Tâm lý học đại cương: 120 câu trắc nghiệm theo chương (có đáp án)

                                                             CHƯƠNG 1: Tâm lý học là một ngành khoa học

Câu 1: Tâm lý học tách ra khỏi triết học thành một khoa học riêng với tính cách là khoa học thực nghiệm vào:

  1. Đầu thế kỳ XIX.
  2. Cuối thế kỷ XIX
  3. Cuối thế kỷ XVIII

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: “Tâm lý học không quan tâm đến mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của cơ thể” là nội dung của quan điểm tâm lý học nào?

  1. Tâm lý học hành vi
  2. Tâm lý học Gestalt (Tâm lý học cấu trúc)
  3. Tâm lý học nhân văn
  4. Tâm lý học nhận thức

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Chọn từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm Hiện tượng tâm lý: “Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có (1)….là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và (2)…. với các quan hệ xã hội”

  1. (1) cơ sở nền tảng, (2)liên hệ mật thiết.
  2. (1) biểu hiện, (2) gắn bó
  3. (1) cơ sở tự nhiên, (2) gắn bó mật thiết
  4. (1) cơ sở nền tảng, (2) gắn bó mật thiết  

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Bản chất của hiện tượng tâm lý:

  1. Là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.
  2. Là sự phản ánh hiện thực chủ quan của não, mang tính chủ quan và có bản chất xã hội lịch sử.
  3. Là sự phản ánh khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội hiện thực

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Các chức năng của tâm lý gồm:

  1. Chức năng nhận thức; chức năng điều khiển hành vi; chức năng hành động.
  2. Chức năng định hướng cho hành vi; chức năng hành động; chức năng cảm xúc.
  3. Chức năng định hướng cho hành vi; chức năng nhận thức; chức năng kiểm soát.
  4. Chức năng định hướng cho hành vi, hoạt động; chức năng điều khiển; chức năng điều chỉnh.

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là:

  1. Các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống của con người, các quy luật và các cơ chế hoạt động tâm lý của con người.
  2. Các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống xã hội, các quy luật phát triển và các cơ chế hoạt động tâm lý của con người
  3. Các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống của con người, các quy luật và cách thức hoạt động tâm lý của con người

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Nội dung nguyên tắc phát triển của tâm lý học:

  1. Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình hình thành, vận động phát triển và biến đổi.
  2. Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình hình thành, biến đổi và hoàn thiện không ngừng.
  3. Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình hình thành, vận động, phát triển và biến đổi chứ không phải là những cái gì cố định, bất biến.

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nói lên tính chất nào sau đây của sự phản ánh tâm lý?

  1. Tính khách quan
  2. Tính chủ thể
  3. Tính sinh động
  4. Tính sáng tạo

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Những hiện tượng tâm lý diễn ra nhanh gọn, có khởi đầu và kết thúc được gọi là:

  1. Quá trình tâm lý
  2. Hành vi
  3. Trạng thái tâm lý
  4. Đặc điểm tâm lý

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Để đạt kết quả cao trong học tập, Hà đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập cho phù hợp với từng môn học. Chức năng của tâm lý thể hiện trong trường hợp này là?

  1. Điều chỉnh hoạt động của cá nhân
  2. Định hướng hoạt động
  3. Điều khiển hoạt động
  4. Cả ba phương án trên

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Nghiên cứu tâm lý trẻ em bằng cách phân tích những bức tranh do trẻ vẽ, thuộc về phương pháp:

  1. Thực nghiệm tự nhiên
  2. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  3. Quan sát khách quan
  4. Phỏng vấn

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Khi tiến hành nghiên cứu tâm lý thực nghiệm, người được nghiên cứu:

  1. Biết rõ người tiến hành nghiên cứu
  2. Hoàn toàn biết mình được tham gia thực nghiệm
  3. Không biết mình được tham gia thực nghiệm
  4. Không biết người tiến hành nghiên cứu

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG II: Ý thức và vô thức

Câu 1: Vì sao ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới?

  1. Vì trong ý thức có các đặc điểm như tính mục đích, tính kế hoạch, tính có chủ định từ đó con người có thể hình dung ra trước mục đích mà mình sẽ đạt được sau một hành động, hoạt động,…
  2. Vì ý thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức và học tập không ngừng nghỉ, tạo nên cho bộ não khả năng lọc và xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
  3. Cả hai phương án trên

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Ý thức bao gồm các mặt sau:

  1. Mặt nhận thức của ý thức, Mặt thái độ của ý thức, Mặt hành động của ý thức
  2. Mặt nhận thức của ý thức, Mặt hành động của ý thức.
  3. Mặt nhận thức của ý thức, mặt thái độ của ý thức

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Tự ý thức là mức độ phát triển….của ý thức

  1. Cao
  2. Hoàn thiện
  3. Đầy đủ
  4. Cao nhất

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Mối quan hệ giữa các cấp độ khác nhau của ý thức:

  1. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
  2. Cấp độ ý thức cá nhân phụ thuộc cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể.
  3. Luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Cần xem xét sự hình thành và phát triển của ý thức từ mấy góc độ? Tên gọi các góc độ đó?

  1. Một góc độ: góc độ loài.
  2. Hai góc độ: góc độ loài và góc độ nhận thức.
  3. Hai góc độ: góc độ loài và góc độ cá nhân

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân?

  1. ý thức được hình thành bằng con đường tác động của môi trường sống đến nhận thức của cá nhân.
  2. ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và trong giao tiếp với người khác, với xã hội.
  3. ý thức được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân.
  4. ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội

Đáp án Bạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?

  1. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ bị điểm kém
  2. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết đi đâu
  3. Dung rất thương mẹ, em thường giúp mẹ làm việc nhà sau giờ học
  4. Tâm nhìn thấy đèn đỏ nhưng vẫn cố vượt qua đường
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Nam ngồi xem tivi, cậu bật chợt nghĩ ra cách giải bài toán mình chưa làm xong.Tình huống trên đang nói về hiện tượng vô thức gì?

  1. Hiện tượng lóe sáng.
  2. Bản năng
  3. Xúc cảm
  4. Tiềm thức
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Về phương diện loài, ý thức con người được hình thành nhờ:

  1. Lao động, ngôn ngữ
  2. Tiếp thu nền văn hóa xã hội
  3. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thuộc về cấp độ của ý thức

  1. Trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày, Minh luôn biết rõ mình đang nghĩ gì, có thái độ như thế nào và đang làm gì
  2. Hôm nay do uống rượu say, Minh đã nói ra nhiều điều tâm sự mà trước đây chính Minh còn rất mơ hồ.
  3. Trong hoạt động và trong giao tiếp hàng ngày, Minh biết rõ mình suy nghĩ và hành động không phải vì lợi ích của mình mà vì lợi ích của gia đình, của tập thể, của cộng đồng
  4. Khi làm điều gì Minh cũng phân tích cẩn thận, đến khi hiểu rõ mới bắt tay vào làm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG III: Chú ý

Câu 1: Khái niệm chú ý được hiểu là:

  1. Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
  2. Chú ý là sự tập trung tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
  3. Chú ý là sự chú tâm của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Đối tượng của chú ý là:

  1. Sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
  2. Hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân
  3. Cả hai đáp án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?

  1. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
  2. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động
  3. Chú ý lâu dài vào đối tượng
  4. Chú ý sâu và một đối tượng để phản ánh tốt đối tượng đó
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Dù trong lớp rất ồn do các bạn nói chuyện, cười đùa nhưng Mai vẫn ngồi đọc bài toán một cách chăm chú để tìm ra hướng giải. Tình huống trên thể hiện thuộc tính nào của chú ý?

  1. Tập trung chú ý
  2. Khối lượng chú ý
  3. Phân phối chú ý
  4. Sự bền vững của chú ý
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Minh có khả năng vừa vẽ tranh vừa hát mà vẫn nghe và đáp lại những câu pha trò của bạn là biểu hiện thuộc tính nào của chú ý?

  1. Sự tập trung chú ý
  2. Sự phân phối chú ý
  3. Độ bền vững của chú ý
  4. Sự di chuyển chú ý
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Cứ vào phút cuối của giờ học, Nhung lại mệt mỏi không tập trung nghe cô giáo giảng được nữa

  1. Sự tập trung chú ý
  2. Sự phân phối chú ý
  3. Độ bền vững của chú ý
  4. Sự di chuyển chú ý
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào:

  1. Đặc điểm vật kích thích
  2. Xu hướng cá nhân
  3. Mục đích hoạt động
  4. Tình cảm của cá nhân
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Lớp học ồn ào không nghe cô giáo giảng. Đột nhiên cô giáo giơ một bức tranh to khổ to, lập tức cả lớp im lặng là biểu hiện loại chú ý nào?

  1. Chú ý có chủ định
  2. Chú ý không chủ định
  3. Chú ý sau chủ định
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG IV: Hoạt động

Câu 1: Quá trình chủ thể của hoạt động chuyển những cái của mình thành sản phẩm của hoạt động gọi là:

  1. Quá trình đối tượng hóa
  2. Quá Trình chủ thể hóa
  3. Nhận thức
  4. Chú ý
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Quá trình đối tượng hóa còn được gọi là:

  1. Qúa trình khách thể hóa
  2. Quá trình xuất tâm
  3. Quá trình hoạt động
  4. Đáp án A và B
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Quá trình chủ thể hóa là quá trình biến những cái từ bên ngoài (1) ….thành những cái của (2)….

  1. (1) thực tế; chính bản thân mình
  2. (1) hiện thực khách quan; (2) mỗi chủ thể
  3. (1) hiện thực khách; (2) chủ thể
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Các thành phần cấu tạo của hành động:

  1. Động cơ, mục đích, hành vi
  2. Động cơ, mục đích, thao tác
  3. Động cơ, mục đích, kết quả
  4. Động cơ, mục đích, thao tác, kết quả
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích của chủ thể và xác định xu hướng hành động được gọi là:

  1. Động cơ
  2. Mục đích
  3. Động lực
  4. ước mơ
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Là sự hình dung của cá nhân về kết quả sẽ đạt được khi thực hiện hành động được gọi là

  1. Động cơ
  2. Mục đích
  3. Động lực
  4. ước mơ
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Động cơ và mục đích tạo nên cái gì của hành động:

  1. Hình thức thực hiện hành động
  2. Nội dung hành động
  3. Kết quả hành động
  4. Bản chất hành động
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Một em bé học tính bằng que tính là biểu hiện của loại hành động nào? A. Hành động thể chất

  1. Hành động trí tuệ
  2. Hành động bản năng
  3. Hành động phản xạ
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Em bé khóc vì đói là biểu hiện của loại hành động nào?

  1. Hành động thể chất
  2. Hành động trí tuệ
  3. Hành động bản năng
  4. Hành động phản xạ
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10; Để đạt được học học bổng giỏi kỳ này, Nam quyết tâm chăm chỉ học tập, thay đổi phương pháp học, chăm chỉ lên thư viện trường, luôn hỏi các thầy cô khi có thắc mắc, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Đây là biểu hiện của loại hoạt động:

  1. Hành động thể chất
  2. Hành động trí tuệ
  3. Hành động bản năng
  4. Hành động ý chí
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: “Hành vi là tổng hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài theo công thức S-R (S là kích thích, R là phản ứng” là quan điểm của ai?

  1. J.B.Watson
  2. X.L.Rubinstein
  3. J.Piaget
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Khái niệm hành vi được hiểu là:

  1. Là xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định
  2. Là thái độ của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định
  3. Là xử sự của con người trong mọi hoàn cảnh, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Dưới góc độ khoa học pháp lý, hành vi được biểu hiện dưới các hình thức nào?

  1.  Hành động
  2. Không hành động
  3. Cư xử
  4. Hành đồng, không hành động
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: Sự sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách là do:

  1. Cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ, hoặc do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội.
  2. Quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung
  3. Cá nhân cố tính vi phạm các chuẩn mực
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 15: Cùng là việc gây thương tích, ở người A xuất phát từ động cơ phòng vệ, còn người B là do thù hằn. Ví dụ trên biểu hiện đặc điểm nào của hoạt động?

  1. Tính đối tượng
  2. Tính chủ thể
  3. Tính mục đích
  4. Tính gián tiếp
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 16: Để đến trường đi học, A đã lấy xe máy, chuẩn bị cặp sách, khóa cửa trước khi đi khỏi nhà. Những việc mà A đã làm đó được gọi là

  1.  Hoạt động
  2. Hành động
  3. Thao tác
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 17: Khi (1)…được cá nhân ý thức và thúc đẩy họ hành động thì lúc này nó trở thành (2)…. Quá trình biến (1) …trở thành (2) …hoạt động được gọi là quá trình (3)..

  1. Động lực, động cơ, động cơ hóa
  2. Động cơ, Động lực, động cơ hóa
  3. Động cơ, động cơ hóa, động lực
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 18: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của quá trình động cơ hóa?

  1.  Yếu tố xúc cảm
  2. Nhu cầu
  3. Điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài
  4. Điều kiện và hoàn cảnh bên trong
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 19: Các yếu tố bên trong của quá trình động cơ hóa:     

  1. Nhận thức, ý chí
  2. Cảm nhận, cảm xúc
  3. Động cơ, động lực
  4. Nhu cầu, yếu tố xúc cảm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 20: Tâm luôn ấp ủ ước mơ được đi du học từ bấy lâu nay, ước mơ đó cháy bỏng hơn khi em học lớp 12. Khi nhận thấy Singapo đang có 3 suất học bổng du học dành cho các học sinh Việt Nam đạt giải cao trong kỳ thi Toán quốc tế. Điều đó thôi thúc Tâm ôn luyện để lấy được giải nhất của kỳ thi Olympic toán quôc tế sắp tới.

Trường hợp của tâm biểu hiện:   

  1. Quá trình động cơ hóa
  2. Động lực
  3. Động cơ
  4. Hành động
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 21: Kết quả của quá trình động cơ hóa là hình thành động cơ và những xu hướng hoạt động của cá nhân được gọi là:

  1.  Động cơ
  2. Động lực
  3. Trạng thái động cơ
  4. Niềm tin
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 22; Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa những sai lệch chuẩn mực là

  1. Cung cấp hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị, thẩm mĩ
  2. Hình thành và ủng hộ những hành vi tích cực, lên án những hành vi sai lệch
  3. Hướng dẫn hành vi đúng, cá nhân tự nguyện rèn luyện, điều chỉnh hành vi cho phù hợp
  4. Cả ba phương án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết... Câu 23: Những hành vi vi phạm pháp luật là những hành vi:

  1.  Lệch chuẩn mực xét về mặt thống kê
  2. Lệch chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng xã hội đặt ra
  3. Lệch chuẩn mực chức năng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 24: Trong gia đình, người chồng quá cẩn thận, vợ làm xong cái gì xong anh ta cũng đi làm lại vì sợ rằng vợ làm ẩu, mất vệ sinh. Hành vi trên của anh chồng là biểu hiện của loại sai lệch hành vi nào?

  1. Sai lệch thụ động
  2. Sai lệch chủ động
  3. Sai lệch chuẩn mực
Đáp án Bạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến sai lệch hành vi xã hội:

  1. Do cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ về các chuẩn mực xã hội do đó dẫn đến vi phạm
  2. Cá nhân không chấp nhận các chuẩn mực xã hội, quan niệm riêng của cá nhân có điểm khác với chuẩn mực chung
  3. Cá nhân biết sai nhưng vẫn cố tình vi phạm chuẩn mực chung
  4. Cả ba phương án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG V: Hoạt động nhận thức

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

(1)….là hiện tượng tâm lý đơn giản nhất mở đầu cho hoạt động nhận thức và cũng mở đầu cho đời sống tâm lý con người.    

  1. Tri thức
  2. Ý chí
  3. Cảm giác
  4. Nhận thức
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Các đặc điểm của cảm giác:

  1. Cảm giác là quá trình nhận thức, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc
  2. Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, những thuộc tính này không liên kết với nhau
  3. Cảm giác không chỉ phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng mà còn phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể
  4. Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
  5. Tất cả các phương án trên đều đúng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Tính nhạy cảm của các giác quan là:

  1. Khả năng của các giác quan đảm nhận kích thích trực tiếp tác động đến các giác quan đó
  2. Khả năng của các giác quan đảm nhận kích thích trực tiếp
  3. Khả năng nhận thức mọi vật xung quanh
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Là giới hạn mà ở đó kích thích gât ra được cảm giác được gọi là:

  1.  Kích thích
  2. Giới hạn cảm giác
  3. Ngưỡng của cảm giác
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác gồm:

  1.  Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tuyệt đối phía trên
  2. Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tuyệt đối phía dưới
  3. Ngưỡng phía dưới, ngưỡng phía trên
  4. Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tối đa
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Giới hạn giữa ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên được gọi là

  1.  Vùng cảm giác được
  2. Vùng cảm nhận
  3. Vùng giới hạn
  4. Vùng xác định
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Tri giác và cảm giác đều là nhận thức cảm tính. Vì chúng đều phản ánh cái (1)…, nhưng tri giác là mức độ nhận thức (2)…cảm giác. Tri giác phản ánh…(3) các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.

  1. (1) Bên ngoài, (2) cao hơn, (3) trọn vẹn
  2. (1) Chi tiết, (2) lý tính hơn, (3) cao hơn
  3. (1) Cụ thể, (2) cao hơn, (3) trọn vẹn
  4. (1) cao hơn, (2) chi tiết, (3) trọn vẹn
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:

  1. Phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng
  2. Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn
  3. Quá trình tâm lý
  4. Chỉ xuất hiện khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác” đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lý học?

  1. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp
  2. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem
  3. Tôi có cảm giác việc ấy đã xảy ra lâu lắm rồi
  4. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong tôi
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Muốn có một cảm giác nào đó xảy ra thì cần:

  1.  Có kích thích tác động trực tiếp vào giác quan
  2. Kích thích tác động vào vùng cảm giác được
  3. Loại kích thích đặc trưng của cơ quan phân tích
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng cho tư duy?

  1. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các suy nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện tượng đã tri giác dưới đây
  2. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng
  3. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Luận điểm nào đúng với tình huống có vấn đề?

  1.  Có tính chủ quan, không mang tính khách quan
  2. Hoàn toàn do khách quan quy định
  3. Vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan
  4. Làm nảy sinh tư duy và tư duy luôn giải quyết được vấn đề của tình huống
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy chia thành mấy loại? Tên gọi cụ thể?

  1.  3 loại: Tư duy trực quan- hành động; tư duy trực quan- hình ảnh; tư duy trừu tượng
  2. 2 loại: tư duy trực quan- hành động; tư duy trực quan- hình ảnh
  3. 2 loại: Tư duy trực quan hình ảnh; tư duy trực quan trừu tượng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau: “Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì”?

  1. Tính có vấn đề của tư duy
  2. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
  3. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
  4. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG VI: Xúc cảm và tình cảm

Câu 1: Khái niệm xúc cảm, tình cảm được hiểu là:

  1.  Xúc cảm, tình cảm là nét đặc trưng của đời sống tâm lý cá nhân, nên nó thuộc về một chủ thể nhất định.
  2. Xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ.
  3. Xúc cảm, tình cảm là hai mức độ biểu hiện thái độ cảm xúc khác nhau của con người.
  4. Xúc cảm, tình cảm là thái độ của cá nhân.
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Các hiện thực khách quan tác động đến xúc cảm, tình cảm:

  1.  Hiện tượng trong tự nhiên
  2. Hiện tượng trong xã hội
  3. Hiện tượng xảy ra trong bản thân
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Điểm khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm là:

  1.  Xúc cảm có cả ở người và động vật
  2. Xúc cảm là một quá trình tâm lý
  3. Xúc cảm là một thuộc tính tâm lý
  4. Phương án A và B
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Ba mặt thể hiện sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm là:

  1. Tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý- thần kinh
  2. Tính đặc biệt, tính có điều kiện, tính phản xạ
  3. Tính xã hội, tính lịch sử, tính bản năng
  4. Tính xã hội, tính ổn định, tính lịch sử
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Được biểu hiện ở chỗ nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ thể nhận thức rõ ràng là biểu hiện đặc trưng nào của tình cảm?

  1.  Tính nhận thức
  2. Tính xã hội
  3. Tính khái quát
  4. Tính ổn định
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá trình:

  1.  Tổng hợp hóa
  2. Động hình hóa
  3. Khái quát hóa
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Trạng thái “dâng trào cảm hứng” mà nhà thơ, nhà văn, người họa sĩ, nhà phát minh…từng thể hiện trong quá trình làm việc của mình đều có liên quan chặt chẽ với tính cảm của họ. Điều này thể hiện vai trò gì của tình cảm?

  1.  Ý nghĩ đặc biệt trong công việc sáng tạo
  2. Ý nghĩa trong việc bộc lộ cảm xúc
  3. Ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Thể hiện độ rung cảm của con người đối với cái đẹp, cái hoàn thiện là biểu hiện của:

  1.  Tình cảm đạo đức
  2. Tình cảm trí tuệ
  3. Tình cảm thẩm mĩ
  4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết... Câu 9: Thể hiện thái độ của con người đối với sự khám phá thế giới: lòng ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học,..là biểu hiện của:

  1.  Tình cảm đạo đức
  2. Tình cảm trí tuệ
  3. Tình cảm thẩm mĩ
  4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Phản ánh thái độ của con người đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (tình cảm mẹ con, bầu bạn..) là biểu hiện của:

  1. Tình cảm đạo đức
  2. Tình cảm trí tuệ
  3. Tình cảm thẩm mĩ
  4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Trí tuệ cảm xúc là:

  1. Khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp
  2. Là một dạng cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động, con người có thể không làm chủ được mình, không ý thức được hậu quả của mình.
  3. Là một dạng khác của xúc cảm, có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó
  4. Là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: “Tính trong như đã, mặt ngoài còn e” biểu hiện đặc trưng nào của tình cảm? Tính nhận thức

  1. Tính chân thực
  2. Tính ổn định
  3. Tính xã hội
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đã khiến Thu cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương là biểu hiện đặc trưng nào của tình cảm?

  1.  Tính nhận thức
  2. Tính chân thực
  3. Tính ổn định
  4. Tính xã hội
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: “Giận cá chém thớt” biểu hiện quy luật nào?

  1.  Quy luật thích ứng
  2. Quy luật di chuyển
  3. Quy luật lây lan
  4. Quy luật hình thành tình cảm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 15: “Xa thương, gần thường” biểu hiện quy luật nào?

  1.  Quy luật thích ứng
  2. Quy luật di chuyển
  3. Quy luật lây lan
  4. Quy luật hình thành tình cảm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 16: “Năng mưa thì giếng năng đầy/ Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” là biểu hiện của quy luật nào?

  1. Quy luật thích ứng
  2. Quy luật di chuyển
  3. Quy luật lây lan
  4. Quy luật hình thành tình cảm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 17: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là biểu hiện của quy luật nào?

  1.  Quy luật thích ứng
  2. Quy luật di chuyển
  3. Quy luật lây lan
  4. Quy luật hình thành tình cảm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 18: Hiện tượng ghen tuông trong quan hệ vợ chồng hay trong tình yêu nam nữ là biểu hiện của quy luật:

  1.  Thích ứng
  2. Pha trộn
  3. Di chuyển
  4. Lây lan
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 19: Câu ca “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua” là sự thể hiện vai trò của tình cảm với: 

  1. Hành động
  2. Nhận thức
  3. Năng lực
  4. Cả A,B,C.
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG VII: Ý chí

Câu 1: “….là một hiện tượng tâm lý gắn liền với hành động, với chức năng giúp con người vượt qua khó khăn để đạt mục đích đề ra”. Từ còn thiếu trong dấu ba chấm là:

  1. Tình cảm
  2. Xúc cảm
  3. Trí tuệ
  4. Ý chí
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Ý chí chỉ xuất hiện trong hoạt động nào?

  1.  Hoạt động có khó khăn trở ngại
  2. Hoạt động học tập
  3. Hoạt động giao tiếp
  4. Tất cả các phương án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: “Ý chí là một…(1) cá nhân. Ý chí không được sinh ra mà được (2)…, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với (3)…và thiếu thốn trong cuộc sống”.

Các từ còn thiếu để hoàn thành nhận định trên là:     

  1. (1) Thuộc tính tâm lý; (2) hình thành; (3) khó khăn
  2. (1)Thuộc tính tâm lý cá nhân; (2) phát triển; (3) bất hạnh
  3. (1) Đặc trưng; (2) hình thành; (3) khó khăn
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: “Đêmôtxten là nhà hùng biện cổ Hy Lạp, lúc đầu ông là người nói ngọng, nhưng ông đã quyết tâm ngậm sỏi vào mồm và đứng nói trước bờ biển, nhờ vậy, ông trở thành nhà hùng biện nổi tiếng”. Ví dụ trên là sự thể hiện:

  1.  Quan hệ của ý chí với nhận thức
  2. Quan hệ của ý chí với tình cảm
  3. Sức mạnh của ý chí và hiện thực
  4. Cả A và B
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Phản ánh năng lực thực hiện các hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn” là biểu hiện của:

  1. Xúc cảm
  2. Tình cảm
  3. Nhận thức
  4. Ý chí
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Bất kỳ công việc gì Hương cũng làm đến cùng, dù công việc khó đến mấy, chưa bao giờ Hương bỏ giữa chừng. Là biểu hiện phẩm chất nào của ý chí?

  1.  Tính mục đích
  2. Tính độc lập
  3. Tính quyết đoán
  4. Tính kiên trì
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Lúc làm bài cũng như trong những việc khác, Hương thường đưa ra các quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở cân nhắc kĩ lưỡng, với một niềm tin mãnh liệt vào bản thân là biểu hiện phẩm chất nào của ý chí?

  1. Tính mục đích
  2. Tính độc lập
  3. Tính quyết đoán
  4. Tính kiên trì
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Giai đoạn chuẩn bị của hành động ý chí được thể hiện qua biểu hiện nào dưới đây?

  1. Kìm hãm các hành động bên ngoài
  2. Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện, tiến hành hành động
  3.  Đấu tranh động cơ.
  4. Đáp án B và C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Các phẩm chất của ý chí bao gồm:

  1.  Tính mục đích
  2. Tính độc lập
  3. Tính quyết đoán
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?

  1.  Có mục đích
  2. Có sự khắc phục khó khăn
  3. Tự động hóa
  4. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Là một hiện tượng tâm lý, ý chí phản ánh:

  1. Bản thân hành động
  2. Phương thức hành động
  3. Mục đích hành động
  4. Năng lực thực hiện
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của mình là:

  1.  Tính tự kiềm chế, tự chủ
  2. Tính kiên trì
  3. Tính độc lập
  4. Tính quyết đoán
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Chúng ta đắn đo chốc lát rồi từ chối lời mời đi uống cafe của một người bạn vì không sắp xếp được thời gian là biểu hiện của loại hành động ý chí nào?

  1. Hành động ý chí đơn giản
  2. Hành động ý chí cấp bách
  3. Hành động ý chí phức tạp
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: Mai đã hứa với mẹ là học thật giỏi để mẹ vui. Vì vậy, dù bài tập khó đến mấy em cũng cố gắng làm xong mới đi ngủ. Đây là biểu hiện của:

  1.  Kĩ xảo
  2. Thói quen
  3. Vô thức
  4. Ý chí
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 15: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là biểu hiện phẩm chất nào của ý chí?

  1.  Tính tự kiềm chế, tự chủ
  2. Tính kiên trì
  3. Tính độc lập
  4. Tính quyết đoán
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG VIII: Nhân cách

Câu 1: Trong khoa học xã hội, khái niệm con người được hiểu là:

  1.  Một thực thể sinh học, xã hội
  2. Một chủ thể đặc biệt
  3. Một cá nhân độc lập hoàn toàn
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Nhân cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Chữ “tổ hợp” có nghĩa là:

  1.  Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
  2. Trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình và con người nhưng cái chung này ( gọi tắt là kinh nghiệm- xã hội- lịch sử) đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
  3. Những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Nhân cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Chữ “giá trị xã hội ” có nghĩa là:

  1.  Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
  2. Trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình và con người nhưng cái chung này ( gọi tắt là kinh nghiệm- xã hội- lịch sử) đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
  3. Những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Yếu tố giữ chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách là:

  1. Hoạt động của cá nhân
  2. Giao tiếp của cá nhân
  3. Giáo dục
  4. Môi trường sống
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách là:

  1. Giáo dục
  2. Hoạt động của cá nhân
  3. Tác động của môi trường sống
  4. Sự gương mẫu của người lớn
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:

  1. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách
  2. Tính ổn định của nhân cách
  3. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách
  4. Cả A,B,C
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Cấu trúc của nhân cách bao gồm:

  1.  Xu hướng và động cơ của nhân cách
  2. Khí chất và tính cách
  3. Khí chất và năng lực
  4. Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Các mức độ biểu hiện của năng lực:

  1.  Tư chất
  2. Thiên hướng
  3. Năng khiếu
  4. Cả ba phương án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Các kiểu khí chất bao gồm:

  1.  Kiểu khí chất linh hoạt
  2. Kiểu khí chất bình thản
  3. Kiểu khí chất nóng
  4. Cả ba phương án trên
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: “…là toàn bộ những phẩm chất cho phép con người hoạt động đạt được kết quả độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn thiện cao và có ý nghĩa xã hội to lớn. Đặc điểm của…là ở trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó”.

Từ còn thiếu trong dấu …là:

  1. Năng khiếu
  2. Tài năng
  3. Thiên tài
  4. Thiên hướng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Tư chất là:

  1. Mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân
  2. Những phẩm chất đầu tiên của năng lực được bộc lộ trong hoạt động trên cơ sở của những nhân tố nhất định
  3. Là toàn bộ những phẩm chất làm cho hoạt động của con người trong một hoặc vài năng lực đạt được kết quả đặc biệt, làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng học tập,..
  4. Là trình độ phát triển cao nhất của tài năng, cho phép con người tạo ra một cái gì mới mẻ về nguyên tắc trong một lĩnh vực hoạt động mang ý nghĩa lịch sử xã hội và mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động đó.
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Cấu trúc của năng lực gồm mấy thành phần?

  1. Ba
  2. Hai
  3. Bốn
  4. Năm
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13:“…là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả”

Từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm là:  

  1.  Năng lực
  2. Tài năng
  3. Thiên tài
  4. Thiên hướng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: Đối tượng tạo ra lý tưởng bao giờ cũng được cá nhân nhận thức, thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với đời sống riêng của mình.

Nội dung trên đang nói về:

  1. Mặt nhận thức của lý tưởng
  2. Mặt tình cảm của lý tưởng
  3. Mặt hành động của lý tưởng
Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 15: Người mang kiểu khí chất này rất dễ ghép mình vào hoàn cảnh, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ kìm hãm những phản ứng có tính chất bột phát cá nhân, dễ bỏ thói quen xấu, nhanh chóng làm quen với công việc là biểu hiện của kiểu khí chất nào?

  1. Kiểu khí chất linh hoạt
  2. Kiểu khí chất bình thản
  3. Kiểu khí chất nóng 

Đáp ánBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *