Tình huống 1 (3điểm)
Luật sư X nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Y trong vụ án đầu tư cơ sở hạ tầng do bà Y đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng. Trong hợp đồng dịch vụ, bà Y đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng. Trong tòa sơ thẩm được biết bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán H – người được phân công thụ lý hồ sơ vụ án này. Luật sư X ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của thẩm phán H về việc giải quyết vụ án như thế nào? V gặp thẩm phán H tìm hiểu và thông báo cho luật sư X biết thẩm phán H nói có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà Y. Biết được thông tin đó, X mời bà Y đến VP nói rằng biết bà Y chắc chắn được bồi thường 180 triệu đồng, đề nghị bà Y ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu bà Y sẽ được bồi thường 180 triệu đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà Y được bồi thường là 24 triệu đồng. Bà Y có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết thúc phiên tòa. Bà Y tin và đồng ý ký phụ lục hợp đồng này. Kết quả phiên tòa đúng thông tin ông V thông báo. Sau phiên tòa, bà Y trả thêm 34 triệu đồng cho luật sư. Vụ việc chìm đi không có khiếu nại, tố cáo gì
Hỏi hành vi của Luật sư X có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không? Nếu có, vi phạm quy định nào?
Gợi ý đáp án:
– Hành vi của Luật sư X đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư
– Hành vi của Luật sư X đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp:
+ Luật sư X đã thông tin trực tiếp cho khách hàng biết về có người bạn V có quan hệ quen biết với thẩm phán H (QT 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hậu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp
pháp khác)
+ Luật sư X đã hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư (QT9.8: Hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư)
Tình huống 2 (4 điểm)
Bà Nguyễn A đến Văn phòng luật sư yêu cầu Văn phòng cử đích danh Luật sư Y là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà trong vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế” mà bà là nguyên đơn. Sau khi trao đổi thỏa thuận, hai bên đồng ý mức thù lao trọn gói là 80 triệu đồng chưa bao gồm thuế VAT.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Ông Trần B (người đồng thừa kế với bà Nguyễn A) đã chủ động gặp Luật sư Y bày tỏ ý định tặng Luật sư Y 50 triệu nếu Luật sư Y đồng ý không can thiệp sâu vào vụ tranh chấp này mà hãy để Luật sư của Ông Trần B chủ động xử lý mọi việc. Sau đó, Luật sư Y đã ngầm thực hiện đúng thỏa thuận với ông Trần B và không kể lại sự việc cho Bà Nguyễn A biết.
Hỏi: Anh/Chị cho biết, hành vi của Luật sư Y có vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Nếu có thì vi phạm quy tắc nào? Tại sao?