Bảo quản tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hành chính

Trong thủ tục tố tụng thì chứng cứ, tài liệu được xem là một vấn đề quan trọng mà người tiến hành tố tụng cùng với đương sự hết sức quan tâm, nó được xem là công cụ để các đương sự cũng như Tòa án sử dụng khi muốn chứng minh vấn đề nào đó. Đồng thời, từ những chứng cứ và tài liệu đã xác định được, Tòa án sẽ căn cứ yêu cầu khởi kiện cụ thể của đương sự và quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết phù hợp. Chính vì tầm quan trọng của nó cho nên pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận quy định bảo quản nhằm tránh mất mát, hư hỏng dẫn đến tính khách quan và chính xác của tài liệu, chứng cứ không còn đầy đủ.

Việc bảo quản tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 94 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, việc bảo quản tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

1. Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.

2. Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

3. Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.

4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *