Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo quy định của pháp luật

Phiên họp chính phủ:

+Được diễn ra thường lệ mỗi tháng 1 lần, ngoài ra có thể họp bất thường khi có sự đề nghị của Thủ tướng hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ, hoặc có sự yêu cầu của Chủ tịch nước. Chính phủ luôn họp công khai.

+Là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của Chính phủ.

+Tại phiên họp Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội…

+Nghị quyết của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành, nếu biểu quyết ngang nhau thì lấy ý kiến bên có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

+Các quyết định của Chính phủ tại phiên họp thể hiện dưới dạng nghị quyết, nghị định.

– Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ:

+Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ.

+Thủ tướng chính phủ có quyền hạn sau: Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp; Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của chính phủ và thủ tướng Chính phủ; triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ…

+Nếu Thủ tướng vắng mặt thì phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng chính phủ về nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ:

+Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ; bộ trưởng chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

+Nhiệm vụ, quyền hạn: Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và các công trình quan trọng của ngành; chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh được giao; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy nhà nước, trình Chính phủ kí kết các điều ước quốc tế thuộc ngành…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *