1. Định nghĩa luật hàng không quốc tế
Theo Công ước Chicagô về Luật hàng không quốc tế được ký ngày 7 tháng 12 năm 1944, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất các quy phạm, các quy định và nguyên tắc xù sự cũng như tổ chức liên quan đến phương tiện bay hàng không, nhân sự hàng không, đường bay và dịch vụ hàng không trong tất cả các trường hợp mà sự thống nhất này có thể tạo thuận lợi và thúc đẩy lưu thông hàng không phát triển ngày càng tốt hơn.
Nhằm mục đích này, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã được thành lập năm 1944 theo quy định của Công ước Chicago và có thẩm quyền thông qua cũng như thay đổi các quy phạm cũng như các biện pháp và nguyên tắc xử sự có tính chất khuyến nghị liên quan đến:
– Hệ thống liên lạc và chỉ dẫn cho hoạt động hàng không, bao gồm cả hệ thống tín hiệu mặt đất;
– Những đặc tính của cảng hàng không.
– Các quy tắc lưu thông hàng không và các biện pháp kiểm soát lưu thông này.
– Ban hành li xăng cho nhân sự kỹ thuật và khai thác hàng không.
– Khả năng hoạt động hàng không của phương tiện bay.
– Đăng ký và chứng nhận phương tiên bay hàng không.
– Tập trung và trao đổi thông tin khí tượng.
– Tài liệu giấy tờ của phương tiên bay cùng bản đồ, lịch bay hàng không.
– Các thủ tục thuế quan và di, nhập cư.
– An ninh hàng không cho phương tiện bay, tiến hành điều tra các sự cố và tất cả các vấh đề liên quan đến an ninh và ổn định cùa lưu thông hàng không quốc tế.
Trên phương diện pháp lý, Luật hàng không quốc tế là tổng thể cắc nguyên tắc, quy phạm pháp lý, điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế trong lĩnh vực sử dụng khoảng không gian. Luật hàng không quốc tế là ngành luật mới được hình thành trong hê thống luật quốc tế, vì vậy quá trình phát triển cùa ngành luật này chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định của điều ước quốc tế vế hàng không. Mặt khác, dưới tác động của quá trình phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ hàng không, ngành luật này luôn có sự thay đổi cần thiết trong nội dung quy phạm hàng không của mình, nhất là các quy phạm kỹ thuật hàng không.
2. Các nguyên tắc của Luật hàng không quốc tế
Hoạt động hàng không được thực hiên trong môi trường hết sức đặc biệt, đòi hỏi phải đảm bảo an toàn – an ninh mang tính chất tuyệt đối cho mọi chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông hàng không quốc tế cũng như cho sự an toàn của từng quốc gia. Chính vì vậy, trong Luật hàng không quốc tế đã hình thành nên các nguyên tắc đặc thù của ngành luật này.
2.1 Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với vùng trời
Nguyên tắc này được ghi nhận ở ngay Điều 1 Công ước Chicagô 1944 với nội dung:
“Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ của mình”.
Nội dung của nguyên tắc này xác định, các quốc gia có quyền quyết định cụ thể chế độ pháp lý của vùng trời nước mình một cách độc lập cũng như quy định trình tự, thủ tục và các điều kiện mà phương tiên bay nước ngoài được phép sử dụng vùng trời quốc gia phải đáp ứng như phải có giấy phép hàng không trên cơ sở điều ước quốc tế hữu quan, phải chấp hành các quy định về cửa khẩu hàng không, hành lang bay, quy định sân bay được phép hạ cánh, độ cao bay… Đối với các chuyến bay không thường xuyên (chuyến bay bất thường) phải được sự cho phép đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tập hợp các quy định pháp lý nêu ứên hình thành nên chế định pháp lý về vùng trời quốc gia trong Luật hàng không quốc tế.
Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với vùng trời cùa mình có mục đích đảm bảo quyền lợi và lợi ích đa dạng cho mỗi quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trong quá trình sử dụng khoảng không gian cho hoạt động lưu thông hàng không quốc tế.
2.2 Nguyên tắc tự do bay trong vùng trời quốc tế
Theo Luật hàng không quốc tế, vùng trời quốc tế là khoảng không gian bao trùm lên biển cả, châu Nam cực và nằm ngoài đường biên giới quốc gia trên biển của từng quốc gia. Trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay có quyền tự do bay mà không cần phải xin phép bất kỳ chủ thể nào của luật quốc tế, đồng thời tất cả các phương tiện bay chỉ thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịch phương tiện bay. Tuy nhiên, quyền tự do bay trong không phận quốc tế không phải là tuyệt đối. Trong thời gian bay ở không phận này, các phương tiện bay phải chấp hành nghiêm chỉnh và tuần thù các quy định trong điều ước quốc tế về hàng không và trong các văn bản hàng không của ICAO mà không có một ngoại lệ bất kỳ nào.
Đối với vùng trời bao trùm lên vùng đặc quyền kinh tế, các phương tiện bay nước ngoài vẫn có quyền tự do bay. Công ước luật biển 1982 đã khẳng định quyền tự do bay có tính truyền thống trong vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế. Việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế rộng không quá 200 hải lý theo Công ước này không có ảnh hưởng tới quyền tự do bay nói trên. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế, nhiều quốc gia đã thiết lập vùng an ninh hàng không có chiều rộng 200 – 300 hải lý nhằm mục đích kiểm soát các chuyến bay hàng không, đảm bảo an ninh quốc gia như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Nhật Bản, Philipin, Hàn Quốc… Các nước thiết lập vùng an ninh hàng không yêu cầu các phương tiện bay phải thông báo các thông tin, dữ liệu cần thiết và hướng bay của mình trong thời gian đang hoạt động ở vùng an ninh hàng không nói trên.
2.3 Nguyên tắc đảm bảo an ninh cho hàng không dân dụng quốc tế
Tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh nguyên tắc đảm bảo an ninh cho hàng không dân dụng quốc tế là tiền đề cần thiết cho sự phát triển có hiệu quả của hàng không dân dụng quốc tế. Phù hợp với nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ sau đây:
– Thi hành các biện pháp đảm bảo kỹ thuật cần thiết cho hoạt động hàng không, sân bay hàng không, các dịch vụ và chuyến bay hàng không. Căn cứ vào các phụ bản kỹ thuật hàng không của Công ước Chicago 1944, các quốc gia trong khuôn khổ của ICAO và phụ thuộc vào hoàn cảnh cần thiết, theo từng thời kỳ nhất định, phải soạn thảo lại các quy định về các vấh đề kỹ thụật hàng không và áp dụng chúng trong thực tế nhằm mục đích đảm bảo cao nhất an toàn kỹ thuật cho các chuyến bay hàng không nói riêng và hoạt động lưu thông hàng không nói chung.
– Đấu tranh kiên quyết với các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong hoạt động hàng không dân dụng. Trong khuôn khổ ICAO đã soạn thảo và thông qua Phụ bản đặc biệt số 17 của Công ước Chicagô 1944 về an ninh hàng không, đồng thời dưới sự bảo trợ của ICAO, các quốc gia đã ký kết các công ước quốc tế toàn cầu có mục đích tổ chức và phát triển hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong cuộc đấu tranh với các hành vi can thiệp bất hợp pháp frong hoạt động hàng không dân dụng.
3. Nguồn của Luật hàng không quốc tế
3.1 Điều ước quốc tế
Công ước Chicagô 1944 về hàng không dân dụng quốc tế là nguồn quan trọng đầu tiên của Luật hàng không quốc tế, được ký kết ngày 7/12/1944 tại hội nghị quốc tế ở Chicagô (Hoa Kỳ). Công ước bao gồm 4 phần, 22 chương và 96 điều khoản. Công ước quy định các nguyên tắc cơ bản của Luật hàng không quốc tế và thành lập tổ chức hàng không dãn dụng quốc tế – ICAO. Công ước Chicagô 1944 là điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất trong lĩnh vực hàng không dân dụng, là một trong những văn bản pháp lý quốc tế được thừa nhận rộng rãi nhất.
Công ước Vacsava 1929 về thống nhất một số quy định trong vân chuyển hàng không dân dụng quốc tế là điều ước quốc tế có vị trí quan trọng nhất trong lĩnh vực dân sự hàng không quốc tế. Công ước này đã được bổ sung, sửa đổi bằng các Nghị định thư Lahaye 1955, Công ước Guadalara 1961, Nghị định thư Goatêmala 1971, bốn Nghị định thư Montrean 1975 tạo ra hệ thống Công ước Vacsava 1929 về vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế.
Hệ thống cầc công ước quốc tế về an ninh hàng không dân dụng là những điều ước quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực hình sự hàng không, bao gồm Công ước Tôkyô 1963, Công ước Montrean 1971 và Nghị định thư Montrean 1988. Hệ thống các cồng ước này nhằm ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không, đảm bảo an ninh hàng không dân dụng quốc tế.
3.2 Các quyết định của ICAO
Trong Luật hàng không quốc tế, các quy tấc, quy định về hàng không do ICAO soạn thảo và ban hành cũng được coi là nguồn của Luật hàng không quốc tế. Xét về giá tri pháp lý, các quyết định này không quan trọng bằng các điều ước quốc tế về hàng không. Tuy nhiên, trong thực tiễn hàng không dân dụng quốc tế, các văn bản quốc tế do ICAO ban hành có tác động ảnh hưởng to lớn trong quá trình phát triển hàng khồng dân dụng quốc tế và Luật hàng không quốc tế.
Các quyết định của ICAO chủ yếu đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế, các phương thức khuyến nghị về kỹ thuật hàng không. Các quy phạm kỹ thuật hàng không như vậy được cộng đồng quốc tế thông qua trong khuôn khổ ICAO, phù hợp với phương thức biểu quyết Contracting Out. Đây là phương thức thường được sử dụng trong quá trình xây dựng các quy phạm kỹ thuật. Theo phương thức này, các quy phạm quốc tế va biện pháp xử sự có tính khuyến nghị của ICAO sẽ được Hội đồng của ICAO thông qua với 2/3 số phiếu liên quan đến nhiều vấn đề của hàng không dân dụng quốc tế. Các quy phạm quốc tế và biện pháp xử sự này sẽ có hiệu lực ràng buộc các quốc gia thành viên của ICAO sau 3 tháng, sau khi đã được đưa ra, ngoại trừ trường hợp đa số các quốc gia thành viên chống lại các nghị quyết này của ICAO. Ngoài ra, mỗi quốc gia có thể thông báo cho ICAO biết, dưới góc độ nào và phạm vi nào quốc gia này không chấp nhận các quyết định nêu trên.
Phương thức biểu quyết contracting out đã hoàn thiện quá trình xây dựng các quy phạm hữu quan, đồng thời không trái với nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.