Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

[VPLUDVN] Theo  Khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam bao gồm:

+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Từ quy định trên, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm 2 trường hợp như sau.

+ Trường hợp 1: Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp này; phải áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả. Hiện nay Việt Nam là thành viên của những điều ước quốc tế như: Công ước Bern; Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ…

+ Trường hợp 2: Trường hợp nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì pháp luật Việt Nam sẽ tiến hành bảo hộ trong các trường hợp sau:

  • Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
  • Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày; kể từ khi tác phẩm được công bố ở quốc gia khác.

Các quy định cụ thể.

Công ước Bern có hiệu lực ở Việt Nam từ năm 2004. Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến quyền tác giả; đặc biệt là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài phải tuân theo Công ước này. Về nguyên tắc, vì điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng đầu tiên nên nội dung trong bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài chủ yếu nằm trong Công ước này.

Công ước Bern bao gồm những vấn đề sau:

– Nguyên tắc bảo hộ tự động: Quyền tác giả của tổ chức, cá nhân nước ngoài phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Nội dung nguyên tắc này cũng đã được cụ thể hóa trong Luật sở hữu trí tuệ 2005.

– Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc này được hiểu là Việt Nam sẽ phải dành sự bảo hộ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của công dân quốc gia thành viên như là đối với công dân Việt Nam. Tức luật Việt Nam bảo hộ tác phẩm của công dân mình như thế nào thì phải bảo hộ như thế đối với công dân quốc gia khác cũng là thành viên của Công ước.

Do đó, tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam và sẽ được hưởng quyền tác giả (bao gồm quyền tài sản, quyền nhân thân) như tác giả là công dân Việt Nam.

– Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Các tổ chức, cá nhân của quốc gia là thành viên của Công ước sẽ được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam. Thậm chí kể cả khi chúng không được bảo hộ tại quốc gia gốc.

– Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào; hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ). Quy định nhằm được áp dụng đối các tổ chức, cá nhân không là thành viên của Công ước Bern; mà vẫn được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam; giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *