Dưới đây là tổng hợp các bài tập tình huống Tư pháp quốc tế có đáp án phần 2, mời mọi người cùng theo dõi.
Câu 16:
Tháng 5/2017, ông A (quốc tịch Việt Nam) sang Thái Lan công tác. Trong thời gian ở Thái Lan, ông bị chó của ông B cắn. (chó của ông B thả ngoài đường và không có bất kỳ biện pháp đảm bảo an toàn nào). Thấy vết thương không sâu và được người chủ của con chó đảm bảo là chó của ông ta hoàn toàn khỏe mạnh nên ông A đã không đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi về nước được vài ngày ông thấy trong người mệt mỏi, xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ. Hai ngày sau, ông A bị bất tinh tại nhà và tử vong trên đường tới bệnh viện. Qua khám nghiệm tử thi, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông A được xác định là do vết cắn của con chó của ông B khi đang công tác tại Thái Lan. Bà C (vợ ông A) đã kiện ông B ra tòa án Việt Nam, yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Hỏi: Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật của nước nào để giải quyết. Nếu căn cứ pháp lý?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...Câu 17:
A là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Trong kỳ nghi hè, A đi du lịch tại Sydney (Úc). Trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông tại Úc, A đã gây tai nạn và gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho B (công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam) sang thăm người thân tại Úc. Hành vi gây tai nạn và hậu quả thiệt hại của hành vi đều xảy ra ở Úc. Khi A trở về Việt Nam, B khởi kiện A ra trước tòa án Việt Nam yêu cầu A bồi thường đối với các thiệt hại phát sinh.
Hỏi: Pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết vụ việc trên? Tại sao?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...Câu 18:
Năm 2013, chị A (Việt Nam) kết hôn với anh Harry (quốc tịch Anh) tại Ủy ban nhân dân tinh Nghệ An. Sau khi kết hôn, anh chị chung sống với nhau tại Hà Nội, đến nay đã có với nhau hai người con.
Từ năm 2016, cuộc sống vợ chồng đã phát sinh mâu thuẫn. Năm 2017, anh chị nộp đơn ra tòa án xin thuận tình ly hôn. Anh chị thỏa thuận tài sản chung của hai vợ chồng sẽ do chị A sở hữu toàn bộ và chị có trách nhiệm nuôi hai con, anh Harry sẽ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng.
Hỏi: Luật nước nào sẽ được tòa án áp dụng để giải quyết vấn đề trên? Tại sao? Căn cứ pháp lý?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...Câu 19:
Bà Ely (quốc tịch Mông Cổ) đi du lịch tại Việt Nam và tình cờ gặp tai nạn. Bà được gia đình cháu Hàn Thái Tú (2 tuổi) cứu sống. Gia đình này rất nghèo, lại có 5 người con. Bà yêu quý cháu Tú và muốn nhận cháu làm con nuôi và được gia đình cháu đồng ý. Ngày 21/3/2014, bà đến Sở Tư pháp tỉnh X xin nhận cháu Tú làm con nuôi. Hỏi:
- Luật nước nào sẽ được áp dụng để xác định điều kiện đối với người nhận nuôi? Nếu cơ sở pháp lý?
- Giả sử bà Ely có chồng là công dân Việt Nam. Hiện nay ông ở Việt Nam, còn bà sinh sống tại Mông Cổ. Biết rằng, trước đây ông bà cùng thường trú tại Việt Nam.
a. Luật nước nào sẽ được áp dụng để xác định điều kiện với người nhận nuôi là ông bà Ely? Nêu cơ sở pháp lý?
b.Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi của ông bà? Tại sao?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...Câu 20:
Vợ chồng cụ Nguyễn Sáu và cụ Nguyễn Mùi tạo lập được căn nhà trên diện tích đất 701,9m2 đất tại thành phố Nha Trang, Vũng Tàu.
Cụ Sáu và cụ Mùi có 7 người con là: Sa (định cư tại Hoa Kỳ), Hùng (định cư tại Hoa Kỳ), Hoàng (chết 21/9/2010), Châu (chết 3/2010), Báu (định cư tại Hoa Kỳ), Tâm, Trí (định cư tại Hoa Kỳ). Năm 1996, cụ Sáu chết, không để lại di chúc.
Sau khi cụ Sáu chết, cụ Mùi, Ông Tâm, bà Châu sử dụng và quản lý toàn bộ nhà đất trên. Ngày 25/7/2007, cụ Mùi lập “văn bản phân chia tài sản thừa kế”. Trong văn bản này, ông Tâm, bà Châu và cụ Mùi cùng ký và có xác nhận của chính quyền địa phương; theo nội dung của văn bản trên thì ông Tâm được sử dụng diện tích 239,2m2 đất, còn lại diện tích 462m2 cụ Mùi sử dụng.
Ngày 18/5/2007, cụ Mùi, ông Tâm, ông Báu, bà Châu và anh Minh (con ông Tâm) lập “tờ di chúc” giao cho ông Tâm, bà Bông quản lý sử dụng diện tích 146m² đất và tạm giao cho anh Minh diện tích 100m, đồng thời đồng ý để ông Báu xây nhà trên diện tích đất 140m², còn căn nhà cụ Mùi, cụ Sáu trên diện tích đất 326m2 đất giao cho bà Châu quản lý.
Ngày 13/8/2009, chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Mùi 462m2 đất, ông Tâm diện tích 239,2m2 đất. Năm 2010, cụ Mùi chết.
Ngày 12/4/2017, ông Báu (đang định cư tại Hoa Kỳ, quốc tịch Hoa Kỳ) về nước, nộp đơn ra Tòa án yêu cầu chia di sản của cụ Sáu và cụ Mùi để lại là 701,9m2 đất.
Hỏi: Vụ án nêu trên có phải là vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài hay không? Tại sao? Nếu căn cứ pháp lý? Xác định luật áp dụng?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...Câu 21:
Công dân A (quốc tịch VN) và Công dân B (quốc tịch Úc), hai người cùng cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Năm 2005, A và B kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tháng 3/ 2009, A và B phát sinh mâu thuẫn và trong một lần về nước thăm gia đình B đã gửi đơn yêu cầu Tòa án Úc giải quyết ly hôn. Tòa án Úc đã thụ lý, giải quyết và ra bản án cho A và B ly hôn.
- Theo anh (chị) bản án của Tòa án Úc có thể được công nhận tại Việt Nam không?
- Giả sử, A và B ly thân, B trở về Úc sinh sống, tháng 2/ 2009, A đã yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn. Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết, đến tháng 4/ 2009 B yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận Bản án ly hôn của Tòa án Úc. Giải quyết vấn đề trên thế nào?
Câu 22
Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao cho người chuyên chở để chở đến cho người mua chậm nhất vào ngày 30/6/2006 tại cảng X”. Anh (chi) hãy cho biết:
1. Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB – giao hàng lên tàu) của ICC, điều chinh hợp đồng thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào?
2. Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ thanh toán và người mua (A) khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có th ẩm quyền giải quy ết tranh chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng?