Luật hình sự: 80 câu hỏi trắc nghiệm theo chương (có đáp án)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT HÌNH SỰ

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của LHS là

a. QHXH phát sinh khi tội phạm xảy ra

b. QHXH được LHS bảo vệ

c. Lợi ích của Nhà nước

d. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là gì

a. Phương pháp thỏa thuận

b. Phương pháp quyền uy

c. Phương pháp mệnh lệnh

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Luật hình sự là gì

a. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

c. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định những hình phạt đối với những tội phạm ấy.

d. Cả a,b,c đúng.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Nhận định nào dưới đây về Luật hình sự không đúng

a. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

d. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định những hình phạt đối với những tội phạm ấy.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây

a. Nguyên tắc pháp chế của Luật hình sự

b. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

c. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.

d. Cả a,b,c đúng.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Sự khác nhau căn bản giữa ngành LHS và ngành LHC là ở

a. Đối tượng điều chỉnh

b. Phương pháp điều chỉnh

c. Chế tài xử lý.

d. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Nguồn luật hình sự là khái niệm dùng để chỉ

a. Bộ luật hình sự hoàn chỉnh

b. Ngành luật hình sự

c. Khoa học luật hình sự

d. Môn học “Luật hình sự Việt Nam”

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, Bộ luật hình sự Việt Nam có cấu tạo về mặt hình thức như thế nào?

a. Điểm – Điều – Khoản – Chương – (Mục)

b. Điểm – Khoản – Điều – (Mục) – Chương

c. Khoản – Điểm – Điều – (Mục) – Chương

d. Chương – (Mục) – Điều – Khoản – Điểm

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM

Câu 1: Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, nếu tội phạm ấy:

a. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở ngoài Việt Nam.

b. Bắt đầu ở ngoài Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam

c. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam.

d. Tất cả các phương án nêu trên

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Đối tượng tác động của tội phạm là:

a. Quy phạm pháp luật hình sự

b. Quan hệ xã hội

c. Quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ

d. Bộ phận của khách thể

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Do thù ghét, A dùng dao đâm chết B. Đối tượng tác động của tội phạm mà A đã thực hiện là:

a. Con dao

b. Con người B

c. Quyền sống của B

d. Cái chết của B

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây:

a. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam

b. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam

c. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam

d. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là đúng

a. Người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam.

b. Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam.

c. Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam.

d. Người Việt Nam chỉ phải chịu TNHS khi tội mà họ đã phạm khi tội đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:

a. Không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam

b. Trong mọi trường hợp đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam

c. Có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam

d. Phải chịu TNHS theo LHS Hoa Kỳ

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7. Trường hợp nào sau đây được coi là “có lợi cho người phạm tội” ?

a. BLHS quy định một tội phạm mới

b. Điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn hình phạt

c. Điều luật quy định một tình tiết tăng nặng mới

d. Điều luật quy định một hình phạt nhẹ hơn

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8. Theo định nghĩa thì tội phạm trước hết phải là:

a. Sự suy nghĩ nguy hiểm của con người.

b. Hành vi nguy hiểm của con người.

c. Hoạt động nguy hiểm của súc vật.

d. Các tác động nguy hiểm của tự nhiên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9. Khẳng định nào đúng?

a. Vì hành vi nguy hiểm cho xã hội nên nó được luật hình sự quy định là một tội phạm.

b. Vì hành vi được luật hình sự quy định là một tội phạm nên nó nguy hiểm cho xã hội.

c. Cả a và b đều sai.

d. Cả a và b đều đúng.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội vì:

a. Các nhà làm luật cho rằng nó nguy hiểm.

b. Hành vi đó gây thiệt hại lớn hơn những thiệt hại do hành vi vi phạm PL khác gây ra.

c. Hành vi đó gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ.

d. Hành vi đó gây thiệt hại cho người khác.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây thuộc về tính nguy hiểm của hành vi phạm tội?

a. Tính khách quan 

b. Tính gia cấp

c. Tính gây thiệt hại

d. Cả a, b và c

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12. Quy tội khách quan được hiểu là:

a. Quy tội một cách vô tư.

b. Quy tội không theo quy định của BLHS.

c. Quy tội đối với người có ý định phạm tội.

d. Quy tội đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại mà không cần có lỗi.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13. Quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa:

a. Hiện tượng và khái niệm.

b. Hình thức và nội dung.

c. Khái niệm và hiện tượng.

d. Nội dung và hình thức.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14. Khẳng định nào đúng?

a. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị áp dụng hình phạt

b. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị đe dọa áp dụng hình phạt

c. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt

d. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều được miễn hình phạt

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu hỏi 15: Người bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật mà có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử lý hình sự như thế nào?

a. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

c. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

d. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 16: Một tội phạm cụ thể trong một điều luật có thể quy định loại tội phạm:

a. Loại tội phạm nghiêm trọng

b. Loại tội phạm rất nghiêm trọng

c. Loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

d. Cả a,b,c

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 17: Hành vi nguy hiểm nào sau đây có ý nghĩa về mặt hình sự

a. Hành vi phá phách của người đang lên cơn điên

b. Hành vi phá phách của trẻ con

c. Hành vi có ý thức và ý chí của con người

d. Sự phá phách của súc vật

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 18: Theo định nghĩa thì không hành động phạm tội là:

a. Không thực hiện hành vi phạm tội

b. Thực hiện hành vi thông qua người khác

c. Không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm

d. Không ngăn cản người khác phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 19: Trong số các tội phạm dưới đây tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động là:

a. Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCNVN ( Điều 114 )

b. Tội cướp tài sản ( Điều 168)

c. Tội vu khống ( Điều 156 )

d. Tội che giấu tội phạm ( Điều 389)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 20: Khi định tội danh phải căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:

a. Khách thể của tội phạm

b. Mặt khách quan của tội phạm

c. Mặt chủ quan của tội phạm

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 21: Tội phạm không có đặc điểm nào dưới đây:

a. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

b. Là hành vi trái pháp luật hình sự

c. Là hành vi được thực hiện một cách có lỗi

d. Là hành vi được thực hiện bởi cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 22: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm:

a.  mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền

b. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt cải tạo không giam giữ

c. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tù đến 3 năm

d. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 23: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm:

a. có mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm

b. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 4 năm

c. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 5 năm đến dưới 7 năm tù

d. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến dưới 7 năm tù.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 24: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm:

a. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, 

b. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là tù chung thân hoặc tử hình.

c. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù hoặc  tử hình.

d. mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 25: Cố ý phạm tội là:

a. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

b. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra,  mong muốn và  có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

c. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

d. Cả a,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 26: Vô ý phạm tội là phạm tội khi:

a. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

b. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

c. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 27: Phạm tội chưa đạt là:

a. Cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

b. Cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan.

c. Vô ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 28:  Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là:

a. Tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng do có yếu tố ngăn cản.

b. Tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

c. Tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG 3: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

Câu 1: Khẳng định nào sau đây thuộc về nội dung khái niệm khách thể của tội phạm.

a. Người bị phạm tội gây thiệt hại

b. Vật bị người phạm tội làm thay đổi tình trạng ban đầu của nó

c. Quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm xảy ra

d. Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng:

a. Trong phạm vi KT loại luôn tồn tại nhiều KT trực tiếp

b. Quan hệ giữa KT chung, KT loại, KT trực tiếp là mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đặc thù

c. Khách thể trực tiếp của tội giết người là con người cụ thể

d. Mỗi tội phạm cụ thể luôn có duy nhất một KT trực tiếp

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Cấu thành tội phạm là:

a. Khái niệm pháp lý về một tội phạm cụ thể

b. Tổng hợp những dấu hiệu nêu trong phần quy định của Điều luật phần các tội phạm của BLHS.

c. Tổng hợp những dấu hiệu bắt buộc và không bắt buộc

d. Là hiện tượng tiêu cực trong xã hội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng:

a. Các dấu hiệu của CTTP được quy định trong Luật hình sự

b. Các dấu hiệu của CTTP được quy định trong Luật hình sự và trong các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Tư pháp.

c. Những người áp dụng pháp luật hình sự có thể thêm bớt các dấu hiệu của CTTP

d. Có thể có hai cấu thành của hai tội giống hệt nhau

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Khẳng định nào sau đây thuộc về khái niệm CTTP tăng nặng:

a. CTTP trong đó chỉ bao gồm các tình tiết định tội

b. CTTP trong đó ngoài tình tiết định tội còn có thêm các tình tiết quy định tại Điều 52 BLHS

c. CTTP trong đó ngoài tình tiết định tội còn có thêm các tình tiết tăng nặng quy định tại các khoản khác nhau của Điều luật đó.

d. CTTP trong đó ngoài tình tiết định tội còn có thêm các tình tiết tăng nặng do tòa án nêu ra khi xét xử

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Khẳng định nào sau đây không thuộc về khái niệm CTTP hình thức:

a. CTTP trong đó chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc

b. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này

c. Người phạm tội đã thực hiện hành vi nhưng chưa làm phát sinh hậu quả

d. CTTP trong đó chỉ riêng hành vi phạm tội đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm. 

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: CTTP có đặc điểm nào dưới đây:

a. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định

b. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng

c. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc

d. Cả a,b,c đúng.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm thì cấu thành tội phạm có loại nào dưới đây:

a. CTTP cơ bản

b. CTTP tăng nặng

c. CTTP giảm nhẹ

d. CTTP vật chất

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG 4: MẶT KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây thuộc về yếu tố mặt khách quan của tội phạm

a. Động cơ phạm tội

b. Nhân thân người phạm tội

c. Thủ đoạn phạm tội

d. Mục đích phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm:

a. Thời gian phạm tội

b. Địa điểm phạm tội

c. Lý trí của người phạm tội

d. Công cụ phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt khách quan của tội phạm là gì:

a. Hành vi

b. Hậu quả

c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

d. Công cụ phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm.

a. Lỗi

b. Động cơ phạm tội

c. Xúc cảm tình cảm

d. Mục đích phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Nhận định nào sau đây không có trong khái niệm về thời hiệu thi hành bản án:

a. Người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên

b. Không áp dụng hình phạt

c. Khi hết thời hạn luật định

d. Thời hạn do luật định

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của lỗi vô ý do cẩu thả:

a. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi

b. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra

c. Người phạm tội không nhận thức được hậu quả của hành vi mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

d. Không mong muốn cho hậu quả xảy rab. Vì tại Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau: “1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Lỗi cố ý gián tiếp có dấu hiệu nào sau đây:

a. Người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.

b. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện

c. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Hình phạt nào không phải là hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

b. Cấm huy động vốn

c. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính

d. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Hình phạt nào là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội:

a. Cấm cư trú

b. Cảnh cáo

c. Quản chế

d. Tịch thu tài sản

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm:

a. Bị phát hiện

b. Được thực hiện

c. Hoàn thành

d. Kết thúc

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về hình phạt cấm cư trú:

a. Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú ở một số địa phương nhất định

b. Cấm cư trú là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội khi không áp dụng là hình phạt chính

c. Thời hạn cấm cư trú là 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù

d. Cấm cư trú là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào:

a. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp

b. Được miễn trách nhiệm hình sự

c. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp

d. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:

a. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại

b. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

c. Không thực hiện tội phạm đến cùng vi nạn nhân chống trả

d. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 14: Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có CTTP hình thức:

a. Khi có hậu quả xảy ra

b. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội

c. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 15: Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào dưới đây:

a. Thăm dò địa điểm phạm tội

b. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội

c. Loại bỏ những trở ngại khách quan

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 16: Luật hình sự Việt Nam chia quá trình cố ý thực hiện tội phạm thành các giai đoạn nào sau đây:

a. Chuẩn bị phạm tội

b. Tội phạm hoàn thành

c. Phạm tội chưa đạt

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 17: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt:

a. Người phạm tội không thực hiện đến cùng là do nguyên nhân khách quan

b. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng

c. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm

d. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ quan

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG 5: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

Câu 1: Người chuẩn bị phạm một nào trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:

a. Điều 108 ( Tội phản bội tổ quốc)

b. Điều 173 ( Tội trộm cắp tài sản)

c. Điều 299 ( Tội khủng bố)

d. Cả a, c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Trường hợp được loại trừ TNHS:

a. Sự kiện bất ngờ

b. Phòng vệ chính đáng

c. Tình thế cấp thiết

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Phòng vệ chính đáng là:

a.  Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình  mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

b.  Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

c.  Là hành vi của người vì bảo vệ quyền của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Tình thế cấp thiết là:

a. Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

b. Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

c. Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Thời hiêu truy cứu TNHS là:

a. 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b. 10 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

c. 15  năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

d. 20 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

a. 10 năm

b. 15 năm

c. 20 năm

d. 25 năm

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 7: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm rất nghiêm trọng

a. 5 năm

b. 10 năm

c. 15 năm

d. 20 năm

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 8: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi:

a. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b.  Khi có quyết định đại xá.

c. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

d. Cả a, b đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 9: Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi:

a. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b.  Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c. Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 10: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm nghiêm trọng:

a.  5 năm

b. 10 năm 

c. 15 năm

d. 20 năm

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 11: Hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

a. Cảnh cáo.

b.  Phạt tiền.

c. Cải tạo không giam giữ.

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 12: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ:

a. 15 tuổi trở lên

b. 14 tuổi trở lên

c. đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

d. 18 tuổi trở lên

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 13: Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với:

a. người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý

b. người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

c. người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

CHƯƠNG 6: ĐỒNG PHẠM

Câu 1: Trong đồng phạm bắt buộc phải có người nào sau đây:

a. Người giúp sức.

b. Người súi giục

c. Người tổ chức

d. Người thực hành

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 2: Những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu nào sau đây:

a. Cùng thực hiện tội phạm

b. Có từ 2 người trở lên tham gia

c. Hậu quả của tội phạm

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 3: Nguyên tắc xác định TNHS của những người đồng phạm bao gồm những nguyên tắc nào sau đây:

a. Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm

b. Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm

c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 4: Đồng phạm có những hình thức nào sau đây:

a. Đồng phạm phức tạp

b. Đồng phạm có tổ chức

c. Đồng phạm giản đơn

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 5: Những dấu hiệu về mặt chủ quan nào sau đây bắt buộc phải có trong tất cả các vụ đồng phạm:

a. Cùng động cơ

b. Cùng mục đích

c. Lỗi cố ý hoặc vô ý

d. Lỗi cố ý

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Câu 6: Sự nguy hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ thể hiện ở những điểm nào sau đây:

a. Hai hậu quả của tội phạm do nhiều người phạm tội gây ra thường lớn hơn so với một người phạm tội

b. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên

c. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên chúng thường quyết tâm thực hiện tội phạm cao hơn

d. Cả a,b,c đúng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *