhập khẩu (nêu rõ tên cửa khẩu, nước)

Export, import border gate (specify border gate’s name and country)

10. Chứng từ gửi kèm

Attached documents:

 

Địa điểm, Ngày…….tháng…….năm…….
Place … ,date
 …………….
Ký tên/Signature

 

(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện
và đóng dấu; Cá nhân: ghi rõ họ, tên)/(Organization: specify
Fullname and position of the authorized person and stamp;
Individual: specify Fullname).

 

Mẫu số 02/LN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

……………, ngày…… tháng …… năm ….

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Kính gửi: Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số…… ngày……, …….(Tên thương nhân)………. làm đơn đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định và cho phép nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:

1.Tên loài cây :

– Tên khoa học:

– Tên Việt Nam:

2. Số lượng:

– Hạt giống/lô giống: ……….. kg

– Cây giống/dòng vô tính: ………số cây /dòng vô tính

3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

4. Mục đích nhập khẩu giống:

5. Thời gian nhập khẩu giống: từ ngày …….tháng…… năm 200…

6. Cửa khẩu nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện…….

 

Thương nhân xin xuất, khẩu giống
(chữ ký và con dấu nếu có)

 

Mẫu số 03/LN

Lý lịch giống cây trồng đề nghị nhập khẩu

(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng ngày  tháng    năm      )

1. Thông tin về giống

– Tên giống:

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

………………………………………………………………………………………………………………….

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………………………….

– Đặc điểm thực vật học chủ yếu: ………………………………………………………………….

– Bộ phận sử dụng:

+ Gỗ : …………………..               Sản phẩm ngoài gỗ: …………………..

– Giống được thu hái từ (rừng giống, vườn giống, rừng trồng…..):…………..

– Những đặc điểm ưu việt của giống nhập khẩu: năng suất, khả năng kháng bệnh, tính chất cơ lý gỗ……………….

2. Điều kiện tự nhiên nơi thu hái giống

2.1. Đặc điểm địa lý

· Kinh độ:……………………

· Vĩ độ: ………………………………….

· Độ cao so với mực nước biển: ………………………..

2.2. Đặc điểm khí hậu

· Nhiệt độ bình quân năm:

· Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất:

· Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất:

· Lượng mưa bình quân năm:

· Mùa mưa:

· Lượng bốc hơi:

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu):

– Yêu cầu điều kiện sinh thái ( vĩ độ, nhiệt độ, đất đai…):……………………….

– Thời vụ trồng: ……………………………………………………………………………….

– Mật độ, lượng giống /ha:………………………………………………………………..

– Sâu bệnh hại chính: ……………………………….………………………………………

4. Cảnh báo các tác hại:

Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có):……………………………….………………….………………

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai lý lịch giống này.

 

…………, ngày ……….. tháng ……………. năm……
Thương nhân đăng ký
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 01/TS

Tên đơn vị
Số:……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—————————–

 

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

– Căn cứ nhu cầu nhập khẩu cho mục đích:

* Khảo nghiệm £ * Kiểm nghiệm £
* Nghiên cứu £ * Hội chợ, triển lãm £
* Đánh giá rủi ro £ * Tái xuất £

Tên hội chợ, triển lãm: …………………………………………………………………………………

Thời gian hội chợ, triển lãm ………………………………………………………………………….

Nước tái xuất: …………………………………………………………………………………………….

Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở nhập khẩu: ………………………………………………………

Tel:…………………………………….. Fax:………………………………………………………………

1.Tên thương mại

2.Tên khoa học (nếu có):

3. Nhà sản xuất:

4. Nước xuất khẩu:

5. Số lượng :

6. Thời gian nhập khẩu:

7. Địa điểm nhập khẩu:

Đề nghị Tổng Cục Thuỷ sản xem xét, cấp phép.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THUỶ SẢN LÀM GIỐNG

Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để………………..

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm khảo nghiệm

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm

5. Mục đích khảo nghiệm

6. Nội dung khảo nghiệm

7. Địa điểm khảo nghiệm

8. Thời gian khảo nghiệm.

9. Mô tả chi tiết bố trí khảo nghiệm:

Quy mô khảo nghiệm (diện hẹp/diện rộng; số vùng sinh thái khảo nghiệm, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá các nội dung sau đối với loài thuỷ sản xin nhập

+ Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản

+ Các bệnh thường gặp trong các giai đoạn phát triển.

+ Tác động đến môi trường, hệ sinh thái

+ Hiệu quả kinh tế

10. Tính toán số lượng giống (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm.

Đại diện đơn vị yêu cầu khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 03/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU GIỐNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU

1. Tên đề tài /dự án (nếu có)

2. Địa điểm, thời gian thực hiện;

3. Chủ nhiệm đề tài /dự án;

4. Cơ quan chủ trì đề tài /dự án;

5. Mục tiêu nghiên cứu;

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

7. Nội dung nghiên cứu;

8. Phương pháp nghiên cứu

9. Dự kiến kết quả

10. Tính toán số lượng sản phẩm (dự kiến) cần cho nghiên cứu:

 

Người lập đề cương

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 04/TS

TÓM TẮT ĐẶC TÍNH, HIỆU LỰC, ĐỘ AN TOÀN CỦA SẢN PHẨM XỬ LÝ,
CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………..

2. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………………..

3. Dạng của sản phẩm: ……………………………………………………………………………….

4. Thành phần, hàm lượng hoạt chất có trong sản phẩm: ………………………………..

5. Những đặc tính của sản phẩm:

– Đặc tính vật lý: ………………………………………………………………………………………….

– Đặc tính hoá học: ………………………………………………………………………………………

– Độc tính: …………………………………………………………………………………………………..

6. Những chỉ định về cách sử dụng, liều lượng sử dụng: ………………………………….

7. Những cảnh báo về tác động đến môi trường khi sử dụng: …………………………..

8. Những cảnh báo cho người sử dụng: …………………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 05/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm khảo nghiệm

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm

5. Mục đích khảo nghiệm

6. Nội dung khảo nghiệm

7. Địa điểm khảo nghiệm

8. Thời gian khảo nghiệm.

9. Mô tả chi tiết bố trí khảo nghiệm

Quy mô khảo nghiệm (diện rộng/diện hẹp, số điểm khảo nghiệm, số điểm thí nghiệm/điểm dối chứng, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi, tần xuất theo dõi đủ để đánh giá:

+ Công dụng của sản phẩm: Số liệu dữ liệu chứng minh công dụng ghi trên nhãn, trong tiêu chuẩn chất lượng.

+ Tác động đến môi trường, hệ sinh thái (các chỉ số môi trường, vi sinh vật, động vật phù du, động vật dáy trong ao nuôi)

+ Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản nuôi thí nghiệm.

11.Tính toán số lượng sản phẩm (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm.

 

Đại diện đơn vị
yêu cầu khảo nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 06/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN THUỶ SẢN MỚI

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm thức ăn khảo nghiệm.

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm: (thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi).

5. Bản chất:

6. Công dụng

7. Mục đích khảo nghiệm:

8. Tỷ lệ pha trộn trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (nếu là nguyên liệu);

9. Đối tượng khảo nghiệm:

10. Nội dung khảo nghiệm:

10.1. Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu thành phần thức ăn so với tiêu chuẩn được công bố trên nhãn hiệu hàng hóa;

10.2 Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua nuôi khảo nghiệm

+ Tốc độ sinh trưởng động vật thủy sản khảo nghiệm;

+ Tỷ lệ sống trong các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản;

+ Hệ số thức ăn (FCR)

+ So sánh với đối chứng;

10.3 Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến môi trường khảo nghiệm (Độ trong, nhiệt độ nước, PH, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD, NH3 –N, NO2 – N…

11. Yêu cầu kỹ thuật của khảo nghiệm:

– Chất lượng con giống, mật độ thả nuôi phải đảm bảo thống nhất trong suốt quá trình khảo nghiệm;

– Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của động vật khảo nghiệm;

– Mỗi lô thí nghiệm phải được lặp lại 3 lần và phải được tiến hành từ 3 điểm trở lên.

12. Địa điểm khảo nghiệm

13. Thời gian khảo nghiệm.

14. Mô tả chi tiết sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm:

Quy mô khảo nghiệm (diện hẹp/diện rộng; số vùng sinh thái khảo nghiệm, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá thức ăn thủy sản cần nhập liên quan đến sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản.

15. Tính toán số lượng thức ăn (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm (đối với sản phẩm nhập khẩu).

Đại diện đơn vị
yêu cầu khảo nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 01/TTr

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Số …………………..

………, ngày………. .tháng…… năm ……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY IMPORTATION

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crops Production – MARD

– Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of the Organization, individual applying the registration for variety importation):

– Địa chỉ (Address):

– Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

– Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on variety

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

Tổng (total)

– Lần nhập khẩu (import time):    £Lần đầu (first)             £Lần thứ ( next)……

– Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):

£ Khảo nghiệm (evaluation)

£ Thực hiện Dự án đầu tư (implementation of investment projects)

£ Chờ đưa vào Danh mục (put on waiting list)

£ Mục đích khác (other Purposes):……………………………………………………………

– Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):

Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)

– Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):……………………………………………..

– Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation)………………………………………

– Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):

£ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)

£ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)

£ Giấy tờ khác (Other papers)

– Chúng tôi xin cam kết (engagements):

+ Giống cây trồng đăng ký nhập khẩu trên không phải là cây trồng biến đổi gen (GMO); không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

(This varieties registrated for importation are not GMO or belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).

+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt.

(Evaluation and importation result report of the variety to the Department of Crop Production)

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Organizations and individuals of registration)
(ký tên, đóng dấu)
(Signature and Sealed)

Mẫu số 02/TTr

TỜ KHAI KỸ THUẬT
Technical Declaration
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number… … … …day. month. year)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân (Information of Organization, individual)

– Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of Organization, individual of registration to import plant variety):

– Địa chỉ (Address): …………………………………………………………………………………….

– Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):……………………………………….

2. Thông tin về giống (Basic Information of the variety)

– Tên giống: (Name of variety)

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt

Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or

Latin as well as the original name):

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):

(Scientific name – exactly to spicy, family and group):

– Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics):

+ £ Cây trồng lâu năm (Perennial crops)

+ £ Cây trồng hàng năm (Annual crops)

+ Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị

sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:

(Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)

– Bộ phận sử dụng (Part used):

£ Thân (stem)   £ Lá (leaves)    £ Rễ (root)       £ Củ (tuber)      £ Hoa (flower)

£ Quả (fruit)     £ Hạt (seed)

– Giá trị sử dụng (Using value):

£ Làm lương thực, thực phẩm (Food)

£ Làm dược liệu (Medical)        £ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)

£ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)

£ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)

£ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)

Growing techniques (for the first importation):

– Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai…)

Required ecological conditions (latitude, temperature, land …)

– Thời vụ trồng

(Planting season)

– Mật độ, lượng giống/ha:

(Density, quantity of seed applied per hectare)

– Sâu bệnh hại chính

(The main diseases and insects)

4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)

(Warnings: Specifying the negative impact of imported plants to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)

 

…………, ngày……. tháng….. năm ……..
Date, ………….
Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu số 03/TTr

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness

———————————

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

REGISTRATION APPLICATION TO IMPORT FERTILIZER

Kính gửi: Cục Trồng trọt
To: Department of Crop Production

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của Thương nhân đăng ký nhập khẩu

(Name, address, tel., Fax of Organization, individual of registration for import):

2. Tên phân bón/nguyên liệu sản xuất phân bón

(Name of fertilizer/raw materials to produce fertilizer):

3. Định mức bón kg/ha đối với nhập khẩu để khảo nghiệm

(Quantity use of fertilizer per 1 ha for import to test: ton/kg/lit):

4. Số lượng nhập khẩu

(Total quantity of import: ton/kg/lit):

5. Nước sản xuất phân bón/nguyên liệu để nhập khẩu

(Which country to produce fertilizer/raw materials for import):

6. Mục đích nhập khẩu (Purposes of import):

£ Để khảo nghiệm (For testing) £

£ Làm nguyên liệu sản xuất phân bón (As raw materials to produce fertilizer) £

£ Phục vụ sản xuất (For production) £

£ Chăm sóc sân thể thao (Care for sports field) £

£ Hàng mẫu, hàng hội chợ (Sample)£  £Thử nghiệm, thí nghiệm (Experiment)

7. Thời gian nhập khẩu

(Time of Import):

8. Cửa khẩu nhập khẩu

(Border/gate for import):

9. Các tài liệu nộp kèm theo

(Materials attached):

Khi cần liên hệ theo địa chỉ: …, điện thoại: …, Fax: …., E-mail:….

(Please contact to address:…., telephone:…., Fax:…., E-mail:….. when necessary):

 

Ngày    tháng    năm
Date, ………….
Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu 04/TTr

TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm, nhập khẩu)

Technical Declaration
(For fertilizer registered to test, import)

I. Những thông tin chung về phân bón

(General information on fertilizer):

1. Tên phân bón, tên thương mại:

(Name of fertilizer, brand name)

Tên khác (Other name):

2. Nguồn gốc (Origin):

Sản xuất trong nước (Domestic production) £   Nhập khẩu (Import) £

Nước sản xuất (Country of production)

3. Loại phân bón (Kind of fertilizers)

Vô cơ hoá học (Chemical inorganic) £   Vô cơ tự nhiên (Natural inorganic) £

Hữu cơ (Organic) £      Hữu cơ khoáng (Mineral organic) £

Hữu cơ vi sinh (Microorganic) £            Hữu cơ sinh học (Bio-organic) £

Phân vi sinh (Microorganic fertilizer) £   Phân bón rễ (Root fertilizer) £

Phân bón lá (Forlia Fertilizer) £  Có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng

(Fertilizer with supplementation of growth regulating substance) £

Chất cải tạo đất (Soil conditioner) £      Loại khác (Others):……………………………

4. Dạng phân bón (Form of fertilizer):

Dạng lỏng (Liquid) £     Dạng viên (Tablet) £     Dạng bột (Powder) £

Dạng hạt (Grain) £        Dạng khác, ghi rõ dạng gì (Others, specify):

……………..

5. Mầu sắc (Color): ………………………….. Mùi phân bón (Odour):

……………………………….

6. Bao bì, ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích

(Packing, specify type of packing, quanity or capacity):

7. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký trên bao bì

(Components, contents of substances registered on packing)

Tên phân bón/chỉ tiêu dinh dưỡng (Name of fertilizer/nutrition criteria)

Đơn vị tính

(Unit)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng đăng ký trên bao bì, nhãn…

(Contents of nutritions registered on packing)

Phương pháp phân tích

(Method of analysis)

Ví dụ (For example): Phân NPK 16-16-8

Nts

%

16

TCVN 5815-2001

P2O5hh

%

16

TCVN 5815-2001

K2O

%

8

TCVN 5815-2001

Ví dụ (For example): Supe phốt phát đơn

P2O5 hh

%

16,0

TCVN 4440-2004

8. Hàm lượng các độc tố trong phân bón đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi, phân lân nung chảy, phân lân nhập khẩu, DAP

(Contents of toxin in fertilizer for organic fertilizer; mineral fertilizer; microorganic; bio- organic made from materials as urban waste, industrial waste, farm product processing, food, breeding waste, fired phosphate, import photsphat, DAP)

Các yếu tố

Đơn vị tính

Hàm lượng

PP phân tích

Thuỷ ngân (Mercury-Hg)

ppm

Chì (Lead-Pb)

ppm

Asen (As)

ppm

Cadimi (Cd)

ppm

Biuret trong Urê (Biuret in Urea)

%

Axit tự do trong supe lân (Free Acid in supe phosphate)

%

Chất điều tiết sinh trưởng (Growth regulating Substance)

%

Salmonella

Cfu/gam (ml)

9. Hướng dẫn sử dụng (Instruction for use):

– Liều lượng sử dụng, ghi rõ cho từng loại cây trồng/đơn vị diện tích

(Dosage use, specify for each type of plant/ unit of land)

– Thời gian sử dụng (Time of use)

– Phương pháp sử dụng (Method of use):

– Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng

(Other notes during use):

10. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường

(Wanrings of negative impacts on health, environment)

11. Báo cáo khảo nghiệm sơ bộ (nếu có): Thời gian, địa điểm, loại đất, loại cây trồng, tác dụng của loại phân bón đã khảo nghiệm và những hạn chế trong quá trình sử dụng

(Preliminary testing report, if any: Time, location, type of land, type of plant, effects of tested fertilizer and limits during use).

II. Thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng loại phân bón khảo nghiệm

(Information on situation of production, import and use of tested fertilizer)

1. Phân bón nhập khẩu (Imported fertilizer)

– Tên tổ chức/công ty, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón

(Name of organization/company, country or territory producing fertilizer):

– Tình hình sử dụng ở Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón

(Use situation in Country or territory producing fertilizer):

Được sử dụng rộng rãi (Widely used)     £

Được sử dụng hạn chế (Limitedly used) £

Loại cây trồng sử dụng trên:

(Type of plant applied for)

Sử dụng trên các loại đất:

(Type of soil)

Sử dụng vào các giai đoạn nào của cây:

(Which phases of the plant is it applied)

– Tài liệu gốc bản (Original materials):

Tiếng Anh (English) £   Trung (Chinise) £          Tiếng khác (Others)…..

2. Phân bón sản xuất trong nước (Domestically produced fertilizer)

– Tên cơ sở/Công ty sản xuất, kèm theo địa chỉ

(Name of facility/company of production attached to address)

– Địa điểm sản xuất

(Production location):

– Sơ đồ quy trình sản xuất kèm theo (Diagram of production process attached) □

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We commit and take responsibility for accuracy, honesty of information in this technical declaration).

 

Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu 05/TTr

Tên thương nhân
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:

………., ngày …….. tháng …….. năm ………….

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT/NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG

(REGISTRATION APPLICATION FOR EXPORT/IMPORTOF PLANT GENETIC RESOURCES)

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crop Production – MARD

1. Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of Organization, individual of registration for importration variety):

2. Địa chỉ (Address):

Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

3. Tên nguồn gen đề nghị xuất/nhập khẩu

(Names of Genetic Resources proposed to import / export):

4. Nguồn gen xuất khẩu thuộc Danh mục nào dưới đây (đối với việc xuất khẩu nguồn gen):

(Exporting of genetic resources on the list of the following (for the export of genetic resources)

£ Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu;

(The list of rare plants that are banned to export)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt;

(The list of rare plant genetic resources for international exchange in special cases)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế;

(The list of rare plant genetic resources for international exchange restrictions)

£ Không thuộc các Danh mục trên.

(Does not belong to the above lists).

5. Mục đích xuất/nhập khẩu nguồn gen

(The purpose of export /import of genetic resources):

£ Phục vụ hợp tác nghiên cứu khoa học (ghi rõ nhằm thực hiện Đề tài, Dự án, Chương trình hợp tác quốc tế nào)

For study purpose (describe cleary the title of the program, project or international cooperation program)

£ Làm vật liệu lai tạo giống (Breeding materials)

£ Mục đích khác (ghi cụ thể) (Other purposes):

6. Tên tổ chức, cá nhân nước tiếp nhận nguồn gen

(Name of individual receiving genetic resources):

7. Tóm tắt số lượng nguồn gen cây trồng quí hiếm xuất/nhập: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen cây trồng quí hiếm)

Summary of the number of rare plant genetic resources imported/ exported (details provided in the list of rare plant genetic resources)

8. Thời gian xuất/nhập:

(Imported/exported time)

9. Cửa khẩu xuất/nhập:

(Imported/exported through border/gate)

10. Cam đoan (Engagements)

a. Đối với đơn xin xuất khẩu:………………………………. Xin cam đoan nguồn gen cây trồng xin xuất trên đây không phải là những nguồn gen quí hiếm thuộc bí mật quốc gia.

(Application for exported………………………engagements to plant genetic resources of the above are not the rare genetic resources under national secrets)

b. Đối với đơn xin nhập khẩu:……………………………… Cam kết nguồn gen cây trồng trên đây không phải là sinh vật biến đổi gen (GMO); không gây hại cho sức khoẻ con người và không ảnh hướng xấu đến môi trường sinh thái.

Importing application form :……………………………… engagements to plant genetic resources of the above list are not (GMO, not be harmful to human health and ecological environment

11. Kèm theo đây là tài liệu tóm tắt thông tin về nguồn gen cây trồng xuất/nhập khẩu.

(Enclosed attachment is a summary document of information on plant genetic resources export / import)

Kính đề nghị Cục xem xét giải quyết./.

Proposal and submittment to the Department of Crop Production./.

 

Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu số 06/TTr

THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN CÂY TRỒNG ĐỀ NGHỊ XUẤT (HOẶC NHẬP)
INFORMATION OF THE PLANT GENETIC SOURCE PROPOSED TO BE EXPORTED/IMPORTED
(Kèm theo Đơn số:                                 ngày     tháng    năm 200 )
Enclosed with the letter No. ……date……………..)

TT

Tên nguồn gen xuất/nhập(1)

Tên khoa học

Thuộc loài

Nguồn gốc(2)

Tháng, năm thu thập, nhập nội, lai tạo

Cơ quan đang lưu giữ giống

Vật liệu trao đổi

Thể loại(3) (cây, mắt ghép, hạt, củ, quả, hom….)

Số lượng

1

Scientific name

Species

Original

Date collected, imported, created

Conservation Organization

Material: seeds, budwood, plant, cuttings…)

Quantity of import/export

2

(1) Nguồn gen thuộc (Genetic source belonged to):

£ Danh mục nguồn gen (giống) cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(List (variety) of the special crops forbidden to be exported)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt (ban hành kèm theo Quyết định số… ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);

(List of special crops that can be exchange internationally only in special case (promulgating enclosed with the Decree No. ………of Minister of Ministry of the Agriculture and Rural Development)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);

(List of special crops that are limited to be exchanged internationally)

£ Không thuộc các Danh mục trên (Not belong to above list)

 

(2) – Nguồn gen thu thập trong nước: Huyện, tỉnh nơi thu thập. (Crops source collected in Vietnam)

– Nguồn gen nhập nội: Nhập từ cơ quan quốc tế hoặc vùng lãnh thổ nào. (Imported crops – from where it is imported)

– Nguồn gen lai tạo trong nước: Tên tổ hợp lai và thế hệ (F) nào. (Released in country: name of crossing lines and generation)

(2) – Nguồn gen trao đổi bằng hạt: Số gam hoặc số hạt. (Genetic source exchanged by true seed: weight or number of seed)

– Nguồn gen trao đổi bằng các bộ phận khác: số cây, mắt ghép, hom, củ, quả, ống nghiệm (với nguồn gen lưu giữ in-vitro).

(Genetic source exchanged by other parts of the plants: number of plants, haulm, tuber, pod….or number of tubes- used for the genetic sources conservated by in-vitro)

 

Mẫu số 01/TY

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NAME OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Independence – Freedom – Happiness
———————

Số :…………ĐKNK
No: ……ĐKNK

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20…
(Local), on …..,20..

Tel:                   Fax:
Email:
Địa chỉ:
Address:

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

APPLICATION IMPORT OF VETERINARY MEDICINE

Kính gửi:
To

Cục Thú y
Department of Animal Health

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cho mục đích:

Pursuant to the demand for imported veterinary medicine without a certificate of registration for circulation in Vietnam, for the purpose of:

* Sử dụng

Use

£ * Quà biếu, tặng

Present

£
* Kinh doanh

Business

£ * Tham dự hội chợ triển lãm

Attend Expo

£
* Kiểm nghiệm

Test

£ * Hàng mẫu

Sample

£
*Thử nghiệm

Field trial

£ * Dùng cho vật nuôi nhập khẩu

For imported animals

£

Chúng tôi đề nghị nhập khẩu các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:

We suggest that imported drugs and raw materials thereof the following:

TT

Tên sản phẩm

Product Name

Nhà sản xuất

Manufacturer

Nước sản xuất

Country of origin

Số đăng ký lưu hành

Registration numbers

Đơn vị tính

Unit

Số lượng nhập

Quantity

Thành tiền

Total amount

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng giá trị đơn hàng:……………………………………………………………………….

Total order value: ….

(Bằng chữ):…………………………………………………………………………………..

(In words): … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …

 

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN
REPRESENTATIVE ORGANIZATIONS AND PERSONAL
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )
(Signature, name and seal)

 

Mẫu số 02/TY

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NAME OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Independence – Freedom – Happiness
———————

Số :…………ĐKNK
No: ……ĐKNK

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20…
(Local), on …..,20..

Tel:                   Fax:
Email:
Địa chỉ:
Address:

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU VĂC XIN, VI SINH VẬT

APPLICATION IMPORT OF VACCINES, MICROORGANISMS

Kính gửi:
To

Cục Thú y
Department of Animal Health

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cho mục đích:

Pursuant to the demand for imported vaccines, microorganisms that have a certificate of registration for circulation in Vietnam, for the purpose of:

* Sử dụng

Use

£ * Quà biếu, tặng

Present

£
* Kinh doanh

Business

£ * Tham dự hội chợ triển lãm

Attend Expo

£
* Kiểm nghiệm

Test

£ * Hàng mẫu

Sample

£
*Thử nghiệm

Field trial

£ * Dùng cho vật nuôi nhập khẩu

For imported animals

£

 

Chúng tôi đề nghị nhập khẩu các loại vắc xin dùng trong thú y sau đây:

We propose to import the following vaccines for veterinary use :

TT

Tên sản phẩm

Product Name

Nhà sản xuất

Manufacturer

Nước sản xuất

Country of origin

Số đăng ký lưu hành

Registration numbers

Đơn vị tính

Unit

Số lượng nhập

Quantity

Thành tiền

Total amount

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng giá trị đơn hàng:……………………………………………………………………….

Total order value:

(Bằng chữ):…………………………………………………………………………………….

(In words): … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … ..

 

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN
REPRESENTATIVE ORGANIZATIONS AND PERSONAL
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )
(Signature, name and seal)

 

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Bạc, Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Quý khách cần Đăng nhập/Đăng ký tài khoản Vàng hoặc Kim cương để sử dụng tính năng này

Văn bản đang xem

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 88/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23/01/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:

1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;

2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;

4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;

5. Xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản sống;

6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y;

7. Nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;

8. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;

9. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;

10. Nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón;

11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, thương nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) hoạt động có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Gỗ tròn: bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên (kể cả gỗ nguyên khai còn có gốc, cành, lá mà đường kính sát gốc từ 10cm đến dưới 20cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính sát gốc từ 20cm trở lên, chiều dài từ 30cm trở lên). Riêng đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

2. Gỗ xẻ: là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc, có độ dầy trên 06 milimet (mm).

3. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp): là các sản phẩm từ gỗ được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.

4. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: là những loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thực vật, động vật rừng quy định tại danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2006/NĐ-CP).

5. Thủy sản:

a) Thuỷ sản sống: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

b) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

c) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm cho con người.

d) Đánh giá rủi ro thuỷ sản sống nhập khẩu làm thực phẩm: là các hoạt động nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường trong các hoạt động có liên quan đến thuỷ sản sống nhập khẩu.

đ) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật; kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật nhập khẩu

1. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, trước khi thông quan, phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản; Danh mục động vật; Danh mục thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch và Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, ban hành quy định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.

3. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau. Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch.

5. Đối với các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra sau khi thông quan.

6. Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm thì buộc phải tái xuất.

Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép

1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.omard.gov.vn/ và gửi tới cơ quan Hải quan.

3. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.

Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi bằng đường bưu điện.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của thương nhân.

5. Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.

6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Quy định tại các Điều 15, 21, 24, 28, 30 của Thông tư này.

7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ; CỦI, THAN LÀM TỪ GỖ HOẶC CỦI CÓ NGUỒN GỐC TỪ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC

Điều 7. Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước (trừ những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) gồm:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại.

2. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước) quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ; sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục I của CITES.

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.

2. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

3. Khi xuất khẩu các loại củi, than, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

Điều 9. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;

c) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);

d) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.

đ) Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.

2. Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

Thương nhân nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ sau:

a) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:

– Địa chỉ:           Nhà A3, số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại:      (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742

– Email:             fpdvn@hn.vnn.vn; cites_vn.kl@mard.gov.vn

– Trang web:      www.tongcuclamnghiep.gov.vn

b) Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:

– Địa chỉ:           Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

– Điện thoại:      (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120

– Email:             citesphianam@gmail.com

MỤC 2. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

(trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy định tại Mục I, Chương II của Thông tư này)

Điều 10. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng tự nhiên (trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều này) gồm:

a) Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB, thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

b) Động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của CITES.

2. Cấm xuất khẩu các loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ rừng tự nhiên theo giấy phép gồm:

a) Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này xuất khẩu phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các nước.

b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:

– Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II của CITES;

– Thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP;

– Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; quy định tại các Phụ lục I và II của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

4. Xuất khẩu thủy sản theo giấy phép

Các loài thuỷ sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu trong trường hợp thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Điều 11. Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm quy định tại các Phụ lục của CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.

Điều 12. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan. Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 10 của Thông tư này: Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Bộ chủ quản;

c) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);

d) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);

đ) Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu);

e) Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu) phải có các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;

– Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam dưới đây:

+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

+ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.

MỤC 3. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 13. Xuất khẩu giống cây trồng

1. Thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại các khoản 1, 2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải được Tổng Cục lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.

4. Thương nhân được xuất khẩu giống cây trồng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, không phải xin phép.

5. Hồ sơ và trình tự thủ tục xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.

Điều 14. Nhập khẩu giống cây trồng

1. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thuộc các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép:

a) Nhập khẩu giống cây trồng để khảo nghiệm, sản xuất thử;

b) Nhập khẩu giống cây trồng với mục đích phục vụ hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng và để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Điều 15. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:

– Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 01/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

– Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản photocopy Quyết định công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử (đối với nhập khẩu giống cây trồng để sản xuất thử)

– Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần đầu toàn bộ khối lượng theo quy định để khảo nghiệm, sản xuất thử: Phải bổ sung văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm, sản xuất thử;

– Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử: Nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp Tờ khai kỹ thuật;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện đối với các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về hợp tác quốc tế hoặc giấy mời tham gia triển lãm (tùy theo mục đích nhập khẩu).

Nếu nhập khẩu giống cây trồng để thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư, hồ sơ cần bổ sung gồm:

+ Văn bản phê duyệt Chương trình, Dự án đầu tư được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận;

+ Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện Dự án đầu tư đề nghị cho nhập khẩu giống để thực hiện Dự án trừ Dự án sân thể thao.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:

– Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Hiệu lực của Giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

4. Cơ quan thực hiện:

a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3843.8792     Fax: 04.3843.8793

– Email:             ln@mard.gov.vn

MỤC 4. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 16. Xuất khẩu giống vật nuôi

1. Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không phải xin phép.

2. Thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Điều 17. Nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành, không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm, hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Chăn nuôi cấp phép.

Điều 18. Nhập khẩu tinh, phôi

Tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu phải được Cục Chăn nuôi cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm.

Điều 19. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

– Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm;

b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

– Đơn đề nghị khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

– Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);

– Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:

– Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

– Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi.

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại:      04.37345443      Fax: 04.37345444

– Email:             cn@mard.gov.vn

MỤC 5. NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Điều 20. Nhập khẩu thuốc thú y

1. Nhập khẩu thuốc thú y trong các trường hợp sau không phải xin phép:

– Thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải được Cục Thú y cấp phép ;

– Thuốc thú y chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam tạm nhập khẩu tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

2. Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải được Cục Thú y cấp phép, bao gồm các trường hợp sau:

a) Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam;

b) Để kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;

c) Để chẩn đoán, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm hoặc vật nuôi nhập khẩu không dùng cho mục đích kinh doanh;

d) Làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm.

3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Điều 21. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y

1. Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY hoặc mẫu số 02/TY (đối với nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật) ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm qua địa chỉ email: quanlythuoc@dah.gov.vn;

– Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hoá chất thông dụng);

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thuốc nhập khẩu;

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);

– Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).

2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y

– Địa chỉ:           15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

– Điện thoại:      +(844) 3869.5527/3869.6788

– Email:             quanlythuoc@dah.gov.vn

3. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 6. NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ SINH VẬT SỐNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 22. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (danh mục thuốc bảo vệ thực vật), khi nhập khẩu không phải xin phép.

2. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:

a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng tại Việt Nam hoặc chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu.

Điều 23. Nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Điều 24. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép; hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu số 01/BVTV hoặc mẫu số 02/BVTV (đối với nhập khẩu Methyl Bromide) ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (chỉ nộp lần đầu);

– Bản sao công chứng hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật để tái xuất (bao gồm tạm nhập tái xuất, gia công, sang chai và đóng gói xuất khẩu);

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật:

– Trước khi nhập khẩu:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Tài liệu để phân tích nguy cơ dịch hại.

– Khi nhập khẩu:

+ Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;

+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa là 24 giờ.

3. Cơ quan thực hiện:

a) Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

– Địa chỉ:           149 Hồ Đắc Di, Đống Đa – Hà Nội

– ĐT:                 04.3533.0361     Fax: 04.3533.3056;

– Email:             p.cchc@fpt.vn

b) Cơ quan Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa.

4. Hiệu lực của Giấy phép:

Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị cho toàn bộ lô hàng và thời hạn ghi trong Giấy phép. Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp, được quy định cụ thể theo từng loại thuốc nêu trong Giấy phép.

MỤC 7. NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Điều 25. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong những trường hợp sau không phải xin phép:

a) Thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản và Danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; Riêng thức ăn thuỷ sản có thể áp dụng tiêu chuẩn ngành.

2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc giấy phép của Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm).

Điều 26. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm:

– Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/CN-TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới theo mẫu số 05/CN đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc mẫu số 06/TS đối với thức ăn thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu);

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp.

Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện:

a) Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản):

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04. 3724.5370;   Fax: 04. 3724.5120;

b) Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi)

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội

– Điện thoại:      04.3734.5443     Fax: 04.3734.5444

– Email:             cn@mard.gov.vn

MỤC 8. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Thương nhân nhập khẩu phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được Cục Trồng trọt cấp phép:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;

d) Phân bón làm hàng mẫu, tham gia hội chợ, triểm lãm, làm quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học.

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón hoặc để sản xuất loại phân bón xuất khẩu theo hợp đồng;

Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 03/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp.

d) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 9. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Điều 29. Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng

1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.

Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 05/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 06/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

5. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội.

– Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967

– Email:             vanphongctt@gmail.com

– Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.

MỤC 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản sống

1. Thương nhân được xuất khẩu các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, không phải xin phép.

Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản

1. Nhập khẩu giống thủy sản trong danh mục

Thương nhân được nhập khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành, không phải xin phép .

2. Nhập khẩu thủy sản ngoài danh mục

Các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1

Điều này, thương nhân nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm

1. Nhập khẩu các loài thủy sản trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để đánh giá rủi ro;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 34. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

b) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương nghiên cứu giống thủy sản nhập khẩu theo mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

– Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

d) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

– Bản sao công chứng Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài;

– Bản giải trình về điều kiện vận chuyển, bảo quản thủy sản sống.

đ) Trường hợp nhập khẩu các loài thuỷ sản sống để đánh giá rủi ro:

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

– Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

– Đề cương đánh giá rủi ro;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” -Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;

Điều 35. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không phải xin phép trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành.

b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phụ lục này.

c) Sản phẩm để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

2. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải xin phép Tổng cục Thủy sản đối với các trường hợp sau:

– Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

– Nhập khẩu để tạm nhập tái xuất, gia công, đóng gói để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 36. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1 Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Đề cương khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở thực hiện khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền kết luận đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nghiên cứu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

c) Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

– Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

– Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.

– Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

– Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 ;

Bãi bỏ Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

Bãi bỏ Khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
– VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
– VP Quốc hội;
– VP Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VT; CB (VT, TM)

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC LOÀI THUỶ SẢN CẤM XUẤT KHẨU
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

Trai ngọc Pinctada maxima

2

Cá Cháy Macrura reevessii

3

Cá còm Notopterus chitala

4

Cá Anh vũ Semilabeo notabilis

5

Cá Hô Catlocarpio siamensis

6

Cá Chìa vôi sông Crinidens sarissophorus

7

Cá Cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali

8

Cá Chình mun Anguilla bicolor

9

Cá Tra dầu Pangasianodon gigas

10

Cá ông sư Neophocaena phocaenoides

11

Cá heo vây trắng Lipotes vexillifer

12

Cá Heo Delphinidae spp.

13

Cá Voi Balaenoptera spp.

14

Cá Trà sóc Probarbus jullieni

15

Cá Rồng Scleropages formosus

16

Bò Biển/cá ông sư Dugong dugon

17

Rùa biển Cheloniidae spp.

18

Bộ san hô cứng Stolonifera

19

Bộ san hô xanh Helioporacea

20

Bộ san hô đen Antipatharia

21

Bộ san hô đá Scleractinia

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC NHỮNG LOÀI THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Điều kiện

1

Tôm hùm:

a. Tôm hùm ma Panulirus penicillatus 200 mm trở lên

b. Tôm hùm đá P. homarus 175 mm trở lên

c. Tôm hùm đỏ P. longipes 160 mm trở lên

d. Tôm hùm lông p. stimpsoni 160 mm trở lên

e. Tôm hùm bông p. ornatus 230 mm trở lên

g. Tôm hùm xanh P. versicolor 167 mm trở lên

h. Tôm hùm xám P. poliphagus 200 mm trở lên

2

Các loài Cá mú (song) Epinephelus spp. 500 g/con trở lên

3

Cá Cam (cá cam sọc đen) Seriola nigrofasciata 200 mm trở lên

4

Cá măng biển Chanos chanos 500 g/con trở lên

5

Cá ba sa Pangasius bocourti Không còn sống

6

Cá tra Pangasianodon hypophthalmus Không còn sống

7

Cá Chình nhọn Anguilla borneensis được nuôi

8

Cá Chình Nhật Anguilla japonica được nuôi

9

Cá chình hoa Anguilla marmorata được nuôi

10

Ếch đồng Rana rugulosa được nuôi

11

Cua biển Scylla serrata 200g/con trở lên

Ghi chú:

Các loài thuỷ sản nằm trong Phụ lục của công ước CITES khi xuất khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 tại các trại nuôi sinh sản.

– Trại nuôi sinh sản phải được cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền chứng nhận.

– Xác nhận nguồn gốc nuôi (theo điều kiện của CITES) do Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện.

 

PHỤ LỤC 03:

DANH MỤC CÁC LOÀI THUỶ SẢN SỐNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU LÀM THỰC PHẨM
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Đối tượng

Tên khoa học

A. Đối tượng nuôi nước mặn/lợ

I

Các loài cá

1

Cá Bống bớp Bostrichthys sinensis

2

Cá Bơn vỉ Paralichthys olivaceus

3

Cá Bớp biển (cá Giò) Rachycentron canadum

4

Cá Cam Seriola dumerili

5

Cá Chẽm (cá Vược) Lates calcarifer

6

Cá Chim trắng Pampus argenteus

7

Cá Đối mục Mugil cephalus

8

Cá Đù đỏ (cá Hồng Mỹ) Sciaenops ocellatus

9

Cá Hồng Lutjanus erythropterus

10

Cá Hồng bạc Lutjanus argentimaculatus

11

Cá Hồng đỏ Lutjanus sanguineus

12

Cá Măng biển Chanos chanos

13

Cá Mú (song) chấm Epinephelus chlorostigma

14

Cá Mú (song) chấm đỏ Epinephelus akaara

15

Cá Mú (song) chấm đen Epinephelus malabaricus

16

Cá Mú (song) đen chấm nâu Epinephelus coioides

17

Cá Mú (song) chấm gai Epinephelus areolatus

18

Cá Mú (song) chấm tổ ong Epinephelus merna

19

Cá Mú (song) chấm xanh/trắng Plectropomus leopardus

20

Cá Mú (song) chấm vạch Epinephelus amblycephalus

21

Cá Mú (song) dẹt/chuột Cromileptes altivelis

22

Cá Mú (song) hoa nâu/Mú cọp Epinephelus fusscoguttatus

23

Cá Mú (song) mỡ /Mú ruồi Epinephelus tauvina

24

Cá Mú (song) nghệ Epinephelus lanceolatus

25

Cá Mú (song) sao Plectropomus maculatus

26

Cá Mú (song) sáu sọc Epinephelus sexfasciatus

27

Cá Mú (song) sáu sọc ngang Epinephelus fasciatus

28

Cá Mú (song) vạch Epinephelus brunneus

29

Cá Ngựa chấm Hyppocampus trinaculatus

30

Cá Ngựa đen Hyppocampus kuda

31

Cá Ngựa gai Hyppocampus histrix

32

Cá Ngựa Nhật bản Hyppocampus japonica

33

Cá Tráp vây vàng Sparus latus

34

Cá vược mõm nhọn Psammoperca Waigiensis

II

Các loài giáp xác  

1

Cua Biển Scylla paramamosain

2

Cua Xanh (cua Bùn) Scylla serrata

3

Cua Cà ra Erischei sinensis

4

Ghẹ Xanh Portunus pelagicus

5

Tôm He ấn Độ Penaeus indicus

6

Tôm He Nhật Penaeus japonicus

7

Tôm Hùm bông Panulirus ornatus

8

Tôm Hùm đá Panulirus homarus

9

Tôm Hùm đỏ Panulirus longipes

10

Tôm Hùm vằn Panulirus versicolor

11

Tôm Mùa (tôm Lớt) Penaeus merguiensis

12

Tôm Nương Penaeus orientalis

13

Tôm Rảo Metapenaeus ensis

14

Tôm Sú Penaeus monodon

15

Tôm Thẻ chân trắng Penaeus vannamei

16

Tôm Thẻ rằn Penaeus semisulcatus

17

Các loài giáp xác làm thức ăn cho thuỷ sản Artemia, Daphnia sp, Moina sp, Acartia sp, Pseudodiaptomus incisus, Pracalanus  parvus, Schmackeria sp, Oithona, Brachionus plicatilis,

III

Các loài nhuyễn thể  

1

Bàn mai Atrina pectinata

2

Bào ngư bầu dục Haliotis ovina

3

Bào ngư chín lỗ (cửu khổng) Haliotis diversicolor Reeve, 1846

4

Bào ngư vành tai Haliotis asinina Linné, 1758

5

Điệp quạt Mimachlamys crass

6

Hầu cửa sông Crasostrea rivularis

7

Hầu biển (Thái Bình Dương) Crasostrea gigas Thunberg,1793

8

Hầu Belchery Crasostrea Belchery

9

Mực nang vân hổ Sepiella pharaonisEhrenberg, 1831

10

Ngán Austriella corrugata

11

Nghêu (ngao) dầu Meretrix meretrix Linné, 1758

12

Nghêu (ngao) lụa Paphia undulata

13

Nghêu Bến tre (ngao, vạng) Meretrix lyrata Sowerby, 1851

14

Ốc hương Babylonia areolata Link, 1807

15

Sò huyết Arca granosa

16

Sò lông Anadara subcrenata

17

Sò Nodi Anadara nodifera

18

Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera

19

Trai ngọc trắng (Mã thị) Pteria martensii Brignoli, 1972

20

Trai ngọc môi vàng (Tai tượng) Pinctada maxima Jameson, 1901

21

Trai ngọc nữ Pteria penguin

22

Trai tai nghé Tridacna squamosa

23

Tu hài Lutraria philipinarum Deshayes, 1884

24

Vẹm xanh Perna viridis Linnaeus 1758

IV

Các loài động vật thuộc các ngành da gai, giun đốt …  

1

Cầu gai (Nhím biển) Hemicentrotus pulcherrimus,

2

Cầu gai tím Authoeidaris erassispina

3

Hải sâm Holothuria Stichopus japonicus selenka

4

Hải sâm cát (Đồn đột) Holothuria scabra

5

Sá sùng (Trùn biển, Sâu đất) Sipunculus nudus Linnaeus, 1767

V

Các loài rong, tảo biển  

1

Rong câu Bành mai Gracilaria bangmeiana

2

Rong câu chân vịt Gracilaria eucheumoides

3

Rong câu chỉ Gracilaria tenuistipitata

4

Rong câu chỉ vàng Gracilaria verrucosa (G.asiatica)

5

Rong câu cước Gracilaria heteroclada

6

Rong câu thừng Gracilaria lemaneiformis

7

Rong hồng vân Betaphycus gelatinum

8

Rong mơ Sargassum spp

9

Rong sụn (Rong đỏ) Kappaphycus alvarezii

10

Các loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng cá, nhuyễn thể, giáp xác Skeletonema sp, Chaetoceros sp, Tetraselmis sp, Chlorella sp, Cyclotella, Nannochloropsis sp, Pavlova lutheri, Isochrysis galbana, Coscinodiscus, Skeletonema, Melosima, Navicula,Thalassiothrix, Thalassionema, Nitzschia,
B. Đối tượng nuôi nước ngọt  

I

Các loài cá nuôi nước ngọt  

1

Cá Anh vũ Semilabeo obscorus

2

Cá Ba sa Pangasius bocourti

3

Cá Bông lau Pangasius krempfi

4

Cá Bống cát Glossogobius giuris

5

Cá Bống cau Butis butis

6

Cá Bống kèo (cá kèo) Pseudapocryptes lanceolatus Bloch

7

Cá Bống tượng Oxyeleotris marmoratus

8

Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926

9

Cá Chạch Mastacembelus

10

Cá Chạch bông Mastacembelus (armatus) favus

11

Cá Chạch khoang Mastacembelus circumceintus

12

Cá Chạch lá tre (Chạch gai) Macrognathus aculeatus

13

Cá Chạch rằn Mastacembelus taeniagaster

14

Cá Chạch sông Mastacembelus armatus

15

Cá Chạch khoang (heo mắt gai) Pangio kuhlii

16

Cá Chành dục Channa gachua

17

Cá Chát vạch Lissochilus clivosius

18

Cá Chày (cá Chài) Leptobarbus hoevenii

19

Cá Chép Cyprinus carpio

20

Cá Chiên Bagarius yarrelli

21

Cá Chim Monodactylus argenteus

22

Cá Chim dơi bốn sọc Monodactylus sebae

23

Cá Chim trắng Colossoma branchypomum Cuvier 1818

24

Cá Chình Anguilla spp

25

Cá Chuối (cá Sộp) Channa striatus Bloch 1795

26

Cá Chuối hoa Channa maculatus

27

Cá Còm (cá Nàng hai) Notopterus chitala ornate

28

Cá Diếc Carassius auratus

29

Cá Hồi vân Onchorhynchus mykiss

30

Cá Hú Pagasius conehophilus

31

Cá Kết Micronema bleekeri

32

Cá Lăng nha Mystus wolffii

33

Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus/elongatus

34

Cá Lăng vàng Mystus nemurus

35

Cá leo Wallago attu

36

Cá Lìm kìm ao Dermogenys pusillus

37

Cá Lóc bông Channa micropeltes Cuvier 1831

38

Cá Lúi sọc Osteochilus vittatus

39

Lươn Monopterus albus

40

Cá Mại nam Chela laubuca

41

Cá Mè vinh Barbodes gonionotus

42

Cá Mrigal Ciprinus mrigala

43

Cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis

44

Cá mè hôi Osteochilus melanopleurus

45

Cá Mè lúi Osteochilus hasseltii

46

Cá Mè trắng Việt Nam Hypophthalmichthys harmandi

47

Cá Mè trắng Hoa Nam Hypophthalmichthys molitrix

48

Cá Mùi (cá Hường) Helostoma temminckii

49

Cá Quả (cá Chuối hoa) Ophiocephalus maculatus

50

Cá Rầm xanh Bangana lemassoni

51

Cá Rô đồng Anabas testudineus Bloch, 1792

52

Cá Rô hu Labeo rohita

53

Cá Rô phi đen Oreochromis mosambicus

54

Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus

55

Cá Rồng (cá Kim long) Scleropages formosus

56

Cá Sặc Trichogaster microlepis

57

Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus

58

Cá Sặc gấm Colisa lalia

59

Cá Sặc rằn Trichogaster pectoralis

60

Cá Sặc trân châu Trichogaster leeri

61

Cá sửu Boesemania microlepis

62

Cá Tai tượng Phi châu Astronotus ocellatus

63

Cá Tai tượng (Phát tài, Hồng phát) Osphronemus goramy var

64

Cá Tầm Trung Hoa Acipenser sinensis

65

Cá Thác lác Notopterus notopterus Pallas

66

Cá Thè be dài Acanthorhodeus tonkinensis

67

Cá Thè be sông đáy Acanthorhodeus longibarbus

68

Cá Tra Pangasianodon hypophythalmus

69

Cá Trắm cỏ Ctepharyngodon idellus

70

Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus

71

Cá Trê vàng Clarias macrocephalus

72

Cá Trê đen Clarias fuscus Lacepede, 1803

73

Cá Trê trắng Clarias batrachus

74

Cá Trê lai Clarias gariepinus sp

75

Cá Trôi Ấn Độ Labeo rohita

76

Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella

77

Cá vồ đém Pagasius larnaudii Bocour

II

Các loài giáp xác  

1

Cua đồng Somanniathelphusa sinensis

2

Tôm càng sông Macrobrachium nipponense

3

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii

III

Các loài nhuyễn thể  

1

Ốc nhồi Pila polita

2

Trai cánh mỏng Cristaria bialata

3

Trai cánh xanh Sinohyriopsis cummigii

4

Trai cóc (trai cơm) Lampotula leai

5

Trai sông Sinanodonta elliptica

VI

Các loài bò sát lưỡng cư  

1

Baba gai T. steinachderi

2

Baba hoa Trionyx sinensis

3

Baba Nam bộ T. cartilagineus

VII

Các loài lưỡng cư  

1

Ếch đồng Rana tigrina

2

Ếch Thái lan Rana rugulosa Weigmann

 

PHỤ LỤC 04:

SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88 /2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tất cả các mặt hàng nằm trong Danh mục này khi nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Bản gốc hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

– Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của lô hàng (nhập, xuất) do Phòng kiểm nghiệm độc lập (trong nước hoặc nước ngoài) xác nhận về chất lượng đáp ứng yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã công bố và không chứa các hóa chất, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở do Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

1. Hóa chất, khoáng chất và chế phẩm sinh học

TT

Tên hàng

Điều kiện bổ sung

I

Hoá chất  

1

Zeolite SiO2 ≥ 70%

2

Dolomite CaMg(CO3)2 ≥ 80%

3

Bột đá vôi CaCO3 ≥ 90%

4

Calcium Hypochlorite Ca(OCl)2 ≥ 65%

5

BKC Benzalkonium Chloride hay alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride ≥ 50%

6

Các hợp chất Iodine Nồng độ Iodine ≥ 10%

7

Protectol GDA Glutaraldehyde ≥ 50%

II

Chất diệt cá tạp Saponin ≥ 12%, chỉ dẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng

III

Nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản Có ngành nghề sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc có Hợp đồng bán cho nhà sản xuất có ngành nghề sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

2. Vi sinh vật và enzyme

TT

Tên các giống, loài vi sinh vật và Enzyme

TT

Tên các giống, loài vi sinh vật và Enzyme

I

Vi sinh vật

1

Nitrosomonas sp.

24

Lactobacillus sporogenes

2

Nitrobacter sp.

25

Pediococcus acidilactici

3

Bacillus laterrosporus

26

Pediococcus pentosaceus

4

Bacillus licheniformis

27

Candida utilis

5

Bacillus subtilis

28

Bacteroides ruminicola

6

Bacillus thuringiensis

30

Bacteroides succinogenes

7

Bacillus megaterium

31

Cellulomonas

8

Bacillus criculans

32

Enterobacter

9

Bacillus polymyxa

33

Clostridium butyricum

10

Bacillus amyloliquefaciens

34

Rhodopseudomonas

11

Bacillus mesentericus

35

Rhodococcus sp.

12

Bacillus pumilus

36

Rhodobacter sp.

13

Bacilus laevolacticus

37

Saccharomyces cerevisiae

14

Bacillus stearothermophilus

38

Pseudomonas syringae

15

Bacillus azotoformans

39

Pseudomonas stuzeri

16

Bacillus aminovorans

40

Aspergillus niger

17

Bacillus coagulans

41

Aspergillus oryzae

18

Bacillus pantothenticus

42

Acetobacillus spp.

19

Lactobacillus lactis

43

Alcaligenes sp.

20

Lactobacillus acidophilus

44

Pichia farinosa

21

Lactobacillus bifidobacterium

45

Dekkera bruxellensis

22

Lactobacillus helveticus

46

Paracoccus denitrificans

23

Lactobacillus plantarum

47

Thiobacillus versutus

II

Enzyme

1

Protease

8

Xylanase

2

Lipase

9

Isomerase

3

Amylase

10

Catalase

4

Hemicellulase

11

Esterase

5

Pectinase

12

Hydrolase

6

Cellulase

13

Oxidoreductase

7

Alpha galactosidase

14

Beta glucannase

 

Mẫu số 01/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số :……………………………

Kính gửi:………………………………………………………………………………

Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………; Fax:…………………….; Email:…………………………..

Giấy phép kinh doanh số:………………………………………………………………………………

Kính đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp phép cho chúng tôi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có tên và khối lượng như sau:

Số TT

Khối lượng thuốc được nhập khẩu

Xuất xứ

Ghi chú

Nguyên liệu (Thuốc kỹ thuật)

Thuốc thành phẩm

Tên chế phẩm

Khối lượng

Tên thành phẩm

Khối lượng

Tổng cộng (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………………………………….

Mục đích nhập khẩu: …………………………………………………………………………………..

Thời gian nhập khẩu:…………………………..…………………………………………………….

Địa điểm nhập khẩu:……………………………………………..

Thời gian, địa điểm, đối tượng sử dụng (đối với thuốc HCSD):……………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Địa điểm, thời gian, mục đích, đối tượng nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm:………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng với mục đích đã nêu trên.

Giấy tờ kèm theo: …………………………………………………………………………………………..

 

….., ngày ……. tháng……… năm …….
Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu

Mẫu số 02/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU METHYL BROMIDE

Số :…………………….

Kính gửi:………………………………………………………………………………….

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………;                   Fax:…………………………….;

Email:………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số:………………………………………………………………………….

Kính đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp phép cho chúng tôi nhập khẩu Methyl Bromide với khối lượng như sau:

Số thứ tự

Khối lượng nhập khẩu (Kg)

Xuất xứ

Ghi chú

Loại chế phẩm

Mục đích sử dụng

Tên thương phẩm

Khối lượng

QPS(1)

Non-QPS(2)

Tổng cộng

Mục đích nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………

Thời gian nhập khẩu: …………………………..……………………………………………………

Địa điểm nhập khẩu: ……………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng với mục đích đã nêu trên.

 

….., ngày ……. tháng……… năm …….
Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu

__________________________

Chú thích:

(1) QPS- sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu như: khử trùng hàng hóa xuất khẩu, thực hiện Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về kiểm dịch thực vật hoặc khử trùng hàng nhập khẩu nhiễm đối tượng KDTV.

(2) Non-QPS – Mục đích ngoài kiểm dịch và xuất khẩu: ứng dụng khử trùng kho, đất, công trình, ….

 

Mẫu số 03/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
——————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
APPLICATION FORM FOR PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT

Số/No. : ……………………..

To: ………………………………………………………………………………………………………..

Tên tổ chức/ cá nhân đăng ký: ………………………………………………………………………

Name of Applicant:

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Address:

Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………..

Contact number:

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:

We would like to apply for granting a phytosanitary import permit to a article as follows:

Tên vật thể: ………………………………………………………………………………………………….

Name of article

Tên khoa học : ……………………………………………………………………………………………..

Scientific name

Khối lượng : …………………………………………………………………………………………………

Quantity

Số lượng: …………………………………………………………………………………………………….

Number of packages

Phương thức đóng gói : …………………………………………………………………………………

Type of packages

Vùng sản xuất : …………………………………………………………………………………………….

Production area

Nước xuất khẩu : ………………………………………………………………………………………….

Exporting country

Phương tiện vận chuyển : ……………………………………………………………………………..

Mean of transport

Cửa khẩu nhập :…………………………………………………………………………………………..

Post of entry

Địa điểm sử dụng : ………………………………………………………………………………………..

Place of use

Thời gian lô vật thể nhập khẩu : ……………………………………………………………………….

Date and time of import

Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………………………..

Relating documents

 

Vào sổ số : ……ngày ___/___/____
No.: …………..   date
Cán bộ nhận đơn
 Authority approval
(Ký tên)
(name and signature)

,ngày…….. tháng……năm…..
Date ……………….
Đại diện cơ quan
Represenative of applicant
(Ký tên)
(name and signature))

 

Mẫu số 04/BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness

————————————-

………………ngày………tháng………..năm……….

(Date………………………..)

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH (*)

Phytosanitary Declaration

Kính gửi: ……………………. (**)………………….

                                            To:

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………………………….

Name of applicant

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Address:

Số điện thoại:………………………………………….Fax/E-mail: ……………………………………

Tel.                                                             Fax/Email:

Số Giấy CMND: ………………………Ngày cấp ………………Nơi cấp: ………………………….

ID No.                                       Date of issue                 place of issue

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):

Apply this declaration for phytosanitary inspection a consignment as follows:

1. Tên hàng: ……………………………………. Tên khoa học: ……………………..…………..

Name of commodity                               Scientific name

Cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………..

Place of production

Mã số (nếu có): ………………………………………………………………………………………………

Code (if available)

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Address

2. Số lượng và loại bao bì: ……………………………………………………………………………….

Number and type of package

3. Trọng lượng tịnh: …………………………Trọng lượng cả bì……………………………….

Net quantity                                           Gross quantity

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr): ……………………………………..

Contract No. or document(s) enclosed.

5. Tổ chức, cá nhân, xuất khẩu:…………………………………………………………………………

Name of exporter

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Address

6. Nước xuất khẩu: ………………………………………………………………………………………….

Exporting country

7. Cửa khẩu xuất: …………………………………………………………………………………………….

Port of export:

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………

Name of importer

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Address

9. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………………………..

Port of entry

10. Phương tiện vận chuyển: ……………………………………………………………………………

Mean of transport

11. Mục đích sử dụng : ……………………………………………………………………………………

End use purpose

12. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có): …………………………………………

Import permit No. (if required)

13. Địa điểm kiểm dịch: ……………………………………………………………………………………

Place of inpection

14. Thời gian kiểm dịch: …………………………………………………………………………………..

Date and time of inpestion

15. Số bản giấy kiểm dịch cần cấp: …………………………………………………………………..

Number of Phytosanitary certificate issued:

Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****)

We commit to maintain integrity of the above import consignment which will be transported to place at due time as declared and the consignment will only released after being approved by a phytosanitary certificate (****)

 

Tổ chức cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Representative of applicant
(stamp, name and signature)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan (trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Custom authority verification (in case of entry refusal)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do: …………………………………………

Reason of entry refusal: ………………………………………………………………………………

 

………., ngày ….. tháng ….. năm ……….
Date ……………………………..
Chi cục Hải quan cửa khẩu …………………….
Representative of Custom authority
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Stamp, name and signature

(*)         Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**)        Tên cơ quan Kiểm dịch;

(***)      Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai thác các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****)     Cam kết này chỉ ghi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

(*)         This form must be completed in both sides of a A4 paper

(**)        Name of phytosanitary agency

(***)      All infomation must be filled and followed characteristic of the commodity

(****)     this form only be used for import commodities

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giáy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.

Note: Individuals applying the form with no stamp must leave his/her ID number

 

Mẫu số 01/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên tổ chức đề nghị trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

2. Địa chỉ:

3. Mục đích xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):

4. Tên cơ quan nước nhận (hoặc gửi đến):

5. Tóm tắt số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen vật nuôi quý hiếm xuất khẩu: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm)

6. Thời gian xuất khẩu:

7. Cam đoan:

Xin cam đoan nguồn gen vật nuôi quý hiếm đăng ký xuất khẩu trên đây không phải là những nguồn gen quý hiếm thuộc bí mật quốc gia.

Kính đề nghị Bộ xem xét giải quyết./.

Thương nhân xuất khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 02/CN

Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm đề nghị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu)

(Kèm theo Đơn đăng ký xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) nguồn gen vật nuôi quý hiếm ngày      tháng    năm    )

TT

Tên giống

Thuộc loài

Nguồn gốc

Tháng năm nhập nội, lai tạo

Cơ quan đang lưu giữ giống

Vật liệu trao đổi

Thể loại

Trọng lượng/ Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Mẫu số 03/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHẢO NGHIỆM GIỐNG…………..

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên Thương nhân nhập khẩu: ……………………………………………………………………….

Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………

Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép khảo nghiệm ….….. Cụ thể như sau:

Số TT

Tên giống

Phẩm cấp giống

Số hiệu

Số lượng

Xuất xứ

Ghi chú

1

2

3

4

Tổng số: ………………………………………………………………………………………………………………………..

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………………………………

Thời gian khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………

Địa điểm khảo nghiệm: …………………………………………………………………………………………………….

 

Thương nhân khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 04/CN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH/PHÔI………..

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên Thương nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ………………………. nhập khẩu……………. tinh/phôi………………. Cụ thể như sau:

Số TT

Tên giống

Phẩm cấp giống

Số hiệu đực giống (hoặc số hiệu con bố và mẹ của phôi)

Số lượng tinh/phôi

Năm sản xuất

Xuất xứ

1

2

3

4

Tổng số lượng tinh phôi: ……………………………………………………………………………….

Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………..

Thời gian nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………

Cảng nhập khẩu: …………………………………………………………………………………………

 

Thương nhân nhập khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 05/CN

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

I. Thông tin chung về sản phẩm đăng ký khảo nghiệm

1. Tên, địa chỉ của đơn vị khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ của cơ sở có sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khảo nghiệm.

4. Bản chất, thành phần cấu tạo và thành phần hoạt tính của sản phẩm.

5. Công dụng và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

6. Các tài liệu cần thiết có liên quan của sản phẩm (theo quy định hiện hành về xuất nhập khẩu).

7. Giấy lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam (quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

II. Đề cương khảo nghiệm chi tiết

1. Tên khảo nghiệm: Ngắn gọn và đầy đủ

2. Mục đích khảo nghiệm

3. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

4.1. Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hoá học: Nêu cụ thể tên phương pháp, các chỉ tiêu cần đánh giá.

4.2. Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi

4.2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm

4.2.2. Đối tượng vật nuôi khảo nghiệm: nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi

4.2.3. Vật liệu khảo nghiệm: nguyên liệu thức ăn, dụng cụ khảo nghiệm…

4.3.4. Phương pháp thực hiện

– Phương pháp bố trí khảo nghiệm:

– Số lô khảo nghiệm: làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện khảo nghiệm.

– Số lần lặp lại: lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm

– Khẩu phần thức ăn dùng trong khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến….)

– Phương pháp cho vật nuôi ăn/uống: tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống….

– Phương pháp thu thập số liệu để thu được số liệu chính xác và đầy đủ

– Các chỉ tiêu theo dõi: nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ảnh được các kết quả của khảo nghiệm (các chỉ tiêu về kinh tế, sức khoẻ, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường chăn nuôi, …)

– Phương pháp xử lý kết quả khảo nghiệm: xử lý thống kê theo phương pháp nào để có kết luận chính xác và độ tin cậy cao.

– Số lượng nguyên liệu thức ăn khảo nghiệm cần sử dụng.

 

Người lập đề cương

Đại diện cơ quan khảo nghiệm

 

Mẫu số 01/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

Doanh nghiệp xin đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới sau:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Bản chất công dụng

Quy cách bao gói, dạng, màu

Xuất xứ sản phẩm

1

2

3

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 02/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản /Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị nhập khẩu: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập khẩu: ………………………………………………………………………………..

3. Cửa khẩu nhập khẩu: ……………………………………………………………………………….

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: ………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 03/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN PHÉP NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập: …………………………………………………………………………………………………………

3. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………………………………………

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: …………………………………………………………………………………………….

5. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

Mẫu số 04/CN-TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

………., ngày ………tháng……….năm……..

ĐƠN XIN PHÉP NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email: ……………………………………..

1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất:

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Số lượng

Bản chất, công dụng

Dạng, màu

Quy cách bao gói *

Hãng, nước sản xuất

1

2

*Quy cách bao gói cho sản phẩm khi nhập khẩu để kinh doanh

2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………………

3. Cửa khẩu nhập: ……………………………………………………………………………………..

4. Địa chỉ kho lưu giữ hàng: ………………………………………………………………………..

5. Thời gian xuất: ……………………………………………………………………………………….

6. Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………………………

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

 

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Mẫu số 01/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
——————————

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ

Request for permit, certificate

Kính gửi:
To:

Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Viet Nam CITES Management Authority

1. Tên Thương nhân đề nghị cấp phép

Name of requesting organization, individual:

– Tổ chức: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)

Organization: Fullname of the organization in Vietnamese and transaction name in English (if any)

– Cá nhân: Họ, tên ghi trong CMND/Hộ chiếu

Individual: Fullname as appeared in ID/Passport

2. Địa chỉ/Address:

– Tổ chức: Địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký kinh doanh

Organization: Address of head office, Business registration number and date of issued.

– Cá nhân: Địa chỉ thường trú

Individual: Permanant Address

3. Nội dung đề nghị

Request:

4. Tên loài

Name of species

– Tên khoa học (tên La tinh):

Scientific name (Latin name):

– Tên thông thường (tiếng Anh, tiếng Việt)

Common name (English, Vietnamese):

– Số lượng (bằng chữ: ….. )

Quantity (in words:….):

– Đơn vị (con, kg, mảnh, chiếc…)

Unit (individual, kg, piece…)

– Mục đích của việc đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES:

Purpose of requesting for CITES permit, certificate:

5. Nguồn gốc mẫu vật

Origin of specimens:

6. Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm…)

Concrete description (size, status, type of products…)

7. Tên và địa chỉ của Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)

Name and address of exporting and importing organization, individual in Vietnamese and in English (if any)

8. Thời gian dự kiến xuất, nhập khẩu

Expected exporting, importing time:

9. Cửa khẩu xuất, nhập khẩu (nêu rõ tên cửa khẩu, nước)

Export, import border gate (specify border gate’s name and country)

10. Chứng từ gửi kèm

Attached documents:

 

Địa điểm, Ngày…….tháng…….năm…….
Place … ,date
 …………….
Ký tên/Signature

 

(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện
và đóng dấu; Cá nhân: ghi rõ họ, tên)/(Organization: specify
Fullname and position of the authorized person and stamp;
Individual: specify Fullname).

 

Mẫu số 02/LN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

……………, ngày…… tháng …… năm ….

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Kính gửi: Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số…… ngày……, …….(Tên thương nhân)………. làm đơn đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định và cho phép nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:

1.Tên loài cây :

– Tên khoa học:

– Tên Việt Nam:

2. Số lượng:

– Hạt giống/lô giống: ……….. kg

– Cây giống/dòng vô tính: ………số cây /dòng vô tính

3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

4. Mục đích nhập khẩu giống:

5. Thời gian nhập khẩu giống: từ ngày …….tháng…… năm 200…

6. Cửa khẩu nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện…….

 

Thương nhân xin xuất, khẩu giống
(chữ ký và con dấu nếu có)

 

Mẫu số 03/LN

Lý lịch giống cây trồng đề nghị nhập khẩu

(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng ngày  tháng    năm      )

1. Thông tin về giống

– Tên giống:

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

………………………………………………………………………………………………………………….

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………………………….

– Đặc điểm thực vật học chủ yếu: ………………………………………………………………….

– Bộ phận sử dụng:

+ Gỗ : …………………..               Sản phẩm ngoài gỗ: …………………..

– Giống được thu hái từ (rừng giống, vườn giống, rừng trồng…..):…………..

– Những đặc điểm ưu việt của giống nhập khẩu: năng suất, khả năng kháng bệnh, tính chất cơ lý gỗ……………….

2. Điều kiện tự nhiên nơi thu hái giống

2.1. Đặc điểm địa lý

· Kinh độ:……………………

· Vĩ độ: ………………………………….

· Độ cao so với mực nước biển: ………………………..

2.2. Đặc điểm khí hậu

· Nhiệt độ bình quân năm:

· Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất:

· Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất:

· Lượng mưa bình quân năm:

· Mùa mưa:

· Lượng bốc hơi:

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu):

– Yêu cầu điều kiện sinh thái ( vĩ độ, nhiệt độ, đất đai…):……………………….

– Thời vụ trồng: ……………………………………………………………………………….

– Mật độ, lượng giống /ha:………………………………………………………………..

– Sâu bệnh hại chính: ……………………………….………………………………………

4. Cảnh báo các tác hại:

Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có):……………………………….………………….………………

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai lý lịch giống này.

 

…………, ngày ……….. tháng ……………. năm……
Thương nhân đăng ký
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 01/TS

Tên đơn vị
Số:……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—————————–

 

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

– Căn cứ nhu cầu nhập khẩu cho mục đích:

* Khảo nghiệm £ * Kiểm nghiệm £
* Nghiên cứu £ * Hội chợ, triển lãm £
* Đánh giá rủi ro £ * Tái xuất £

Tên hội chợ, triển lãm: …………………………………………………………………………………

Thời gian hội chợ, triển lãm ………………………………………………………………………….

Nước tái xuất: …………………………………………………………………………………………….

Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở nhập khẩu: ………………………………………………………

Tel:…………………………………….. Fax:………………………………………………………………

1.Tên thương mại

2.Tên khoa học (nếu có):

3. Nhà sản xuất:

4. Nước xuất khẩu:

5. Số lượng :

6. Thời gian nhập khẩu:

7. Địa điểm nhập khẩu:

Đề nghị Tổng Cục Thuỷ sản xem xét, cấp phép.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THUỶ SẢN LÀM GIỐNG

Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để………………..

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm khảo nghiệm

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm

5. Mục đích khảo nghiệm

6. Nội dung khảo nghiệm

7. Địa điểm khảo nghiệm

8. Thời gian khảo nghiệm.

9. Mô tả chi tiết bố trí khảo nghiệm:

Quy mô khảo nghiệm (diện hẹp/diện rộng; số vùng sinh thái khảo nghiệm, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá các nội dung sau đối với loài thuỷ sản xin nhập

+ Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản

+ Các bệnh thường gặp trong các giai đoạn phát triển.

+ Tác động đến môi trường, hệ sinh thái

+ Hiệu quả kinh tế

10. Tính toán số lượng giống (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm.

Đại diện đơn vị yêu cầu khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 03/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU GIỐNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU

1. Tên đề tài /dự án (nếu có)

2. Địa điểm, thời gian thực hiện;

3. Chủ nhiệm đề tài /dự án;

4. Cơ quan chủ trì đề tài /dự án;

5. Mục tiêu nghiên cứu;

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

7. Nội dung nghiên cứu;

8. Phương pháp nghiên cứu

9. Dự kiến kết quả

10. Tính toán số lượng sản phẩm (dự kiến) cần cho nghiên cứu:

 

Người lập đề cương

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 04/TS

TÓM TẮT ĐẶC TÍNH, HIỆU LỰC, ĐỘ AN TOÀN CỦA SẢN PHẨM XỬ LÝ,
CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………..

2. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………………..

3. Dạng của sản phẩm: ……………………………………………………………………………….

4. Thành phần, hàm lượng hoạt chất có trong sản phẩm: ………………………………..

5. Những đặc tính của sản phẩm:

– Đặc tính vật lý: ………………………………………………………………………………………….

– Đặc tính hoá học: ………………………………………………………………………………………

– Độc tính: …………………………………………………………………………………………………..

6. Những chỉ định về cách sử dụng, liều lượng sử dụng: ………………………………….

7. Những cảnh báo về tác động đến môi trường khi sử dụng: …………………………..

8. Những cảnh báo cho người sử dụng: …………………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 05/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm khảo nghiệm

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm

5. Mục đích khảo nghiệm

6. Nội dung khảo nghiệm

7. Địa điểm khảo nghiệm

8. Thời gian khảo nghiệm.

9. Mô tả chi tiết bố trí khảo nghiệm

Quy mô khảo nghiệm (diện rộng/diện hẹp, số điểm khảo nghiệm, số điểm thí nghiệm/điểm dối chứng, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi, tần xuất theo dõi đủ để đánh giá:

+ Công dụng của sản phẩm: Số liệu dữ liệu chứng minh công dụng ghi trên nhãn, trong tiêu chuẩn chất lượng.

+ Tác động đến môi trường, hệ sinh thái (các chỉ số môi trường, vi sinh vật, động vật phù du, động vật dáy trong ao nuôi)

+ Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản nuôi thí nghiệm.

11.Tính toán số lượng sản phẩm (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm.

 

Đại diện đơn vị
yêu cầu khảo nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 06/TS

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN THUỶ SẢN MỚI

1. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở khảo nghiệm

2. Tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị yêu cầu khảo nghiệm.

3. Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở sản xuất sản phẩm thức ăn khảo nghiệm.

4. Tên sản phẩm được khảo nghiệm: (thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi).

5. Bản chất:

6. Công dụng

7. Mục đích khảo nghiệm:

8. Tỷ lệ pha trộn trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (nếu là nguyên liệu);

9. Đối tượng khảo nghiệm:

10. Nội dung khảo nghiệm:

10.1. Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu thành phần thức ăn so với tiêu chuẩn được công bố trên nhãn hiệu hàng hóa;

10.2 Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua nuôi khảo nghiệm

+ Tốc độ sinh trưởng động vật thủy sản khảo nghiệm;

+ Tỷ lệ sống trong các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản;

+ Hệ số thức ăn (FCR)

+ So sánh với đối chứng;

10.3 Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến môi trường khảo nghiệm (Độ trong, nhiệt độ nước, PH, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD, NH3 –N, NO2 – N…

11. Yêu cầu kỹ thuật của khảo nghiệm:

– Chất lượng con giống, mật độ thả nuôi phải đảm bảo thống nhất trong suốt quá trình khảo nghiệm;

– Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của động vật khảo nghiệm;

– Mỗi lô thí nghiệm phải được lặp lại 3 lần và phải được tiến hành từ 3 điểm trở lên.

12. Địa điểm khảo nghiệm

13. Thời gian khảo nghiệm.

14. Mô tả chi tiết sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm:

Quy mô khảo nghiệm (diện hẹp/diện rộng; số vùng sinh thái khảo nghiệm, số lần nhắc lại) và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá thức ăn thủy sản cần nhập liên quan đến sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản.

15. Tính toán số lượng thức ăn (dự kiến) cần nhập khẩu cho khảo nghiệm (đối với sản phẩm nhập khẩu).

Đại diện đơn vị
yêu cầu khảo nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 01/TTr

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Số …………………..

………, ngày………. .tháng…… năm ……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY IMPORTATION

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crops Production – MARD

– Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of the Organization, individual applying the registration for variety importation):

– Địa chỉ (Address):

– Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

– Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on variety

TT

Tên giống (Variety Name)

Tên khoa học (Scientific name)

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…)

Đơn vị Tính (Unit)

Số lượng nhập (The quantity of importation)

Nơi xuất (original of exportation)

Tổng (total)

– Lần nhập khẩu (import time):    £Lần đầu (first)             £Lần thứ ( next)……

– Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):

£ Khảo nghiệm (evaluation)

£ Thực hiện Dự án đầu tư (implementation of investment projects)

£ Chờ đưa vào Danh mục (put on waiting list)

£ Mục đích khác (other Purposes):……………………………………………………………

– Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):

Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)

– Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):……………………………………………..

– Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation)………………………………………

– Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):

£ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)

£ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)

£ Giấy tờ khác (Other papers)

– Chúng tôi xin cam kết (engagements):

+ Giống cây trồng đăng ký nhập khẩu trên không phải là cây trồng biến đổi gen (GMO); không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

(This varieties registrated for importation are not GMO or belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).

+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt.

(Evaluation and importation result report of the variety to the Department of Crop Production)

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Organizations and individuals of registration)
(ký tên, đóng dấu)
(Signature and Sealed)

Mẫu số 02/TTr

TỜ KHAI KỸ THUẬT
Technical Declaration
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number… … … …day. month. year)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân (Information of Organization, individual)

– Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of Organization, individual of registration to import plant variety):

– Địa chỉ (Address): …………………………………………………………………………………….

– Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):……………………………………….

2. Thông tin về giống (Basic Information of the variety)

– Tên giống: (Name of variety)

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt

Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:

(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or

Latin as well as the original name):

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):

(Scientific name – exactly to spicy, family and group):

– Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics):

+ £ Cây trồng lâu năm (Perennial crops)

+ £ Cây trồng hàng năm (Annual crops)

+ Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị

sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:

(Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)

– Bộ phận sử dụng (Part used):

£ Thân (stem)   £ Lá (leaves)    £ Rễ (root)       £ Củ (tuber)      £ Hoa (flower)

£ Quả (fruit)     £ Hạt (seed)

– Giá trị sử dụng (Using value):

£ Làm lương thực, thực phẩm (Food)

£ Làm dược liệu (Medical)        £ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)

£ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)

£ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)

£ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)

Growing techniques (for the first importation):

– Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai…)

Required ecological conditions (latitude, temperature, land …)

– Thời vụ trồng

(Planting season)

– Mật độ, lượng giống/ha:

(Density, quantity of seed applied per hectare)

– Sâu bệnh hại chính

(The main diseases and insects)

4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)

(Warnings: Specifying the negative impact of imported plants to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)

 

…………, ngày……. tháng….. năm ……..
Date, ………….
Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu) Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu số 03/TTr

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness

———————————

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

REGISTRATION APPLICATION TO IMPORT FERTILIZER

Kính gửi: Cục Trồng trọt
To: Department of Crop Production

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của Thương nhân đăng ký nhập khẩu

(Name, address, tel., Fax of Organization, individual of registration for import):

2. Tên phân bón/nguyên liệu sản xuất phân bón

(Name of fertilizer/raw materials to produce fertilizer):

3. Định mức bón kg/ha đối với nhập khẩu để khảo nghiệm

(Quantity use of fertilizer per 1 ha for import to test: ton/kg/lit):

4. Số lượng nhập khẩu

(Total quantity of import: ton/kg/lit):

5. Nước sản xuất phân bón/nguyên liệu để nhập khẩu

(Which country to produce fertilizer/raw materials for import):

6. Mục đích nhập khẩu (Purposes of import):

£ Để khảo nghiệm (For testing) £

£ Làm nguyên liệu sản xuất phân bón (As raw materials to produce fertilizer) £

£ Phục vụ sản xuất (For production) £

£ Chăm sóc sân thể thao (Care for sports field) £

£ Hàng mẫu, hàng hội chợ (Sample)£  £Thử nghiệm, thí nghiệm (Experiment)

7. Thời gian nhập khẩu

(Time of Import):

8. Cửa khẩu nhập khẩu

(Border/gate for import):

9. Các tài liệu nộp kèm theo

(Materials attached):

Khi cần liên hệ theo địa chỉ: …, điện thoại: …, Fax: …., E-mail:….

(Please contact to address:…., telephone:…., Fax:…., E-mail:….. when necessary):

 

Ngày    tháng    năm
Date, ………….
Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu 04/TTr

TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm, nhập khẩu)

Technical Declaration
(For fertilizer registered to test, import)

I. Những thông tin chung về phân bón

(General information on fertilizer):

1. Tên phân bón, tên thương mại:

(Name of fertilizer, brand name)

Tên khác (Other name):

2. Nguồn gốc (Origin):

Sản xuất trong nước (Domestic production) £   Nhập khẩu (Import) £

Nước sản xuất (Country of production)

3. Loại phân bón (Kind of fertilizers)

Vô cơ hoá học (Chemical inorganic) £   Vô cơ tự nhiên (Natural inorganic) £

Hữu cơ (Organic) £      Hữu cơ khoáng (Mineral organic) £

Hữu cơ vi sinh (Microorganic) £            Hữu cơ sinh học (Bio-organic) £

Phân vi sinh (Microorganic fertilizer) £   Phân bón rễ (Root fertilizer) £

Phân bón lá (Forlia Fertilizer) £  Có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng

(Fertilizer with supplementation of growth regulating substance) £

Chất cải tạo đất (Soil conditioner) £      Loại khác (Others):……………………………

4. Dạng phân bón (Form of fertilizer):

Dạng lỏng (Liquid) £     Dạng viên (Tablet) £     Dạng bột (Powder) £

Dạng hạt (Grain) £        Dạng khác, ghi rõ dạng gì (Others, specify):

……………..

5. Mầu sắc (Color): ………………………….. Mùi phân bón (Odour):

……………………………….

6. Bao bì, ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích

(Packing, specify type of packing, quanity or capacity):

7. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký trên bao bì

(Components, contents of substances registered on packing)

Tên phân bón/chỉ tiêu dinh dưỡng (Name of fertilizer/nutrition criteria)

Đơn vị tính

(Unit)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng đăng ký trên bao bì, nhãn…

(Contents of nutritions registered on packing)

Phương pháp phân tích

(Method of analysis)

Ví dụ (For example): Phân NPK 16-16-8

Nts

%

16

TCVN 5815-2001

P2O5hh

%

16

TCVN 5815-2001

K2O

%

8

TCVN 5815-2001

Ví dụ (For example): Supe phốt phát đơn

P2O5 hh

%

16,0

TCVN 4440-2004

8. Hàm lượng các độc tố trong phân bón đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi, phân lân nung chảy, phân lân nhập khẩu, DAP

(Contents of toxin in fertilizer for organic fertilizer; mineral fertilizer; microorganic; bio- organic made from materials as urban waste, industrial waste, farm product processing, food, breeding waste, fired phosphate, import photsphat, DAP)

Các yếu tố

Đơn vị tính

Hàm lượng

PP phân tích

Thuỷ ngân (Mercury-Hg)

ppm

Chì (Lead-Pb)

ppm

Asen (As)

ppm

Cadimi (Cd)

ppm

Biuret trong Urê (Biuret in Urea)

%

Axit tự do trong supe lân (Free Acid in supe phosphate)

%

Chất điều tiết sinh trưởng (Growth regulating Substance)

%

Salmonella

Cfu/gam (ml)

9. Hướng dẫn sử dụng (Instruction for use):

– Liều lượng sử dụng, ghi rõ cho từng loại cây trồng/đơn vị diện tích

(Dosage use, specify for each type of plant/ unit of land)

– Thời gian sử dụng (Time of use)

– Phương pháp sử dụng (Method of use):

– Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng

(Other notes during use):

10. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường

(Wanrings of negative impacts on health, environment)

11. Báo cáo khảo nghiệm sơ bộ (nếu có): Thời gian, địa điểm, loại đất, loại cây trồng, tác dụng của loại phân bón đã khảo nghiệm và những hạn chế trong quá trình sử dụng

(Preliminary testing report, if any: Time, location, type of land, type of plant, effects of tested fertilizer and limits during use).

II. Thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng loại phân bón khảo nghiệm

(Information on situation of production, import and use of tested fertilizer)

1. Phân bón nhập khẩu (Imported fertilizer)

– Tên tổ chức/công ty, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón

(Name of organization/company, country or territory producing fertilizer):

– Tình hình sử dụng ở Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón

(Use situation in Country or territory producing fertilizer):

Được sử dụng rộng rãi (Widely used)     £

Được sử dụng hạn chế (Limitedly used) £

Loại cây trồng sử dụng trên:

(Type of plant applied for)

Sử dụng trên các loại đất:

(Type of soil)

Sử dụng vào các giai đoạn nào của cây:

(Which phases of the plant is it applied)

– Tài liệu gốc bản (Original materials):

Tiếng Anh (English) £   Trung (Chinise) £          Tiếng khác (Others)…..

2. Phân bón sản xuất trong nước (Domestically produced fertilizer)

– Tên cơ sở/Công ty sản xuất, kèm theo địa chỉ

(Name of facility/company of production attached to address)

– Địa điểm sản xuất

(Production location):

– Sơ đồ quy trình sản xuất kèm theo (Diagram of production process attached) □

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

(We commit and take responsibility for accuracy, honesty of information in this technical declaration).

 

Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu 05/TTr

Tên thương nhân
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:

………., ngày …….. tháng …….. năm ………….

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT/NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG

(REGISTRATION APPLICATION FOR EXPORT/IMPORTOF PLANT GENETIC RESOURCES)

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Department of Crop Production – MARD

1. Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống :

(Name of Organization, individual of registration for importration variety):

2. Địa chỉ (Address):

Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):

3. Tên nguồn gen đề nghị xuất/nhập khẩu

(Names of Genetic Resources proposed to import / export):

4. Nguồn gen xuất khẩu thuộc Danh mục nào dưới đây (đối với việc xuất khẩu nguồn gen):

(Exporting of genetic resources on the list of the following (for the export of genetic resources)

£ Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu;

(The list of rare plants that are banned to export)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt;

(The list of rare plant genetic resources for international exchange in special cases)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế;

(The list of rare plant genetic resources for international exchange restrictions)

£ Không thuộc các Danh mục trên.

(Does not belong to the above lists).

5. Mục đích xuất/nhập khẩu nguồn gen

(The purpose of export /import of genetic resources):

£ Phục vụ hợp tác nghiên cứu khoa học (ghi rõ nhằm thực hiện Đề tài, Dự án, Chương trình hợp tác quốc tế nào)

For study purpose (describe cleary the title of the program, project or international cooperation program)

£ Làm vật liệu lai tạo giống (Breeding materials)

£ Mục đích khác (ghi cụ thể) (Other purposes):

6. Tên tổ chức, cá nhân nước tiếp nhận nguồn gen

(Name of individual receiving genetic resources):

7. Tóm tắt số lượng nguồn gen cây trồng quí hiếm xuất/nhập: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen cây trồng quí hiếm)

Summary of the number of rare plant genetic resources imported/ exported (details provided in the list of rare plant genetic resources)

8. Thời gian xuất/nhập:

(Imported/exported time)

9. Cửa khẩu xuất/nhập:

(Imported/exported through border/gate)

10. Cam đoan (Engagements)

a. Đối với đơn xin xuất khẩu:………………………………. Xin cam đoan nguồn gen cây trồng xin xuất trên đây không phải là những nguồn gen quí hiếm thuộc bí mật quốc gia.

(Application for exported………………………engagements to plant genetic resources of the above are not the rare genetic resources under national secrets)

b. Đối với đơn xin nhập khẩu:……………………………… Cam kết nguồn gen cây trồng trên đây không phải là sinh vật biến đổi gen (GMO); không gây hại cho sức khoẻ con người và không ảnh hướng xấu đến môi trường sinh thái.

Importing application form :……………………………… engagements to plant genetic resources of the above list are not (GMO, not be harmful to human health and ecological environment

11. Kèm theo đây là tài liệu tóm tắt thông tin về nguồn gen cây trồng xuất/nhập khẩu.

(Enclosed attachment is a summary document of information on plant genetic resources export / import)

Kính đề nghị Cục xem xét giải quyết./.

Proposal and submittment to the Department of Crop Production./.

 

Thương nhân xin đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration
(Signed,Sealed)

 

Mẫu số 06/TTr

THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN CÂY TRỒNG ĐỀ NGHỊ XUẤT (HOẶC NHẬP)
INFORMATION OF THE PLANT GENETIC SOURCE PROPOSED TO BE EXPORTED/IMPORTED
(Kèm theo Đơn số:                                 ngày     tháng    năm 200 )
Enclosed with the letter No. ……date……………..)

TT

Tên nguồn gen xuất/nhập(1)

Tên khoa học

Thuộc loài

Nguồn gốc(2)

Tháng, năm thu thập, nhập nội, lai tạo

Cơ quan đang lưu giữ giống

Vật liệu trao đổi

Thể loại(3) (cây, mắt ghép, hạt, củ, quả, hom….)

Số lượng

1

Scientific name

Species

Original

Date collected, imported, created

Conservation Organization

Material: seeds, budwood, plant, cuttings…)

Quantity of import/export

2

(1) Nguồn gen thuộc (Genetic source belonged to):

£ Danh mục nguồn gen (giống) cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(List (variety) of the special crops forbidden to be exported)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt (ban hành kèm theo Quyết định số… ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);

(List of special crops that can be exchange internationally only in special case (promulgating enclosed with the Decree No. ………of Minister of Ministry of the Agriculture and Rural Development)

£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);

(List of special crops that are limited to be exchanged internationally)

£ Không thuộc các Danh mục trên (Not belong to above list)

 

(2) – Nguồn gen thu thập trong nước: Huyện, tỉnh nơi thu thập. (Crops source collected in Vietnam)

– Nguồn gen nhập nội: Nhập từ cơ quan quốc tế hoặc vùng lãnh thổ nào. (Imported crops – from where it is imported)

– Nguồn gen lai tạo trong nước: Tên tổ hợp lai và thế hệ (F) nào. (Released in country: name of crossing lines and generation)

(2) – Nguồn gen trao đổi bằng hạt: Số gam hoặc số hạt. (Genetic source exchanged by true seed: weight or number of seed)

– Nguồn gen trao đổi bằng các bộ phận khác: số cây, mắt ghép, hom, củ, quả, ống nghiệm (với nguồn gen lưu giữ in-vitro).

(Genetic source exchanged by other parts of the plants: number of plants, haulm, tuber, pod….or number of tubes- used for the genetic sources conservated by in-vitro)

 

Mẫu số 01/TY

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NAME OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Independence – Freedom – Happiness
———————

Số :…………ĐKNK
No: ……ĐKNK

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20…
(Local), on …..,20..

Tel:                   Fax:
Email:
Địa chỉ:
Address:

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

APPLICATION IMPORT OF VETERINARY MEDICINE

Kính gửi:
To

Cục Thú y
Department of Animal Health

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cho mục đích:

Pursuant to the demand for imported veterinary medicine without a certificate of registration for circulation in Vietnam, for the purpose of:

* Sử dụng

Use

£ * Quà biếu, tặng

Present

£
* Kinh doanh

Business

£ * Tham dự hội chợ triển lãm

Attend Expo

£
* Kiểm nghiệm

Test

£ * Hàng mẫu

Sample

£
*Thử nghiệm

Field trial

£ * Dùng cho vật nuôi nhập khẩu

For imported animals

£

Chúng tôi đề nghị nhập khẩu các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:

We suggest that imported drugs and raw materials thereof the following:

TT

Tên sản phẩm

Product Name

Nhà sản xuất

Manufacturer

Nước sản xuất

Country of origin

Số đăng ký lưu hành

Registration numbers

Đơn vị tính

Unit

Số lượng nhập

Quantity

Thành tiền

Total amount

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng giá trị đơn hàng:……………………………………………………………………….

Total order value: ….

(Bằng chữ):…………………………………………………………………………………..

(In words): … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …

 

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN
REPRESENTATIVE ORGANIZATIONS AND PERSONAL
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )
(Signature, name and seal)

 

Mẫu số 02/TY

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NAME OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Independence – Freedom – Happiness
———————

Số :…………ĐKNK
No: ……ĐKNK

(Địa danh), ngày            tháng    năm 20…
(Local), on …..,20..

Tel:                   Fax:
Email:
Địa chỉ:
Address:

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU VĂC XIN, VI SINH VẬT

APPLICATION IMPORT OF VACCINES, MICROORGANISMS

Kính gửi:
To

Cục Thú y
Department of Animal Health

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cho mục đích:

Pursuant to the demand for imported vaccines, microorganisms that have a certificate of registration for circulation in Vietnam, for the purpose of:

* Sử dụng

Use

£ * Quà biếu, tặng

Present

£
* Kinh doanh

Business

£ * Tham dự hội chợ triển lãm

Attend Expo

£
* Kiểm nghiệm

Test

£ * Hàng mẫu

Sample

£
*Thử nghiệm

Field trial

£ * Dùng cho vật nuôi nhập khẩu

For imported animals

£

 

Chúng tôi đề nghị nhập khẩu các loại vắc xin dùng trong thú y sau đây:

We propose to import the following vaccines for veterinary use :

TT

Tên sản phẩm

Product Name

Nhà sản xuất

Manufacturer

Nước sản xuất

Country of origin

Số đăng ký lưu hành

Registration numbers

Đơn vị tính

Unit

Số lượng nhập

Quantity

Thành tiền

Total amount

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng giá trị đơn hàng:……………………………………………………………………….

Total order value:

(Bằng chữ):…………………………………………………………………………………….

(In words): … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … ..

 

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN
REPRESENTATIVE ORGANIZATIONS AND PERSONAL
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )
(Signature, name and seal)

 

Văn bản so sánh

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 04/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:

1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;

2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm;

3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;

4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;

5. Xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thủy sản sống làm thực phẩm;

6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản (gọi tắt là thuốc thú y);

7. Nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;

8. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và vật thể thuộc danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

9. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;

10. Nhập khẩu phân bón;

11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật;

12. Xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

2. Gỗ xẻ: Là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc.

3. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh: Là các loại sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp) được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.

4. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Là những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thuộc Danh mục động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.

5. Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Giống vật nuôi được quy định trong Thông tư này bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.

6. Thủy sản:

a) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

b) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm.

c) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.

7. Chất chuẩn:

Chất chuẩn (Chemical Standards) là một hoá chất tinh khiết dạng lỏng hay rắn đã biết chính xác nồng độ hay thành phần được dùng để chuẩn hoá một thuốc thử hay hoá chất khác hoặc một dụng cụ đo.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật và thủy sản; kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì buộc phải tái xuất, không được phép thông quan.

Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép

1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.mard.gov.vn và gửi tới cơ quan Hải quan.

3. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.

Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc bằng hình thức chuyển khoản, gửi qua đường bưu điện.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương nhân.

5. Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.

6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ; CỦI, THAN LÀM TỪ GỖ HOẶC CỦI CÓ NGUỒN GỐC TỪ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC

Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.

Điều 9. Hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu gỗ và sản phẩm thuộc các Phụ lục của CITES

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép CITES:

a) Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;

c) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu);

đ) Hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).

2. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp phải tham vấn các Cơ quan Khoa học CITES, các cơ quan có liên quan). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp phải tham vấn Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thời gian này không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ.

3. Hiệu lực của giấy phép: Thời hạn tối đa của giấy phép là 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp.

4. Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

Thương nhân nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ sau:

a) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:

– Địa chỉ: Nhà A3, số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội

– Điện thoại: (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742

– Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn

– Trang web: www.tongcuclamnghiep.gov.vn

b) Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:

– Địa chỉ: Tầng 3 Tòa nhà số 12, đường Võ Văn Kiệt, quận I, thành phố Hồ Chí Minh

– Điện thoại: (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120

– Email: citesphianam@gmail.com

Mục 2. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Điều 10. Xuất khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

1. Cấm xuất khẩu

Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên không được xuất khẩu vì mục đích thương mại gồm:

a) Mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.

2. Xuất khẩu có giấy phép

a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.

b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:

– Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II, III của Công ước CITES;

– Mẫu vật thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA theo quy định của Chính phủ;

– Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II theo quy định của Chính phủ và mẫu vật quy định tại Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.

Điều 11. Nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc các Phụ lục CITES

1. Cấm nhập khẩu

Nghiêm cấm nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

2. Nhập khẩu có giấy phép

a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên chỉ được nhập khẩu cho mục đích phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích lợi nhuận, trao trả mẫu vật giữa Cơ quan Quản lý CITES các nước.

b) Mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo, mẫu vật quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ II và III của Công ước CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.

Điều 12. Hồ sơ, cơ quan cấp và hiệu lực của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục CITES

1. Thành phần hồ sơ xuất khẩu:

a) Xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

– Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).

– Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).

b) Xuất khẩu không vì mục đích thương mại

– Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);

– Bản sao chụp Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

– Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);

– Bản sao Giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES.

2. Thành phần hồ sơ nhập khẩu

a) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:

– Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).

– Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.

– Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có các giấy tờ sau:

+ Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;

+ Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam sau đây: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

b) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:

– Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);

– Bản sao chụp Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

– Bản sao Giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.

3. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Thông tư này.

4. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép: Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 (sáu) tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cấp.

Mục 3. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 13. Xuất khẩu giống cây trồng

1. Cấm xuất khẩu:

Thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Xuất khẩu có giấy phép:

a) Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải được Tổng cục Lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.

3. Xuất khẩu không cần giấy phép:

Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không thuộc quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này, không phải xin phép.

4. Xuất khẩu giống cây trồng nông nghiệp

a) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký xuất khẩu theo mẫu số 01/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

– Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);

– Trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;

– Trường hợp xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung một (01) bản sao chụp Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký xuất khẩu;

– Trường hợp xuất khẩu làm quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy chứng nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.

b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

c) Cơ quan thực hiện:

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt.

– Website: www.cuctrongtrot.gov.vn

– Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967.

– Email: vanphongctt@gmail.com

5) Xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:

Hồ sơ và trình tự thủ tục xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.

Điều 14. Nhập khẩu giống cây trồng

1. Nhập khẩu có giấy phép

Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.

2. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép.

Điều 15. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân).

d) Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều này;

đ) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.

e) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam;

g) Trường hợp nhập khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;

h) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung:

– Bản sao chụp chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;

– Riêng đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 09/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 10/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;

e) Kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:

a) Nhập giống để trồng khảo nghiệm, thử nghiệm

– Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm;

– Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.

b) Nhập giống cây lâm nghiệp với mục đích làm cây cảnh, cây bóng mát

– Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

– Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại chấp thuận phương án và đề nghị cho nhập khẩu giống;

– Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.

4. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

5. Cơ quan thực hiện:

a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.

– Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

– Email: vanphongctt@gmail.com

b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp

– Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3843.8792 Fax: 04.3843.8793

– Email: ln@mard.gov.vn

Mục 4. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 16. Xuất khẩu giống vật nuôi

1. Xuất khẩu có giấy phép

Thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2. Xuất khẩu không cần giấy phép

Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Điều 17. Nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thương nhân chỉ được nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc văn bản công nhận giống vật nuôi mới thì không phải xin phép

2. Nhập khẩu có giấy phép

Nhập khẩu tinh, phôi, môi trường pha loãng bảo tồn tinh giống vật nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.

Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.

Điều 18. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và tinh, phôi, môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi.

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

Đơn đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

Đơn đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);

Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:

Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

Đối với giống gia súc lớn (gia súc ăn cỏ): Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ lý lịch giống của tinh là lý lịch 3 đời của đực giống cho tinh; đối với phôi hồ sơ là lý lịch 3 đời của con bố, mẹ cho phôi và phải có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Không nhập khẩu tinh quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất đối với tinh trâu, bò.

Đối với giống lợn: Hồ sơ xuất xứ của tinh lợn, bao gồm tên giống, cấp giống của từng cá thể đực giống; cơ sở nuôi và khai thác đực giống;

Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

d) Nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm:

Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 05/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

Thông tin về các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “Một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi

– Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

– Điện thoại: 04.3734.5443, Fax: 04.3734.5444

– Email: cn@mard.gov.vn

Mục 5. NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Điều 19. Nhập khẩu có giấy phép

1. Nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Thú y và phải kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận lưu hành hoặc chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, được nhập khẩu trong các trường hợp sau:

a) Nguyên liệu để sản xuất thuốc thú y có giấy chứng nhận lưu hành;

b) Làm mẫu để nghiên cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành;

c) Chất chuẩn, mẫu chuẩn để chẩn đoán, xét nghiệm về thú y; thuốc thú y tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, phòng, chữa bệnh cho động vật quý hiếm;

d) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác;

đ) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Điều 20. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thuốc thú y có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, xuất khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này) và phải kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y gồm:

– Đơn đăng k‎ý nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;

– Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);

– Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;

b) Hồ sơ nhập khẩu mẫu thuốc thú y để nghiên cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành gồm:

– Đơn đăng k‎ý nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;

– Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);

– Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

– Tóm tắt đặc tính sản phẩm.

c) Hồ sơ nhập khẩu chất chuẩn, KIT để chẩn đoán, xét nghiệm, tham gia trưng bày hội chợ, triển lãm, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm gồm:

– Đơn đăng k‎ý nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

– Tóm tắt đặc tính sản phẩm;

– Nhãn sản phẩm.

d) Hồ sơ nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam gồm:

– Đơn đăng k‎ý nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 02/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;

đ) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 19 Thông tư này gồm:

– Đơn đăng k‎ý nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;

– Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);

– Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);

– Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;

e) Các loại giấy chứng nhận GMP, ISO, FSC, CPP, MA, CoA kèm trong hồ sơ đăng ký có thể nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) hoặc bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y

– Địa chỉ: 15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

– Điện thoại: +(844) 3869.5527/3869.6788

– Email: quanlythuoc@gmail.com

Mục 6. NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ VẬT THỂ PHẢI CÓ GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Điều 22. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:

1. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.

3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;

b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam;

c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.

d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.

4. Nhập khẩu methyl bromide và trách nhiệm của tổ chức nhập khẩu methyl bromide

a) Chỉ được nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia Nghị định thư Montreal.

b) Chỉ được nhập khẩu và sử dụng methyl bromide với mục đích kiểm dịch thực vật, khử trùng xuất khẩu (QPS) và các trường hợp theo quy định của Nghị định thư Montreal.

c) Doanh nghiệp nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

d) Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;

đ) Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng;

e) Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo mẫu 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

g) Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

Điều 23. Nhập khẩu vật thể phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu vật thể thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Điều 24. Thành phần hồ sơ, hiệu lực và cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

1. Hồ sơ

a) Nhập khẩu thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu

Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân;

Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc Phiếu an toàn hóa chất của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm;

Đề cương nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).

b) Nhập khẩu chất chuẩn

Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu chất chuẩn.

c) Nhập khẩu thuốc để sử dụng cho dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thuốc làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu;

Bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu;

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

d) Nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng, hoạt chất có độ độc cấp tính nhóm I, II theo phân loại GHS

Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).

Bản sao chụp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp (chỉ nộp lần đầu) đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;

đ) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu :

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp Hợp đồng thương mại;

Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

2. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

a) Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu 02/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này), Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

c) Trường hợp không cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Hiệu lực của Giấy phép:

Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng loại thuốc, mặt hàng nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy phép nhập khẩu methyl bromide chỉ có hiệu lực trong năm cấp phép.

4. Cơ quan thực hiện:

Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

– Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa – Hà Nội

– ĐT: 04.3533.0361 Fax: 04.3533.3056;

– Email: p.cchc@fpt.vn; cchc.bvtv@mard.gov.vn

Mục 7. NHẬP KHẨU THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM

Điều 25. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm

1. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm đã được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

2. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam của Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT. Việc công nhận chất lượng thông qua một trong hai hình thức sau:

a) Công nhận chất lượng thông qua thẩm định hồ sơ.

b) Công nhận chất lượng thông qua khảo nghiệm (đối với các loại thức ăn chăn nuôi mới) được quy định tại Khoản 7 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP và Chương IV Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT .

Điều 26. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm

1. Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu gồm:

a) Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu số 06/CN ban hành kèm theo Thông tư này);

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

Nhãn của sản phẩm;

Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;

Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);

Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

b) Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:

a) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:

Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư này);

Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (bản chính).

b) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm gồm:

Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư này);

Bản sao chụp Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.

c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu (theo biểu mẫu 09/CN ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận cho nhập khẩu, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu:

Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo biểu mẫu 10/CN ban hành kèm theo Thông tư này);

Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam; bản sao chụp văn bản của Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).

4. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “Một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi

– Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

– Điện thoại: 04.3734.5443 Fax: 04.3734.5444

– Email: cn@mard.gov.vn

Mục 8. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Nhập khẩu có giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;

d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.

2. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.

b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.

Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;

d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;

đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;

e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

– Email: vanphongctt@gmail.com

Mục 9. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Điều 29. Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng

1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.

Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 07/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 08/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản chụp và bản dịch có ký đóng dấu xác nhận của đơn vị đăng ký xuất/nhập khẩu: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

4. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà –Ba Đình –Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

– Email: vanphongctt@gmail.com

– Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.

Mục 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản

1. Cấm xuất khẩu:

Cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Xuất khẩu không phải xin phép:

a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

3. Xuất khẩu phải xin phép:

Thương nhân được xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này và Điều 6 Thông tư này. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

4. Hồ sơ cấp phép xuất khẩu:

a) Đơn đăng ký xuất khẩu theo Mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) và bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

5. Giấy phép xuất khẩu thủy sản theo Mẫu số 02/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.

b) Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.

Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản

1. Nhập khẩu không phải xin phép:

a) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý giống thủy sản.

b) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý giống thủy sản.

2. Nhập khẩu phải xin phép:

Giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc Danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm. Trình tự, thủ tục cấp phép được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này và Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);

c) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả giống thuỷ sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

d) Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của giống thuỷ sản xin nhập;

đ) Bản sao chụp văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc đề cương khảo nghiệm giống thủy sản đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

4. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu:

Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Đề cương nghiên cứu giống thủy sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm:

Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam và Phương án xử lý sau thời gian sử dụng tại hội chợ, triển lãm.

6. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.

8. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.

b) Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.

Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm

1. Nhập khẩu không phải xin phép:

Thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có tên trong Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) khi nhập khẩu thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

2. Nhập khẩu phải xin phép:

Thương nhân nhập khẩu các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép và phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu (01 bộ), bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (chỉ nộp lần đầu);

c) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

d) Bản thuyết minh đặc tính sinh học của loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của loài thủy sản đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tài liệu này là bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện và kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt được công chứng;

g) Kế hoạch quản lý, giám sát thủy sản sống từ khi nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế biến đến tiêu thụ theo Mẫu 06/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trình tự thực hiện

a) Thương nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này đến Tổng cục Thủy sản.

b) Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp, Tổng cục thủy sản tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn ngay cho thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung (nếu có).

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, đối với loài thủy sản chưa được đánh giá rủi ro, trong thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc Tổng cục Thủy sản thành lập Hội đồng đánh giá rủi ro và thực hiện đánh giá rủi ro. Hội đồng kết luận, kiến nghị các biện pháp quản lý rủi ro phải thực hiện đối với loài thủy sản sống không có khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu làm thực phẩm.

d) Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng đánh giá rủi ro, Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép nhập khẩu (theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này) đồng thời phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng đối với loài thủy sản không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu dùng làm thực phẩm (theo Mẫu số 06/TS ban hành kèm theo Thông tư này).

đ) Những lần nhập khẩu tiếp theo đối với thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có kết luận đánh giá rủi ro không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc , kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Thủy sản xem xét phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng thủy sản sống và cấp phép nhập khẩu.

Thương nhân được phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm ngay sau khi có Giấy phép nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản.

e) Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thuỷ sản thông báo bằng văn bản đến thương nhân đề nghị nhập khẩu và nên rõ lý do

g) Tổng cục Thủy sản cập nhật và ban hành Danh mục thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro, thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

h) Giấy phép nhập khẩu và Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm được Tổng cục Thủy sản cấp cho thương nhân đăng ký nhập khẩu, đồng thời gửi tới cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương có lô hàng nhập khẩu để tổ chức thực hiện giám sát.

5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm có giá trị cho toàn bộ lô hàng và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng giống, loài thủy sản sống nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.

6. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.

b) Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.

Điều 34. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản hoàn chỉnh; nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý , cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản (Sau đây gọi chung là sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản)

1. Nhập khẩu không phải xin phép:

a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan Hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm trước khi nhập khẩu.

b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản nêu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nhập khẩu phải xin phép: Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản chưa có tên trong Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) hoặc chưa có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm). Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này và Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu để khảo nghiệm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);

d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đã được chứng nhận GMP hoặc của cơ quan độc lập nước sản xuất;

đ) Bản sao chụp Văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

4. Hồ sơ nhập khẩu để nghiên cứu:

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

5. Hồ sơ nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm;

d) Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

6. Hồ sơ nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại;

c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm.

Thành phần hồ sơ quy định là bản chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có thể thay thế là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.

7. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.

9. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.

a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.

b) Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.

d) Email: ntts@mard.gov.vn

Điều 35. Nhập khẩu thức ăn thủy sản (bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản)

1. Nhập khẩu không phải xin phép:

Thức ăn thủy sản đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân phải làm thủ tục đăng ký lưu hành trước khi nhập khẩu.

2. Nhập khẩu phải xin phép:

Thức ăn thủy sản chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được lưu hành) hoặc chưa có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này và Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu để khảo nghiệm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);

d) Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản;

đ) Bản sao chụp Văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

4. Hồ sơ nhập khẩu để nghiên cứu:

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

5. Hồ sơ nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm;

d) Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

6. Hồ sơ nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại;

c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm.

Hồ sơ quy định là bản chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có thể thay thế là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.

7. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.

9. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.

b) Địa chỉ: Số 10 – Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 03 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Bãi bỏ Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
– VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
– VP: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), Tổng cục Hải quan;
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;
– Công báo;
– Website: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VT; CB (VT, TM).

BỘ TRƯỞNG

Cao  Đức Phát

Tiện ích xem văn bản

Nội dung đã được Hướng dẫn áp dụng: Chỉ dẫn, Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và các vướng mắc liên quan... Click để xem chi tiết.