Câu hỏi tự luận môn thi Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

Câu hỏi 1 (4đ)

Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì?

Câu 1: Nêu nội dung quy tắc.

Gợi ý đáp án:

Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin
7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 2: Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư.

Gợi ý đáp án:

– Quy tắc 7.1: Luật sư luôn giữ bí mật các thông tin mà mình biết về khách hàng để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vụ án và đồng thời giữ uy tín, danh dự cho khách hàng.
– Quy tắc 7.2: Luật sư có trách nhiệm phải cam kết với các luật sư đồng nghiệp và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình không tiết lộ thông tin bí mật mà họ biết và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ bị tiết lộ, mục đích nhằm bảo mật thông tin trong quá trình hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư của mình và đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình.

Câu hỏi 2 (4đ)

Anh/chị hãy:

Câu 1: Nêu tên Quy tắc 11 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Gợi ý đáp án: “Những trường hợp Luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng” .

Câu 2: Nêu tên Quy tắc 17 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Gợi ý đáp án: “Tính đồng nghiệp của luật sư” .

Câu 3:

a. Trình bày nội dung Quy tắc 14 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Gợi ý đáp án:

Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.
9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.
9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.

b. Phân tích nội dung quy tắc 14.11

Câu hỏi 3

Câu 1: Câu hỏi tự luận (30 điểm)

  1. Khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, Anh/chị cần phải làm gì theo Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư?
  2. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải làm gì khi nhận được thông báo của luật sư về việc tranh chấp đó? Vì sao?

Câu 2: Tình huống tự luận (40 điểm)

Luật sư X bảo vệ quyền lợi cho khách hàng A và Luật sư Y bảo vệ quyền lợi cho khách hàng B trong một vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản:. Khi thấy yêu cầu khởi kiện của khách hàng A yếu thế hơn bên kia nên Luật sư X bàn với khách hàng của mình chi thêm tiền đưa cho Luật sư Y để Luật sư Y thuyết phục thân chủ của mình đồng ý hòa giải theo hướng có lợi cho khách hàng A. Luật sư X nói với khách hàng A rắng LS Y cũng đồng ý với gợi ý đó rồi. Khách hàng A chấp nhận chi thêm tiền để làm việc đó. Vì vậy, sau khi hai luật sư thực hiện xong sự thỏa thuận, vụ án đã được hai bên hòa giải thành và Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Sau đó, trong một buổi gặp nhau nói chuyện tình cảm, khách hàng A cho khách hàng B biết mình đã chi thêm tiền cho Luật sư X đưa cho Luật sư Y nên vụ án mới hòa giải thành được. Khách hàng B thấy vậy, tức giận cho rằng Luật sư Y đã phản bội lại quyền lợi của mình nên đòi lại tiền thù lao và cả số tiền nhận thêm để đưa cho khách hàng A. Luật sư Y thừa nhận điều đó nhưng không trả lại tiền theo yêu cầu của khách hàng B, vì lý do Luật sư Y làm như vậy là để bảo vệ tình đoàn kết giữa anh em với nhau, có lợi cho cả hai bên.

Hỏi:

1. Việc hai luật sư thỏa thuận lấy tiền thêm của khách hàng để hòa giải như thế có vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Nếu có vi phạm thì nêu nội dung Quy tắc.

2. Luật sư Y có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng không?

3. Nếu là Luật sư Y, Anh/chị sẽ xử xự thế nào trong trường hợp này?

Câu hỏi 4

Câu 1: Câu hỏi tự luận (40 điểm)

Quy tắc 2 Bộ quy tắc nghề nghiệp và ứng xử nghề Luật sư Việt Nam quy định “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan ….”.

Anh/Chị hãy phân tích các yêu cầu này, cho thí dụ minh họa và liên hệ bản thân khi thực hiện quy tắc này

Câu 2: Tình huống tự luận (30 điểm)

Luật sư  Đ là thành viên Đoàn luật sư tỉnh H thuộc Văn phòng luật sư Nguyễn Văn A

Giữa năm 2019 bà K đến gặp Luật sư Đ. Hai bên thỏa thuận miệng Luật sư Đ sẽ tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho bà K (bà K là nguyên đơn, có đơn kháng cáo) tại phiên tòa phúc thẩm trong vụ tranh chấp tài sản. Thù lao thỏa thuận là 200 triệu, không lập hợp đồng. Năm  ngày sau khi gặp Luật sư Đ, bà K đã chuyển vào tài khoản của Luật sư Đ 200 triệu. Đầu năm 2020, Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người kháng cáo là bà K vắng mặt nhiều lần mặc dù Tòa án đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ.

Bà K cho rằng Luật sư Đ đã nhận thù lao nhưng không làm thủ tục để bảo vệ quyền lợi cho bà tại tòa, không tư vấn, không làm bất cứ việc gì để bảo vệ quyền lợi cho bà, vụ án bị đình chỉ mà bà không biết. Luật sư Đ nhiều lần hứa trả lại tiền nhưng sau đó không thực hiện.

Giữa năm 2020 bà K có đơn khiếu nại đến Đoàn luật sư tỉnh H với yêu cầu :

1/ Buộc Luật sư Đ phải trả lại toàn bộ số tiền trên.

2/ Kỷ luật Luật sư Đ vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp .

Câu hỏi 1 : Vụ tranh chấp giữa bà K và Luật sư Đ có thuộc thẩm quyền giải quyết của Đoàn luật sư  tỉnh H hay ko? Tại sao? (10 đ)

Câu hỏi 2 : Luật sư Đ có vi phạm Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề luật sư không? Nếu vi phạm thì vi phạm Quy tắc nào? (20 đ)

Câu hỏi 5

Câu 1. Câu hỏi tự luận (3 điểm)

1. Trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp được quy định tại Quy tắc nào?

Gợi ý đáp án: “Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp”.

2. Hãy nêu 02 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và đưa ra ví dụ minh họa đồng thời phân tích ví dụ đó.

Gợi ý đáp án: *Nêu 2 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và ví dụ:
– Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tính của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp
Ví dụ: Trong một vụ án tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Luật sư A là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M (nguyên đơn). Luật sư B muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M trong vụ án này, nên LS B đã hẹp gặp chị M trao đổi công việc và cho Chị M biết LS A sau khi ký hợp đồng và nhận tiền thù lao của khách xong, thì LS A giao cho LS khác chuyên nhận
– Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để mưu cầu lợi ích các nhân

Câu 2. Tình huống tự luận (4 điểm)

Văn  phòng luật sư A (“VPLS A”) và khách hàng B ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung cung cấp dịch vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng B trong một vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng kinh tế. Theo đó, tổng giá trị hợp đồng dịch vụ pháp lý là 200 triệu.  Việc thanh toán như sau:

  • Thanh toán lần đầu 100 triệu khi các bên ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  • Thanh toán lần 2 sau khi có kết quả vụ án, có thể hòa giải thành, bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư C (thành viên của VPLS A) đã làm việc trực tiếp với luật sư D, theo đó luật sư D sẽ tư vấn thân chủ của mình đồng ý hòa giải và thanh toán 75% tổng số tiền được yêu cầu thanh toán, đổi lại luật sư C sẽ chia % số tiền thưởng cho luật sư D.

Sau đó luật sư C đề nghị bằng lời nói nếu khách hàng B có thể nhận được ít nhất 70% tổng số tiền yêu cầu đối tác thanh toán thì sẽ thưởng 200 triệu và khách hàng đã đồng ý.

Sau khi kết thúc vụ án, Khách hàng B đã thanh toán đầy đủ 200 triệu tiền dịch vụ và 200 triệu tiền thưởng.

Hỏi:

1. Luật sư C có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp không? Nếu có thì vi phạm Quy tắc nào?

2. Luật sư D có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng không? Nếu có thì vi phạm Quy tắc nào?

Câu hỏi 6 (3 điểm)

Anh/Chị hãy trình bày Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp. Hãy đưa ra ví dụ minh họa và phân tích ví dụ

Gợi ý đáp án:

Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
21.1. Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.
21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.
21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết.
21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng.
21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:
21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác;
21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;
21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.
21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy – trò, cấp trên – cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.
21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.
21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Câu hỏi 7 (4 điểm)

Chị B mời luật sư X bào chữa cho chồng là A vừa bị Công an Quận N khởi tố và tạm giam về tội cướp tài sản. Hơn 1 tháng sau kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong giai đoạn điều tra thì luật sư X mới vào trại tạm giam tham gia hỏi cung. Khi vụ án chuyển qua Toà án nhân dân Quận N chờ xét xử thì chị B có mời thêm luật sư Y tham gia bào chữa cho A. Sau khi được Tòa án cấp giấy chứng nhận bào chữa thì hôm sau luật sư Y vào trại giam gặp A, luật sư Y nói với chị B: “Luật sư X là người không có tâm, không đủ tầm để làm vụ án này, luật sư gì mà nhận rồi cả tháng không vào gặp chồng chị hay là bị Công an ghét cho nên không cho gặp. Tôi là người có danh tiếng, uy tín nhất ở đây nên chỉ cần mời hôm trước, hôm sau tôi vào gặp chồng chị ngay, chị nên làm thủ tục từ chối luật sư X, chỉ cần mình tôi bào chữa cho chồng chị là đủ rồi và đỡ rắc rối.”

1. Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao?

2. Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào?

Gợi ý đáp án:

1. Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao?
–  Xử sự của Luật sư Y đã vi phạm Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư.
Bởi vì, Luật sư Y đã vi phạm các Quy tắc trong quan hệ với đồng nghiệp như sau:
+ Xúc phạm danh dự, uy tín của đồng nghiệp… (QT 21.1)
+ So sánh năng lực nghề nghiệp… (QT 21.5.1)
+ Có sự cạnh tranh không lành mạnh (Qt 19)
2. Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào?
–  Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp (với Luật sư X);
–  Góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp (Luật sư X) làm điều sai về việc Luật sư X vào trại giam chậm tiếp để tiếp xúc, trao đổi với chồng là A
(Quy tắc 18)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *