Nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc không phân biệt đối xử trong luật kinh tế quốc tế?
Nguyên tắc đối xử quốc gia: Trên cơ sở của nguyên tắc không phân biệt đối xử, đây cũng là chế độ đối xử được dành một cách đơn phương hoặc theo điều ước quốc tế cùa một quốc gia dành cho pháp nhân, hàng hoá, dịch vụ nước ngoài được hưởng một chế độ đối xử không kém thuận lợi hơn so với pháp nhân, thể nhân, hàng hoá, dịch vụ của nước mình. Nguyên tắc này tạo ra sự bình đẳng giữa pháp nhân, thể nhân, hàng hoá, dịch vụ nước ngoài với pháp nhân, hàng hoa, dịch vụ trong nước.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Đây là nguyên tắc thể hiên sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác kinh tế mà nội dung cụ thể của nó đặt ra yêu cầu các quốc gia không được phân biệt đối xử đối với thể nhân, pháp nhân của quốc gia khác, không được đặt thể nhân, pháp nhân của quốc gia này vào vị trí thấp kém hơn so với thể nhân, pháp nhân của quốc gia sở tại hoặc quốc gia khác. Nguyên tắc này không đụng chạm đến quyền dành ưu đãi đặc biệt hay điều kiện đãi ngộ ưu đãi hơn. Nói cách khác, nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu mỗi quốc gia có nghĩa vụ không được đối xử đối với một quốc gia nào đó thấp hơn mức bình thường chung trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau.