1. Thiết chế kinh tế quốc tế phổ cập
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, chức năng điều phối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nước thành viên được giao cho Đại hội đồng đảm nhiệm, với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng chuyên trách là Hội đồng kinh tế-xã hội (ECOSOC), trong đó có các cơ quan giúp việc, như uỷ ban chương trình và phối hợp, uỷ ban khoa học và kỹ thuật vì mục đích phát triển, Uỷ ban tài nguyên thiên nhiên, Uỷ ban lập kế hoạch phát triển. Bên cạnh đó còn cơ quan giúp việc đắc lực của Đại hội đồng về chính sách thương mại và nhất thể hoá pháp luật thương mại là Uỷ ban luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Đối với WTO thì nhiệm vụ trọng tâm của Tổ chức này là tự do hoá thương mại bằng biện pháp cắt giảm thuế quan và huỷ bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở rộng lưu thông quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển kinh tế ổn định cho các quốc gia, bảo vệ và sử dụng bền vững môi trường sống.
Hiện nay, trong Tổ chức thương mại thế giới đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc về chính sách thương mại. Thông qua vòng đàm phán Đô ha vô cùng nan giải, Tổ chức thương mại thế giội đang tìm kiếm giải pháp hoàn thiện chính sách và cơ chế thương mại nhằm tiếp tục mở cửa thị trường, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
2. Tổ chức kinh tế quốc tế khu vực
Hiện nay, trên thế giói có một số tổ chức kinh tế khu vực có chức năng hết sức quan trọng trong việc phối hợp quan hệ hợp tác giữa các nước về lĩnh vực kinh tế quốc tế. Trong số đó phải kể đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cộng đồng châu Âu (EU), Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và một số tổ chức kinh tế ở châu Phi, châu Mỹ La tinh. Cùng với quá ttình toàn cầu hoá, quá trình liên kết kinh tế khu vực cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ, làm cho hợp tác kinh tế ngày càng ttở nên chặt chẽ hơn. Sự tồn tại cùa các tổ chức kinh tế khu vực nói trên thể hiện rõ nét hai xu thế phát triển tất yếu của thời đại là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Trong thực tiễn hình thành và phát triển, các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực không hoàn toàn đồng nhất về mô hình và mức độ liên kết kinh tế nhưng chủ yếu vẫn có hai xu thế chính là mô hình nhất thể hóa (như EU) và mô hình hiệp hội (ASEAN), tức là sự liên kết và thống nhất của các quốc gia đa dạng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện phát triển xã hội và thể chế chính thể. Có một sự phát triển biên chứng giữa hai xu thế hội nhập toàn cầu và khu vực, bởi hai xu thế này đều hướng đến mục tiêu chung của kinh tế toàn cầu là tự do hóa thương mại, trong điều kiện duy trì phát triển kinh tế thị trường, với sự tác động sâu sắc của kinh tế tri thức, vốn là kết quả tất yếu cùa sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Mặt khác, các liên kết kinh tế quốc tế khu vực có sự phát triển như hiện tại, một phần từ sự phát triển của chủ nghĩa khu vực mở, kết hợp với xu thế tự do hóa thương mại khu vực và thương mại toàn cầu. Có thể thấy rõ thực tiễn này qua sự phối hợp và phát triển quan hê hợp tác kinh tế quốc tế của các quốc gia trong khuôn khổ APEC.
Mục tiêu chung của APEC là xây dựng một hê thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung, thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên. Tại Hội nghị Seun (Hàn Quốc), Hội nghị bộ trưởng lần thứ ba năm 1991 đã ra Tuyên bố nêu rõ bốn mục tiêu cụ thể của APEC là:
– Duy trì tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của nhân dân khu vực và qua đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;
– Tăng cường liên kết kinh tế bao gồm thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;
– Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương vì lợi ích cùa nền kinh tế khu vực và cùa tất cả các nền kinh tế khác;
– Giảm bớt các rào cản thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên theo đúng các nguyên tắc của GATT trong những lĩnh vực tương ứng và không làm tổn hại đến các nền kinh tế khác.
Tuy chỉ là diễn đàn kinh tế quốc tế đa phương song APEC lại có một cơ chế tổ chức hoạt động khá chặt chẽ thông qua Hội nghị quan chức cao cấp, các uỷ ban, nhóm công tác. APEC gắn chặt cam kết cùa mình với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới theo hướng thực hiện triệt để hơn và sớm hơn.
Việc APEC ra đời đáp ứng đúng lúc nhu cầu của các nền kinh tế ngày càng tùy thuộc vào nhau nhiều hơn của khu vực châu Á -Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Ban đầu, thực thể này mới chỉ hoạt động như là một nhóm đối thoại không chính thức nhưng dần dần APEC đã trở thành một thực thể có tác động thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế nhằm xây dựng châu Á-Thái Bình Dương thành một khu vực kinh tế phát triển năng động, bền vững.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.