1. Khái niệm về hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm

Khoa học luật quốc tế có sự phân biệt các loại tội phạm như sau:

– Tội phạm quốc tế hay còn gọi là tội ác quốc tế;

– Tội phạm có tính chất quốc tế;

– Tội phạm hình sự chung.

Tội phạm quốc tế được Uỷ ban luật quốc tế xác định là các hoạt động chống lại pháp luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Đây là nghĩạ vụ có ý nghĩa cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại, vì chúng xâm hại tới hoà bình và an ninh quốc tế.

Thuộc nhóm tội phạm này là tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và apathai, tội chống lại con người, tội ác xâm lược. Đối với loại tội phạm quốc tế, quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và các thể nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý về các hành vi tội phạm đã thực hiên.

Tội phạm có tính chất quốc tế là nhóm tội phạm có mức độ nguy hiểm không bằng tội ác quốc tế, mặc dù được thực hiên nhằm xâm phạm trật tự pháp luật quốc gia cũng như xâm hại đến các quyền lợi của cộng đồng quốc tế.

Trong một số tài liêu khoa học, tội phạm này còn được gọi là tội phạm điều ước quốc tế. Thực tiễn quốc tế đã khẳng định, hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế đã được thực thi thành công  những mức độ nhất định, trong khuôn khổ các điều ước quốc tế đa phương. Thuộc nhóm tội phạm này là cướp biển, khủng bố quốc tế, tội phạm làm tiền giả, tội buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần, tội buôn bán nô lệ, tội buôn bán phụ nữ và trẻ em … Tội phạm có tính chất quốc tế mang lại thiệt hại to lớn cho quan hệ quốc tế và liên quan đến các quốc gia.

Về bản chất pháp lý, tội phạm có tính chất quốc tế cũng là tội phạm hình sự chung nhưng chứa đựng yếu tố nước ngoài. Tội phạm có tính quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn, khi trong việc thực hiên tội phạm, người phạm tội sử dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật hiện đại làm tăng tính nguy hiểm của các loại tội phạm này. Tội phạm có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm hình sự chung và có các đặc điểm sau đây:

– Đây là tội phạm nhìn chung được thực hiện trên lãnh thổ của một vài quốc gia hoặc trên lãnh thổ không thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia bất kỳ nào;

– Tội phạm có chứa đựng yếu tố nước ngoài (chủ thể tội phạm có quốc tịch khác nhau; khách thể của tội phạm là lợi ích của các quốc gia khác nhau bị xâm phạm; Sự kiện phạm tội xảy ra ở nước ngoài…).

– Cuộc đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế không thể có kết quả nếu không sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế.

Tội phạm hình sự chung không xâm phạm đến trật tự pháp lý quốc tế và không đụng chạm đến các quyền lợi của công đồng quốc tế; Tuy nhiên, nhiều trường hợp, việc thực thi công lý đối với loại tội phạm hình sự chung không thể thực hiện được nếu không có sự frợ giúp của các nước khác. Ví dụ, sau khi thực hiện tội ở nước này, kẻ gây ra tội ác có thể vượt biên giới và lẩn trốn sang quốc gia khác.

Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết cùa thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa, trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia. Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm các hành động cụ thể, được thực hiện trong nhiều lĩnh vực thuộc các hoạt động tư pháp, đó là:

– Phân định thẩm quyền xét xử cùa các quốc gia trong trường hợp phát sinh xung đột về thẩm quyền tài phán. Trong thực tiễn hợp tác quốc tế, vấn đề xung đột này thường liên quan nhiều nhất tới các tội phạm có tính chất quốc tế.

– Thoả thuận thành lập Toà án quốc tế xét xử các tội phạm quốc tế (các cá nhân phạm tội) về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh … Ví dụ, Toà án quốc tế Nurumbe, Toà án quân sự quốc tế Tôkyô hay gần đây nhất là Toà án hình sự quốc tế về tội phạm diệt chủng ở Nam Tư cũ và ở Ruanda.

– Tương trợ tư pháp của các quốc gia trong các vụ việc hình sự, về các hoạt động có tính chất tư pháp, như thẩm vấn kẻ phạm tội; chuyển giao tài liệu, giấy tờ; tập trung các vật chứng; lấy lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra khác; dẫn độ tội phạm và chuyển giao phạm nhân để thụ án tại quốc gia mà phạm nhân là công dân…

Sự xuất hiện tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tính quốc tế hoá đặc biệt của loại tội phạm này trong thời giạn gần đây làm tăng lên yêu cầu phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Phạm vi nghiên cứu của chương này giới hạn trong các loại tội phạm và chủ thể thực hiện cũng như phải chịu trách nhiệm là các thể nhân và tổ chức tội phạm (các băng, nhóm tội phạm). Còn đối với các hành vi xâm phạm luật quốc tế của quốc gia là vấn đề được giải quyết theo chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế.

2. Các hình thức pháp lý quốc tế của hợp tác quốc tế chống tội phạm

Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh chống tôi phạm quốc tế đã đi đến hình thành các phương thức giải quyết sau đây:

– Các quốc gia có thể tự mình xét xử các tội phạm chiến tranh theo luật hình sự của nước mình.

– Trong các trường hợp riêng biệt, các quốc gia có thể ký kết các điều ước quốc tế nhầm mục đích thành lập toà án quân sự quốc tế, ví dụ như Toà án quân sự Nurumbe và Toà án quân sự Tôkyô.

– Thành lập toà Ad hoc, theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, như Quyết định số 808 năm 1993 đã thành lập Toà án quốc tế về Nam Tư cũ và Quyết định số 955 năm 1994 thành lập Toà án quốc tế về Ruanda để truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế nhân đạo.

Thành công quan trọng và có ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của hợp tác quốc tế chống tội phạm quốc tế là việc thông qua Hiệp ước về thành lập Toà án hình sự quốc tế năm 1998 tại Hội nghị ngoại giao tại Rôma (Italia) hay còn được gọi là Quy chế Toà án hình sự quốc tế. Theo quy định, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế của Toà án này bao trùm lên các loại tội phạm diệt chủng, tội phạm chống con người, tội phạm chiến tranh và tội ác xâm lược. Toà án hình sự quốc tế đóng trụ sở tại Lahaye (Hà Lan) và chính thức hoạt động vào ngày 01/7/2003. Việc ra đời và hoạt động của Toà án này là bước đi lên tích cực, bước phát triển dân chủ và tiến bộ của hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm quốc tế nói riêng, thể hiên tính hiệu quả thực tiễn của luật quốc tế trong thời điểm hiện nay.

Hiện nay, biên pháp được sử dụng trong quá trình tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm là phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm hình sự quốc tế hay còn được gọi là tội phạm có tính chất quốc tế. Việc phân loại như vây được thực hiện nhờ có quy định rõ ràng về tội phạm quốc tế trong khoa học luật quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế là mối nguy hiểm đối với trật tự pháp luật quốc tế và quốc gia. Tội phạm có tính chất quốc tế xâm phạm đến sự hợp tác tốt đẹp giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh doanh, văn hoá, quyền và sự tự do của con người đồng thời là mối nguy hiểm quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong thực tế, các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện bằng con đường tương trợ tư pháp trong việc truy tìm kẻ tội phạm lẩn trốn trên lãnh thổ nước ngoài, dẫn độ tội phạm cho quốc gia có liên quan hay tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết về vụ việc hình sự…

Trong hợp tác quốc tế chống tội phạm có tính quốc tế cũng như tội phạm hình sự chung, cộng đồng quốc tế thường sử dụng hình thức cơ bản là ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương toàn cầu hoặc khu vực đồng thời có sự bảo trợ của các tổ chức quốc tế có liên quan.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.