Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cả năm bản Hiến pháp của nước ta đều có những quy định cụ thể phản ánh chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Hiến pháp năm 1946 ngay trong Lời nói đầu đã ghi nhận:

“Hiến pháp Việt Nam… phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Trong các điều 1, 6, 7 quy định địa vị pháp lý và quyền bình đẳng của tất cả mọi người không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; mọi người đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và bình đẳng trước pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời, Điều 8 còn ghi nhận: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”.

– Hiến pháp năm 1959 trong Lời nói đầu ghi nhận tinh thần đoàn kết dân tộc ta trong đấu tranh chống sự xâm lược của nước ngoài để giải phóng đất nước và tầm quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước, xác định quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp. Điều 3 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thong nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sổng trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khỉnh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình”.

Đồng thời cũng quy định: “Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu sổ mau tiến kịp trình độ kinh tế và vàn hoá chung”.

Chính sách đại đoàn kết, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta và của hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh to lớn bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

– Hiến pháp năm 1980 ra đời sau khi đất nước thống nhất, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng về đoàn kết dân tộc có những điều kiện mới để phát triển. Những quy định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã được kế thừa và phát triển ở mức cao hon và được ghi nhận trong Điều 5 Hiến pháp năm 1980. Đồng thời, Điều 9 Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

– Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, một lần nữa truyền thống đoàn kết dân tộc lại là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta tiếp tục vượt qua khó khăn, thu được những thành tựu mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam chủ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc hơn chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc của nước ta trong Điều 5. Đồng thời nhận rõ tầm quan trọng và sức mạnh to lớn của nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc, Điều 9 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Mặt trận Tổ quổc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cổ chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”.

Hiến pháp năm 2013 kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992, đã quy định một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc đường lối đại đoàn kết và chính sách dân tộc của nước ta tại Điều 5, Điều 9 và các điều khoản khác.

Như vậy, chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc đã được thể hiện một cách nhất quán trong toàn bộ năm bản hiến pháp, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa từ ngàn đời của dân tộc ta, đã thực sự phát huy tác dụng, tập hợp và phát huy sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, phục vụ thiết thực lợi ích của các dân tộc và toàn thể nhân dân.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *