Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế?

Thứ nhất, Luật quốc tế cổ đại 

  • Hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai con sông Tigơrơ và Ơphơrát) và Ai Cập (khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 TCN), rồi sau đó là một số khu vực khác như Ân Độ, Trung Quốc và ở phương Tây như Hy Lạp, La Mã…
  • Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hê giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao. 
  • Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học pháp lý quốc tế.

Thứ hai, luật quốc tế trung đại 

  • Xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại quốc gia khác (đầu tiên là vào năm 1455). 
  • Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi khu vực, mang tính liên khu vực, liên quốc gia. 
  • Hình thành một số trung tâm luật quốc tế (ở Tây Âu, Nga, Tây – Nam Địa Trung Hải, Ân Độ, Trung Hoa) và khoa học luật quốc tế thế kỷ XVI

Thứ ba, Luật quốc tế cận đại

  • Ghi nhận sự hình thành của các nguyên tắc mới của luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Luật quốc tế phát triển trên cả hai phương diện, luật thực định (với sự xuất hiện các chế định về công nhận, kế thừa quốc gia, bổ sung nôi dung mới của Luật ngoại giao, lãnh sự, Luật lệ chiến tranh…) và khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của các quy phạm, các ngành luật cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định luật quốc tế trước những thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế). 
  • Mặt hạn chế của luật quốc tế thời kỳ này là vẫn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa.

Thứ tư, luật quốc tế hiện đại

  • Nửa đầu thế kỷ XX, nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế… Song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế như Luật biển, Luật hàng không quốc tế, Luật điều ước quốc tế.
  • Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung gắn với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *