Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiện nay ?

[VPLUDVN] Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiêm tiên tiến … Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lí hành chính nhà nước mà không giới hạn phạm vi áp dụng.

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân. Phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối vói đối tượng quản lí. Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự giác. Phương pháp cưỡng chế giữ vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước. Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt đông chống phá nhà nước.

Cưỡng chế nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối vói thiểu số và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, vừa bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính). Ngoài ra, hình thức trục xuất được quy định để áp dụng đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Trục xuất có thể áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc là hình thức xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; bảo lãnh hành chính; quản lí người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

Các biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiên các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền áp dụng theo quy định của Chính phủ.

Các biên pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phóng mặt bằng, trưng mua, trưng dụng tài sản…

Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Người có tài sản trưng mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua.

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức,  nhân, hộ gia dinh, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.

Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xem xét mối liên hệ này ta thấy cần nhấn mạnh một số nội dung sau đây:

– Các phương pháp quản lí được sử dụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ quản lí tương ứng. Những nhiệm vụ quản lí được thực hiện bằng cách ban hành những quyết định quản lí ở các cấp khác nhau. Điều đó có nghĩa là nếu như nhiệm vụ quản lí được thực hiện bằng cách ban hành quyết định thì phương pháp quản lí đồng thời trở thành biện pháp, cách thức thi hành những quyết định đó. Những quyết định này được thực hiện hoặc trên cơ sở khuyến khích, động viên hoặc ưên cơ sở những chỉ thị có tính chất bắt buộc một cách cụ thể được.

Trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, cần chú ý những điểm sau:

– Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không đem lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả;

– Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng;

– Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được;

– Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội;

– Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho tứng trường hợp cụ thể;

– Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lển đối tượng quản lí đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí.

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lí. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có.

Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế không đối lập nhau mà kết hợp và bổ sung cho nhau. Nhà nước kết hợp sử dụng cả hai phường pháp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, phương pháp hành chính hay phương pháp kinh tế đều do các chủ thể quản lí hành chính sử dụng trên cơ sở và trong phạm vi pháp luật cho phép. Như vậy, không thể coi phương pháp này hay phương pháp kia là quan trọng hơn, quyết định hơn.

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, phương pháp hành chính phát triển mạnh, đôi khi đi đến mức độc đoán. Cũng chính vì vây mà hiện nay một số người có ý kiến phủ nhận phương pháp hành chính trong quản lí nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường. Điều này là không thể chấp nhân được bởi vì nhà nước là chủ thể quản lí kinh tế và thể hiện vai trò chủ thể quản lí cùa mình thông qua việc quy định và điều chỉnh chế độ quản lí nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra là trong quản lí nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường cần phải chuyển trọng tâm từ phương pháp hành chính sang phương pháp kinh tế. Phương pháp hành chính là sự cần thiết khách quan trong mọi hoạt động quản lí nhưng nếu duy trì vị trí thống trị của phương pháp hành chính thì sẽ không thể có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, không có hạch toán kinh tế đầy đủ.

Phương pháp hành chính là cồng cụ quản lí tập trung. Cách đề cập mới với việc quản lí nền kinh tế thể hiện ở việc tập trung vào những quá trình chính yếu, xác định chiến lược, nhịp độ và tỉ lệ phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và những cân đối chủ yếu của nó và đồng thời đòi hỏi cấp trên không được can thiệp quá sâu vào hoạt động hàng ngày của cấp dưới. Chính pháp hành chính dưới hình thức mệnh lệnh thô thiển, không tính đến lọi ích và đặc điểm của các đơn vị dưới quyền. Như vậy, chính bản thân phương pháp kinh tế nếu được đưa vào hoạt động quản lí một cách nghiêm túc sẽ trở thành lực cản đối với việc phát triển phương pháp hành chính quan liêu.

Trong những điều kiện mới những biện pháp như quy định chỉ tiêu, tiêu chuẩn, giá cả, thuế v.v. trở thành nguồn tác động chính của ảnh hưởng tập trung lên các đơn vị kinh tế bởi chúng được thể hiện dưới hình thức văn bản. Thông qua chúng Nhà nước duy trì kênh lãnh đạo và điều hành chung, phối hợp hoạt động của các đơn vị khác nhau, ấn định những chỉ tiêu, cận đối nhịp độ phát triển chung và đồng thời bảo vệ chủ quyền và lợi ích chung của Nhà nước nhưng sự tác động này khác hẳn về chất với những chỉ thị và nhiệm vụ kế hoạch trước đây vì nó điều chỉnh hoạt động của các đơn vị kinh tế một cách linh hoạt trên cơ sở kết hợp lợi ích chung vói lợi ích riêng.

Các chỉ tiêu hiện nay là chỉ tiêu định hướng nên một mặt, nó được thể hiện dưới hình thức của phương pháp hành chính; mặt khác, trong chừng mực nhất định nó dành cho các đơn vị kinh tế quyền lựa chọn quyết định, tìm bạn hàng, thị trường tiêu thụ …

Thuế, tiêu chuẩn và giá cả là những biên pháp được quy định chặt chẽ hơn cả. Trong điều kiện phát triển quan hệ thị trường thuế trở nên đặc biệt quan trọng. Chính sách thuế phải trở thành một trong những công cụ chủ yếu điều chỉnh hoạt động kinh tế, xây dựng những điều kiên bình đẳng trong kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào nền sản xuất xã hội.

Như vậy, trong điều kiện phát triển quan hệ thị trường, phương pháp hành chính vẫn là công cụ quản lí nền kỉnh tế.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *