Giống nhau:
– Dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có thể hiểu phê chuẩn và phê duyệt đều là những hành vi pháp lý do quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tiến hành. Các chủ thể khác có thể là các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế liên quốc gia, các chủ thể đặc biệt như Hồng Kông, Macau, Đài Loan.
– Mục đích của phê chuẩn và phê duyệt là nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định.
– Làm điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực đối với quốc gia tham gia điều ước quốc tế.
– Có giá trị pháp lý ngang nhau.
– Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường do các bên thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của văn bản điều ước.
– Phê chuẩn và phê duyệt áp dụng cả với điều ước quốc tế song phương và đa phương.
Khác nhau:
Tiêu chí | Phê chuẩn | Phê duyệt |
Thẩm quyền | – Quốc hội
– Chủ tịch nước |
– Chính phủ |
Đối tượng | – Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
– Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước. – Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội. |
Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau đây phải được phê duyệt:
– Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực; – Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. |
Mức độ quan trọng | Cao hơn | Thấp hơn |