Khái niệm luật biển quốc tế

1. Khái niệm luật biển quốc tế

Trái đất có 71% là biển cả (khoảng 362 triệu km2). Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất, nằm giữa châu Á và châụ Mỹ, với diện tích 180 triệu km2, bằng diện tích của Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Toàn bộ diện tích đất liền trên thế giới có thể chứa gọn trong lòng Thái Bình Dương. Đại Tây Dương ỉà đại dương lớn thứ hai, rộng khoảng 106 triệu km2, nằm giữa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Ấn Độ Dương nằm ở phía nam Ấn Độ, với diện tích khoảng 75 triệu km2. Biển cả bao gồm ba thành phàn chính:

– Khối nước biển, chiếm 97,3% toàn bộ lượng nước của hành tinh. Cột nước này chứa nhiều tài nguyên sinh vật cũng như tài nguyên không sinh vật hòa tan trong nước.

– Thềm lục địa, chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi. Thềm lục địa và đáy đại dương có tiềm năng dầu khí gấp hai lần so với trên đất liền. Từ cuối thế kỉ XX đến nay, phần lớn sản lượng dầu và khí được khai thác ở thềm lục địa.

– Đáy đại dương và các dãy núi đại dương, nơi chứa đựng các loại quặng đa kim như đồng, titan, sắt và mangan…

Biển chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bên cạnh những giá trị khác như công nghiệp, giao thông, điều hòa khí hậu, hấp thụ và tiêu thụ chất thải. Biển cả là môi trường thông thương, qua bao thế kỉ các tư tưởng đã được truyền bá, con người và hàng hóa đã được vận chuyển. Biển cả gắn liền với các phát hiện lớn, hoạt động truyền đạo và các cuộc viễn chinh. Biển cả còn là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho cuộc sống của con người. Cùng với trồng trọt, săn bắn và hái lượm, nghề đánh cá biển cũng đã sớm phát triển, đóng một vai trò không thể thiếu trong hoạt động cùa con người, kể cả ngày nay.

Biến đã đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của loài người. Không có biển thì sẽ không có thế giới ngày nay. Biển cho phép xây dựng và phát triển những nền văn minh. Sớm bước ra biển, những nền văn minh nhân loại như Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ… đã có thể mở rộng ảnh hưởng, tác động tới sự phát triển tinh thần, đạo đức và vật chất của phần lớn trái đất. Nhờ có biển, các quốc gia có lãnh thổ đất liền không lớn, dân số không nhiều đã có thể vươn lên nắm giữ các vị trí về chính trị và thương mại. Xu hướng tiến ra biển thể hiện rõ nét trong lịch sử phát triển của các quốc gia. Với sự bùng nổ về dân sổ, nguồn tài nguyên trên đất liền dần cạn kiệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các mối quan tâm ngày càng tăng về môi trường, an ninh – quốc phòng, biển lại càng đỏng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cộng đồng quốc tế. Hướng ra biển, “làm chủ” biển và đại dương là xu thế không thể đảo ngược. Nhằm điều hòa lợi ích của các quốc gia ở trên biển và sử dụng, khai thác biển một cách hòa bình, cần phải xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó các nước có quyền lực, ảnh hưởng lớn cũng phải tuân thủ nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế. Đó là trật tự công bằng trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Những tư tưởng về khai thác, sử dụng biển đã hình thành trong lịch sử phản ánh cuộc đấu tranh trong việc xây dựng một trật tự pháp lý trên biển; các nguyên tắc, qui phạm của Luật biển quốc tể từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, sau năm 1945 quá trình pháp điển hóa Luật biển quốc tế diễn ra mạnh mẽ với thành tựu về lập pháp là Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Luật biển quốc tế bao gồm các nguyên tắc, quy phạm do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật biển quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế nhằm thiết lập quy chế pháp lý các vùng biển và các hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ biển cũng như quan hệ hợp tác, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể. Luật biển quốc tế là một ngành luật độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế, thể hiện bản chất và quá trình phát triển của Luật quốc tế.

2. Đặc điểm của Luật biển quốc tế

2.1 Chủ thể của Luật biển quốc tế

* Quốc gia

Xuất phát từ việc sử dụng và khai thác biển, có thể xác định chủ thể tham gia quan hệ Luật biển quốc tế trước hết là các quốc gia. Điều 305 UNCLOS 1982 quy định: Công ước để ngỏ cho tất cả các quốc gia tham gia.

Quốc gia là chủ thể phổ biến của Luật biển quốc tế. Biển liên quan đến mọi mặt của đời sống một quốc gia. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, biển không chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn đặc biệt quan trọng đối với an ninh, quốc phòng và môi trường. Tất cả những lĩnh vực này đều quan hệ mật thiết đến lợi ích thiết thực và sống còn của mỗi quốc gia.

Về phương diện pháp lý, các quốc gia bình đẳng và Luật biển quốc tế với các nguyên tắc và quy phạm pháp luật đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia thông qua các quy định cụ thể về nhóm quốc gia như: quốc gia có biển, quốc gia không có biển, quốc gia bất lợi về địa lí, quốc gia quần đảo, quốc gia đảo… Nhóm quốc gia và mỗi quốc gia có đặc thù riêng về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, vì vậy lợi ích mà biển mang lại sẽ khác nhau. Với những quy định của Luật biển quốc tế, những khác biệt về tự nhiên không làm thay đổi tính chất bình đẳng của quốc gia với tư cách là chủ thể luật quốc tể cũng như quá trình quản lý, khai thác và sử dụng biển.

* Tổ chức quốc tế liên chính phủ

Phù hợp với lý luận về chủ thể luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ được xác định là chủ thể phái sinh của Luật biển quốc tế. Cho đến đầu thế kỉ XX, các tổ chức quốc tế liên quan đến biển phát triển chưa nhiều, phần lớn đều hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống như nghề cá hoặc hàng hải. Chỉ đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì hàng loạt tổ chức quốc tế về biển mới hình thành, như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức khí tượng quốc tế (WMO), Tổ chức hợp tác kinh tế biển Đen (BSEC)… So với thời kì trước, các tổ chức thời kì này trở nên đa dạng, phong phú. Trong số đó, nhiều tổ chức đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động pháp điển hóa Luật biển quốc tế như UN thông qua ba hội nghị về Luật biển.

Điều 305 và Phụ lục IX UNCLOS 1982 quy định khá chi tiết về sự tham gia với tư cách thành viên UNCLOS 1982 của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Trên cơ sở UNCLOS 1982, một sổ tổ chức quốc tế cũng đã được thành lập và tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng các vùng biển như Cơ quan quyền lực quản lí Vùng di sản chung (mục 4 phần XI UNCLOS 1982).,. Ngày nay, vấn đề bảo vệ biển và giải quyết tranh chấp về biển luôn là nội dung quan trọng trong hợp tác quốc tế theo khuôn khổ của luật pháp, vì vậy sự tham gia và vai trò của các tổ chức quốc tế ngày càng quan trọng.

* Một số chủ thể khác

Ngoài quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ, một số thực ‘thể khác như dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, vùng lãnh thổ cũng được coi là chủ thể của Luật biển quốc tể.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, do tình trạng pháp lý đặc biệt, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết ít khi trực tiếp tham gia các hoạt động khai thác, sử dụng biển. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 305 UNCLOS 1982, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết có thể trở thành thành thành viên của UNCLOS 1982. Ngoài ra, trong một số điều khoản khác của UNCLOS 1982 cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đặc biệt này. Chang hạn, Điều 140 khoản 1 UNCLOS 1982 quy định: “Các hoạt động trong Vùng được tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng trong phần này, là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự tri khác được Liên hợp quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng”.

Ngoài các chủ thể thông thường của Luật biển quốc tế là quốc gia và tổ chức quốc tế, UNCLOS 1982 có đề cập đến khái niệm “nhân loại” (mankind) trong nguyên tắc “Vùng và tài nguyên trên Vùng là di sản chung của nhân loại”. Vậy, “nhân loại” có phải là chủ thể của Luật biển quốc tế hay không? Theo tư duy lô gíc, khái niệm này được hiểu theo hướng bao gồm tất cả các quốc gia trên bề mặt trái đất. Đó là một. cách nói khác đi về thế giới bao gồm cộng đồng các quốc gia, vì vậy không cần thiết cỏ sự phân biệt “nhân loại” như một chủ thể độc lập với quốc gia.

Mặc dù có sự tham gia nhất định vào quá trình khai thác, sừ dụng biển, chẳng hạn như thăm dò, khai thác Vùng di sản chung của loài người theo Điều 153 UNCLOS 1982, cá nhân, pháp nhân không phải là chủ thể của Luật biển quốc tế. Sự tham gia của các thực thể này không mang tính độc lập vì phụ thuộc vào ý chí cùa các quốc gia. UNCLOS 1982 quy định các thực thể này chỉ được tiến hành thăm dò, khai thác Vùng di sản chung nếu như được sự bảo trợ của quốc gia mà cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch hoặc sự bảo trợ của quốc gia kiểm soát thực sự cá nhân, pháp nhân đó.

2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật biển quốc tế

Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tể, Luật biển quốc tế điều chinh các quan hệ mang tính liên quốc gia. Đây là điểm phân biệt giữa Luật biển quốc tế với các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động trên biển là hoạt động đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng và nhằm phục vụ những lợi ích khác nhau. Vì vậy càn có sự phân biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Luật biển quốc tế với đối tượng điều chỉnh của một ngành luật cũng có yếu tố quốc tế và liên quan đến không gian biển, đó là Luật hàng hải.

Luật biển quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể khác phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển. Với tính chất này, các quy phạm của Luật biển quốc tế quy định quyền và nghĩa vụ của quốc gia hay các chủ thể khác, khi những chủ thể này tham gia các quan hệ về sử dụng, khai thác biển với tính chất là các vùng biển có quy chế pháp lý khác nhau. Đây là những quan hệ về xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển, về hợp tác trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển, về bảo vệ môi trường biển, về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển…

Vởi tính chất là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hàng hải là những quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng và khai thác tàu thuyền, khi các phương tiện này hoạt động trên các vùng biển, chẳng hạn như xác định địa vị pháp lý của tàu thuyền, giải quyết tranh chấp khi sử dụng tàu vào các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, khi xảy ra sự cố hàng hải, an ninh trên biển…

Tuy nhiên, vì cùng là những ngành luật liên quan đến không gian biển nên Luật biển quốc tế và Luật hàng hải có mối quan hệ chặt chẽ. Một số quan hệ vừa có thể là đối tượng điều chỉnh cùa Luật biển quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của Luật hàng hải, chẳng hạn như họp tác quốc tế để bảo đảm an ninh trên biển và an toàn hàng hải, hợp tác quốc tể bảo vệ môi trường biển…

Đối tượng điều chỉnh của Luật biển quốc tế cũng khác với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc tế. Cùng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế nhưng nếu như Luật biển quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển thì Luật hàng không quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng vùng trời trong hoạt động hàng không dân dụng, Luật điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình đàm phán, kí kết điều ước quốc tế…

2.3 Cơ chế hình thành Luật biển quốc tế

Trong lịch sử cũng như trong hiện tại và tương lai, biển luôn tỏ rõ vai trò là một trong số những yếu tố quan trọng để con người có thể giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề lương thực, năng lượng, nguyên liệu và hơn nữa là vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất. Vì vậy, thiết lập trên biển một trật tự pháp lý quốc tế là yêu cầu của mọi thời đại. Quá trình hình thành và phát triển của Luật biển quốc tể đánh dấu những bước thay đổi cơ bản trong tư duy nhận thức của con người về môi trường tự nhiên gắn với sự phát triển chung của lịch sử nhân loại. Những thay đổi về tư duy đó tạo cho Luật biển quốc tế những bước ngoặt lớn, mang tính thời đại trong tiến trình phát triển chung của luật quốc tế.

Cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc tế, các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật biển quốc tế thoà thuận xây dựng thông qua hai hình thức: thoả thuận công khai, minh bạch bằng việc kí kết các điều ước quốc tế hoặc thoả thuận ngầm định bằng việc thừa nhận các tập quán hình thành trong thực tiễn khai thác, sử dụng biển như là các quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc. Dù thông qua hình thức nào, cơ chế hình thành các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tế phải dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể. Mọi sự lừa dối, ép buộc, bất bình đẳng trong quá trình hình thành các nguyên tắc và quy phạm Luật biển quốc tế đều làm cho các nguyên tắc và quy phạm đó trở nên vô hiệu và không có giá trị ràng buộc đối với các bên chủ thể.

Luật quốc tế được hình thành với hai nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế nhưng khác với các ngành luật khác và cũng là đặc thù của Luật biển quốc tế, đó là vai trò của tập quán trong cơ chế hình thành ngành luật này.

2.4 Cơ chế thực thi Luật biển quốc tế

Vấn đề thực thi Luật biển quốc tế cũng không nằm ngoài cơ chế chung của việc thực thi luật quốc tế. Theo UNCLOS 1982, các quốc gia có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tại những vùng biển này, quốc gia ven biển có quyền thiết lập một trật tự pháp luật quốc gia phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 để đảm bảo quyền và lợi ích của quốc gia trong tiến hành các hoạt động khai thác và sử dụng biển. Trên biển cả và Vùng, quốc gia phải tôn trọng các quy định của Luật biển quốc tế khi tham gia các hoạt động hợp tác trong khai thác và sử dụng biển.

Các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tế được các chủ thể bảo đảm thi hành thông qua cơ chế tự cưỡng chế, bao gồm cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế tập thể. Đây cũng là cơ chế thực thi chung của luật quốc tế. Luật biển quốc tế đề cao sự tự nguyện thực hiện của các chủ thể. Trong trường hợp có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể khác, các bên có thể thoả thuận thông qua các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp. Sự thiết lập và thẳm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế cũng không phải là đương nhiên mà phải dựa trên ý chí của các bên tranh chấp.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *