Cơ sở: Khi có hành vi sai phạm quốc tế, quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế, là hệ quả của hành vi sai phạm quốc tế. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia có nội dung chính là ba nghĩa vụ phát sinh theo luật pháp quốc tế áp đặt lên cho quốc gia có hành vi sai phạm:
- Nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bị vi phạm;
- Nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm và không được tái phạm và
- Nghĩa vụ khắc phục hậu quả cho thiệt hại gây ra.
Nghĩa vụ khắc phục hậu quả phải được thực hiện đầy đủ cho tất cả thiệt hại phát sinh, bao gồm thiệt hại vật chất và tinh thần. Khi xem xét hình thức và nội dung khắc phục hậu quả trong một vụ việc cụ thể, cần xem xét đến liệu quốc gia bị thiệt hại hay cá nhân, tổ chức liên quan có đóng góp vào thiệt hại gây ra bằng hành vi cô hay hay vô ý của mình hay không. Nói cách khác, nếu quốc gia chịu thiệt hại có hành động hoặc không hành động một cách cố ý hay vô ý làm cho thiệt hạn tăng lên thì có thể là yếu tố để giảm mức độ khắc phục hậu quả. Điều này khá tương tự như nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm trong pháp luật dân sự Việt Nam.