Chủ thể tiến hành tố tụng hành chính

Theo khoản 2 Điều 36 Luật tố tụng hành chính thì người tiến hành tố tụng hành chính gồm:

1. Chánh án Tòa án

– Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

– Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật tố tụng hành chính;

– Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

– Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;

– Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính;

– Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;

– Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật;

– Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này;

– Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật;

2. Thẩm phán

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Xử lý đơn khởi kiện.

– Lập hồ sơ vụ án hành chính.

– Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này.

– Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.

– Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

– Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

– Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.

– Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.

– Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

– Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.

– Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.

– Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Hội thẩm nhân dân

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Nghiên cứu hồ sơ vụ án.

– Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

– Tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính.

– Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

4. Thẩm tra viên

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án.

– Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

5. Thư ký tòa án

Khi được phân công, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

– Phổ biến nội quy phiên tòa.

– Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

– Ghi biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

6. Viện trưởng viện kiểm sát

– Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính;

– Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này và thông báo cho Tòa án biết; phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc;

– Quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án.

– Yêu cầu, kiến nghị.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7. Kiểm sát viên

– Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.

– Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.

– Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.

– Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

– Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

– Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.

– Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

– Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

8. Kiểm tra viên

– Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.

– Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.

– Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật này.

9. Việc từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng

Nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.

– Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.

– Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.

– Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.

– Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.

– Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.

– Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *