Phần I: Lý thuyết
Câu 1. Anh/chị hãy trình bày nhận thức của mình về tính “trung thực” được quy định trong nguyên tắc hành nghề của luật sư.
Câu 2. Hãy phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và với cơ quan nhà nước khác.
Phần II: Tình huống
Tình huống 1
Chị Trần Thị M sau khi có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư đã được Văn phòng luật sư X nhận làm người tập sự dưới sự hướng dẫn của Trưởng Văn phòng là luật sư Nguyễn Văn T và được Đoàn Luật sư tỉnh K có quyết định công nhận. Khi vào tập sự tại văn phòng, theo yêu cầu của Luật sư T là cần phải trang bị thêm các phương tiện, thiết bị và trả tiền thuê văn phòng nên chị M đóng góp 15 triệu đồng cho luật sư T. Tuy nhiên, trong quá trình chị M tập sự, phát hiện thấy chị M có hành vi lôi kéo khách hàng của Văn phòng để làm riêng, luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự.
Câu hỏi 1. Theo anh/chị, Đoàn luật sư tỉnh K có thể xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự được không? Giải thích tại sao?
Tình tiết bổ sung
Khi biết luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên mình ra khỏi danh sách người tập sự, chị M có đơn khiếu nại và yêu cầu luật sư T phải trả lại 15 triệu đồng chị đã đưa cho luật sư T.
Câu hỏi 2. Theo anh/chị, yêu cầu của chị M có được chấp nhận không? Tại sao?
Tình huống 2
Luật sư K thuộc Văn phòng luật sư X được văn phòng cử làm người bào theo chế định bào chữa chỉ định cho bị cáo N, bị Tòa án đưa ra xét xử về một tội phạm có mức hình phạt là tử hình. Luật sư K đã đến gặp bà M, là mẹ của bị cáo N và nói rằng: việc bào chữa cho bị cáo N là rất khó khăn và phức tạp, rất có thể bị cáo sẽ bị kết án tử hình; nếu gia đình chi cho luật sư K thêm một khoản tiền thì luật sư sẽ hết sức tích cực bào chữa, hy vọng bị cáo chỉ bị kết án tù chung thân.
Câu hỏi 3. Anh/chị có nhận xét như thế nào về hành động của luật sư K? Giải thích tại sao lại có nhận xét như vậy?
Tình huống 3
Luật sư A đã được Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho bị cáo X, trong một vụ án mà X bị khởi tố và tạm giam về tội trộm cắp tài sản. Cha mẹ cua bị cáo X khi gặp luật sư A đã nói: Điều tra viên được giao điều tra vụ án đã gặp họ và nói rằng nếu họ chịu chi một khoản tiền (khá lớn) thì Điều tra viên sẽ tìm mọi cách để “giúp” cho bị cáo X được tại ngoại; họ rất thương con và cũng không thiếu gì tiền nên đề nghị luật sư cho họ cách giải quyết.
Câu hỏi 4. Nếu là luật sư A, anh/chị sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Giải thích tại sao?
Phần I: Lý thuyết
CÂU | YÊU CẦU NỘI DUNG TRẢ LỜI | ĐIỂM |
1 (2,5 điểm) | Trình bày nhận thức về tính “trung thực” trong nguyên tắc hành nghề của luật sư:* Với bản thân:– Tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 6.2 Quy tắc đạo đức).
– Giải thích rõ cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư, tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn thuận lợi… (Quy tắc 6.3) |
0,5đ |
* Với khách hàng:– Không xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc có hành vi khác trái pháp luật (Quy tắc 14.1);– Không tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo đe dọa, làm áp lực để tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng (Quy tắc 14.6);
– Không sử dụng thông tin biết từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân (Quy tắc 14.7); – Không được làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng, trình độ chuyên môn của mình, đưa ra những lời hứa hẹn để lừa dối khách hàng (Quy tắc 14.10); – Không có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình (Quy tắc 23.3). |
0,75đ | |
* Với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác:– Tôn trọng sự thật khách quan, không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác… không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý trái đạo đức (Quy tắc 23.3);– Không vì quyền lợi của khách hàng mà cố tình cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật, tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng (Quy tắc 24.2);
– Không tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc (Quy tắc 24.3). |
0,75đ | |
* Với đồng nghiệp:– Không sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh (Quy tắc 18);– Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc cho mình (Quy tắc 20.5.3) | 0,25đ | |
* Với các cơ quan thông tin đại chúng:– Có thái độ tôn trọng và hợp tác trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.2);– Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.3);
– Việc quảng cáo phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội (Quy tắc 27). |
0,25đ | |
2 (2,0 điểm) | Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng:– Nêu quy tắc 24 và phân tích đầy đủ từng ý từng Quy tắc 24.1 đến 24.7 | 1,5đ |
Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác:– Nêu và phân tích nội dung của Quy tắc 25.4. | 0,5đ |
Phần II: Tình huống
CÂU | YÊU CẦU NỘI DUNG TRẢ LỜI | ĐIỂM |
1 (1,0 điểm) | Với những việc làm của chị M như trong tình huống nêu, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 35 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư: xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự vì đã có những vi phạm:– Khoản 3 Điều 14 Luật luật sư: “người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận thực hiện dịch vụ pháp lý của khách hàng”.– Khoản 1, 2, 5 Điều 11 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư:
+ khoản 1 Điều 11 nêu: “tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư”; + khoản 2 Điều 11 nêu: “tuân theo điều lệ Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự, quy tắc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luật sư”. + khoản 5 Điều 11 nêu: “tuân theo nội quy của tổ chức hành nghề luật sư”. |
0,5đ0,5đ |
2(1,5 điểm) | – Nếu chị M tự nguyện đóng góp thì không được chấp nhận;– Nếu do M và luật sư T thỏa thuận thì căn cứ vào nội dung thỏa thuận giữa hai bên. Nếu kkhông giải quyết được, chị M có thể khởi kiện luật sư T ra tòa án nơi có Văn phòng luật sư X hoạt động hoặc nơi cư trú của luật sư T. | 0,5đ1,0đ |
3(1,5 điểm) | * Nhận xét về hành động của luật sư K: trái với nguyên tắc hành nghề luật sư, Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan:* Giải thích vì sao có nhận xét đó: Với hành động luật sư K gặp bà M (mẹ của bị cáo N) đề nghị chi thêm một khoản tiền cho luật sư thì luật sư sẽ tích cực và làm hết sức mình để bào chữa tốt nhất cho bị cáo. Luật sư K đã vi phạm khoản 4 Điều 5 Luật luật sư “sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”.– Luật sư K cũng vi phạm khoản 5 Điều 11 Nghị định 28/2007 ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư và Mục I.2 TTLT số 66/2007/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn thù lao… của luật sư trong trường hợp được cơ quan tố tụng yêu cầu: “ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ”.
– Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.3: “Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư”… – Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.5: “đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền lợi liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ”. – Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.6: “Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng”. |
0,5đ1,0đ |
4 (1,5 điểm) | Nếu là luật sư A, tôi sẽ giải quyết tình huống này:* Thể hiện sự chia sẻ với những bức xúc với tình cảm và nguyện vọng của cha mẹ X và giải thích về mặt pháp luật để cha mẹ bị cáo X hiểu rõ:– Trách nhiệm của người luật sư phải sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho X;
– Giải thích để cha mẹ X hiểu việc dùng tiền không thể giải quyết được yêu cầu của gia đình mà đó là hành vi trái pháp luật. * Hướng dẫn cho cha mẹ X muốn cho X tại ngoại có thể làm đơn xin bảo lĩnh cho X (theo Điều 92 BLTTHS) nhưng với điều kiện: – Trong đơn phải có ít nhất là hai người (ở đây cha, mẹ X) đứng ra bảo lĩnh; – Khi bảo lĩnh, cha mẹ X phải làm giấy cam đoan không để X tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của X theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra. – Đơn bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cha mẹ X cư trú về việc cha mẹ X có đủ điều kiện bảo lĩnh (về tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật). – Cơ quan điều tra sẽ xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của X để Quyết định cho cha, mẹ X bảo lĩnh. – Sau khi được bảo lĩnh nếu cha mẹ X vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này X sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. |
0,5đ1,0đ |