Nghiên cứu hồ sơ có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kiểm sát. Nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị tốt sẽ giúp cho KSV chủ động và tự tin tại phiên tòa. Việc nghiên cứu tùy từng vụ phải có phương pháp nghiên cứu chuẩn bị phù hợp, những yêu cầu đặt ra phải nghiên cứu đầy đủ, ghi chép, lập được hệ thống chứng cứ, phù hợp đúng giá trị khách quan phục vụ tốt cho các bước tiếp theo. Qua đây xin trao đổi một số kinh nghiện trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:
– Nghiên cứu bản cung (lời khai) bị can: Nghiên cứu kỹ lời khai trước khi khởi tố, biên bản phạm tội quả tang, đối chiếu bản cung sau khởi tố. Trong trường hợp bị can nhận tội xem việc lấy lời khai của Điều tra viên có mớm cung, nhục hình không, có giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can không? Có bị tẩy xóa, sửa chữa thêm bớt không? Lời khai của bị can phải thu thập đầy đủ, không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, khách thể xâm phạm, động cơ, mục đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân bị can cũng như nhận thức của bị can về hành vi thực hiện. Đặc biệt chú ý bị can không nhận tội hoặc ban đầu nhận sau đó không nhận nữa hoặc bị can cúi đầu im lặng, không trả lời, không ký vào biên bản…phải xem xét kỹ làm rõ nguyên nhân, biểu hiện tâm lý của bị can như thế nào? Những lập luận của bị can đưa ra không nhận tội phải thu thập đầy đủ không thiếu để đánh giá chứng cứ ngoại phạm, bị can có oan không? Hay quanh co chối tội, tìm ra được những sơ hở, mâu thuẫn trong lời khai để đấu tranh, thu thập chứng cứ làm rõ sự thật khách quan của vụ án. VKS cần phúc cung bị can trước lúc truy tố.
– Nghiên cứu bản cung (lời khai) bị can: Nghiên cứu kỹ lời khai trước khi khởi tố, biên bản phạm tội quả tang, đối chiếu bản cung sau khởi tố. Trong trường hợp bị can nhận tội xem việc lấy lời khai của Điều tra viên có mớm cung, nhục hình không, có giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can không? Có bị tẩy xóa, sửa chữa thêm bớt không? Lời khai của bị can phải thu thập đầy đủ, không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, khách thể xâm phạm, động cơ, mục đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân bị can cũng như nhận thức của bị can về hành vi thực hiện. Đặc biệt chú ý bị can không nhận tội hoặc ban đầu nhận sau đó không nhận nữa hoặc bị can cúi đầu im lặng, không trả lời, không ký vào biên bản…phải xem xét kỹ làm rõ nguyên nhân, biểu hiện tâm lý của bị can như thế nào? Những lập luận của bị can đưa ra không nhận tội phải thu thập đầy đủ không thiếu để đánh giá chứng cứ ngoại phạm, bị can có oan không? Hay quanh co chối tội, tìm ra được những sơ hở, mâu thuẫn trong lời khai để đấu tranh, thu thập chứng cứ làm rõ sự thật khách quan của vụ án. VKS cần phúc cung bị can trước lúc truy tố.
– Nghiên cứu biên bản ghi lời khai bị hại: Lời khai của bị hại thể hiện được diễn biến của tội phạm, hành vi phạm tội của bị can bị cáo như thế nào? Mức độ thiệt hại gây ra, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở nào? Cần đối chiếu lời khai bị can và bị hại có mâu thuẫn nhau không, với thực tế khách quan và chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.
– Nghiên cứu biên bản ghi lời khai người làm chứng: Lời khai người làm chứng là những người biết đến các tình tiết sự việc, xem người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết về tình tiết vụ án, mối quan hệ người làm chứng với bị can, bị hại như thế nào, có mâu thuẫn không? Khi người làm chứng tiếp nhận các thông tin chủ quan về tội phạm (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức người làm chứng….) và điều kiện khách quan (không gian, thời gian, thời tiết, ánh sáng, âm thanh, nơi xảy ra tội phạm) tác động ra sao. Trong trường hợp mâu thuẫn giữa các lời khai của các người làm chứng thì phải tìm ra nguyên nhân, kiểm tra tính xác thực, trường hợp cần thiết phải đối chiếu lời khai chứng cứ khác.
– Nghiên cứu biên bản đối chất : trong hồ sơ có thể có nhiều biên bản đối chất giữa các bị can,bị cáo với nhau; biên bản đối chất giữa bị can và người làm chứng … Nghiên cứu biên bản đối chất để làm cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu thuẩn, qua đó thu thâp những chứng cứ khác làm sáng tỏ hành vi khách quan.
– Nghiên cứu biên bản khám xét, khám nghiệm hiên trường, thu thập chứng cứ,biên bản thực nghiêm điều tra… các loại biên bản này phải thưc hiện theo trình tự thủ tục quy định, như thành phần, ý kiến người chứng kiến,đồ vật niêm phong có có chữ ký của chủ quản đồ vật hay không ? cách thức thu thập vật chứng, các đặc điểm riêng,so sánh vật chứng với các chứng cứ khác, với dấu vết có phù hợp hay không để xác định giá trị chứng minh nguồn chứng cứ này .
– Nghiên cứu kết luận giám định, định giá: Kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết luận giám định,các phương pháp để thưc hiện giám định có cơ sở khoa hoc hay không? việc định giá tài sản trong tố tụng có phù hợp tại thời điểm cần xác định,cần so sánh với các cơ sở khác đối chiếu độ tin cậy, nếu giám định; định giá chưa đầy đủ,thiếu chính xác thì yêu cầu giám định bổ sung,giám định lại.
– Nghiên cứu nhân thân lý lịch, tiền án,tiền sự,tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ,các nhận xét của cơ quan,đoàn thể,chính quyền địa phương nhăm có cơ sỏ đánh giá chính xác người phạm tội .
– Nghiên cứu những quan điểm trái với kết luận điều tra (ý kiến họp liên ngành,bài báo chữa luật sư được gửi trước, án tuyên khác quan điểm VKS bị hủy …) để có lập luân theo quan điểm của mình phù hợp với thực tế khách quan .
– Nghiên cứu kết luận điều tra:Kết luận điều tra nêu diễn biến hành vi phạm tội,các chứng cứ mà CQĐT dùng để chứng minh tội phạm và quan điểm đề nghị giải quyết vụ án. Khi nghiên cứu KLĐT cần so sánh, đối chiếu với các chứng cứ đã thu thập ở hồ sơ vụ án, xem xét có mâu thuẫn không? cần phải giải quyết để xác định sự thật vụ án.
Sau khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ án, cán bộ, KSV đề xuất hướng giải quyết vụ án (truy tố, đình chỉ,tạm đình chỉ,trả hồ sơ điều tra bổ sung). Nếu truy tố thì lên cáo trạng, trích cứu, chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến phát sinh tại phiên tòa,lập luận bảo vệ truy tố, đề xuất mức án phù hợp pháp luật…
Trên đây là một sốkinh nghiệm cùng trao đổi nhằmnâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ đảm bảo tốt việc THQCT, KSĐT& KSXX sơ thẩm các vụ án hình sự.
Tác giả bài viết: Nguyễn Mậu Hưng- Phòng 7, VKSND tỉnh
Nguồn tin: VKSND tỉnh Bình Phước