Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin: 100 Câu nhận định đúng sai (có đáp án)

CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.Triết học xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người 

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn; nhận định sai, bởi vì Triết học xuất hiện khi và chỉ khi

Nhận thức của con người:

  • Con người có sự hiểu biết nhận định về tự nhiên, xã hội,tư duy
  • Trình độ tư duy con người đạt tới trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa

Xã hội:

  • Xã hội có giai cấp ra đời
  • Xã hội phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay
  1. Triết học xa lạ với con người
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai,bởi vì:

  • Triết học luôn hiện hữu trong cuộc sống và gắn liền với chúng ta
  • Triết học là con người, cho con người và định hướng cho con người
  • Triết học là hơi thở, là cuộc sống của con người
  1. Triết học là phạm trù lịch sử
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Triết học không gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người mà chúng chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định

  1. Triết học là khoa học của mọi khoa học
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Triết học là khoa học chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy, chỉ phù hợp trong giai đoạn cận đại không phù hợp với suốt giai đoạn. Triết học là hệ thống tri thức, lí luận chung nhất của con người về thế giới; về bản thân con người; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Không phải tri thức kinh nghiệm mà là tri thức lí luận

  1. Triết học là khoa học không mang tính giai cấp
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Triết học ra đời trong xã hội có giai cấp

  1. Thế giới quan có tác dụng định hướng cho hoạt động của con người
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người,từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình.

  1. Có 2 vấn đề cơ bản trong triết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề nhận thức luận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất

  1. Chủ nghĩa nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên hoàn toàn khác nhau
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Chủ nghĩa nhất nguyên hay nhị nguyên không hoàn toàn khác nhau vì đều có sự thừa nhận sự tồn tại của vật chất và ý thức

 10. Chủ nghĩa nhị nguyên và chủ nghĩa thực chứng là những dạng khác nhau của chủ nghĩa duy tâm

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai. Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người.
Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

  1. Triết học là khoa học giúp con người giải quyết được mọi vấn đề trong hiện thực
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Triết học cung cấp con người thế giới quan và phương pháp luận để con người nhận thức và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống chứ không giải quyết mọi vấn đề trong hiện thực

  1. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là cho rằng bản chất của thế giới là do nội tâm, do sự phức hợp các cảm giác của con người
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Vì thế giới do nội tâm, do sự phức hợp các cảm giác của con người chỉ là một hình thức duy tâm đó là hình thức duy tâm chủ quan

  1. Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan là lý trí của con người
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Bởi vì yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan là tri thức và niềm tin

  1. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan

Thứ hai, trong các thế giới quan khác thì triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, có ảnh hưởng chi phối dù không thể tự giác

Thứ ba, thế giới quan triết học thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế

  1. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy trên lập trường duy vật biện chứng khoa học.Vì Đối tượng nghiên cứu của triết học nói chung là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Mỗi trường phái triết học nghiên cứu vấn đề đó trên các lập trường khác nhau. Triết học Mác – Lênin nghiên cứu vấn đề đó trên lập trường duy vật biện chứng khoa học

CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

  1. Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Vì tương lai sẽ có hình thức cao hơn

2.Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tương đối còn thống nhất là tuyệt đối.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối còn thống
nhất là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

3.Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật; tạo khả năng ra đời của cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật. Vì thế, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp qui luật và loại bỏ nhân tố phản qui luật.

4.Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm lại với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.

5.“Độ” trong quy luật lượng- chất là sự chuyển hóa về chất

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: sai, Là sự thống nhất giữa chất và lượng. Là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật

  1. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động có tính chất loài của con người.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: sai, Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

7.Trong thực tiễn, hoạt động hoạt động chính trị – xã hội là cơ bản nhất 

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: sai, là Hoạt động sản xuất vật chất

CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

1.Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị – xã hội, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.

2.Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở:

  • Trình độ công cụ lao động và người lao động;
  • Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội;
  • Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Vì Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện thông qua các yếu tố cấu thành nó và thông qua các mắt khâu kết hợp các yếu tố đó.

3.Quan điểm toàn diện là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra trực tiếp từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Vì Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng các sự vật nằm trong những mối liên hệ khách quan, phổ biến và đa dạng. Cho nên muốn đạt hiệu quả trong hoạt động chúng ta cần quán triệt quan điểm toàn diện.

  1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mà quan hệ sản xuất quyết định cho lực lượng sản xuất.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Sai.  Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

  1. Theo quan điểm của Mác, kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Đúng. Vì: Khi phân tích những quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của việc xác lập trên đó những quan hệ chính trị – xã hội, Mác đã viết: “toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”

  1. Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Đúng. Vì: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng

  1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng, vì

 + Do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức không thể phản ánh kịp. 

+ Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. 

+ Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm; những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong lịch sử. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.

  1. Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Đúng vì lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.

  1. Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ một số những quan hệ sản xuất quan trọng nhất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Sai. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

  1. Các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó không có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: Sai. Vì với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.

CHƯƠNG 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

1.Thời gian lao động của người sản xuất hàng hóa càng lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết thì giá trị của hàng hóa càng lớn. 

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì giá trị của hàng hóa phụ thuộc vào thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải thời gian lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa.

  1. Giá cả hàng hóa là biểu hiện của số lượng lao động xã hội đã hao phí để sản xuất ra hàng  hóa đó.  
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, mà giá trị được thể hiện  bằng sức lao động, hao phí lao động xã hội. Nói cách khác, giá cả là biểu hiện của sức lao động xã hội đã hao phí để sản xuất hàng hóa đó.

  1. Khi năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng, thời gian lao động không đổi  thì tổng số giá trị hàng hóa cũng tăng.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: ĐÚNG.

Bởi vì Năng suất lao động tăng, thời gian không đổi thì tổng giá trị hàng hóa không đổi Cường độ lao động tăng, thời gian không đổi thì tổng giá trị hàng hóa tăng.

(Giá trị của hàng hóa là một thuộc tính của hàng hóa, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hóa.)

4.Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung, do đó không có giá trị. 

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì tiền tệ cũng là hàng hóa, mà mọi hàng hóa đều có giá trị và giá trị sử dụng.

(Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị, đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa.)

5.Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá trị hàng hóa

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa

  1. Giá trị trao đổi là số tiền mua bán hàng hóa đó trên thị trường  
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì giá trị trao đổi biểu hiện cho hàng hóa, số tiền mua hàng hóa là giá cả hàng hóa 

  1. Giá trị sử dụng do lao động cụ thể tạo ra và được biểu hiện trong trao đổi. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: giá trị sử dụng do lao động cụ thể tạo ra là đúng, nhưng giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh  viễn nên không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, không chỉ biểu hiện trong  trao đổi. (Chỉ có giá trị trao đổi mới được biểu hiện trong trao đổi)

  1. Vật ngang giá chỉ tồn tại dưới hình thái vàng. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì khi chưa xuất hiện tiền tệ, hàng hóa cũng có thể làm vật ngang giá chung

  1. Giá cả và giá trị trao đổi đều là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì chỉ có giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài , tức là biểu hiện bằng  hàng hóa, chứ không phải tiền

  1. Tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động có tác động như nhau đối với  lượng giá trị của hàng hóa. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì bản chất tăng cường độ lao động cũng là kéo dài thời gian lao động ra, đều làm tăng  tổng giá trị hàng hóa , còn không làm thay đổi giá trị của 1 sản phẩm hàng hóa 

  1. Khi cường độ lao động tăng lên với các điều kiện khác không đổi thì tổng số giá trị của  hàng hóa được tạo ra cũng tăng lên do đó giá trị cũ chuyển vào 1 sản phẩm cũng sẽ tăng lên 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì cường độ lao động tăng với các điều kiện khác không đổi thì giá trị của 1 sản phẩm  không đổi, suy ra giá trị cũ cũng sẽ không đổi (tức là vẫn tốn chừng đấy nguyên liệu, hao  mòn máy móc chuyển vào giá trị sản phẩm cũng không thay đổi )

  1. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó nó tồn tại  trong mọi nền sản xuất xã hội 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì lao động trừu tượng là hao phí lao động, tạo ra giá trị hàng hóa và chỉ tồn tại trong  nền sản xuất hàng hóa.

  1. Trong trao đổi, hàng hóa được dùng để biểu hiện giá trị cho 1 hàng hóa khác được gọi  là hình thái giá trị tương đối 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì hàng hoá được dùng để biểu hiện giá trị cho 1 hàng hóa khác được gọi là hình thái  ngang giá của giá trị 

  1. Sản phẩm do lao động tạo ra đều có giá trị sử dụng và giá trị 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì sản phẩm lao động tạo ra mà không qua trao đổi, mua bán thì không được xem là  hàng hoá, do đó nó chỉ có giá trị sử dụng mà không có giá trị 

  1. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó mọi sự hao  phí sức lao động đều là lao động trừu tượng 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động nói chung của người sản xuất hàng  hoá, nhưng không kể đến hình thức cụ thể của lao động. tuy nhiên mọi sự hao phí sức lao  động về mặt sinh lý không hẳn đều là lao động trừu tượng, nếu xét dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định thì đó là lao động cụ thể, chứ không phải lao  động trừu tượng 

  1. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản sản xuất TBCN 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì quy luật giá trị là quy luật kinh tế của nền kinh tế hàng hoá, còn sản xuất ra giá trị thặng dư mới là quy luật kinh tế tuyệt đối của TBCN

CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

  1. Phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác trên lĩnh vực nghiên cứu triết học và kinh tế chính trị là sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định đúng

Vì đây là hai phát kiến không chỉ giúp giải thích một cách khoa học đời sống xã hội mà còn góp phần cải tạo xã hội (điều mà các nhà tư tưởng trước kia chưa thể làm được)

  1. Trong quan hệ sản xuất, yếu tố quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất giữ vai trò quyết định
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: nhận định sai

Trong quan hệ sản xuất, yếu tố quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. giữ vai trò quyết định Vì Căn cứ vào khái niệm và cấu trúc của quan hệ sản xuất

  1. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì Lao động cụ thể tồn tại vĩnh viễn, không chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa, còn lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa. Trong đó:

–  Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp, chuyên môn nhất định.

–Lao động trừu tượng là lao động khi đã gạt bỏ hết những hình thức cụ thể của nó.

Nói cách khác, lao động trừu tượng chính là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa.

  1. Tiền công được trả ngang bằng với giá trị sức lao động thì không còn bóc lột nữa. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì nếu muốn hết bóc lột thì nhà tư bản phải trả tiền công bằng với giá trị mới tạo ra, tức giá trị sức lao động + giá trị thặng dư (phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động ).

Vì  phần mà nhà tư bản bóc lột chiếm không là giá trị thặng dư chứ không phải giá trị sức lao  động.

Nếu chỉ trả ngang với giá trị sức lao động thì phần giá trị thặng dư vẫn bị nhà tư bản  chiếm lấy.

  1. Giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra do tăng năng suất lao động xã hội nhờ cải tiến kỹ thuật.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra do tăng năng suất lao động cá biệt nhờ cải tiến kỹ thuật.

(Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.)

  1. Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không có nguồn gốc từ mua rẻ, bán đắt.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: ĐÚNG.

Bởi vì lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là 1 phần giá trị thặng dư mà tư bản công  nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, tư bản thương nghiệp vẫn bán hàng đúng với  giá trị của nó.

(Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

Công thức vận động của Tư bản thương nghiệp là: T – H – T’.)

  1. Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch được tạo ra trên cơ sở năng suất lao động trong  công nghiệp cao hơn các lĩnh vực khác.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch được tạo ra trên cơ sở năng suất lao động  trong nông nghiệp cao hơn các lĩnh vực khác.

(Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần.

Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.)

  1. Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và được thực hiện trong lưu thông. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu thông đồng thời không phải trong lưu thông. Trong lưu thông nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động, sau đó sử dụng loại hàng hóa đặc  biệt này trong sản xuất để để tạo ra giá trị thặng dư  

  1. Mọi tư bản đều xuất hiện dưới hình thái tiền tệ nên tư bản chỉ tôn tại dưới hình thức  tiền tệ. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tư bản có thể xuất hiện dưới hình thái tư liệu sản xuất, tư bản hàng hoá.

  1. Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động, muốn rút ngắn thời  gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động, muốn giảm giá trị sức lao động phải  giảm giá trị tư liệu sản xuất , tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân  

  1. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời  làm tổng tư bản xã hội tăng lên. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tập trung tư bản không làm tăng tổng tư bản xã hội

  1. Tư liệu sản xuất và sức lao động đều có những vai trò nhất định đối với việc tạo ra giá  trị thặng dư 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: Tư liệu sản xuất là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dư, còn sức lao động là nguyên nhân để tạo ra giá trị thặng dư -> tư liệu sản xuất và sức lao động đều có những vai trò nhất định đối  với việc tạo ra giá trị thặng dư 

  1. Giá trị sức lao động là giá trị cũ được lao động của công nhân chuyển vào giá trị của sản  phẩm mới 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì giá trị cũ được lao động của công nhân chuyển vào giá trị của sản phẩm mới là tư liệu  sản xuất 

  1. Không phải tất cả các bộ phận nào của tư bản bất biến cũng đều dịch chuyển giá trị vào  sản phẩm giống tư bản khả biến 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều dịch chuyển vào giá trị sản phẩm, tùy loại  mà dịch chuyển nhanh hay chậm 

15.Thu nhập của các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp và thương nghiệp là lợi nhuận còn thu nhập của các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp là địa tô 

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì lợi nhuận của các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp là lợi nhuận nông nghiệp, còn địa tô là phần mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ 

  1. Giá trị hàng hóa không phải được quyết định bởi số lượng lao động mà người sản xuất  ra nó đã hao phí.  
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì giá trị hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản  phẩm chứ không phải số lượng lao động của người sản xuất ra nó hao phí.

  1. Giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa còn giá trị trao đổi là hình thức biểu  hiện của giá trị sử dụng. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài , còn giá cả là hình thức  biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. 

  1. Trong lưu thông, hàng hóa được trao đổi không ngang giá sẽ làm thay đổi lượng giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, nếu  muốn thay đổi lượng giá trị thì phải thay đổi năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật.. , còn việc  trao đổi không ngang giá chỉ ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.

  1. Tuần hoàn phản ánh sự vận động của tư bản về mặt lượng vì nó chỉ ra sự vận động  của tư bản là nhanh hay chậm 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tuần hoàn phản ánh mặt chất còn chu chuyển mới phản ánh mặt lượng

  1. Trong quá trình vận động, tư bản chỉ tồn tại dưới các hình thái là tiền tệ và hàng hóa.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tư bản còn tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất

  1. Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới các hình thức tư bản tiền  tệ và tư bản hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất  
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu và  giá trị sức lao động. Còn tư bản tiền tệ hay tư bản hàng hoá là các dạng tồn tại của tư bản 

  1. Tư bản cho vay và tư bản ngân hàng đều vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì chỉ có tư bản cho vay vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức.

  1. Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân tức là không  có nguồn gốc từ giá trị thặng dư 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì địa tô tư bản chủ nghĩa là 1 phần của giá trị thặng dư 

  1. Quan hệ cung cầu không có ảnh hưởng gì đến giá trị hàng hóa 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả, giá trị chỉ phụ thuộc vào hao phí lao  động xã hội cần thiết 

  1. Tích tụ tư bản là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư  bản cá biệt lại với nhau
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản cá biệt lại với  nhau là tập trung tư bản chứ không phải tích tụ tư bản 

  1. Tư bản ngân hàng làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay nhưng nó không  vận động theo quy luật tỉ suất lợi tức 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì tư bản ngân hàng vận động theo quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân.Lợi nhuận  ngân hàng là sự chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi chi phí  nghiệp vụ kinh doanh, mà lợi nhuận ngân hàng ngang bằng lợi nhuận bình quân

  1. Tích lũy tư bản và tích tụ tư bản là giống nhau
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản , nó là sự tăng thêm quy mô của  tư bản cá biệt, là quy mô của tích lũy tư bản

  1. Sức lao động là hàng hóa được mua, bán trong mọi xã hội 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì sức lao động là hàng hóa đặc biệt, không phải là hàng hóa thông thường, và phải có  những điều kiện lịch sử nhất định để sức lao động trở thành hàng hóa 

Ví dụ trong xã hội chiếm hữu nô lệ sức lao động không phải là hàng hóa

  1. Trong mọi điều kiện, tiền công danh nghĩa tăng thì tiền công thực tế cũng tăng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tiền công danh nghĩa tăng mà giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì tiền công  thực tế chưa chắc đã tăng mà có thể giảm

  1. Mọi tư bản có thể chia thành tư bản bất biến, tư bản khả biến , tư bản cố định và tư  bản lưu động 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì mọi tư bản có thể chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, còn tư bản bất biến  mới được chia thành tư bản bất biến cố định và tư bản bất biến lưu động, tư bản khả biến là  1 phần của tư bản lưu động 

  1. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì khi sử dụng nó tạo ra một giá trị mới  ngang bằng với giá trị của sức lao động 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt , nó là nguồn gốc sinh  ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó 

  1. Tư bản bất biến là bộ phận của tư bản cố định 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tư bản bất biến bao gồm tư bản bất biến lưu động và tư bản bất biến cố định, vì vậy tư  bản cố định là bộ phận của tư bản bất biến

  1. Giá trị hàng hoá là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Đúng vì nếu gạt đi giá trị sử dụng, ta sẽ thấy tất cả hàng hoá giống nhau hoàn toàn, là những  vật kết tinh đồng nhất, đó là sức lao động của con người tích luỹ lại , vì vậy giá trị hàng hoá  là lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá 

  1. Tỷ suất giá trị thặng dư của 1 chu kì sẽ tăng nếu tăng tốc độ chu chuyển của tư bản
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì nếu tăng tốc độ chu chuyển của tư bản chỉ làm giảm thời gian chu chuyển 1 chu kì của  tư bản. Còn giá trị thặng dư sản xuất ra trong một chu kì không thay đổi, vì vậy tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi

  1. Tư bản bất biến và tư bản khả biến đều có nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng dư 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì tư bản bất biến chỉ là điều kiện của qtsx giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến mới là  nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng dư 

  1. Trong lưu thông, nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì lưu thông không tạo ra giá trị nào cả, dù hàng hoá được trao đổi ngang giá hay không  ngang giá 

  1. Muốn đạt lợi ích tối đa thì phải đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì khi đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản thì thời gian chu chuyển của tư bản  được rút ngắn, tạo điều kiện sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư hơn, tư bản tích lũy càng  nhiều và nhanh hơn 

  1. Gọi là tư bản cố định do đặc tính không di chuyển được 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Sai vì tư bản cố định là do đặc tính chu chuyển giá trị của các bộ phận tư bản vào giá trị sp  mới

CHƯƠNG 6: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

  1. Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả độc quyền  do đó quy luật giá trị không còn hoạt động nữa 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật lợi nhuận  độc quyền cao nên vẫn còn hoạt động 

  1. Trong chủ nghĩa độc quyền, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền nên chỉ tồn tại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì trong chủ nghĩa độc quyền, ngoài cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền, còn có cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau, cạnh tranh  trong nội bộ của các tổ chức độc quyền.

  1. Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân đã  dẫn đến sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất, vì vậy quy luật giá trị không còn hoạt  động nữa 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì khi tỉ suất lợi nhuận hình thành thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất,  quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất , tức là quy luật giá trị vẫn hoạt  động

  1. Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp cũng giống như trong công nghiệp là không ổn  định 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì trong công nghiệp, nhờ có cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động do đó các nhà  tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch nhưng sau 1 thời gian lai bị thay thế bởi lợi nhuận  bình quân mới, rồi lợi nhuận siêu ngạch xuất hiện và cứ tiếp diễn như vậy, nên lợi nhuận  siêu ngạch trong công nghiệp không ổn định, còn lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp có  tính ổn định và lâu dài do nó dựa trên tính cố định của ruộng đất, độ màu mỡ của tự nhiên  đất 

  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì CNTBDQ là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của  nhà nước tư sản thành 1 thiết chế và ức chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền

  1. Độc quyền ra đời tiêu thủ cạnh tranh 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: SAI

Gợi ý giải thích: vì độc quyền ra đời khi chưa có cạnh tranh, tồn tại song song với tự do cạnh tranh. Sự xuất hiện của độc quyền làm cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn , có sức phá hoại to  lớn hơn

  1. Tập trung SX đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Đúng vì :

+ Quy mô lớn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp, liên minh với nhau. 

+ Quy mô lớn nên trong một ngành còn một số ít xí nghiệp, do đó các xí nghiệp dễ dàng thỏa hiệp với nhau.

  1. Theo Lenin, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, sai vì: theo Lenin xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn, Đúng vì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

CHƯƠNG 7: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

  1. Phân phối theo lao động không phải là nguyên tắc phân phối thu nhập của tất cả các  giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa  
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Nhận định: ĐÚNG

Gợi ý giải thích: vì ở giai đoạn thấp thì “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Còn ở giai đoạn cao thì “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

  1. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp nông dân lãnh đạo
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: sai, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo

  1. Điều kiện để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ là liên minh công nông được củng cố và tăng cường
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: sai, Điều kiện để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là Đảng cộng sản giữ vững vai trò lãnh đạo, Liên minh công nông được củng cố và tăng cường, Chính quyền của công nhân và nông dân được thiết lập chuyển lê làm nhiệm vụ của CCVS.

  1. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa được chia làm 2 giai đoạn chính.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Sai, trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước, trên cơ sở diễn đạt tư tưởng của Mác, Lênin đã chia hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa thành: (1) những cơn đau đẻ kéo dài; (2) giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; (3) giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

  1. Chức năng giáo dục là chức năng đặc thù của gia đình
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Sai, chức năng đặc thù của gia đình là Chức năng tái sản xuất ra con người

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *