Luật hình sự: Bộ câu hỏi ôn tập lý thuyết (có đáp án)

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT MÔN LUẬT HÌNH SỰ

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ

Câu 1: Nêu khái niệm Luật hình sự, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.

  • Khái niệm:

Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định về các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó.

  • Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Khi có sự kiện tội phạm xảy ra – một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phát sinh. Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể – Nhà nước và người phạm tội.

  • Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng (hay còn gọi là phương pháp quyền uy). Điều này thể hiện ở việc cá nhân hoặc pháp nhân phạm tội phải chịu TNHS và chấp hành hình phạt vì nó được bảo đảm bằng cưỡng chế Nhà nước.

Câu 2: Phân tích các nguyên tắc chung của Luật hình sự Việt Nam.

a) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự

Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc hết sức quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam. Nói đến pháp chế tức là nói đến sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và của công dân. Nguyên tắc pháp chế có nguồn gốc từ nguyên lý không có tội nếu không có luật. Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp Luật hình sự. Điều 2 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.“. Nghĩa là những gì có thể là cơ sở của trách nhiệm hình sự, của việc áp dụng hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng như việc áp dụng mọi hình thức trách nhiệm hình sự với tính cách là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội đều phải do pháp Luật hình sự quy định.

Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế cụ thể là:

– Về mặt lập pháp: việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm và hình phạt phải được Luật hình sự quy định, “có luật, có tội”. Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi pháp Luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở  khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

– Về mặt áp dụng pháp luật: Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội này không được quy định trong Luật hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không đổ oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc áp dụng Luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và của bản thân người phạm tội. Điều đó có nghĩa là trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, pháp Luật hình sự phải được áp dụng như nhau, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội… của người phạm tội. Pháp luật phải được giải thích cụ thể bởi các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nhằm tránh sự hiểu và vận dụng khác nhau đối với cùng một quy định nhưng ở những điều kiện khác nhau. Một nội dung quan trọng không kém nữa là không áp dụng pháp luật tương tự.

– Đối với công dân, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để, không ngừng tăng cường cảnh giác cao độ, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranh phòng và chống tội phạm.

b) Nguyên tắc dân chủ

Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đây là một nguyên tắc hiến định. Trong Luật hình sự, nội dung của nguyên tắc dân chủ thể hiện ở các điểm sau:

– Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm những quyền dân chủ của công dân. Quyền lợi của công dân đều được bảo vệ như nhau, không phân biệt nòi giống, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, tình hình kinh tế, tài sản; không quy định những đặc quyền, đặc lợi cho riêng một đối tượng, một tầng lớp, giai cấp nào.

– Luật hình sự bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và áp dụng Luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

– Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Bộ Luật hình sự quy định nội dung này tại Điều 4. Ngoài ra, Bộ Luật hình sự còn có nhiều quy định khác tạo cơ sở pháp lý hình sự cho sự tham gia của mọi người dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Chẳng hạn như quy định về phòng vệ chính đáng (Điều 22), tình thế cấp thiết (Điều 23), việc thực hiện hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 36), án treo (Điều 65)…v.v…

Trong Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Cùng với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc này góp phần phát huy hiệu quả của Luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm, duy trì kỷ cương và công lý xã hội. Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa góp phần định hướng phát triển của Luật hình sự nói chung và hoạch định các chính sách hình sự nói riêng.

c) Nguyên tắc nhân đạo

Nhân đạo là đạo làm người. Đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu, với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn con người. pháp Luật hình sự Việt Nam phản ánh ý thức pháp luật các quan niệm đạo đức của dân tộc ta, có mục đích, nội dung nhân đạo sâu sắc và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp rất nhân đạo. Trước hết, trong Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc nhân đạo luôn được thể hiện rõ nét trong các chính sách hình sự của Nhà nước, trong các quy định của Bộ Luật hình sự. Nội dung này thể hiện cụ thể tại Điều 3 của Bộ Luật hình sự. Đối với kẻ phạm tội, việc áp dụng hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam chủ yếu là nhằm mục đích cải tạo, giáo dục kẻ  phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam không nhằm gây đau đớn về thể xác và không nhằm hạ thấp phẩm giá của con người.

Cụ thể, nguyên tắc nhân đạo có các nội dung sau:

– Luật hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.

– Luật hình sự không có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện.

– Luật hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)…v.v…

– Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ…

Mặt thứ hai của nguyên tắc nhân đạo là phải nghiêm trị đối với những người phạm tội là những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố…Vì vậy, Bộ Luật hình sự đã quy định các hình phạt nghiêm khắc như tù chung thân, tử hình. Tuy nhiên, các hình phạt này cũng chỉ được phép áp dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phạm vi áp dụng cũng có giới hạn nhất định: hình phạt tù chung thân và tử hình không được phép áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, hình phạt tử hình không được phép áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…

Câu 3: Nêu nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam.

Luật hình sự Việt Nam gồm 3 nhiệm vụ chính sau đây:

a) Nhiệm vụ bảo vệ của Luật Hình sự

– Đối tượng bảo vệ của ngành LHS được xác định cụ thể tại Điều 1 của BLHS 2015. Cụ thể đó là chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

– Luật Hình sự bảo vệ các QHXH trên bằng cách xác định đúng, đủ và kịp thời những hành vi có thể gây nguy hại cho các đối tượng bảo vệ để quy định là tội phạm.

b) Nhiệm vụ đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

– Chống tội phạm: Là hoạt động trực diện đối với tội phạm – hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

– Phòng ngừa tội phạm: Bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra và đều có quan hệ mật thiết với hoạt động chống tội phạm.

Mối quan hệ giữa phòng và chống tội phạm: Chống tội phạm có hiệu quả không chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn có thể định hướng cho các hoạt động phòng ngừa khác.

c) Nhiệm vụ giáo dục của Luật Hình sự

– Ngành LHS không chỉ là công cụ răn đe những người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn răn đe cả những người khác.Qua đó nhằm giáo dục người phạm tội cũng như mọi người nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tránh các hành vi phạm tội xảy ra.

– Ngành LHS cũng là công cụ giáo dục ý thức tham gia chống và phòng ngừa tội phạm cho tất cả mọi người với vai trò là công dân cũng như với vai trò là thành viên của cơ quan hay tổ chức.

Câu 4: Phân tích nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của pháp luật hình sự.

– Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

+ Điểm b Khoản 1 Điều 3 BLHS quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.

+ Điểm b khoản 2 Điều 3 quy định: “Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.

– Nội dung:

+ Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được thể hiện ở chỗ các quy định về tội phạm và các quy định về hình phạt của ngành LHS đều có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người, với pháp nhân thương mại nói chung và đặc biệt là đối với những người và pháp nhân thương mại đã có hành vi phạm tội nói riêng.

+ Ngành LHS không được phép quy định các đặc điểm về nhân thân là cơ sở để truy cứu TNHS. Nội dung này đã thể hiện rõ nét nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của LHS.

Câu 5: Phân tích nguyên tắc công minh của LHS Việt Nam.

Công minh ở đây được hiểu là bao gồm cả sự công bằng, văn minh. Công minh có tác động to lớn đối với việc phát huy hiệu quả của pháp luật hình sự cũng như các quy phạm pháp luật nói chung. Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này là:

1) Hình phạt, các biện pháp tư pháp và các quy định hình sự khác áp dụng đối với người phạm tội cần đảm bảo sự phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phù hợp với nhân thân người phạm tội;

2) Trong BLHS có các quy phạm mang tính chất tùy nghi để giúp Tòa án chủ động trong việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với từng tội phạm cụ thể qua đó áp dụng một cách hợp lý, hợp tình, phát huy hiệu quả mục đích của hình phạt và các biện pháp hình sự khác;

3) Không một hành vi phạm một tội nhất định nào bị xử lý quá một lần hay nói cách khác là một hành vi phạm tội thì chỉ bị xử lý một lần.

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ

Câu 6: Nguồn của luật hình sự là gì?

Nguồn của luật hình sự có thể là bộ luật hình sự, các luật hình sự và các luật có quy phạm pháp luật hình sự.

Câu 7: Nêu hiệu lực về thời gian của Bộ luật hình sự.

Hiệu lực về thời gian của Bộ luật hình sự được quy định tại Điều 7 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành’’.

Về nguyên tắc chỉ áp dụng quy định của pháp luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện là hoàn toàn đúng bởi không thể bắt  một người phải biết được hành vi của mình là phạm tội hay không cho đến khi chỉ ra được hành vi đó đã được quy định tại Điều, Khoản, Điểm, Tiết… nào của Bộ luật Hình sự và quy định đó đang có hiệu lực thi hành hay có giá trị áp dụng vào thực tiễn.

Câu 8: Nêu hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự.

  • Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

Nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự như sau: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, với quy định này thì Bộ luật hình sự có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự là trường hợp ngoại lệ. Theo đó: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

  • Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

Trước hết, đối với đối tượng là công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo quy định tại khoản 6 BLHS 2015 những đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự.

  • Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”. Đó là những tội được quy định tại Chương XXIV của Bộ luật hình sự – tội phá hoại hòa hình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, các tội phạm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Việt Nam.

CHƯƠNG 3: TỘI PHẠM

Câu 9: Tội phạm là gì?

Khái niệm về tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm phạm chế độ chính trị (thay chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN’’.

Định nghĩa tội phạm về hình thức khác định nghĩa tội phạm về nội dung là nó chỉ rõ ra các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm. Từ đó thấy được bản chất giai cấp của tội phạm (phục vụ, bảo vệ lợi ích giai cấp nào? Hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp nào?).

Như vậy, khái niệm về tội phạm nêu trong Khoản 1, Điều 8 của Bộ luật Hình sự là khái niệm tội phạm về nội dung. Bởi vì, trong định nghĩa này nó đã xác định rõ phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam điều chỉnh và bảo vệ.

Câu 10: Phân tích đặc điểm thứ nhất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm)?

Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được hiểu dưới 2 góc độ: Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội về khách quan và có lỗi về chủ quan.

* Về khách quan:

– Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ (trong đó các QHXH quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS).

+ Gây ra thiệt hại đáng kể: Là làm biến đổi tình trạng của QHXH hoặc đối tượng bị tác động được LHS bảo vệ ở mức độ đáng kể.

(-) Có loại hành vi khi thực hiện luôn gây ra thiệt hại đáng kể và luôn bị coi là tội phạm mà không thể là VPPL khác.

Ví dụ: Hành vi giết người, hành vi hiếp dâm, hành vi cướp tài sản… (Điều 123, Điều 141, Điều 168 BLHS).

(-) Có loại hành vi khi thực hiện chưa gây ra thiệt hại đáng kể, chưa phải là tội phạm nhưng nếu có thêm các dấu hiệu khác (dấu hiệu về định tính và định lượng) thì lại gây ra thiệt hại đáng kể và là tội phạm.

Ví dụ: Hành vi trồng cây thuốc phiện. Riêng hành vi này chưa có đặc điểm nguy hiểm đáng kể, phải có thêm dấu hiệu khác là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bi kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì hành vi lại có đặc điểm nguy hiểm đáng kể (Điều 247 BLHS).

+ Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể: Là chưa làm biến đổi tình trạng của QHXH hoặc đối tượng bị tác động được LHS bảo vệ nhưng đã đặt chúng ở trong tình trạng nguy hiểm đáng kể.

(-) Có loại hành vi khi thực hiện luôn đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể, luôn là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS). Hành vi này tuy chưa lật đổ được chính quyền nhân dân, nhưng đã đe dọa đến sự tồn tai, an toàn của chính quyền nhân dân đã đặt QHXH này trong sự nguy hiểm đáng kể.

(-) Có loại hành vi khi thực hiện chưa đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể, chưa phải là tội phạm nhưng có thêm các dấu hiệu khác (dấu hiệu về định tính và định lượng) thì lại đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể và là tội phạm.

Ví dụ: Hành vi đe dọa giết người. Riêng hành vi này thì chưa đe dọa gây thiệt hại đáng kể nhưng nếu có thêm dấu hiệu “có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện” thì hành vi này lại đe dọa gây thiệt hại đáng kể (Điều 133 BLHS).

Các QHXH bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể (được coi là đối tượng tác động của tội phạm) phải là những QHXH được LHS bảo vệ (được xác định ở Điều 1 và Điều 8 BLHS).

+ Về chủ quan: Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội còn bao gồm cả yếu tố lỗi. (Như chúng ta đã biết, xử sự của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan; hai mặt này bao giờ cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau). Đặc điểm có lỗi là bộ phận hợp thành của đặc điểm nguy hiểm cho xã hội, không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm mà không có lỗi. Tuy nhiên, để nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi, LHS Việt Nam tách đặc điểm có lỗi là dấu hiệu độc lập của tội phạm.

+ Những tình tiết là căn cứ đánh giá đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi

  1. Tính chất của QHXH bị xâm hại

Ví dụ: Hành vi cắt đứt đường dây thông tin liên lạc của Quốc gia.

Nếu nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ xâm hại đến an ninh Quốc gia và có tính nguy hiểm cao (Điều 114 Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam); nếu để bán lấy tiền thì sẽ xâm hại đến trật tự an toàn xã hội và có tính nguy hiểm thấp hơn (Điều 303 Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh Quốc gia).

  1. Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội

Ví dụ: Hành vi giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, hoặc bằng cách lợi dụng nghề nghiệp thì nguy hiểm hơn không sử dụng các phương pháp, thủ đoạn đó (Điều 123 BLHS).

  1. Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho QHXH bị xâm hại (biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp…)

Ví dụ: Hành vi hủy hoại tài sản, nhưng tài sản có giá trị tái sản càng lớn thì tính chất nguy hiểm cho xã hội càng lớn (Điều 178 BLHS).

  1. Tính chất và mức độ lỗi

Ví dụ: Cũng là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước nếu với lỗi cố ý thì bao giờ cũng nguy hiểm hơn với lỗi vô ý (Điều 337, 338 BLHS).

  1. Động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội

Ví dụ: Hành vi mua bán người vì động cơ đê hèn (điểm b khoản 2), hoặc để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm b khoản 3) có tính nguy hiểm hơn so với hành vi mua bán trẻ em vì động cơ vô lí đơn thuần (khoản 1, Điều 150).

  1. Hoàn cảnh chính trị – xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra

Ví dụ: Hành vi chống mệnh lệnh trong chiến đấu (điểm a khoản 3) có tính nguy hiểm cao hơn so với hành vi chống mệnh lệnh trong huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu trong thời bình (khoản 1) (Điều 394 BLHS Tội chống mệnh lệnh).

  1. Nhân thân của người có hành vi phạm tội

Nhân thân là tổng hợp các đặc điểm riêng của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết TNHS của họ như: độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự…

Ví dụ: Hành vi cướp tài sản của người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2) thì nguy hiểm hơn đối với người không có tính chất chuyên nghiệp (Điều 168 BLHS)

* Vị trí, ý nghĩa của đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

+ Là đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những đặc điểm (dấu hiệu) khác của tội phạm.

+ Là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm khác.

+ Là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và qua đó giúp cho việc phân hóa TNHS được chính xác.

Câu 11: Phân tích đặc điểm thứ hai của tội phạm. Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự (tính trái pháp luật hình sự của tội phạm).

Đặc điểm tội phạm là hành vi trái pháp Luật Hình sự:

– Theo quy định tại Điều 8 BLHS 2015 thì hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu được quy định trong BLHS. Như vậy, tính trái pháp Luật Hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm.

– Luật Hình sự Việt Nam coi tính trái pháp Luật Hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội – dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Hai dấu hiệu này có mối quan hệ biện chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

Câu 12: Phân tích đặc điểm thứ 3 của tội phạm. Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (tính chất lỗi của tội phạm)

  • Đặc điểm tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi.

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí, chia thành: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

+ Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả mặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra những có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi mà người thực hiện hành vi không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả.

+ Lỗi vô ý do quá tự tin: là lỗi mà người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Câu 13:  Phân tích đặc điểm thứ 4 của tội phạm. Tính chịu hình phạt.

Đặc điểm phải chịu hình phạt của tội phạm.

– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm trừng trị, giáo dục người phạm tội và giáo dục người khác.

– Đặc điểm phải chịu hình phạt là đặc điểm của tội phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm như đặc điểm nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm trái pháp Luật Hình sự mà đây chỉ là đặc điểm kèm theo của đặc điểm nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm trái pháp Luật Hình sự. Do vậy, Điều 8 BLHS không đề cập đặc điểm này trong khái niệm tội phạm. Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội, không thể áp dụng hình phạt khi không có tội phạm xảy ra.

– Đặc điểm phải chịu hình phạt thể hiện qua việc bất kì hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt.

Câu 14: So sánh tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

  • Điểm giống nhau

Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và vi phạm pháp luật.

  • Điểm khác nhau
Tiêu chí Tội phạm Vi phạm pháp luật khác
Tính chất Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội Vi phạm pháp luật khác là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội.
Về mặt hình thức pháp lý Quy định trong BLHS Quy định trong các văn bản của các ngành luật khác
Hậu quả pháp lý Bị xử lý bằng hình phạt và để lại án tích Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích.

 Câu 15: Các tiêu chuẩn để phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác là gì.

– Đối với nhà làm luật: Dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

Tội phạm là hành vi có dấu hiệu nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Để đánh giá hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không thì phải đánh giá tổng hợp các tình tiết có liên quan; trong đó đặc biệt là các tình tiết sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa bị xâm hại; tính chất và mức độ lỗi…

– Đối với nhà giải thích pháp luật: Dựa vào đặc điểm nguy hiểm cho xã hội để phân biệt.

– Đối với nhà áp dụng pháp luật: Dựa vào đặc điểm trái pháp luật hình sự và đặc điểm nguy hiểm cho xã hội để phân biệt.

Nhà áp dụng pháp luật trước hết căn cứ vào đặc điểm có được quy định trong luật hình sự hay không; đã được giải thích cụ thể hay chưa; nếu chưa được quy định hoặc giải thích cụ thể thì nhà áp dụng pháp luật phải tự xác định hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không và phải căn cứ vào các tình tiết sau: Tính chất và mức độ thiệt hại; tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; tính chất của động cơ, mức độ lỗi; nhân thân của người có hành vi phạm tội…

Câu 16: Trình bày những nội dung cơ bản về quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong BLHS năm 2015.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS thì pháp nhân thương mại cũng có thể là chủ thể phạm tội và phải chịu hình phạt theo quy định của BLHS. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS như sau:

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  2. b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  3. c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  4. d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này’’.

Song, không phải pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội mà theo Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015thì “Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại Điều 76 Bộ luật này”.

Câu 17: Nêu các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về những nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội.

Theo khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 (sửa đổi. bổ sung năm 2017) thì nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người phạm tội:

 a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.’’

Câu 18: Trình bày các đặc điểm cơ bản của tội phạm.

  • Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội:

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được hiểu dưới 2 góc độ: Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội về khách quan và có lỗi về chủ quan.

– Gây ra thiệt hại đáng kể: Là làm biến đổi tình trạng của quan hệ xã hội hoặc đối tượng bị tác động được Luật Hình sự bảo vệ ở mức độ đáng kể.

– Đe dọa gây thiệt hại đáng kể: Là chưa làm biến đổi tình trạng của quan hệ xã hội hoặc đối tượng bị tác động được Luật Hình sự bảo vệ nhưng đã đặt chúng ở trong tình trạng nguy hiểm đáng kể.

  • Đặc điểm có lỗi của tội phạm:

– Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

– Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử xự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

  • Đặc điểm trái pháp Luật Hình sự của tội phạm:

– Theo Điều 8 BLHS, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu được uy định trong BLHS. Vậy tính trái pháp Luật Hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm.

– Luật Hình sự Việt Nam coi tính trái pháp Luật Hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội- dấu hiệu cơ bản của tội phạm . Hai dấu hiệu này có mối quan hệ biện chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Đặc điểm phải chịu hình phạt:

– Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm.

– Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp Luật Hình sự. Tính chất này không những chỉ thể hiện ở chỗ chỉ hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt mà còn thể hiện ở chỗ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp Luật Hình sự, là cơ sở của việc cụ thể hóa tính chịu hình phạt cho từng trường hợp cụ thể.

– Tính chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm, chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt, không có tội phạm thì cũng không có hình phạt.

– Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất kì hành vi phạm tội nào, do tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế hình phạt cụ thể là có tính chất bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp phạm tội. Trong thực tế vẫn có những trường hợp phạm tội không phải chịu hình phạt, đó là nhũng trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.

Câu 19: Phân biệt tội phạm với hành vi trái đạo đức.

  • Điểm giống nhau: cả tội phạm và hành vi trái đạo đức thì đều xâm phạm đến các chuẩn mực của đời sống, xã hội.
  • Điểm khác nhau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội còn hành vi trái đạo đức là hành vi trái với chuẩn mực của xã hội và không gây nguy hiểm cho xã hội như tội phạm.

– Tội phạm được quy định trong BLHS còn hành vi trái đạo đức xã hội thì không được quy định trong văn bản pháp luật nào cả.

– Tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế của Nhà nước còn hành vi trái đạo đức xã hội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

Câu 20: Phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. 

Căn cứ vào Điều 9 BLHS 2015 thì tội phạm được phân loại dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này thì tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

Thứ nhất: Tội ít nghiêm trọng: đây được hiểu là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến ba năm tù.

Thứ hai: Tội nghiêm trọng: đây là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến bảy năm tù.

Thứ ba: Tội rất nghiêm trọng: đây là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến mười lăm năm tù

Thứ tư: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: đây là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là trên mười lăm năm, tù chung thân hoặc tử hình.

CHƯƠNG IV: CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM.

Câu 21: Nêu khái niệm và đặc điểm của cấu thành tội phạm.

  • Khái niệm:

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự. Các dấu hiệu đó là: Quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, lỗi,động cơ, mục đích phạm tội. Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm là: quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan và lỗi.

  • Đặc điểm của cấu thành tội phạm:

1. Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật định

Chỉ Nhà nước mới có quyền quy định một hành vi nào là tội phạm bằng cách mô tả những dấu hiệu đó và quy định chúng trong Bộ luật Hình sự. Cơ quan giải thích và áp dụng pháp luật chỉ được phép giải thích nội dung những dấu hiệu đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc thêm hoặc bớt bất kỳ một dấu hiệu nào đó của cấu thành tội phạm đều có thể dẫn đến tình trạng định tội sai hoặc bỏ lọt tội hoặc làm oan người vô tội.

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm của một loại tội được quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự như: tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi; và chúng được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự như dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả của tội phạm, quan hệ xã hội bị xâm hại…

2. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang tính đặc trưng điển hình

Một loại tội phạm chỉ được đặc trưng bởi một cấu thành tội phạm và một cấu thành tội phạm chỉ đặc trưng cho một loại tội phạm, đó là dấu hiệu đặc trưng. Dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm còn thể hiện ở chỗ chỉ các dấu hiệu nào nói lên bản chất đặc trưng của loại tội đó để phân biệt tội phạm đó với tội phạm khác mới được ghi nhận trong cấu thành tội phạm.

Một dấu hiệu có thể được phản ánh trong nhiều cấu thành tội phạm nhưng giũa các cấu thành tội phạm khác nhau phải có ít nhất một dấu hiệu khác nhau Đó là dấu hiệu điển hình.

Ví dụ về cấu thành tội phạm trộm cắp với cấu thành tội phạm lừa đảo có rất nhiều dấu hiệu chung giống nhau như: quan hệ sở hữu bị xâm hại, độ tuổi, năng lực TNHS, hành vi chiếm đoạt tài sản, lỗi cố ý trực tiếp. Nhưng giữa 2 cấu thành tội phạm này có 2 dấu hiệu mang tính điển hình cho mỗi cấu thành tội phạm đó là: hành vi lén lút trong tội trộm cắp tài sản và hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy, giữa 2 cấu thành tội phạm khác nhau phải khác nhau ít nhất một dấu hiệu, đó chính là dấu hiệu điển hình.

3. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc

Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm. Nếu thiếu hoặc thừa bất kỳ một dấu hiệu nào đó thì nó có thể không phải là tội phạm hoặc tội phạm khác. Nghĩa là tất cả dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều là điều kiện cần và đủ để định tội danh. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm là các dấu hiệu bắt buộc được quy định ở phần chung hoặc phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự.

Câu 22: Nêu ý nghĩa của cấu thành tội phạm.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm:

 Thứ nhất, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 2 BLHS 2015 quy định: “Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Cơ sở để xác định một hành vi bị coi là tội phạm là hành vi đó phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm.

Thứ hai, cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều kiện cần là chỉ có dựa vào các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mới xác định được trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Điều kiện đủ là ngoài những dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội không cần xác định bất kỳ một dấu hiệu nào khác.

Thứ ba, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của định tội danh.

Để định tội danh cho một trường hợp phạm tội cụ thể thì người áp dụng pháp luật phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để đi đến kết luận hành vi đó phạm vào điều nào, khoản nào trong BLHS. Đó cũng chính là kết quả của hoạt động định tội danh.

Câu 23: Các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản là gì.

Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan của tội phạm. Dấu hiệu thuộc khách quan của tội phạm bao gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội; tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm; ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều phải được thực hiện bởi hành vi có lỗi. Theo quy định của pháp luật, có hai loại lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý phạm tội.

Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các trường hợp sau: (i) Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp); (ii) Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi có ý gián tiếp).

Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau: (i) Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý do quá tự tin); (ii) Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả). Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích của mình.

  • Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. . . những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật hình sự.

Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bội luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm trừ những tội phạm Bộ luật Hình sự có quy định khác; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.

Câu 24: Nêu các căn cứ phân loại cấu thành tội phạm.

a) Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh.

Dựa trên căn cứ này, cấu thành tội phạm được phân thành 3 loại:

– Cấu thành tội phạm cơ bản:

Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chứa đựng các dấu hiệu đặc trưng, có ở mọi trường hợp phạm tội của một loại tội. Cấu thành tội phạm cơ bản thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm đó và cho phép phân biệt với loại tội phạm khác.

Cấu thành tội phạm cơ bản chứa đựng yếu tố định tội nhằm xác định tội phạm ( hành vi đã đến mức là tội phạm ) và phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác.

Ví dụ, Bộ luật hình sự quy định: “Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” là cấu thành tội phạm cơ bản của ” tội sản xuất trái phép chất ma tuý”. Để xác định một người phạm vào tội này, hành vi của người đó phải đã thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản trên đây. Đồng thời, các dấu hiệu này cũng là cơ sở để phân biệt tội sản xuất trái phép chất ma túy với các tội phạm khác.

– Cấu thành tội phạm giảm nhẹ:

Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm được hình thành dựa trên các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản cùng với những yếu tố khác khiến cho tội phạm giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ, cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự 2015 là:

“Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”

Trong trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu này, đồng thời còn có “nhiều tình tiết giảm nhẹ” (khoản 2 Điều 108) thì hành vi phạm tội được xem là thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm giảm nhẹ.

– Cấu thành tội phạm tăng nặng:

Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm được hình thành dựa trên các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản cùng với những yếu tố khác khiến cho tội phạm tăng tính nguy hiểm cho xã hội.

b) Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức:

– Cấu thành tội phạm vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

– Cấu thành tội phạm hình thức là CTTP chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Việc xây dựng loại tội nào có CTTP cơ bản là CTTP vật chất hay CTTP hình thức là xuất phát từ cơ sở khách quan sau:

+ Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức.

+ Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cấu thành tội phạm thường được xây dựng là cấu thành tội phạm vật chất.

– Cấu thành tội phạm cắt xén: Trong cấu thành tội phạm loại này, cũng giống như trong cấu thành tội phạm hình thức, chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả.

Nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén không phải là sự phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành vi “hoạt động” nhằm thực hiện hành vi đó – hành vi phạm tội của loại tội được cấu thành tội phạm cắt xén phản ánh.

Câu 25: Mối quan hệ của cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự là gì.

– Cấu thành tội phạm là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Cấu thành tội phạm là căn cứ để định tội danh và định khung hình phạt.

– Cấu thành tội phạm là căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với tội phạm.

CHƯƠNG 5: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

Câu 26: Nêu khái niệm và phân loại khách thể của tội phạm.

  • Khái niệm:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam thì những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa….

  • Phân loại khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm gồm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.

– Khách thể chung:

+ Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm phạm đến khách thể chung của tội phạm.

+ Các khách thể chung: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

– Khách thể loại:

+ Là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất, liên hệ qua lại với nhau, được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm các tội phạm xâm hại.

+ Là cơ sở để phân loại các tội phạm trong phần các tội phạm của luật hình sự thành các chương.

Ví dụ:

Nhóm các tội xâm hại tính mạng, danh dự nhân phẩm của con người được quy định trong chương XII BLHS năm 1999.

– Khách thể trực tiếp:

+ Là quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm BLHS bảo vệ bị một loại tội phạm trực tiếp xâm hại.

+ Là căn cứ để quy định các lạo tội phạm vào các chương, mục nhất định của BLHS.

Ví dụ: BLHS có tội danh “phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” đối với tội phạm xâm phạm các quan hệ xã hội về an ninh quốc gia.

Câu 27: Nêu khái niệm đối tượng tác động của tội phạm và sự phân loại nó.

  • Khái niệm:

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.

  • Phân loại:

+ Con người: tội phạm tác động vào con người làm biến đổi tình trạng bình thường của con người (con người ở đây được nhìn nhận theo phương diện xã hội và tự nhiên.

Ví dụ: hành vi giết người hay cố ý gây thương tích gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

+ Là những vật cụ thể: Là những vật cụ thể của thế giới bên ngoài bị các hành vi phạm tội làm biến dạng các trạng thái bình thường.

Ví dụ: Chiếm đoạt tài sản, làm hư hỏng hay hủy hoại tài sản.

+ Hoạt động bình thường của con người: tội phạm tác động vào làm biến dạng các xử sự của chủ thể so với các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn pháp lý hoặc cản trở hoạt động bình thường của chủ thể qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đươc luật hình sự bảo vệ.

Ví dụ: Hành vi đưa hối lộ (Đ289 BLHS.

Câu 28: Phân biệt khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm.

Đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có tính trừu tượng. Việc quy định quan hệ xã hội nào là khách thể của tội phạm tùy thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế khách thể tội phạm mang tính chất giai cấp. Các tội phạm đều xâm phạm và gây thiệt hại cho khách thể, tuy nhiên không phải tội phạm nào cũng gây thiệt hại cho đối tượng tác động, như tội trộm cắp tài sản chỉ làm chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác, chứ tài sản không bị hư hỏng. Đối tượng tác động của tội phạm là vật thể không mang tính giai cấp, nhưng quyền sở hữu tài sản ấy là sự thừa nhận của Nhà nước với chủ sở hữu lại mang tính giai cấp.

Đối tượng tác động của tội phạm khác công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng chịu sự tác động của hành vi phạm tội, còn công cụ phương tiện phạm tội là những công cụ, phương tiện được người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội, để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. Công cụ, phương tiện của tội phạm có tác dụng hỗ trợ cho việc phạm tội thuận lợi.

Khách thể tội phạm là yếu tố của cấu thành tội phạm, là quan hệ xã hội được Nhà nước dùng Luật Hình sự để bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận mà sự tồn tại của nó làm khách thể tồn tại. Đối tượng tác động cũng như công cụ, phương tiện không phải là những dấu hiệu bắt buộc trong yếu tố khách quan của mọi cấu thành tội phạm, trừ một số trường hợp có điều luật quy định.

CHƯƠNG 6: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

Câu 29: Nêu khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm

  • Khái niệm:

Tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà chúng ta có thể nhận biết được. Đó là:

– Hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội (có thể được gọi tắt là hành vi khách quan);

– Hậu quả thiệt hại cho xã hội (có thể được gọi tắt là hậu quả thiệt hại hoặc được gọi là hậu quả của tội phạm) do hành vi khách quan gây ra; và

– Các điều kiện bên ngoài gắn liền với hành vi khách quan như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…

Tổng hợp những biểu hiện ttên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

  • Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm

Việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có các ý nghĩa sau:

– Trong các cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu hành vi khách quan và có thể một số biểu hiện khác của mặt khách quan là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Do vậy, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm là cơ sở để hiểu rõ hơn các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong các cấu thành tội phạm và qua đó việc nghiên cứu này có ý nghĩa trong hoạt động định tội. Việc xác định hành vi cụ thể cấu thành tội phạm hay không và cấu thành tội danh nào thường bắt đầu từ việc xem xét mặt khách quan của tội phạm. Chỉ khi đã xác định hành vi có những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thì vấn đề xem xét mặt chủ quan của tội phạm mới được đặt ra.

– Trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm, một số biểu hiện của mặt khách quan (như hậu quả của tội phạm, phương tiện, công cụ, thủ đoạn phạm tội…) được phản ánh là dấu hiệu đinh khung hình phạt tăng nặng. Do vậy, ngoài ý nghĩa trong định tội, nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt tăng nặng.

– Trong các dấu hiệu giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm (Điều 51 và Điều 52 BLHS). Do vậy, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm còn là cơ sở nhận thức rõ hơn các dấu hiệu này để áp dụng khi đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và qua đó có ý nghĩa trong việc xác định mức độ TNHS của người đã thực hiện hành vi phạm tội đó.

Ngoài ra, việc xem xét các tình tiết thực tế thuộc mặt khách quan của tội phạm trong nhiều trường hợp còn có ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội.

Câu 30: Nêu các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm.

Các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm:

– Hành động phạm tội: Hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật hình sự cấm.

Đối với tội phạm thì hành động phạm tội thường thể hiện ở các dạng như sau:

+ Người phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động.Ví dụ: A phạm tội giết người bằng cách dùng tay bóp cổ B cho đến khi B chết

+ Có thể thông qua công cụ, phương tiện.Ví dụ: A phạm tội giết người bằng cách dùng dao chặt nhiều nhát vào người B cho đến khi B chết.

+ Có thể bằng lời nói.Ví dụ: A làm nhục B bằng cách chửi rủa, miệt thị B trước đám đông nhằm hạ thấp danh dự của B.

+ Có thể sử dụng trẻ em hoặc người mắc bệnh tâm thần.Ví dụ: A thuê B 12 tuổi vận chuyển cho A 1 kg hêroin qua cửa khẩu Bờ Y

– Không hành động phạm tội: Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật hình sự yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Không hành động phạm tội phải thoả mãn các điều kiện như sau: Chủ thể phải có nghĩa vụ hành động; Trong hoàn cảnh cụ thể chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này.

VD: có một số tội phạm chỉ thực hiện bằng không hành động (như Tội trốn thuế, Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng).

Câu 31: Nêu những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm.

Những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm:

– Công cụ, phương tiện phạm tội: Là những đối tượng vật chất được chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng tác động của tội phạm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

– Thủ đoạn phạm tội: Là cách thức thực hiện tội phạm một cách tinh vi khôn khéo, có sự tính toán.

Trong đa số các tội danh trong Bộ luật Hình sự, công cụ, phương tiện phạm tội và phương pháp, thủ đoạn phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng. Thủ đoạn phạm tội là tình tiết định tội của tội ngược đãi, hành hạ cha mẹ vợ chồng con cái.

– Thời gian phạm tội: Thời gian phạm tội là căn cứ xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng.

– Địa điểm phạm tội: Là tình tiết định tội của một số tội như: Tội trốn khỏi nơi giam, tội hoạt động phỉ.

– Hoàn cảnh phạm tội: Là tình tiết định tội của tội đầu cơ như phạm tội trong hoàn cảnh thiên tai, chiến tranh, và là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội khác.

Câu 32: Phân tích dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm, vì vậy ở Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là cách xử sự nguy hiểm của chủ thể, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị Luật Hình sự cấm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng phương pháp hành động hoặc không hành động.

+ Hành vi được thực hiện bằng phương pháp hành động là trường hợp chủ thể làm một việc mà Luật Hình sự đã có quy định cấm. Phần lớn các tội phạm cụ thể quy định trong Bộ Luật Hình sự được thực hiện bằng hương pháp hành động.

+ Hành vi được thực hiện bằng phương pháp không hành động là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hoạt động nhất định nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ trong khi có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Điển hình là hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn…v.v Để truy cứu trách nhiệm hình sự với người thực hiện tội phạm bằng phương pháp không hành động phải làm rõ được: Người phạm tội phải là người có trách nhiệm, nghĩa vụ do pháp luật quy định về công việc chuyên môn của mình, người phạm tội có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ ấy.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có đặc điểm chung giống nhau là tính chất nguy hiểm, tính chất do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Tội phạm trong Bộ luật Hình sự rất đa dạng nên hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đa dạng. Có hành vi nguy hiểm mang tính chất đơn lẻ, để thực hiện tội phạm người phạm tội chỉ cần thực hiện một hành vi do pháp luật quy định. Có hành vi nguy hiểm cho xã hội mang tính chất tội ghép, để thực hiện tội phạm người phạm tội phải thực hiện nhiều hành vi, nói cách khác tội ghép là tội được thực hiện bằng nhiều hành vi như tội cướp tài sản. Người phạm tội cướp tài sản thực hiện một lúc hai hành vi: dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng thủ đoạn khác và hành vi thư hai là chiếm đoạt tài sản. Có hành vi nguy hiểm mang tính chất liên tục được gọi là tội liên tục. Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội cùng loại, mỗi hành vi phạm tội có tính chất nhỏ lẻ, nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, tuy nhiên khi gộp lại toàn bộ các hành vi, thì tội phạm có mức độ nguy hiêm cho xã hội đáng kể. Trong thực tế, đấu tranh chống tội phạm cũng như quy định của Bộ luật Hình sự còn có hành vi kéo dài gọi là tội kéo dài như tội trốn khỏi nơi giam giữ, tội tàng trữ vũ khí trách phép, tàng trữ các chất ma túy. Tội phạm chỉ chấm dứt khi bị phát hiện hoặc người phạm tội tự thú.

Câu 33: Phân tích dấu hiệu hậu quả thiệt hại cho xã hội thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Hậu quả thiệt hại cho xã hội của tội phạm là một trong các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hậu quả này là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, gồm hậu quả vật chất và hậu quả phi vật chất.

– Hậu quả vật chất:

+ Thiệt hại về vật chất thường được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội. Ví dụ, tài sản bị phá huỷ, bị chiếm giữ, bị sử dụng trái phép…

+ Thiệt hại về thể chất biểu hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người. Nó có thể là tính mạng, sức khoẻ…

– Hậu quả phi vật chất là những thiệt hại không thể tính toán một cách chính xác bằng các phương tiện đo lường. Sự thiệt hại này chỉ được đánh giá thông qua hoạt động tư duy của con người. Thiệt hại loại này có thể kể đến như danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người, chính trị, xã hội, đạo đức…

Câu 34: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả của tội phạm.

– Về mặt lý luận, dấu hiệu hậu quả của tội phạm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu thành tội phạm trong phần các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Trên thực tế, các trường hợp phạm tội của cùng một loại tội rất khác nhau, phần lớn phụ thuộc vào hậu quả của tội phạm xảy ra ở mức độ nào. Vì vậy, hậu quả của tội phạm trong nhiều trường hợp được phản ánh trong cấu thành tội phạm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, hậu quả có thể thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Bên cạnh đó, hậu quả của tội phạm còn là cơ sở để đánh giá tính nguy hiểm về mặt chính trị – xã hội của tội phạm. Từ cơ sở đó mà trở thành căn cứ để thực hiện nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và xây dựng các cấu thành tội phạm (cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ) tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

– Về mặt thực tiễn, hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trước hết là cơ sở rất quan trọng để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa đối với tội phạm có cấu thành vật chất. Bởi vì, các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, luật đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả xảy ra. Ví dụ, tội phạm quy định tại Điều 104 yêu cầu mức độ thương tích phải đạt từ 11% trở lên (trừ những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1), tội phạm Điều 202 yêu cầu phải có dấu hiệu hậu quả thì hành vi mới bị xem là tội phạm…Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu hậu quả đóng vai trò là tình tiết định khung hình phạt. Ví dụ, tội phạm Điều 216 trong trường hợp gây “hậu quả nghiêm trọng” thì chuyển sang khoản 2, tội phạm Điều 230 ở khoản 2 cũng có tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”… Nhiều trường hợp khác, hậu quả có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, là cơ sở để quyết định hình phạt.

Câu 35: Phân tích các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

– Dấu hiệu thời gian, địa điểm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chỉ ra rằng tội phạm có thật ở thời gian, địa điểm nhất định. Đây là một trong những vấn đề buộc phải chứng minh trong vụ án hình sự. Phần lớn các tội phạm trong Bộ luật Hình sự không quy định thời gian, địa điểm, nên dù tội phạm xảy ra trong thời gian nào hoặc địa điểm bất kỳ nào đều không ảnh hưởng đến việc định tội. Trừ những tội phạm cụ thể của Bộ Luật Hình sự có quy định thời gian, địa điểm, thì thời gian, địa điểm là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có để định tội như tội hoạt động phỉ phải ở rừng núi hoặc vùng hẻo lánh, tội buôn lậu phải có địa điểm là qua biên giới, tôi làm chết người trong khi thi hành công vụ phải có thời gian là đang thi hành công vụ v.v…

– Phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm là một trong những dấu hiệu khách quan. Phần lớn các tội trong Bộ luật Hình sự không quy định phương pháp, công cụ là dấu hiệu đặc trưng để định tội, nên trường hợp này dấu hiệu phương pháp, công cụ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên trong Bộ luật HÌnh sự có một số tội phạm quy định phương pháp, công cụ của tội phạm là dấu hiệu đặc trưng để định tội như điểm a, khoản 1 Điều 104: dùng hung khí nguy hiểm gây thiệt hại cho nhiều người; điểm a khoản 1 Điều 93 quy định giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người v.v. Như vậy, dấu hiệu phương pháp, công cụ của tội phạm là một trong các dấu hiệu phải được chứng minh trong vụ án hình sự, tuy nhiên, để định tội cần tuân theo quy định của các điều luật.

Câu 36: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có để cấu thành tội phạm (đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất) mặc dù dấu hiệu này không được thể hiện trong cấu thành tội phạm. Về nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nếu giữa hành vi đó và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả. Chính vì vậy, khi xác định tội phạm ngoài việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan thì còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì cần dựa vào các cơ sở có tính nguyên tắc sau:

– Hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành vi trái pháp luật hình sự và xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Vì vậy, giữa nguyên nhân và hậu quả bao giờ cũng có một khoảng thời gian nhất định mà nguyên nhân là cái diễn ra trước.

Ví dụ: A bị phát hiện là treo cổ chết nhưng qua khám nghiệm tử thi không cho thấy các dấu hiệu của chết treo cổ. Mặt khác, trong dạ dày A có một loại chất độc và theo kết luận, A chết do loại chất độc đó. Như vậy, hành vi treo cổ xảy ra sau hậu quả chết người nên hành vi treo cổ không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả này.

– Giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu. Một nguyên nhân bao giờ cũng chứa đựng mầm mống nội tại nhằm phát sinh kết quả nhất định. Đối với hành vi (với tư cách là nguyên nhân) cũng thế. Trong những điều kiện nhất định, hành vi đó phải tất yếu dẫn đến kết quả nhất định nào đó chứ không phải là kết quả khác. Chính vì thế, cần xem xét hậu quả nguy hiểm xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.

Ví dụ: Chị A có mang ngoài giá thú, sợ xấu hổ nên tìm đến một nhóm chuyên phá thai bất hợp pháp. Nhóm người này thực hiện công việc vô trách nhiệm, vả lại bào thai quá to dẫn đến A bất tỉnh. Họ ngỡ A đã chết nên phát hoảng đem thi thể A ném xuống dòng sông. Khi phát hiện thì A đã chết và nhóm người thực hiện việc phá thai này bị bắt. Biên bản khám nghiệm tử thi xác định A bị chết do ngạt thở, cổ họng có nhiều đất bùn chứng tỏ khi bị ném xuống sông, A vẫn còn sống. Như vậy, A chết không phải vì nguyên nhân phá thai mà là vì hành vi ném xuống sông. Hành vi ném xuống sông là nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chết người dù rằng hành vi phá thai vẫn có khả năng dẫn đến hậu quả tử vong.

Trong thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm tồn tại dưới các dạng sau đây:

– Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả. Ví dụ, hành vi bóp cò súng bắn chết người, lén lút vào nhà người khác trộm tài sản…

– Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp là quan hệ nhân quả trong đó nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả của tội phạm. Trong thực tế, chúng ta rất khó xác định dạng quan hệ nhân quả thuộc loại này. Ví dụ, một người thợ săn bắn nhằm một người (người này núp trong bụi cây, thợ săn ngỡ là thú) thủng dạ dày, đầu đạn đã được lấy ra coi như an toàn, thoát chết. Không may, người nhà không biết nên cho ăn cơm, dạ dày bị nhiễm trùng mà chết. Hậu quả chết người do hai nguyên nhân là bắn nhằm và cho ăn cơm (người thợ săn phạm tội “vô ý gây thương tích nặng” , người nhà không có tội).

Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có tội phạm xảy ra không, xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, cũng như xác định hậu quả xảy ra là của hành vi nào.

CHƯƠNG 7: MẶT CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

Câu 37: Nêu khái niệm chủ thể của tội phạm và những dấu hiệu chung của nó.

  • Khái niệm:

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật khi thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm cũng có thể là pháp nhân thương mại khi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại và vì lợi ích của pháp nhân thương mại, đồng thời có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.

  • Dấu hiệu chung:

– Chủ thể của tội phạm là cá nhân

+ Năng lực trách nhiệm hình sự: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đạt tuổi theo luật định và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.  Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 thì 14 tuổi là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và 16 tuổi là tuổi năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

– Pháp nhân:

+ Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tại Điều 75 BLHs năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Câu 38: Nêu khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm & những dấu hiệu đặc trưng riêng của chủ thể đặc biệt.

  • Khái niệm:

Cấu thành tội phạm của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi chủ thể phải có hai dấu hiệu là năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có một số cấu thành tội phạm đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ chủ thể có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà cấu thành tội phạm đó phản ánh. Chủ thể đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu đặc biệt như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt.

  • Dấu hiệu đặc trưng riêng:

Theo LHS, những đặc điểm nhất định mang đặc trưng riêng đó có thể thuộc những loại sau:

+ Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn.

+ Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc.

+ Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện.

+ Các đặc điểm về tuổi.

+ Các đặc điểm về giới tính.

+ Đặc điểm về gia đình, họ hàng…

CHƯƠNG 8: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Câu 39: Nêu khái niệm mặt chủ quan của tội phạm và các dấu hiệu của nó.

  • Khái niệm:

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

  • Dấu hiệu

– Lỗi: Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

– Động cơ phạm tội: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

– Mục đích phạm tội

+ Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

+ Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều hướng đến mục đích nhất định, thường là lỗi cố ý trực tiếp vì mong muốn gây ra tội phạm và đạt được mục đích. Một số trường hợp có mục đích nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi vì người phạm tội hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm hoặc họ không biết hành vi của mình có thể trở thành tội phạm hoặc biết nhưng không có mong muốn trở thành tội phạm.

Câu 40: Phân tích các hình thức lỗi của người phạm tội.

Các hình thức lỗi:

– Lỗi cố ý trực tiếp: Lỗi này được hiểu là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Chị A có chồng là anh B , B thường xuyên uống rượu say và chửi mắng, đánh đập vợ. Do không thể chịu đựng được sự đánh đập thường xuyên nên chị A vì quá uất ức nên một chị đã giấu búa ở gầm giường, đợi khi chồng ngủ say và đã dùng búa đập liên tục 3 nhát vào đầu, làm anh B chết tại chỗ. Như vậy, trong trường hợp này chị A biết trước hành vi của mình dùng búa là vật có khả năng gây chết người, đập vào đầu người khác là hết sức nguy hiểm; biết trước hành vi dùng búa đập vào đầu chồng thì người chồng sẽ chết (thấy trước hậu quả tác hại của hành vi) và đã đập 3 nhát liền vào đầu người chồng chứng tỏ chị mong muốn cho chồng mình chết. Do đó nên chị A thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp.

– Lỗi cố ý gián tiếp: Lỗi này được hiểu là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Anh A là dân quân được giao nhiệm vụ bảo vệ cánh đồng lúa vì ở địa phương thường xảy ra mất trộm lúa. Một hôm lúc 7h sáng A mang súng ra đồng tuần tra và bắt được bà H đang gặt trộm và gánh lúa về nhà. A hỏi H ở ngoài đồng còn ai gặt trộm lúa nữa không, H trả lời còn nhiều người đang gặt trộm lúa nên A đã xách súng chạy ra đồng, trên đường đi thì nhìn thấy dưới ruộng lúa cách A khoảng 10m có một bóng đen đang động đậy nên chía súng bắn vào bóng đen, làm ông Nguyễn Văn X – người đi đánh bắt cá bị chết tại chỗ. Trong trường hợp này, A thấy trước hành vi dùng súng bắn vào ruộng là nguy hiểm (đoán trước, dự liệu trước được việc đó nguy hiểm); thấy trước hành vi bắn súng vào bóng đen cách khoảng 10m có khả năng gây ra hậu quả chết người; A đã cố ý coi thường hậu quả hành vi và cho rằng hậu quả đó xảy ra hoặc không xảy ra cũng không sao, miễn là làm người khác sợ. Do đó, lỗi của anh A là lỗi cố ý gián tiếp.

– Lỗi vô ý vì quá tự tin: Lỗi này được hiểu là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Câu 41: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp & lỗi cố ý gián tiếp.

Tiêu chí Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015
Khái niệm Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốnhậu quả xảy ra; Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

 

Về mặt lý trí Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
Về mặt ý chí chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn thực hiện hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra
Nguyên nhân gây ra hậu quả Có sự cố ý Có sự cố ý
Trách nhiệm hình sự Cao nhất Cao hơn
Ví dụ A và B xảy ra mâu thuẩn, A dùng dao đâm B với ý muốn giết B. Trong trường hợp này thì A ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

 

Câu 42: Phân tích dấu hiệu động cơ phạm tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm.

  • Khái niệm

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

  • Nội dung:

– Động cơ phạm tội nói chung trong hầu hết các trường hợp đều không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, không thể làm thay đổi hẳn tính chất của hành vi phạm tội. Do vậy, động cơ phạm tội trong hầu hết trường hợp không phải là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm với không phải là tội phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác.

– Động cơ phạm tội nói chung không được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu định tội. Tuy nhiên, khi động cơ phạm tội có tính đặc trưng cho tội phạm nhất định và là dấu hiệu phân biệt tội này với các tội khác hoặc với trường hợp không phải là tội phạm thì nó phải được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội này như động cơ phòng vệ, động cơ bắt giữ người phạm tội ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); động cơ vụ lợi ở tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)…

– Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người (điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS).

– Động cơ phạm tội còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ cấu thành tội phạm khi quyết định hình phạt. Trong những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 51 và 52 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.

Câu 43: Phân tích dấu hiệu mục đích phạm tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm.

  • Khái niệm: Mục đích phạm tội là mô hình được hình thành trong ý thức người phạm tội và người phạm tội mong muốn đạt được điều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội phạm.
  • Nội dung

– Mục đích phạm tội chỉ có ở những tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp bởi trong trường hợp này thì người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện; thấy trước hậu quả đó xảy ra và mong muốn thực hiện tội phạm để được mục đích nhất định.

– Mục đích phạm tội là kết quả trong tương lai mà người phạm tội hình dung ra và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.

–Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm (các tội xâm phạm an ninh quốc gia – mục đích chống chính quyền nhân dân); còn phần lớn trong các cấu thành tội phạm; mục đích phạm tội không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

– Xét theo ý nghĩa xã hội và nội dung của mục đích có thể phân loại mục đích phạm tội thành 3 loại: mục đích chống chính quyền; mục đích cá nhân (bao gồm cả mục đích tư lợi); những mục đích khác.

– Các tội phạm có mục đích phạm tội có thể chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất – mục đích phạm tội đạt được khi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; nhóm thứ hai – mục đích phạm tội thể hiện qua chính hành vi phạm tội.

Câu 44: Nêu khái niệm mặt chủ quan của tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Trong mặt chủ quan của tội phạm, dấu hiệu lỗi luôn được phản ánh trong mọi cấu thành tội phạm, dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội được phản ánh là dấu hiệu định tội của một số tội, nhưng đa số chúng được phản ánh là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

CHƯƠNG 9: TỘI PHẠM HOÀN THÀNH

Câu 45: Nêu khái niệm và ví dụ về tội phạm hoàn thành.

  • Khái niệm:

Tội phạm hoàn thành là giai đoạn hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm quy định trong luật.

  • Ví dụ

Tội giết người: Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất vì có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu của cấu thành tội phạm và do vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra; tội cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức vì chỉ có dấu hiệu hành vi (dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc) là dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm và do vậy tội cướp tài sản được coi là hoàn thành ngay từ thời điểm người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…

Câu 46: Xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm có CTTP vật chất, CTTP hình thức và CCTP cắt xén.

– Tội phạm có CTTP vật chất được xác định là tội phạm hoàn thành khi hậu quả của tội phạm đã xảy ra vì trong CTTP vật chất có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Ví dụ: Tội giết người là tội có CTTP vật chất nên tội này hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra.

– Tội phạm có CTTP hình thức được xác định là tội phạm hoàn thành khi hành vi được mô tả trong CTTP được thực hiện vì trong CTTP hình thức  không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan. Ở những tội phạm này, dấu hiệu hành vi khách quan có thể chỉ là một hành vi như ở tội cướp tài sản ( dùng vũ lực hoặc…) nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như tội hiếp dâm ( dùng vũ lực hoặc…và giao cấu…). Trong trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi khác nhau như vậy, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành khi những hành vi này đều đã được thực hiện.

– Tội phạm có CTTP cắt xén được xác định là tội phạm hoàn thành khi hành vi bất kỳ ( hoạt động) hướng tới thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại được mô tả trong CTTP. Như vậy, đối với tội phạm có CTTP cắt xén chỉ có tội phạm hoàn thành vì khi chủ thể thực hiện hành vi bất kỳ hướng tới hành vi được xác định thì hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP cắt xén.

Câu 47: Nêu khái niệm và điều kiện của phạm tội chưa đạt.

  • Khái niệm:

Theo Điều 15 BLHS 2015 thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

  • Điều kiện của phạm tội chưa đạt

– Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội chưa đạt là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan(ví dụ hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)

Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường hợp sau:

+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan

+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan(ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin)

+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với CTTP vật chất (ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)

– Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.

Câu 48: Hãy phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt.

  • Căn cứ vào thái độ, tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt:

Có 2 loại phạm tội chưa đạt sau:

+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định giết người khác, đã dùng súng bắn 3 phát vào nạn nhân và tin nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa nên không chết. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả).

+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định dùng dao găm đâm nhiều nhát vào 1 người để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới đâm được 1 nhát thì bị người khác giữ tay lại, không đâm tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn, chưa tin vào hậu quả xảy ra và hậu quả cũng không xảy ra.)

  • Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:

Có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:

+ Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ phương tiện hoặc đối tượng tác động (Ví dụ: Trộm vàng mở hộp không còn vàng ở trong hộp, cướp bằng súng nhưng súng hết đạn).

+ Các trường hợp phạm tội chưa đạt khác.

Câu 49: Trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt là gì.

Về trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt thì tại khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự đã chỉ rõ: “ Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP: cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.

Câu 50: Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

  • Khái niệm

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.

  • Nguyên nhân tác động

Nguyên nhân tác động đến tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là do chủ quan, tự ý chí của người thực hiện việc phạm tội. Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi:

– Việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạm tội;

– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành;

– Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được. Như vậy, nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ do ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.

Trong khi đó, đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà không thực hiện được tội phạm đến cùng.

  • Hậu quả pháp lý

+ Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung.

+ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà họ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm (nếu hành vi phạm tội của họ không cấu thành tội phạm khác, còn trường hợp nếu cấu thành tội phạm khác, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung tương ứng).

Câu 51: Nêu đặc điểm của hành vi phạm tội chưa đạt.

Đặc điểm của hành vi phạm tội chưa đạt là:

– Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc:

+ Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc

+ Thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

– Thứ hai, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng (tức hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm (dấu hiệu phân biệt với tội phạm hoàn thành)

– Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm đến cùng là do:

+ Khách quan ngoài ý muốn hoặc

+ Sai lầm của người phạm tội (về đối tượng tác động hay công cụ, phương tiện,…) như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc không đủ liều lượng,…

Câu 52: Nêu đặc điểm của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội.

Đặc điểm của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội:

– Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Nếu tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành thì có nghĩa người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mong muốn do vậy không thể có việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tại thời điểm chưa đạt đã hoàn thành thì hậu quả của tội phạm tuy chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra mà không cần người phạm tội có hành vi gì nữa. Khi tội phạm đã hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện do vậy dừng lại ở thời điểm này không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

– Việc chấm dứt phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát.

Việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải trở ngại khách quan chi phối. Khi dừng lại thì người phạm tội vẫn tin rằng hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp tội phạm. Việc dừng lại không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

Ví dụ: A và B là hai chàng trai cùng yêu và theo đuổi chị C. Do ghen tức trong tình cảm nên A đã hẹn B đi uống nước để nói chuyện. Với ý định giết B từ trước nên khi đi A có đem theo dao. Khi gặp B, A đã lừa cho B uống cốc nước có thuốc mê do A chuẩn bị trước sau đó đã đưa B tới một nơi hoang vắng để thực hiện hành vi giết người. A đâm B một nhát vào lưng sau khi thấy B bị thương A lại thay đổi ý định và đưa B tới bệnh viện cấp cứu. B chỉ  bị thương nhẹ. Vậy A sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Câu 53: Nêu đặc điểm của hành vi chuẩn bị phạm tội.

– Thứ nhất, chuẩn bị phạm tội tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..),..

-Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn CBPT là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi  khách quan.

– Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội).

Câu 54: Nêu trách nhiệm với người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội.

– Đối với cá nhân người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì tội phạm không hoàn thành, hậu quả của tội phạm mà người phạm tội mong muốn không xảy ra. Trách nhiệm hình sự với người này được quy định tại Điều 16 BLHS 2015 như sau:

“ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này’’.

– Trong trường hợp đồng phạm, người xúi giục: nếu người tổ chức hay người giúp sức tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội nhưng không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn người thực hành thực hiện tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện. Do đó, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 16 BLHS năm 2015 về tội định phạm thì phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

+ Điều kiện thứ nhất: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội trước khi người thực hành đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.

+ Điều kiện thứ hai: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm của người thực hành, làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình. Cụ thể:

Hành động của người tổ chức, người xúi giục là thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện phạm tội. Người giúp sức phải chấm dứt việc tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm nhưng không cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không chỉ điểm, dẫn đường cho người thực hành…

Trong trường hợp có nhiều người thực hành tội phạm đã có người từ bỏ ý định phạm tội, có người không từ bỏ ý định phạm tội thì để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội thì người từ bỏ ý định phạm tội phải không làm gì hoặc những việc đã làm của họ trước khi từ bỏ ý định phạm tội đã không giúp gì cho những đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm.

Như vậy, người thực hành, người giúp sức tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nhưng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người (hoặc những người) đồng phạm thực hiện không có sự giúp đỡ của họ.

Câu 55: Nêu khái niệm và đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

  • Khái niệm

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm như tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

  • Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội tuy chưa phải là hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội cụ thể, chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động để gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, nhưng với tính chất là hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cũng như cho việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự gây thiệt hại cho khách thể và mức độ thiệt hại phụ thuộc đáng kể vào hành vi chuẩn bị. Vì vậy hành vi chuẩn bị phạm tội là nguy hiểm cho xã hội và được coi là một giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm cố ý.

+ Thứ nhất, chuẩn bị phạm tội tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo Điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..),..

+ Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn chuẩn bị là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

+ Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm được đến cùng là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội, hay nói một cách khác là vì nguyên nhân khách quan nên người chuẩn bị phạm tội đã không bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, việc người phạm tội phải dừng lại không thực hiện tội phạm là do những trở ngại khách quan (bản thân chủ thể mong muốn thực hiện tội phạm) như: Chuẩn bị súng để giết người hay cướp tài sản thì bị người khác hay nạn nhân phát hiện hoặc bị công an bắt giữ khi khám nhà, khám người; chuẩn bị thuốc nổ để chế tạo bom để khủng bố thì bị công an phát hiện;….

Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập khác thì ngoài tội chuẩn bị thực hiện được quy định phải chịu trách nhiệm hình sự, người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó. Ví dụ: lấy trộm súng quân dụng (chiếm đoạt vũ khí quân dụng) đề chuẩn bị phạm tội giết người thì người phạm tội không chỉ chịu trách nhiệm hình sự về giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

CHƯƠNG 10: ĐỒNG PHẠM

Câu 56: Nêu khái niệm và dấu hiệu của đồng phạm.

  • Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

  • Dấu hiệu của đồng phạm
  1. Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:

– Có từ hai người trở lên

– Cùng thực hiện tội phạm.

Dấu hiệu thứ nhất: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.

Dấu hiệu thứ hai: Cùng thực hiện tội phạm; dấu hiệu này được hiểu là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:

– Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người thực hành;

– Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;

– Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong C cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người xúi giục;

– Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.

Trong một vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải đầy đủ 4 loại và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

Bằng những hành vi cụ thể như trình bày trên, tất cả những người đồng phạm đều 2. Về mặt chủ quan

Về mặt chủ quan thì đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.

  1. Dấu hiệu lỗi

Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn có sự tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau:

* Về lí trí: Mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình.

Nếu chỉ biết mình có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm, do vậy không có đồng phạm.

Ví dụ: Khi mượn xe của B để dùng làm phương tiện cho việc trộm cắp tài sản (phân đạm) trong kho của một công ty, A đã nói dối là cần xe vào việc hợp pháp. B biết ý định thật của A nhưng do thù tức thủ kho nên đã vờ vô tình cho mượn. Trong vụ án này, A chỉ biết mình có hành vi trộm cắp mà không biết B có hành vi giúp sức cho mình. Do vậy, A và B không đồng phạm với nhau.

Về lí trí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả thiệt hại của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

* Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt hại như trường hợp nhiều người cùng múc trộm dầu trong bể chứa của cơ quan nhưng giữa họ không có sự rủ rê nhau là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Cũng chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ, khi các hậu quả thiệt hại mà những người có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau.

2. Dấu hiệu mục đích phạm tội

– Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và cùng cố ý, đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm ở những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Trường hợp người chở thuê cho những người khác trốn đi nước ngoài, trong trường hợp này thì người chở thuê và người được chở đều biết rõ và tiếp nhận mục đích của nhau nên người chở thuê bị coi là người đồng phạm (người giúp sức) về tội phạm được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 mặc dù họ không có mục đích chống lại chính quyền nhân dân.

– Nếu không thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này thì những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự độc lập với nhau.

Ví dụ: A thuê B giết người với mục đích chống lại chính quyền nhân dân nhưng B không biết mục đích đó. Trong trường hợp này không có đồng phạm về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Câu 57: Nêu căn cứ để xác định một vụ án có đồng phạm.

– Căn cứ khách quan: Căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu của do vụ án đồng phạm gây ra.

+ Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia.

+ Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

– Căn cứ chủ quan:

+ Tất cả những người tham gia trong vụ án đồng phạm phải có lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án nguy hiểm cho xã hội và là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thiệt hại.

+ Hành vi của những người trong vụ án đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ không liên kết với ai.

+ Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.

Câu 58: Nêu các loại người đồng phạm.

Các loại đồng phạm:

– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội.

+ Không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội.

– Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

+ Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.

+ Người cầm đầu là người đứng đầu, người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao nhiệm vụ cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.

+ Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.

– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm

Câu 59: Nêu các hình thức đồng phạm.

  • Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan

Dựa vào dấu hiệu chủ quan thì đồng phạm được phân loại thành đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước.

+ Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm mà giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về việc tham gia thực hiện tội phạm.Ví dụ: Trong một vụ trộm cắp tài sản, A nhờ B là xe ôm chở đến ngôi nhà chủ nhân đi vắng để thực hiện hành vi trộm cắp, đến nơi A nói với B bên trong nhà có nhiều tài sản có giá trị và rủ B cùng tham gia, B đồng ý. Cả hai cùng thực hiện hành vi trộm cắp đó là đồng phạm không có sự thông mưu trước.

+ Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm mà những người đồng phạm đã có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về hành vi tội phạm sẽ cùng nhau tham gia thực hiện.Ví dụ: Trường hợp A và B là bạn, cùng thỏa thuận trước ở nhà để chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì được coi là đồng phạm có thông mưu trước.

  • Căn cứ vào dấu hiệu khách quan

Dựa vào dấu hiệu này thì đồng phạm được phân loại thành đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

+ Đồng phạm giản đơn: là hình thức đồng phạm không có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ, vai trò chặt chẽ trước. Tất cả những người đồng phạm cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực hành.

Ví dụ: A rủ B và C vào công ty lấy trộm một thùng hàng có giá trị.

+ Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự bàn bạc, phân công vai trò cụ thể đối với từng người khi tham gia thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó có một hoặc một số người tham gia có vai trò là người thực hành, còn những người khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.

Ví dụ: A vạch rõ kế hoạch vào công ty lấy trộm thùng hàng có giá trị, rồi sai đàn em của mình là B và C thực hiện kế hoạch. Trong đó B là người canh giữ bên ngoài và chuẩn bị xe để tẩu thoát, còn C là người trực tiếp vào trong kho lấy trộm.

  • Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa những người đồng phạm

Dựa vào dấu hiệu này thì đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức).

+ Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa pháp lý của nó được quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự: “ Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm ”. Thường là sự kết hợp của đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm phức tạp.

+ Đồng phạm không có tổ chức: Phạm tội không có tổ chức là hình thức đồng phạm không có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Câu 60: Nêu nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

  1. Tất cả chịu Trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm do họ gây ra

+ Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử theo cùng 1 tội danh cùng điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật đó.

+ Các nguyên tắc chung về truy cứu Trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, thời hiệu,… được áp dụng chung cho tất cả.

  1. Mỗi người chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

+ Không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành hoặc người đồng phạm khác

Ví dụ: A,B,C cùng đi cướp tài sản nhưng A sau khi cướp tài sản xong thì hiếp dâm chủ nhà. Như vậy hành vi của A là hành vi thái quá trong đồng phạm về chất.

+ Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ liên quan đến người nào thì chỉ áp dụng riêng cho người đó.

Ví dụ người lạc hậu, những người nhận thức kém; dân trí thấp không biết điều đó là phạm tội thì được coi là một tình tiết giảm nhẹ. Thành khẩn khai báo cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ

+ Việc miễn Trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; cho hưởng án treo chỉ áp dụng với người nào đủ điều kiện theo quy định

+ Vẫn có Trách nhiệm hình sự dù hành vi của người tổ chức; xúi giục, giám sát mặc dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm

  1. Cá thể hóa Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (cá thể hóa hình phạt )

+ Khi xác định Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm; cần cân nhắc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm

Câu 61: Xác định trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm.

Trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm:

– Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ phải chịu TNHS ở giai đoạn đó.

– Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục thì chỉ riêng người có hành vi xúi giục phải chịu TNHS về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

– Người giúp sức có hành vi giúp sức cho người khác để thực hiện tội phạm, nhưng người này đã không sử dụng sự giúp sức đó hoặc sử dụng vào việc thực hiện một tội phạm khác, thì người có hành vi giúp sức phải chịu TNHS về tội định giúp sức.

CHƯƠNG 12: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

Câu 62: Nêu khái niệm và đặc điểm trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

  • Khái niệm:

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Chính việc thực hiện tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh Trách nhiệm hình sự. Do vậy, Trách nhiệm hình sự phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện không phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người phạm tội chưa.Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

  • Đặc điểm trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Thứ nhất, trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc có luật, có tội và trách nhiệm hình sự, nên Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện.

Thứ hai, trách nhiệm hình sự (TNHS) được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện. Chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc xác định Trách nhiệm hình sự đó không được tùy tiện mà phải tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.

Thứ ba, trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Tính chất nghiêm khắc của Trách nhiệm hình sự được thể hiện ở chỗ người phạm tội bị Tòa án kết án, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích.

Thứ tư, trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội và hàm chứa hai nội dung.

Thứ năm, trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án. Quyết định về Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án, kết quả của việc xác định Trách nhiệm hình sự theo luật tố tụng hình sự phải được phản ánh trong phán quyết kết tội của tòa án thể hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Câu 63: Trình bày cơ sở của trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Vấn đề cơ sở triết học của trách nhiệm hình sự đã giải quyết câu hỏi “Trên cơ sở nào mà xã hội có thể buộc con người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của họ’’. Nhưng muốn biết căn cứ vào đâu mà Nhà nước có thể buộc con người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình thì phải nghiên cứu quy định của pháp luật, tức là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 thì “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự “. Để có thể kết luận được hành vi đã được thực hiện của người nào đó có phải là tội phạm hay không và tội đó là tội gì, hình phạt áp dụng đối với họ ra sao thì cần phải xác định hành vi đó đã thoả mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa? Nếu thoả mãn tức là người ấy đã thực hiện tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.

Việc xác định một cách thống nhất cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự là nội dung quan trọng để thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN. Việc tuyên bố người nào đó là phạm tội và buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lí là cấu thành tội phạm mà không thể dựa vào cơ sở nào khác. Nếu xác định hành vi của một người không có hoặc có nhưng không đầy đủ những dấu hiệu của bất kì cấu thành tội phạm cụ thể nào được quy định trong BLHS thì hành vi đó không thể bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi này không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quan hệ pháp luật hình sự chỉ được thực hiện khi các cơ quan tiến hành tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) khẳng định bị cáo phạm một hoặc nhiều tội được quy định trong BLHS ttong các văn bản của mình. Nhưng chỉ có bản án hay quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mới xác định một cách chính thức cơ sở của trách nhiệm hình sự và cụ thể hoá trách nhiệm hình sự bằng loại hình phạt cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Khi tội phạm xảy ra nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng chưa tìm ra được người phạm tội, quan hệ pháp luật hình sự vẫn phát sinh và tồn tại. Tuy nhiên, quan hệ này sẽ không được thực hiện chừng nào cơ quan điều tra chưa phát hiện được tội phạm và người phạm tội.

Câu 64: Nêu điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không phải trong tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.

– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại: Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu.

– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.Sự chỉ đạo, điều hành này cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.

–  Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 65: Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi nào.

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm quy định tại các điều: Tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội đầu cơ; tội trốn thuế; tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng thị trường chứng khoán; tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tội vi phạm quy định về cạnh tranh; tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được sửa đổi, bổ sung thì chỉ có 31 tội danh mà pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015  được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ngoài 31 tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì Quốc hội đã bổ sung thêm 2 tội, đó là tội tài trợ khủng bố  và tội rửa tiền. Như vậy, tổng số tội danh mà pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 33 tội.

Câu 66:  

  • Khái niệm:

Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đã đáp ứng được các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.

  • Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự

– Trường hợp người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

Đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi phạm tội sẽ được xem xét miễn TNHS mà không cần có bất kỳ một điều kiện nào khác kèm theo khi có các căn cứ thỏa mãn quy định này. Các trường hợp đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 16, khoản 1 Điều 29 BLHS và khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

+ Thứ nhất, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Theo Điều 16 Bộ luật hình sự 2015, Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Đây là trường hợp người phạm tội tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản.

+ Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Đây là trường hợp mà một người đã thực hiện một hành vi được coi là tội phạm, nhưng trong quá trình tố tụng có sự thay đổi chính sách pháp luật mà hành vi này không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Ví dụ Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ 11 tội so với bộ luật hình sự 1999, trong đó có các tội như: “Tội tảo hôn”được quy định tại Điều 148; “Tội hoạt động phỉ” được quy định tại Điều 83;….Do đó, kể từ ngày BLHS 2015 có hiệu lực pháp luật những người trước đây đã thực hiện một (hoặc nhiều) trong các hành vi mà BLHS năm 1999 quy định là tội phạm (11 tội đã bỏ) mà sau ngày BLHS 2015 có hiệu lực pháp luật mới bị phát hiện thì được coi là hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và mặc nhiên người có hành vi này được miễn trách nhiệm hình sự.

+ Thứ ba, khi có quyết định đại xá.

Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải đình chỉ, nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có án tích. Thẩm quyền đại xá thuộc về Quốc hội và được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước.

+ Thứ tư, người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn TNHS.

Trường hợp này được quy định cụ thể tại Tội gián điệp theo quy định khoản 4 Điều 110 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao mà tự thú, thành khẩn khai báo thì đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự.

– Trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Đây là trường hợp không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài căn cứ được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự thì đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng về trường hợp nào được miễn, trường hợp nào không được miễn. Cụ thể, có các trường hợp sau:

+ Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Căn cứ này hoàn toàn khác với căn cứ đương nhiên được miễn TNHS như đã phân tích. Đây là trường hợp do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa chứ không phải do thay đổi chính sách pháp luật.

Trường hợp cũng được coi là do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa khi người phạm tội phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt mà thiếu họ thì nhiệm vụ đó khó hoàn thành, nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã miễn trách nhiệm hình sự cho họ để họ nhận nhiệm vụ đặc biệt đó.

+ Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên không phải bệnh hiểm nghèo nào cũng được miễn trách nhiệm hình sự mà phải kèm thêm điều kiện: không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

+ Thứ ba, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Người tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:

Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát hiện, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm.

Người tự thú phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm. Ở đây có nghĩa là khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình cũng như hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác, không giấu giếm bất cứ một tình tiết nào của vụ án, giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm.

Cùng với việc tự thú, người tự thú phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm như: thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe dọa tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc tài sản để họ đề phòng; thu lại những nguồn nguy hiểm mà họ đã tạo ra cho người khác hoặc những lợi ích khác, trả lại tài sản đã chiếm đoạt…

Lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

+ Thứ tư, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS.

Việc hòa giải giữa người phạm tội với người bị hại chỉ đối với hai loại tội phạm. Đó là tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (không phân biệt tội phạm do cố ý hay vô ý) gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.

Tuy nhiên, nếu người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội mà cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không thể miễn được thì cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, đồng thời giải thích cho người bị hại biết vì sao không miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội được.

+ Thứ năm, người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 BLHS, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Điều này được quy định cụ thể tại (khoản 2 Điều 91 BLHS).

+ Thứ sáu, những trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với từng tội phạm cụ thể.

Trong một số tội phạm cụ thể, Bộ luật hình sự cũng quy định có thể miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể là:

Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định đã được giáo dục 2 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn TNHS (quy định tại khoản 4 Điều 247 BLHS);

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS (quy định tại khoản 7 Điều 364 BLHS);

Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS (quy định tại khoản 6 Điều 365 BLHS);

Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn TNHS (quy định tại khoản 2 Điều 390 BLHS).

Câu 67: Nêu khái niệm và đặc điểm của hình phạt.

  • Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

  • Đặc điểm của hình phạt

Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất.

Hình phạt được Nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống. Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lí là án tích cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, hình phạt được luật hình sự quy định và do toà án áp dụng.

Hình phạt trong BLHS Việt Nam được quy định ở cả Phần chung và cả Phần các tội phạm. Phần chung của BLHS quy định những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến hình phạt như mục đích của hình phạt (Điều 31 Bộ luật hình sự 2015), các hình phạt đối với người phạm tội (Điều 32 BLHS), các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 33 BLHS), căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50, Điều 83 BLHS), quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54 BLHS), quyết định hình phạt ttong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55, Điều 86 BLHS), tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56, Điều 87 BLHS), quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 57 BLHS), miễn chấp hành hình phạt (Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 63 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)… Phần các tội phạm của BLHS quy định các loại hình phạt và mức hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể.

Theo Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các toà án khác do luật định. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tỏ chức, cá nhân”. Đây là những cơ quan có quyền “… nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam…” tuyên một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với họ (khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân). Ngoài toà án, không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt.

Thứ ba, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối vối người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Dựa trên nguyên tắc này có thể khẳng định hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Cũng theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyên.

Câu 68: Mục đích của hình phạt là gì.

  • Mục đích phòng ngừa riêng

Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt thể hiện trước hết ở chỗ hình phạt tác động trực tiếp đến người phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới.  Pháp luật trừng trị họ thông qua việc đưa ra các hình phạt nhằm tước bỏ, hạn chế nhất định về quyền và lợi ích theo quy định của Bộ luật Hình sự đối với người bị kết án. Mức độ phải chịu những tước bỏ và hạn chế quyền lợi này tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội.

Về nguyên tắc, tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó càng nghiêm khắc. Tuy nhiên, hình phạt theo Luật Hình sự Việt Nam không coi trừng trị người phạm tội làm mục đích chủ yếu. Cái chủ yếu trong mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt là cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ từ một con người lầm lỗi, vi phạm pháp luật trở thành người có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

  • Mục đích phòng ngừa chung

Ngoài mục đích phòng ngừa riêng nêu trên, hình phạt còn có mục đích nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (phòng ngừa chung). Áp dụng hình phạt đối vói người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể bao giờ cũng tác động đến các thành viên khác trong xã hội. Tuỳ vào từng vụ án hình sự, ý thức pháp luật, sự chú ý riêng cũng như những đặc điểm riêng về tâm sinh lý của mỗi người… mà mức độ tác động của hình phạt đối với họ khác nhau. Để đạt được mục đích phòng ngừa chung của hình phạt, đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, pháp lý, văn hoá, giáo dục… trong đó tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật công dân có ý nghĩa to lớn. Hình phạt chỉ phát huy được tác dụng giáo dục phòng ngừa chung khi quần chúng nhân dân hiểu biết, thấy được tính cần thiết và sự công bằng của nó, khi niềm tin và công lý ngày càng được củng cố và phát triển.

CHƯƠNG 13: HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP.

Câu 69: Hình phạt chính áp dụng cho người phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam.

Hình phạt hính là hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội và được Tòa án tuyên độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

Câu 70: Hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam.

Hình phạt bổ sung, là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Nếu như đối với mỗi tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chình đối với hình phạt bổ sung có thể được áp dụng một hoặc nhiều chứ không chỉ có một. Khoản 2 Điều 28 Bộ luật Hình sự quy định 7 loại hình phạt bổ sung: cấm đảm nhệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Câu 71: Các biện pháp tư pháp áp dụng với cá nhân trong Luật Hình sự Việt Nam.

Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội được quy định tại các Điều 47, 48, 49 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gồm:

– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

– Bắt buộc chữa bệnh.

Câu 72: Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

  • Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

– Hình phạt chính bao gồm:

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Hình phạt bổ sung bao gồm:

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+ Cấm huy động vốn;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

(Khoản 1, 2 Điều 33 BLHS năm 2015)

  • Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

(Khoản 2 Điều 46 BLHS năm 2015)

Câu 73: Phân tích các hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được áp dụng với tội phạm.

  • Cảnh cáo

Theo quy định tại Điều 34 BLHS thì cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Trong 07 hình phạt chính đối với người phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất. Cảnh cáo thể hiện sự lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện khi hội đồng xét xử tuyên án đối với tội phạm mà họ đã thực hiện. Cảnh cáo tuy không có khả năng gây thiệt hại nhất định về thể chất cho người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo vẫn có tác động nhất định đến tinh thần của người bị kết án để qua đó giáo dục họ. Hình phạt cảnh cáo được quy định, áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (được quy định tại Điều 51 BLHS) nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. Các điều kiện miễn hình phạt được quy định tại Điều 59 BLHS.

  • Phạt tiền

Theo quy định tại Điều 35 BLHS 2015 thì phạt tiền là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

“ a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định’’.

Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Phạt tiền tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức, thái độ của người phạm tội. Phạt tiền cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung. Phạt tiền có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

+ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.

+ Phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc một số tội phạm khác như: các tội xâm phạm trật tự quản lí,…

Mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể nhưng phải đảm bảo tối thiểu không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

Câu 74: Phân tích hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt trục xuất.

  • Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú.

Trong hệ thống hình phạt, cải tạo không giam giữ được coi là nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng và thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Như vậy, hai điều kiện cần của cải tạo không giam giữ là điều kiện bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt. Ngoài ra còn đòi hỏi, việc các ly người phạm tội ra khỏi xã hội là không cần thiết.

  • Trục xuất

Theo quy định tại Điều 37 BLHS 2015 thì trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Trục xuất là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án trong thời hạn nhất định rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tuỳ theo trường hợp được toà án áp dụng. Khi quyết định hình phạt đối với người nước ngoài, toà án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của họ để trục xuất là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.

Câu 75: Phân tích các hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân.

  • Tù có thời hạn

Tù có thời hạn là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo.

Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Sự hạn chế tự do của người bị kết án tù có thời hạn là nội dung pháp lí chủ yếu của loại hình này. Theo Điều 38 BLHS, tù có thời hạn có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của hình phạt này là ba mươi năm (Điều 55 BLHS).

  • Tù chung thân

Theo quy định tại Điều 39 BLHS 2015 thì tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.  Tù chung thân là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách li xã hội suốt đời để giáo dục, cải tạo.

Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc, chỉ nhẹ hơn hình phạt tử hình. Về điều kiện áo dụng tù chung thân, Điều 39 BLHS quy định, người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình thì xử phạt tù chung thân. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, toà án phải dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50 BLHS) để lựa chọn một trong ba hình phạt: Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn (ở mức cai) để áp dụng đối với người phạm tội. Thông thường trong trường hợp thực tiễn, hình phạt tù chung thân được áp dụng với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn ở mức tối đa vẫn còn nhẹ nhưng nếu phạt tử thình thì chưa thật sự cần thiết. Trong thời gian chấp hành án tù chung thân nếu người bị kết án có kết quả cải tạo tốt thì người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Câu 76: Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung

Tiêu chí Hình phạt chính Hình phạt bổ sung
Khả năng áp dụng hình phạt đối với mỗi tội phạm – Được tuyên độc lập.

– Mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên 1 hình phạt chính

– Không thể tuyên độc lập, chỉ có thể tuyên kèm với hình phạt chính đối với mỗi tội phạm.

– Đối với mỗi tội phạm, kèm theo hình phạt chính có thể tuyên 1, nhiều hoặc không tuyên hình phạt bổ sung nào.

– Mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính.

Bao gồm Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình – Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú, quản chế, tước đi một số quyền công dân; tịch thu tài sản.

– Phạt tiền và trục xuất

( khi không áp dụng là hình phạt chính).

Câu 77: So sánh hình phạt với biện pháp tư pháp.

Tiêu chí Hình phạt Biện pháp tư pháp
Khái niệm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Biện pháp tư pháp (BPTP) là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS), do cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Hình thức áp dụng Hình phạt bao gồm hình phạt hình phạt đối với người phạm tội và hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

– Các hình phạt đối với người phạm tội

+ Hình phạt chính bao gồm:

Cảnh cáo;

Phạt tiền;

Cải tạo không giam giữ;

Trục xuất;

Tù có thời hạn;

Tù chung thân;

Tử hình.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Cấm cư trú;

Quản chế;

Tước một số quyền công dân;

Tịch thu tài sản;

Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

+Hình phạt chính bao gồm:

Phạt tiền;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm:

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

Cấm huy động vốn;

Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Biện pháp tư pháp gồm BPTP đối với người phạm tội và BPTP đối với pháp nhân thương mại phạm tội

– Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

+ Bắt buộc chữa bệnh.

– Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

+Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

+Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

+Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Mục đích Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Biện pháp tư pháp không có mục đích tước đoạt mà chỉ nhằm hạn chế quyền tự do của người phạm tội.

Trong 1 số trường hợp, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và thể hiện nội dung cao cả của nguyên tắc nhân đạo XHCN.

Đối tượng áp dụng Chỉ có thể áp dụng đối với người có có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đã thực hiện gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của công dân trong xã hội. Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.
Hậu quả pháp lý Người phạm tội bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích và phải mang án tích trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Người phạm tội bị áp dụng BPTP chỉ mang án tích khi bị áp dụng hình phạt. Trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt nhưng bị áp dụng BPTP thì không phải mang án tích.
Thẩm quyền áp dụng Do tòa án áp dụng. Do Tòa án hoặc CQTHTT khác áp dụng tùy thuộc vào giai đoạn tiến hành tố tụng.
Thời điểm áp dụng – Áp dụng trong giai đoạn xét xử.

– Hình phạt chính được áp dụng độc lập, hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt chính

Áp dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử.

CHƯƠNG 14: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Câu 78: Nêu khái niệm và đặc điểm của quyết định hình phạt.

  • Khái niệm:

Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt ( đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.

  • Đặc điểm

Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là xác định loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm nhiều tội. Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội phải tuân theo nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Các nguyên tắc chung ở đây bao gồm các nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công bằng. Các nguyên tắc đặc thù bao gồm các nguyên tắc: nguyên tắc cộng toàn bộ; nguyên tắc cộng một phân; nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại.

Để thực hiện việc quyết định hình phạt một cách chính xác thì cần phân biệt rõ quyết định hình phạt trong từng trường hợp phạm nhiều tội với các trường hợp khác như quyết định xử phạt trong trường hợp phạm tội nhiều lần hay trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

+ Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội phải tuân theo một trình tự nhất định, các hình phạt đối với từng tội danh phải được xác định riêng rồi sau đó mới được tổng hợp lại với nhau thành một hình phạt chung.

+ Khi thực hiện việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, việc tổng hợp hình phạt phải dựa vào quy định của Điều 50 Bộ Luật Hình sự. Trong mỗi trường hợp, mỗi loại hình phạt đều có những các tổng hợp khác nhau dựa trên các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.

Câu 79: Nêu ý nghĩa của quyết định hình phạt.

Việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong mỗi khung hình phạt tuy đảm bảo tương đối tính khoa học, tính hợp lý và tính khái quát cao; nhưng phán quyết của Tòa án đối với người phạm tội ảnh hưởng tiêu cực đối với con người cụ thể, trực tiếp hạn chế một phần quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, ý thức cải tạo của người chấp hành án, ảnh hưởng đến hoạt động của gia đình, ý thức của đa số người thân cũng như những người dân sống trên địa bàn của người đó. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự nhằm tạo cho Tòa án khả năng lựa chọn trong giai đoạn quyết định hình phạt đối với từng hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải hướng tới mục đích của hình phạt mà mình đã tuyên trong bản án phải đảm bảo hiệu qủa và hài hòa giữa “trừng trị” và “cải tạo, giáo dục”, nếu hình phạt được áp đặt cho một trong những mục đích nào đó sẽ làm ảnh hưởng tới các mục đích khác, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả và mục đích đầy đủ của hình phạt. Trường hợp coi nhẹ tính trừng trị của hình phạt thì có thể dẫn đến hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, làm giảm tính răn đe, giáo dục đối với người phạm tội, làm lung lay niềm tin của người dân vào công lý. Ngược lại, nếu coi nhẹ tính nhân đạo, tính giáo dục sẽ tạo ra quyết định hình phạt nghiêm khắc dẫn đến tâm lý tiêu cực, phản giáo dục và khó cải tạo đối với người phạm tội. Do vậy, bản án của Tòa án quyết định hình phạt đảm bảo tính nhân đạo, công minh và đúng pháp luật sẽ đạt được mục đích của hình phạt đối với người phạm tội.

Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý là tiền đề, điều kiện để đạt mục đích hình phạt (cải tạo, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng). Nếu hình phạt quá nhẹ sẽ làm giảm ý nghĩa phòng ngừa của hình phạt, bởi nó có thể làm phát sinh ý định phạm tội, thái độ vô trách nhiệm và coi thường pháp luật. Nhưng hình phạt quá nặng sẽ tạo tâm lý không công bằng, không hợp lý ở người bị kết án dẫn đến thái độ oán hận, không tin tưởng pháp luật. Hình phạt có đạt mục đích hay không và đến mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là yếu tố lập pháp và áp dụng pháp luật (về hình phạt và quyết định hình phạt). Yếu tố áp dụng pháp luật chịu sự ràng buộc của yếu tố lập pháp. Ngược lại, yếu tố áp dụng pháp luật cũng có vai trò rất quan trọng, bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn pháp luật cho từng trường hợp phạm tội cụ thể thì Toà án mới có thể cho ra đời một bản án tuyên hình phạt đúng đắn và có hiệu quả, khi đó, các yếu tố về mặt lập pháp mới có ý nghĩa thực tiễn.

Quyết định hình phạt đúng đắn sẽ có ý nghĩa nâng cao hiệu quả của hình phạt vì hậu quả tiêu cực do quyết định hình phạt tạo ra càng nhỏ thì hiệu quả của hình phạt càng cao, ngược lại quyết định hình phạt đưa đến hậu quả tiêu cực thì hiệu quả của hình phạt càng thấp.

Câu 80: Nêu căn cứ để quyết định hình phạt.

  • Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm:

Khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì Toà án cần xem xét các yếu tố sau:

– Hành vi (hành động hay không hành động) nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện;

– Tội phạm được thực hiện dưới hình thức gì (một người đồng phạm hay tội phạm có tổ chức);

– Giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành);

– Thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian phạm tội…

– Hậu quả thiệt hại;

– Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội…

  • Xem xét nhân thân người phạm tội:

Theo Luật hình sự Việt Nam, những đặc điểm về nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến tội, chúng được quy định là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong hình phạt (như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay không; là ngươi chưa thành niên hay người đã thành niên; có thái độ ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hay là ngoan cố không chịu cải tạo…).

Những đặc điểm khác tuy không mang tính chất pháp lý nhưng cũng phải được xem xét một cách toàn diện. Trong đó phải chú ý đến những đặc điểm có quan hệ đến ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ nhận thức, hiểu biết của người phạm tội (như thành phần, quá trình hoạt động chính trị – xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…), hoặc những đặc điểm có quan hệ đến các đối tượng của chính sách lớn của Đảng và Nhà nước (như người phạm tội thuộc dân tộc ít người; thuộc gia đình liệt sĩ, là nhân sỹ, trí thức có tên tuổi, là chức sắc tôn giáo…).

Ngoài ra còn một số đặc điểm, tuy phản ánh hoàn cảnh thực tế của người phạm tội, nhưng nhiều khi cũng có ý nghĩa quan trọng (như họ đang bị bệnh hiểm nghèo, là người già yếu, là phụ nữ có thai hoặc con nhỏ, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân hoặc của gia đình…).

  • Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Khi quyết định hình phạt thì Toà án phải cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho các trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm. Các tình tiết này không có tính chất bắt buộc như những tình tiết định tội và định khung mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt, có tác dụng làm tăng hoặc giảm hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự không được ghi trong các điều khoản của Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự như các tình tiết định tội hoặc định khung nhưng được quy định tại các Điều của Phần chung Bộ luật Hình sự (Điều 46 và Điều 48 Bộ luật Hình sự).

Câu 81: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quyết định hình phạt hiện nay.

Sự hạn chế trong quyết định hình phạt hiện nay chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

– Hạn chế về trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ngành Tòa án. Một số không ít Thẩm phán chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, chưa tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên chưa nắm vững các hướng dẫn áp dụng pháp luật nên áp dụng không đúng các quy định của pháp luật dẫn tới việc xét xử sai… Thực tế hiện nay, rất ít Hội thẩm nhân dân hiểu pháp luật nói chung cũng như có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành.

– Thiếu quy định mang tính chất phân hóa, trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng.

– Vướng mắc trong việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng.

Câu 82: Phân loại các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được phân loại thành ba nhóm sau:

– Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ( làm mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể).

– Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục người phạm tội

– Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội

Câu 83: Phân tích các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thuộc về yếu tố mặt khách quan, mặt chủ quan hay về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng làm giảm mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đó là những tình tiết sau:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm ( điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS): đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện tội phạm và nếu không có gì ngăn cản thì tác hại của tội phạm sẽ xảy ra hoặc xảy ra lớn hơn nhưng người phạm tội đã ngăn chặn không để cho tác hại xảy ra hoặc xảy ra lớn hơn nhưng người phạm tội đã ngăn chặn không để cho tác hại xảy ra hoặc đã hạn chế được tác hại của tội phạm.

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả ( điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS): đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả thiệt hại và đã tự nguyện ( không phải vì bị ép buộc) thực hiện các hành vi khắc phục hậu quả của tội phạm là sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bồi thường về vật chất thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần hoặc có những hành vi khác khắc phục được hậu quả của tội phạm.

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn ( điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS): trường hợp phạm tội có tình tiết này giống trường hợp phạm tội có tình tiết ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm ở chỗ thiệt hại của tội phạm không xảy ra hoặc xảy ra không lớn.

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng ( điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS): đây là trường hợp lần đầu tiên phạm tội và tội phạm đã thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng.

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ( điểm c khoản 1 Điều 51 BLHS): đây là trường hợp phạm tội có động cơ là phòng vệ.

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết ( điểm d khoản 1 Điều 51 BLHS): đây là trường hợp phạm tội có tính chất tượng tự như trên.

CHƯƠNG 15: CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT.

Câu 84: Nêu khái niệm và các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt.

  • Khái niệm

Miễn chấp hành hình phạt là trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định cho họ không phải chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt của bản án đã tuyên khi họ có đủ các điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

  • Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt

Các trường hợp có thể được miễn chấp hành hình phạt theo Bộ luật hình sự 2015 bao gồm:

1/ Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá;

2/ Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt và thuộc một trong các trường hợp:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

3/ Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, đối tượng này phải được xem xét là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

4/ Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

5/ Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn;

6/ Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt.

Tòa án là chủ thể sẽ ra quyết định miễn chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt tùy từng trường hợp dựa trên đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người người bị kết án chấp hành hình phạt.

Câu 85: Nêu nguyên tắc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Các nguyên tắc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:

+ Việc xét giảm phải tuân thủ quy định của pháp luật; bảo đảm tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, khách quan, công bằng và có tác dụng khuyến khích phạm nhân thi đua cải tạo tiến bộ.

+ Phải căn cứ vào kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù, tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi và các đặc điểm nhân thân khác của phạm nhân. Những phạm nhân phạm tội lần đầu, cải tạo tốt, lập công chuộc tội được xét, đề nghị và quyết định mức giảm cao hơn những phạm nhân khác.

+ Những phạm nhân bị kết án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân, phạm nhân có nhiều tiền án, nhân thân xấu, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm thì phải có nhiều thời gian thử thách hơn và phải xem xét rất chặt chẽ với mức giảm thấp hơn so với phạm nhân khác.

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo đúng danh sách và mức giảm đã được Hội đồng thẩm định của Cơ quan thi hành án Công an cấp tỉnh, cấp quân khu, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng duyệt.

Câu 86: Điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:

– Thứ nhất, đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;

– Thứ hai, có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, cụ thể như sau:

+ Phạm nhân bị phạt tù chung thân phải có ít nhất bốn năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm thời hạn được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân phải có ít nhất năm năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù trên hai mươi năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm sáu tháng liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù trên mười lăm năm đến hai mươi năm phải có ít nhất ba năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù trên mười năm đến mười lăm năm phải có ít nhất hai năm liên tục liền kề hoặc tám quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù trên năm năm đến mười năm phải có ít nhất một năm hoặc bốn quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù trên ba năm đến năm năm phải có ít nhất sáu tháng hoặc hai quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

+ Phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.

Câu 87: Đối tượng để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

– Giảm hình phạt tù là chế định thể hiện sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với phạm nhân, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được giảm thời hạn mà chỉ những phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, luôn tuân thủ nội quy, quy định của trại giam. Quá trình cải tạo, họ đã biết ăn năn, hối cải về hành vi của mình, trở nên hoàn lương và hướng thiện mới được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

– Nhà nước cũng có sự ưu tiên đối với người phạm tội như: người chưa thành niên; người cao tuổi, già yếu; phụ nữ có thai; người mắc bệnh hiểm nghèo; người đã lập công…

– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà có hành vi phạm tội khác xảy ra trước nhưng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình chấp hành hình phạt của bản án đối với hành vi phạm tội xảy ra sau, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung.

Câu 88: Nêu khái niệm, đặc điểm và bản chất pháp lý của án treo.

  • Khái niệm:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người đã bị kết án phạt tù không quá 3 năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định (nhằm khuyến khích họ tự giác cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội), đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo của bản án trước đó.

  • Đặc điểm

Thứ nhất, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Thứ hai, án treo là việc toà án quyết định án treo nhất thiết phải kèm theo thời gian thử thách nhất định.

Thứ ba, án treo chỉ được áp dụng khi có đủ những căn cứ và những điều kiện do pháp luật quy định.

Thứ tư, án treo không phải là một loại hình phạt.

  • Bản chất pháp lý

Căn cứ vào định nghĩa và đặc điểm của án treo, ta có thể thấy bản chất pháp lí của án treo đó là:

– Án treo là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.

– Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

– Được áp dụng đối với người bị phạt tù có thời hạn không quá 3 năm (bản án đã có hiệu lực trên thực tế), có nhân thân tốt, có những tình tiết giảm nhẹ và Tòa án xét thấy không cần thiết phải bắt buộc họ chấp hành hình phạt tù.

– Người được hưởng án treo sẽ phải chịu 1 thời gian thử thách nhất định do pháp luật quy định.

Câu 89: Nêu vai trò, ý nghĩa của án treo.

– Án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, tự lao động cải tạo để trở thành người lương thiện, đồng thời cảnh cáo họ là nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới do vô ý và bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì họ phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo của bản án trước.

– Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương châm trừng trị kết hợp với giáo dục và tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không bắt người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà cũng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội; nhưng nếu áp dụng không đúng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như: không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo để trở thành người tốt, không thể hiện được tính công minh của pháp luật, không được nhân dân đồng tình ủng hộ, không đề cao được tác dụng riêng và phòng ngừa chung.

– Án treo còn có tác dụng cảnh tỉnh, nhắc nhở người phạm tội, cũng như những người xung quanh lấy đó làm bài học để cố gắng tránh xa những cạm bẫy của đời thường, tránh được việc phạm tội. Đồng thời án treo cũng có tác dụng thu hút một bộ phận dân cư tham gia và việc giúp đỡ, giáo dục, giám sát người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, làm cho họ không phân biệt, xa lánh người bị kết án mà tiến lại gần gũi, giúp đỡ họ để họ cải tạo tốt hơn và sớm hoà nhập với cộng đồng.

– Với việc áp dụng án treo sẽ giúp cho nhà nước giảm bớt được chi phí trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội mà vẫn đạt kết quả tốt.

Câu 90: Nêu các căn cứ để được hưởng án treo.

Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó, mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ này thì tòa án mới được áp dụng án treo đối với người đó.

Theo quy định của Khoản 1 điều 60 Bộ luật hình sự, căn cứ vào những điều kiện sau để tòa quyết định cho hay không cho bị cáo hưởng án treo:

– Về mức phạt tù không quá 3 năm, không phân biệt tội gì.

– Về nhân thân, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự.

– Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 1999. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

– Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù.

CHƯƠNG 16: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI.

Câu 91: Nêu các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.

  1. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và việc xử lí chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh.

Đây là nguyên tắc mới được xác định trong BLHS năm 2015. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành hoạt động xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định được đưa ra là tót nhất cho họ, trong mối quan hệ hài hoà với các lợi ích khác, cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Quy định này cũng phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước về quyền trẻ em. Theo đó, “trong mọi hành động đối với trẻ em, dù là cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay của tư nhân, toà án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.” Việc bổ sung nguyên tắc này có ý nghĩa định hướng cho người tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lí cụ thể đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, nhằm tìm ra biện pháp xử lý phù họp nhất đối với họ.

Nhằm cụ thể hoá nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, khoản 1 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định việc xử lí người chưa đủ 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo – dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh. Điều này có nghĩa phải ưu tiên áp dụng các biện pháp có tính chất giáo dục, thuyết phục trước. Việc áp dụng hình phạt chỉ đặt ra khi có đủ căn cứ cho rằng, việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục không đạt được hiệu quả trong việc cải tạo , người phạm tội.

  1. Nguyên tắc chỉ truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

Nguyên tắc này cụ thể hoá vế thứ hai của nguyên tắc thứ nhất nêu trên. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện:

– Thứ nhất, khi người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể thì không phải mọi trường hợp đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ truy cứu trong trường hợp cần thiết. Điều đó có nghĩa là trường hợp người tiến hành tố tụng cân nhắc nếu xét thấy cần thiết thì truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không cần thiết thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sư hoặc đình chỉ điều tra đồng thời ra quyết định áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với họ.

– Thứ hai, các căn cứ để người có thẩm quyền cân nhắc đánh giá là đặc điểm nhân thân của người phạm tội, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm.

Điều cần chú ý ở quy định này là việc nhà làm luật xếp đặc điểm thuộc về nhân thân lên trước rồi mới đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và cuối cùng là yêu cầu phòng, chống tội phạm. Như vậy, ngay cả khi hành vi đã cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng xét thấy đặc điểm về nhân thân là không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự như: phạm tội lần đầu, phạm tội trong trường hợp bị người khác ép buộc, xúi giục hoặc rủ rê thì cũng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị áp dụng các biện pháp có tính chất giám sát, giáo dục. Ngược lại, đối với trường hợp tái phạm nhiều lần, trước đó đã từng bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc cố ý phạm tội đến cùng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

  1. Toà án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không đạt hiệu quả.

Thực tiễn phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới cho thấy, việc áp dụng hình phạt, nhất là các hình phạt tước tự do luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho quá trình phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng của người dưới 18 tuổi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ. Công ước về quyền trẻ em cũng như các chuẩn mực quốc tế có hên quan về tư pháp người chưa thành niên đều xác định phải hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng các chế tài giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo quy định tại Điều 37 Công ước về quyền trẻ em: “việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em… phải là biện pháp cuối cùng và frong thời hạn thích hợp ngắn nhất”. Như vậy, cách tiếp cận của Công ước ttong việc áp dụng chế tài đối với người dưới 18 tuổi là ưu tiên áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt tù và hình phạt tù chỉ được áp dụng khi không còn cách nào khác.

Theo đó, BLHS năm 2015 quy định, khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án trước hết phải cân nhắc đẻ áp dụng việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và chỉ áp dụng hình phạt nếu các biện pháp này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Quy định này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc định hướng cho thẩm phán khi cân nhắc, lựa chọn giữa các chế tài để ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp và chế tài không tước tự do. Hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp nhận thấy việc áp dụng các hình phạt không tước tự do là không thích hợp, không vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Đồng thời, thời hạn tù cần được xác định sao cho vừa đủ để giáo dục, phục hồi đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở cân nhắc toàn diện điều kiện và hoàn cảnh phạm tội cũng như thân nhân của họ.

  1. Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với ngưòi dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc này cụ thể hoá nguyên tắc “việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chù yếu nhằm mục đích giáo dục”. Theo đó, cần phải cấm áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì đây là 2 hình phạt đặc biệt nghiêm khắc (một hình phạt có nội dung loại trừ người phạm tội khỏi đời sống xã hội và một hình phạt có nội dung cách li người phạm tội khỏi môi trường xã hội không thời hạn). Để phù hợp với nguyên tắc “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục” cũng cần hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn cũng như không được áp dụng thêm hình phạt bổ sung.

  1. Án đã tuyên đối vói người chưa đủ 16 tuổi phạm tội không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm thể hiện thái độ chấp hành pháp luật không tốt của người phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của rất nhiều tội phạm và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì toà án phải quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp không phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Thể hiện nội dung nhân đạo của chính sách hình sự, tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo tốt, BLHS năm 2015 quy định án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Câu 92: Người dưới 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.

Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mởi, dễ giáo dục, cải tạo…

Với đặc điểm tâm lí như vậy có thể xác định, việc phạm tội của người dưới 18 tuổi có một phần trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, không thể đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội như trách nhiệm hình sự của người từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều này đòi hỏi luật hình sự Việt Nam phải có các quy định riêng về vấn đề trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, các BLHS Việt Nam, từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm 1999 và hiện nay là BLHS năm 2015 đều có chương riêng quy định về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Theo Điều 12 BLHS 2015 thì:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.’’

Câu 93: Người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự (Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự), thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật hình sự.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật hình sự;

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

– Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Câu 94: Nêu các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sau đây gọi là biện pháp giám sát, giáo dục) là các biện pháp được quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự năm 2015), bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Câu 95: Phân tích biện pháp khiển trách được áp dụng với người dưới 18 tuổi.

– Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

Lần đầu phạm tội ít nghiệm trọng: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.

Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

Điểm a khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự  2015:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

“Có vai trò không đáng kể” là người có hành vi rất đơn giản, tính chất nguy hiểm cho xã hội thấp, mức độ tham gia hạn chế nhất so với các đồng phạm, thông thường không trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại vật chất của tội phạm.

– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

– Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

+ Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

+ Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

– Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.

Câu 96: Phân tích biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

– Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015.

Điểm a khoản 2 Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015.

Điểm b khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

– Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

– Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp từ 03 tháng đến 01 năm.

Câu 97: Phân tích biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Các trường hợp áp dụng:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

Cụ thể:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

Cụ thể:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

– Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;

+ Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;

+ Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;

+ Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự 2015:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

– Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Câu 98: Trình bày nghĩa vụ mà người dưới 18 tuổi phải thực hiện sau khi được miễn trách nhiệm hình sự.

Sau khi được miễn TNHS, người dưới 18 tuổi phạm tội phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động; chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn: không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép; tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Đối với biện pháp hòa giải tại cộng đồng, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 93 và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 Bộ luật này từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 99: Nêu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ có thể là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn với căn cứ, phạm vi, điều kiện áp dụng có sự thay đổi đáng kể trong sự so sánh với quy định của của Bộ luật Hình sự năm 1999.

  1. Cảnh cáo

Trong các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất. Cảnh cáo tuy không có khả năng gây thiệt hại về vật chất, hạn chế nhất định về thể chất của người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội nhưng vẫn có những tác động nhất định đến tinh thần của người bị kết án để quá đó thực hiện mục đích giáo dục họ.

  1. Phạt tiền

Tại Điều 99 BLHS 2015 quy định:

“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.

“Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.

Đồng thời, hình phạt tiền không chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng mà còn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng rất nghiêm trọng.

Ngoài mục đích phòng ngừa riêng – giáo dục người phạm tội, hình phạt này cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung.

  1. Hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội

Tại Điều 100 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy đinh:

“1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.”

  1. Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Tại Điều 101 của Bộ luật hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn:

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

“1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Câu 100: Quy định về tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội.

Tổng hợp theo phương pháp cộng dồn quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự nhưng không được quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *