Quốc tịch là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia
– Quốc tịch có tính ổn định, thường xuyên và bền vững về thời gian và không gian
+ Khi mang quốc tịch, công dân phải chịu sự chi phối của quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu
+ Mối quan hệ này chỉ chấm dứt trong những trường hợp đặc biệt: xin thôi quốc tịch, bị mất quốc tịch…
– Quốc tịch là trạng thái pháp lý và chính trị xác định mối liên hệ pháp lý giữa công dân và Nhà nước:
+ Thể hiện ở quyền và nghĩa vụ
+Mang tính chất giai cấp rõ rệt và sâu sắc: việc quy định họ có những quyền và nghãi vụ gì phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị
– Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa nhà nước và công dân: thể hiện quyền và nghĩa vụ của 2 bên: nhà nước và công dân
– Quốc tịch gắn bó với mỗi cá nhân cụ thể và không thể chia sẻ cho người khác: việc thay đổi quốc tịch của một người không làm người khác thay đổi theo
– Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia
+ Trong quan hệ đối ngoại, quốc tịch là cơ sở để quóc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân mình
+ Là cơ sở để quốc gia từ chối dẫn độ tội phạm đối với công dân mình