Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính

Thời hạn của giai đoạn chuẩn bị xét xử trong vụ án hành chính

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:

04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này đó là các vụ việc còn thời hiệu như quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc

02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này đó là các vụ việc còn thời hiệu khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”;

Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 131 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khởi kiện về danh sách cử tri.

Tuy nhiên, đây không phải là phiên họp giải quyết vụ án mà là một trình tự, thủ tục để Tòa án công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cho các đương sự; kiểm tra xem các đương sự có sửa đổi, bổ sung, thay thế, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập hay không; các đương sự có thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nếu không thống nhất được thì yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề gì; việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác; việc bổ sung tài liệu, chứng cứ; đề nghị Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ, triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa…

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp nào?

Trong giai đoạn này, Tòa án có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (điều 141 Luật Tố tụng hành chính 2015)

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Việc đình chỉ vụ án theo Điều 143 Luật tố tụng hành chính. Nếu thuộc một trong các trường hợp như điều trên thì sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.

Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu và Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Sau khi tòa án đình chỉ vụ án Hành chính Điều 144 Luật hành chính 2015 quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án như sau:

– Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *