1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý quốc tế
Trách nhiêm pháp lý quốc tế là chế định độc lập trong luật quốc tế. Nhưng trước thế kỷ XX, những vấn đề lý luận về chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế chưa được làm rõ và trong quan hệ quốc tế, việc giải quyết hậu quả của sự vi phạm pháp luật quốc tế trên cơ sở quốc gia vi phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về nhân thân và tài sản cho người nước ngoài.
Đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm của quốc gia vi phạm phải đền bù thiệt hại cho quốc gia khác, tức quốc gia bị hại. Tiếp đến, những sự thay đổi lớn của luật quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ n đã kéo theo những thay đổi quan trọng trong chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ n, luật quốc tế chưa có khái niệm “xâm lược” và “trách nhiệm gây ra chiến tranh”. Vì vậy, chưa có các quy định truy cứu trách nhiệm đối với quốc gia và cá nhân phát động chiến tranh xâm lược. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ n, một loạt các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế được ghi nhận, có vai trò vô cùng quan ttọng trong việc củng cố hoà bình và an ninh nhân loại. Đó là các quy phạm về trách nhiêm đối với các hành vi xâm lược, diệt chủng, phân biột chủng tộc, duy trì chế độ thuộc địa…
Sự phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp. Việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên trên thế giới đã đặt nền văn minh thế giới trước nguy cơ mới là nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Trong luật quốc tế bắt đầu xuất hiện các quy phạm về trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi gây ô nhiễm môi trường của chủ thể luật quốc tế. Như vậy, cùng với sự phát triển của hệ thống luật quốc tế, chế định trách nhiệm cũng ngày càng có nhiều quy phạm tiến bộ để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể luật quốc tế trong khi tham gia các mối quan hệ quốc tế.
Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế (chủ yếu giữa các quốc gia) do vi vi phạm luật quốc tế (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà lúật không cấm), gây thiệt hại cho chủ thể khác, phải có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại. Trong những trường hợp xác định, chủ thể gây thiệt hại có thể bị gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở luật quốc tế, do bên bị hại hoặc các chù thể khác của luật quốc tế thực hiện.
Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế, do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm. Suy đến cùng, chế định này được sử dụng như một công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế cấp chính phủ và đảm bảo cho luật quốc tế thực hiện được chức năng của mình. Điều này lý giải vì sao trong cả hai hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế đều tồn tại chế định trách nhiệm pháp lý tương ứng. vĩêc gắn hậu quả của các hành vi pháp lý của chủ thể luật quốc tế với trách nhiệm pháp lý quốc tế là căn cứ để phân biệt giữa hành vi mang tính chính trị với hành vi pháp lý quốc tế cùa chủ thể luật quốc tế.
Thông thường, các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế một cách tận tâm, có thiện chí. Song, trong trường hợp có sự vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc tế thì vấn đề xác định trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra. Và nếu có sự vi phạm mà không có vấn đề truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế thì một mặt, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác sẽ bị xâm phạm, không được bảo vệ hoặc khôi phục. Mặt khác, tiềm ẩn nguy cơ về ý thức không tôn trọng các quy định của luật quốc tế, do không có sự ràng buộc nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế với những hâu quả xấu mà chù thể đó đã gây ra cho chủ thể khác hoặc gây tổn hại đêh lợi ích của cộng đồng quốc tế.
Các quy định của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế được viện dẫn để giải quyết quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế, khi xảy ra sự kiện vi phạm lợi ích chính đáng của một chủ thể luật quốc tế hoặc khi lợi ích của cộng đổng quốc tế bị xâm phạm. Trong quan hệ này, trách nhiêm pháp lý quốc tế được hiểu là sự cưỡng chế trong luật quốc tế để buộc chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật quốc tế, hoặc tuy thực hiện hành vi mà luật quốc tế không cấm nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải loại bỏ thiệt hại đã gây ra, phải thực hiện một hoặc một số yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng, trên cơ sở pháp luật quốc tế.
2. Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế
Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và các chủ thể thực hiên truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong số các chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, không phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Quốc gia phải chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan nhà nước, cả trong trường hợp cơ quan hoặc người đại diện các cơ quan đó lạm dụng chức vụ hoặc hoạt động vượt quá thẩm quyền, gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế. Đối với hành vi của cá nhân là công dân của quốc gia thì trách nhiệm pháp lý quốc tế của một quốc gia sẽ được đặt ra khi có cơ sở để khẳng định rằng quốc gia đã không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hoặc giữ gìn trật tự công cộng theo yêu cầu của pháp luật nói chung.
Luật quốc tế cũng quy định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vái cá nhân có hành vi vi phạm luật quốc tế, đe dọa hoặc làm ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Khi quốc gia vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế (ví dụ, liên quan đến tội ác quốc tế) thì quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế, còn các cá nhân phải gánh chịu trách nhiệm hình sự. Theo luật quốc tế, việc cá nhân thực hiện hành vi tội phạm với tính chất thừa hành công vụ không là cơ sở pháp lý để giải thoát cho cá nhân khỏi trách nhiệm hình sự. Sự trừng phạt được tiến hành theo thẩm quyền tài phán quốc tế (ví dụ, quyết định của Toà án quốc tế) hoặc theo thẩm quyền tài phán quốc gia. Theo luật quốc tế, địa vị pháp lý của cá nhân (nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao) không là cơ sở để loại bỏ trách nhiêm hình sự của những người này, khi cá nhân đó có hành vi vi phạm mang tính chất là tội ác quốc tế.
Theo luật quốc tế hiện hành, việc truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân về tội chống hoà bình, nhân loại, các tội ác chiến tranh… được thực hiên không có giới hạn về thời hiệu và sự quy kết trách nhiệm là trên cơ sở chứng minh được rằng các cá nhân đó đã có hành vi phạm tội ác quốc tế liên quan đến hoạt động của quốc gia và các cơ quan nhà nước. Điều này được thể hiên trong Quy chế của các Toà án quốc tế được thành lập để xét xử các tội phạm chiến tranh vào các năm 1945, 1946; trong một loạt các công ước quốc tế về các tội phạm hình sự quốc tế; các quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (ví dụ, tháng 2/1993, Quyết định thành lập Toà án quốc tế điều tra và xét xử tội phạm ở Nam Tư cũ, 1994 ở Ru-an-da).
3. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý quốc tế
Trong luật quốc tế cũ, việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ yếu viện dẫn đến các quy định của luật tập quán quốc tế và theo nguyên tắc chung của pháp luật, đó là một chủ thể khi hoạt động vì lợi ích của mình mà gây thiệt hại cho chủ thể khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoà bình và an ninh quốc tế trong các Điều 39, 41, 42. Ngoài Hiến chương, việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế còn căn cứ vào các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác, như Công ước năm 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng tri tội đó; Công ước năm 1948 về Tội diệt chủng; Công ước năm 1972 về trách nhiệm pháp lý quốc tế do các con tầu vũ trụ gây thiệt hại; các công ước quốc tế về bảo vệ mồi trường (biển, bầu khí quyển, vũ trụ, thê’ giới động thực vật); các công ước về đền bù thiệt hại đối với viêc sử dụng các phương tiện kỹ thuật có độ nguy hiểm cao (ví dụ, thiệt hại do các con tàu vũ trụ, các con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân…).
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.