Bạn là người tham gia tố tụng trong một vụ kiện, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên án. Bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bạn vẫn thấy chưa tìm được công lý, vẫn thấy quyền lợi của bạn bị xâm hại, chưa được bảo vệ, bạn muốn Tòa án cấp trên xem xét lại vụ án của bạn. Việc xem xét lại vụ việc đó là trình tự thủ tục đặc biệt, có hai dạng: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
Tái thẩm vụ án dân sự là gì?
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 352 BLTTDS):
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Bạn cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại trong các vụ án, muốn kiến nghị Tòa án cấp trên xem xét lại vụ án, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn đơn đề nghị và hướng dẫn củng cố tài liệu, chứng cứ. Điện thoại/Zalo: 0347.81.82.88