Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến Pháp

[VPLUDVN] Ở Việt Nam cho tới nay đã có 5 bản hiến pháp. Mỗi bản hiến pháp gắn với một giai đoạn phát triển của đất nước với những nét đặc thù riêng. Mỗi bản hiến pháp cũng quy định về bộ máy nhà nước trong thời ki tương ứng với đặc điểm và tính chất riêng. Các tiểu mục dưới đây trình bày một cách khái quát những đặc điểm và tính chất nổi bật nhất của bộ máy nhà nước qua 5 bản hiến pháp.

1. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1946

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình. Ngay sau đó, công tác xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới, dân chủ với nhân dân đã được khẩn trương tiến hành. Ngày 1 tháng 01 năm 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, Quốc hội khóa 1 được bầu thông qua tổng tuyển cử toàn quốc. Ngày 02 tháng 3 năm 1946, Quốc hội khóa 1 thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa 1 thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thường được gọi là Hiến pháp năm 1946. Cùng khoảng thời gian này, Thực dân Pháp nhăm nhe quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lực lượng cách mạng sau đó rút khỏi Hà Nội và tiến hành cuộc kháng chiến trường kì chống Thực dân Pháp trong suốt 9 năm (1946-1954). Như vậy, hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này đặc trưng bởi bối cảnh chính trị – xã hội đầy khó khăn: nhà nước non trẻ mới được thành lập và ngay lập tức đứng trước nguy cơ bị đe dọa; môi trường chính trị frong nước phức tạp cùng sự xuất hiện của nhiều đảng, phái chính trị với những quan điểm khác nhau; phần lớn diện tích lãnh thổ của chúng ta vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của thế lực ngoại xâm…

Trong bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam trong thời kì này mang ba đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, bộ máy nhà nước Việt Nam thời kì Hiến pháp năm 1946 là bộ máy nhà nước dân chủ cộng hòa, chưa phải là bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa như các bản hiến pháp sau. Điều này không những được khẳng định tại Điều thứ 1 Hiến pháp năm 1946: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà” mà còn được thể hiện qua cách thức vận hành của hệ thống chính trị. Trong Hiến pháp năm 1946 chưa quy định về vai trỏ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương hay bất kì đảng, phái chính trị nào. Trên thực tế, giai đoạn Hiến pháp năm 1946 tồn tại nhiều đảng phái chính trị tham gia công việc của nhà nước; thành phần của Quốc hội khoá I được bầu ngày 06 tháng 01 năm 1946 cũng có 57% đại diện của các đảng, phái chính trị khác nhau như Việt Minh, Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và khá nhiều đại biểu không đảng phái (43%). Cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước phản ánh khá rõ thuyết phân quyền, tương tự bộ máy nhà nước tư sản: Chủ tịch nước do Nghị viện bầu ra và đứng đầu Chính phủ song có địa vị khá độc lập với cơ quan bầu ra mình; thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm song hoạt động theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Các quy định của Hiến pháp năm 1946 cho thấy cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước giai đoạn này chưa mang những đặc điểm của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.

Thứ hai, bộ máy nhà nước quy định trong Hiến pháp năm 1946 chưa được thành lập trên thực tế. Chỉ 40 ngày sau khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã rút lên vùng núi phía Bắc để tiến hành cuộc kháng chiến trường kì. Do hoàn cảnh lịch sử, Hiến pháp năm 1946 tuy đã được thông qua nhưng chưa được công bố, Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946 cũng chưa được bầu và theo đó các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ cũng chưa được thành lập theo Hiến pháp năm 1946. Trên thực tế, hầu hết công việc nhà nước trong thời gian này được điều hành bởi các sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành với tư cách Chủ tịch Chính phủ được thành lập từ trước Hỉến pháp năm 1946. Bên cạnh đó, Quốc hội khoá 1 làm nhiệm vụ của Nghị viện theo quy định của Hiến pháp năm 1946.

Thứ ba, Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 có vị trí và quyền hạn hết sức đặc biệt trong bộ máy nhà nước. Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chỉ là người đứng đầu Nội các trong Chính phủ.1 Chủ tịch nước do Nghị viện bầu với tỉ lệ phiếu 2/3, nhưng trong khi Nghị viện có nhiệm kì 3 năm thì Chủ tịch nước lại có nhiệm kì 5 năm và có thể được bầu lại (Điều thứ 44 Hiến pháp năm 1946 và Điều thứ 24, 45 Hiến pháp năm 1946). Hiến pháp năm 1946 quy định Nghị viện có thể bất tín nhiệm Nội các, Thủ tướng (Điều thứ 54 Hiến pháp năm 1946), song lại không có quy định về việc bất tín nhiệm đối với Chủ tịch nước. Như vậy là vai trò kiểm soát về mặt chính trị của Nghị viện đối với Chủ tịch nước là khá hạn chế. Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1946 còn quy định Chủ tịch nước “không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” và để xét xử tội danh này, Nghị viện phải thành lập một toà án đặc biệt (Điều thứ 50, 51 Hiến pháp năm 1946). Với những đặc quyền trên đây, có thể nói Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thời kì Hiến pháp năm 1946 là một vị trí bất khả xâm phạm, một vị trí mà không Chủ tịch nước nào ở các bản hiến pháp sau này có được.

2. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1959

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, lịch sử cách mạng Việt Nam bước sang trang mới. Vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã được khẳng định vững chắc. Tuy nhiên, sau khi Thực dân Pháp bội ước Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia

Cắt thành hai miền: Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), miền Nam vẫn thuộc chế độ thực dân và sau đó hình thành chế độ xã hội khác với miền Bắc. Với bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này mang ba đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhát, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã bắt đầu được ghi nhận trong hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959 có viết:

“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.”

Mặc dù mới được ghi nhận như một thực tế lịch sử mà chưa được quy định ưong một điều riêng như trong các bản hiến pháp sau này, có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bắt đầu có cơ sở hiến định.

Thứ hai, bộ máy nhà nước Việt Nam đã bắt đầu được xây dựng theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Điều 2 Hiến pháp năm 1959 tiếp tục quy định Nước Việt Nam theo chính thể dân chủ cộng hòa giống như Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước đã bắt đầu mang những dấu hiệu của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Như đã đề cập, vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đã được ghi nhận khẳng định. Bên cạnh đó, Quốc hội đã được quy định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền bầu, giám sát hoạt động và bãi miễn các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước.1 Các chức vụ do Quốc hội bầu, trong đó có cả Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có cùng nhiệm kì với Quốc hội (Điều 43, 50 Hiến pháp năm 1959 và Điều 62, Điều 71 Hiến pháp năm 1959). Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước đã bắt đầu áp dụng nguyên tắc quyền lực thống nhất theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Đặc biệt, trong bộ máy nhà nước đã xuất hiện hệ thống viện kiểm sát nhân dân, cơ quan đặc thù của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, với chức năng công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không bắt buộc là đại biểu Quốc hội. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1959, điều kiện để một người có thể được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước chỉ là tư cách công dân Việt Nam và có độ tuổi từ 35 trở lên. Đây là bản hiến pháp duy nhất của Việt Nam không quy định bắt buộc Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội. Dường như chức vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 được kì vọng là một vị trí trung lập, không mang màu sắc đảng phái để có thể tập họp, huy động được đông đảo nhất lực lượng của hai miền cho cuộc đấu hanh giải phóng dân tộc.

3. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1980

Sau Chiến thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước sang một trang sử mới. Lúc này, hai miền Nam, Bắc đã hoàn toàn thống nhất, điều đó tạo ra cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Có thể nói, vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định vững chắc và tinh thần lạc quan, phấn khởi về con đường đi lên CNXH của đất nước đang dâng cao hơn bao giờ hết. về quan hệ quốc tế, trong giai đoạn này mối quan hệ hữu nghị, anh-em giữa Việt Nam và các nước trong Khối Xã hội Chủ nghĩa hở nên gắn bó chặt chẽ hơn bao giờ hết. Xu hướng áp dụng mô hình phát triển chung cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trở nên phổ biến giữa các nước Xã hội Chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên bang Sô-viết trước đây. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầng của đất nước lại bị tàn phá nặng nề sau gần 30 năm chiến tranh. Điều này đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho công cuộc xây dựng đất nước, đi lên CNXH.

Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã thiết lập một bộ máy nhà nước với đặc điểm bao trùm là tính chất Xã hội Chủ nghĩa hết sức đậm nét, có thể nói là đậm nét nhất trong số các bản hiến pháp của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua ba đặc điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định và quy định một cách mạnh mẽ. Trong Hiến pháp năm 1980, vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đề cập một cách nổi bật trong Lời nói đầu như nhân tố và động lực chủ chốt làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định trong một điều riêng của hiến pháp, Điều 4, với nội dung:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp.”

Có thể nói, quy định của Điều 4 đã đem lại sự bảo đảm hiến định vững chắc nhất cho vị trí, vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị mà trước tiên là đối với bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 với những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng thời kì.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được thiết kế hoàn toàn theo mô hình bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước là Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra. Các cơ quan và chức vụ khác ở trung ương như Hội đồng nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, có cúng nhiệm kì với Quốc hội và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.1 Với mô hình này, toàn bộ bộ máy nhà nước Việt Nam ở trung ương đều xuất phát từ Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Khi Quốc hội hết nhiệm kì thì các cơ quan khác ở trung ương cũng hết nhiệm kì; khi Quốc hội bắt đầu nhiệm kì mới thì Quốc hội cũng bầu ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương với nhiệm kì mới. Các bộ máy nhà nước không theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa không có đặc điểm này

Thứ ba, nguyên tắc tập thể lãnh đạo được áp dụng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hội đồng nhà nước, một cơ quan tập thể do Quốc hội bầu ra, đồng thời là cơ quan thường vụ của Quốc hội (Điều 99, 101, 108 Hiến pháp năm 1980; Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981; Khoản 3 Điều 5 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1981; Điều 3, 42 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981. Lưu ý rằng, tuy Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981 quy định Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là đại biểu Quốc hội còn các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chủ yếu chọn trong số các đại biểu Quốc hội, song trên thực tế các thành viên của Hội đồng bộ trưởng thường là đại biểu Quốc hội và Điều 98 Hiến pháp năm 1980). Chính phủ được gọi là Hội đồng bộ trưởng, với chế độ làm việc tập thể đóng vai trò chủ yếu (Điều 104 Hiến pháp năm 1980; Chương II và Điêu 25 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981); vai trò cá nhân của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ít nổi bật so với Thủ tướng trong các hiến pháp sau này.

4. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1992

Giai đoạn sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, đất nước ta roi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng: sản xuất đình trệ, sản phẩm khan hiếm, lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Đứng trước tình hình đó, năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định áp dụng đường lối đổi mói kinh tế với chính sách chủ đạo là cho phép phát triển nền kinh tế thị trường và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân thay vì cấm đoán như trong giai đoạn trước đó. Làn sóng đổi mới ngay lập tức tạo nên kết quả tích cực về kinh tế và xã hội. Hiến pháp năm 1992 được ban hành để thể chế hoá đường lối đổi mới đó. Năm 2001, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung để tiếp tục thể chế hoá đường lôi đổi mới sau 15 năm thực hiện thành công.

Xét trong cả giai đoạn, đặc điểm chủ đạo của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là tính chất Xã hội Chủ nghĩa có điều chỉnh để phù hợp với tình hình, về cơ bản, bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa với những đặc điểm của mô hình này như thể hiện trong Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới, bộ máy nhà nước đã được điều chỉnh một bước ở Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được điều chỉnh năm 2001. Điều này thể hiện ở bốn đặc điểm lớn như sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của cá nhân được tăng tường trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở trung ương. Chế độ nguyên thủ tập thể của Hiến pháp năm 1980 đã được chuyển thành nguyên thủ cá nhân do Chủ tịch nước thực hiện. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng với những nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt cả về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành hiệu quả đối với hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương (Chương III Luật tổ chức Chính phủ năm 1992; Chương in Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Việc đề cao vai trò của cá nhân, đặc biệt là vai trò của Thủ tướng Chính phủ, được coi là giải pháp giúp tăng cường trách nhiệm và tính linh hoạt của các cơ quan nhà nước mà trước tiên là Chính phủ trong việc điều hành công việc của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Thứ hai, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được điều chỉnh theo hướng hợp lý. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, song hoạt động của các tổ chức Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Trước đó, Hiến pháp năm 1980 mới chỉ quy định hoạt động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp. Pháp luật do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xét cho cùng thì các tổ chức Đảng đều là các chủ thể tham gia quan hệ xã hội giống như các chủ thể khác. Việc đặt hoạt động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ pháp luật, trong khi vẫn quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo, cho thấy về mặt tư tưởng Hiến pháp năm 1992 đã bước đầu thiết lập mối quan hệ Đảng Cộng sản – Nhà nước theo định hướng pháp quyền.

Thứ ba, nguyên tắc pháp quyền chính thức được công nhận, cùng với nó là sự công nhận bước đầu đối với quan điểm về phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp quyền và phân quyền là hai nguyên tắc lớn, hai thành tựu vĩ đại của loài người trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong bộ máy nhà nước theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa truyền thống như quy định tại Hiến pháp năm 1980 hoàn toàn vắng bóng hai nguyên tắc này. Việc Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bố sung ghi nhận hai nguyên tắc pháp quyền và phân quyền tại Điều 2 cho thấy bước tiến lớn trong nhận thức về sự phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong sự phát triển chung của bộ máy nhà nước hiện đại.

Thứ tư, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm tuân thủ pháp luật ngày càng thu hẹp. Như thể hiện trong giai đoạn Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, sự xuất hiện của hệ thống viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và chức năng công tố là một đặc thù của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Khi đó, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân bao trùm lĩnh vực tư pháp, hành chính và các hoạt động xã hội nói chung. Trong các quy định của Hiến pháp năm 1992, phạm vi chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân vẫn được kế thừa trọn vẹn từ Hiến pháp năm 1980.1 Tuy nhiên, khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân chỉ còn trong lĩnh vực tư pháp (Điều 137 Hiển pháp năm 1992 và Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001); tương ứng với điều đó là thẩm quyền xét xử của toà án được mở rộng sang lĩnh vực tranh chấp kinh tế và hành chính (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Sự điều chỉnh này nhằm làm cho các cơ quan tư pháp của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn đường lối đổi mới. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, bảo đảm tuân thủ pháp luật phải là nhiệm vụ chính của Toà án. Chỉ có Toà án với các thủ tục tố tụng công bằng mới là nơi phân xử các tranh chấp, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng chế tài xử lý một cách phù hợp nhất với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

5. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 2013

Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, về mặt chính tộ, tổ chức bộ máy nhà nước chưa có nhiều đổi mới tương xứng với tầm, mức đổi mới về kinh tế. Bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, quan liêu; phân công, phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như quy định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 còn chưa rõ ràng; chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là một bất cập lớn trong thực tiễn. Bên cạnh đó, tình hình quan hệ đối ngoại cũng có nhiều điểm mới. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế và khu vực và do đó ngày càng phải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề mà quốc tế và khu vực quan tâm, ví dụ như dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người… Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI diễn ra tại Hà Nội tháng 01 năm 2011 đã quyết định tổng kết thi hành để tiến tới sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nhằm phù hợp với tình hình mới. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Hiến pháp mới đã được Quốc hội khóa 13 thông qua với nhiều quy định mới về bộ máy nhà nước. Trong năm 2014, 2015, các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước lần lượt được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định của hiến pháp về lĩnh vực này. Bộ máy nhà nước hiện tại của Việt Nam có cơ cấu tổ chức như mô tả ở phần 1.2 trên đây.

Có thể nói, khác với các giai đoạn trước, hoàn cảnh lịch sử ra đời Hiến pháp năm 2013 không có sự thay đổi căn bản. Do vậy, bộ máy nhà nước vẫn kế thừa những đặc điểm và nội dung cơ bản của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Định hướng chủ đạo của các quy định mới về bộ máy nhà nước là khắc phục những bất cập cùa bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) để hoàn thiện bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Trên tinh thần đó, bộ máy nhà nước giai đoạn Hiến pháp năm 2013 có đặc điểm bao trùm là bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa được kế thừa từ giai đoạn trước song có những điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện ở bốn đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, quan điểm phân quyền tiếp tục được khẳng định thêm một bước trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Neu Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 mới chỉ quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, thì trong Hiến pháp năm 2013 đã có quy định cụ thể định danh Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Tòa án thực hiện quyền tư pháp (Điều 69, 94, 102 Hiến pháp năm 2013). Quy định cụ thể như vậy là rất có ý nghĩa bởi nó góp phần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đối với việc thực hiện từng quyền một cách hiệu quả.

Thứ hai, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước lần đầu tiên được đề cập một cách cụ thể trong Hiến pháp và có thể được coi như bước phát triển mới trong việc áp dụng nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định phương thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam phải dựa trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trước đó, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 mới đề cập tới yếu tố “phân công, phối hợp”. Sự bổ sung yếu tố “kiểm soát quyền lực” là một bước tiến mới trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền bởi trong Nhà nước pháp quyền không thể không có các cơ chế bảo đảm quyền lực không bị tha hóa. Nhận thức này không chỉ dừng lại ở khoản 3 Điều 2 mà còn được thể chế hóa thành các quy định cụ thể và thiết thực. Chương X Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về hai cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước, đó là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người chính thức được hiến định là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 là hiến pháp đầu tiên của Việt Nam quy định một cách rõ ràng về việc tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, khi đó “tôn trọng quyền con người” mới được xem như một nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50 Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng và nâng nguyên tắc này thành một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;..

Thứ tư, qua các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan, vai trò của tòa án nhân dân đã được đề cao hơn một bước theo hướng xứng đáng với vị trí của nó trong Nhà nước pháp quyền. Ở bất kì quốc gia nào trong thời bình, đặc biệt là trong các nhà nước pháp quyền, Toà án luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó là nơi người dân tìm đến mỗi khi có tranh chấp. Toà án sẽ giúp người dân giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thoả đáng, bong hoà bình và qua đó bảo đảm trật tự, kỉ cương, yên bình trong xã hội. Khi người dân cảm thấy công lý ở gần thì xã hội tất yếu sẽ được yên bình. Trong suốt những năm đổi mới, vai trò của hệ thống tòa án nhân dân chưa được chú trọng đúng mức. Đoi mới hệ thống toà án vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Nhằm khắc phục những nhược điểm đó, hệ thống toà án theo Hiến pháp năm 2013 đã được đổi mới đáng kể. Lần đầu tiên toà án được giao thực hiện quyền tư pháp với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống là bảo vệ quyền con người, quyền công dân… Đồng thòi, Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử” đối với hoạt động của toà án và hệ thống tư pháp (Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013). Đây là nguyên tắc tiến bộ có vai trò nâng cao vị trí của toà án trong các quy trình tố tụng, bảo đảm công bằng trong hoạt động xét xử. Trong cơ cấu hệ thống toà án 4 cấp, vai trò của Tòa án nhân dân tối cũng được nâng lên với nhiệm vụ phát triển án lệ. Các toà án giờ đây cũng có thẩm quyền giải thích pháp luật, một trong những “vũ khí” quan họng bảo đảm công lý trong hoạt động xét xử của toà án.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *