[VPLUDVN]Hoạt động hải quan gồm hoạt động kiểm tra, – kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu… Các hoạt động này nhằm bảo hộ, phục vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội,
Cơ quan thực hiện chức năng hải quan, phụ trách việc kiểm tra, giám sát hải quan, đánh thuế hải quan, làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Luật hải quan có quy định về cơ quan hải quan công chức hải quan, lực lượng hải quan, hệ thống tổ chức cơ quan hải quan.
1. Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam
1.1 Chức năng, nhiệm vụ của hải quan Việt Nam
Là thiết chế của Nhà nước được thành lập để trực tiếp thực hiện hoạt động hải quan, trước hết, hải quan Việt Nam là cơ quan có chức năng thực hiện hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. Cùng với việc thực hiện hoạt động này, theo quy định của pháp luật, hải quan Việt Nam còn là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về hải quan.
Đổ thực hiện các chức năng nêu trên, theo quy định của Luật hải quan, hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tài theo quy định của pháp luật về hải quan;
2. Tham gia công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
3. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
4. Kiến nghị chủ trương, biện pháp Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Với những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt, hải quan Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ (tổ chức theo ngành dọc). Điều 12 Luật hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định rõ: “Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất”.
Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản quan, quan hệ của hải quan khu vực với các cơ quan hành chính nhà nước, viện kiểm sát, toà án cũng như quan hệ của hải quan với các bộ, ngành khác chỉ mang tính phối hợp hoạt động chứ không phải là quan hệ phục tùng chỉ đạo. Nguyên tắc tập trung, thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động hải quan. Đây chính là đòi hỏi hết sức cần thiết đối với những công việc mà nội dung có liên quan đến những hoạt động kiểm tta, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trên bất cứ lĩnh vực nào.
2. Địa bàn hoạt động hải quan
Địa bàn hoạt động hải quan là các khu vực mà cơ quan hải quan có thẩm quyền được phép thực hiện các hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. Đây là những khu vực thường xuyên diễn ra các hoạt động về xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc những hoạt động có liên quan đến các công việc nêu trên. Vai trò Quản lý của Nhà nước đối với những hoạt động nói trên có ý nghĩa rẩt quan trọng và điều này cũng khẳng định sự cần thiết phải xác định các khu vực thuộc địa bàn hoạt động hải quan trong pháp luật về hải quan. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hài quan chịu ưách nhiệm kiểm tra, giám sát và kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
Theo quy định của Điều 6 Luật hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực dưới đây:
– Khu vực cửa khẩu đường bộ: Khu vực này bao gồm cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nằm ttong khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới đất liền.
– Ga đường sắt liên vận quốc tế: Đây là khu vực phục vụ cho hoạt động đi và đến của các chuyến tàu liên vận quốc tể trên các tuyến đường sắt.
từ khu chế xuất vào nội địa Việt Nam được làm thủ tục hải quan tại khu chế xuất. Đồng thời, hàng hoá của xí nghiệp khu chế xuất bán vào thị trường nội địa Việt Nam và mua ở thị trường nội địa Việt Nam coi như hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong trường hợp này bên mua và bên bán phải thực hiện thủ tục hải quan tại khu chế xuất theo quy định của pháp luật về hải quan của Việt Nam.
– Kho ngoại quan: Là khu vực được thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm thời lưu giữ, bảo quản hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào theo hợp đồng giữa chủ kho và chủ hàng dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan Việt Nam. Hàng hoá tạm thời lưu giữ bảo quản trong kho ngoại quan là hàng chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
– Kho bảo thuế: Là kho của chủ hàng để chứa hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan (tức là đã được cơ quan hải quan quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu) nhưng chưa nộp thuế. Theo quy định của Luật hải quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động kho bảo thuế.
– Bưu điện quốc tế: Là khu vực thuộc phạm vi hoạt động của bưu điện quốc tế bao gồm kho, bãi, nơi giao nhận bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu.
– Khu vực ưu đãi hải quan: Là khu vực đặc biệt được Nhà nước thiết lập theo đó các đối tượng chịu sự Quản lý nhà nước.
3. Một số nội dung chủ yếu của hoạt động hải quan
3.1 Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là trình tự thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan, trình tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tiến hành hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. Bên cạnh Luật hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), ngày 31/12/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2001/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hoá xuất khẩụ, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan theo đúng các nguyên tắc của thủ tục hành chính, đó là “công khai, nhanh chóng và theo đúng các quy định của pháp luật”.(1) Đây là yêu cầu vô cùng quan ttọng nhằm đảm bảo lợi ích cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cũng như lợi ích chủ quyền và an ninh của quốc gia.
Thủ tục hải quan rất đa dạng và được chia thành nhiều loại, ttong đó thủ tục thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện một cách thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả Quản lý nhà nước về hải quan. Tham gia vào thủ tục thông quan gồm có:
– Người khai hải quan: Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hõá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền (người đại lí làm thù tục hải quan theo quy định của Điều 21 Luật hải quan). Tham gia vào thủ tục thông quan, người khai hải quan có đầy đủ các quyền
– Tiến hành kiểm tra hải quan: Người khai hải quan có trách nhiệm đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải. Công chức hải quan sẽ tiến hành việc kiểm tra hồ sơ hải quan cũng như kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải theo đúng thủ tục được pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện hoạt động này, các biện pháp giám sát hải quan sẽ được áp dụng để đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hoá và phương tiện vận tải.
– Thu thuế và các các khoản thu khác: Thuế và các khoản phí, lệ phí khác là những nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với người khai hải quan. Công chức hải quan có trách nhiệm áp mã tính thuế, thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí và lệ phí khác nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
– Thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải: Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, công chức hải quan có thẩm quyền sẽ quyết định việc thông quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải theo quy định của Điều 25 Luật hải quan bằng cách xác nhận vào các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hải quan là đã hoàn thành thủ tục hải quan. Hàng hoá, phương tiện vận tải đã được thông quan sẽ chính thức được xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh mà không phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan trừ trường hợp kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
3.2 Chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
* Khái niệm: Theo nghĩa thông thường, kiểm tta là “xem xét thực chất, thực tế ”; giám sát là “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”.
Dưới góc độ pháp lí, kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ được miễn thuế.
+ Ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá hoá phẩm, bưu phẩm, các loại tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của hải quan như quà biểu, tặng, tài sản di chuyển…;
+ Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.
Tuy nhiên, khi xem xét về đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt dưới đây:
+ Hàng hoá quá cảnh phải chịu sự giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không phải kiểm fra hải quan trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Hành lí, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân của người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, hành lí, phương tiện vận tải của các đối tượng đặc biệt khác được miễn kiểm tra hải quan.
+ Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
+ Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc trong hành lí, phương tiện vận tải có các đồ vật cấm xuất, nhập khẩu, đồ vật không thuộc loại được tiên hoặc tại cửa khẩu xuất cuối cùng. Đối với hàng hoá thuộc diện kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ hàng có thể làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan kiểm tra hải quan tại bất kì cơ quan hải quan cấp tỉnh nào hoặc bất kì cửa khẩu nào mà chủ hàng thấy thuận tiện. Nếu có yêu cầu của chủ thể bị kiểm tra và được sự đồng ý của trưởng hải quan cửa khẩu hoặc trưởng phòng nghiệp vụ của hải quan cấp tỉnh trở lên, việc kiểm tra hải quan có thể được tiến hành tại bất kì địa điểm nào ừong nội địa.
– Phương thức kiểm tra hải quan: Việc kiểm tra hải quan có thể tiến hành bằng một trong các phương thức sau đây, theo quy định của pháp luật:
+ Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10% đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
* Giám sát hải quan
Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
+ Niêm phong hải quan hoặc bằng phương tiện kĩ thuật khác;
+ Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện.
Việc giám sát được thực hiện trong những khoảng thời gian như sau:
+ Từ khi hàng hoá nhập khẩu, phương tiện vận tải nhập cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan;
+ Từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu đến khi thực xuất;
+ Từ khi hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kể hoạch phát triển ngành hải quan cần phải chú ý đến những nét đặc thù của ngành. Để hải quan thực sự ưở thành công cụ quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công cự quan trọng bảo vệ chủ quyền kinh tế của quốc gia, ttong điều kiện hiện nay cần tính đến xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, xu thế hội nhập, họp tác, phát triển và đặc biệt là nhu cầu thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan ở nước ta.
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, đòi hỏi sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, trong đó vai trò đặc biệt thuộc về Tổng cục hải quan – cơ quan đầu mối có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất Quản lý nhà nước về hải quan trong phạm vi toàn quốc.
3.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan
Pháp luật là phương tiện quan trọng để tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động hải quan. Do đặc thù của hoạt động hải quan – lĩnh vực hoạt động có liên quan đến đối tượng và phạm vi Quản lý của rất nhiều ngành, cấp khác nhau nên số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần phải ban hành cũng như tổ chức thực hiện là rất lớn. Điều này đặt ra nhiệm vụ đặc biệt quan ttọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quản lý nhà nước về hải quan ttong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan phải phù hợp với chính sách “Nhà nước Cộng hoà xã hội chức và yếu tố con người luôn được coi là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả công việc. Với mục tiêu “hải quan Việt Nam được xây dựng thành một lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn sâu, được trang bị và làm chủ kĩ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả” công tác xây dựng bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan có tầm quan trọng đặc biệt. Nội dung cộng việc này đòi hỏi:
– Phải xây dựng được bộ máy hải quan từ trung ương đến cơ sở đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bộ máy này cần được các vãn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định một cách rõ ràng về cơ cẩu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn trong việc thực hiện hoạt động hải quan nói riêng, Quản lý hành chính nhà nước nói chung.
– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ công chức hải quan, đảm bảo cho đội ngũ này có đủ khả năng để thực hiện tốt các công việc chuyên môn của mình theo đúng các yêu cầu mà pháp luật đề ra.
– Thực hiện chế độ tuyển dụng đội ngũ công chức hải quan một cách khách quan, công khai và nghiêm túc. Đồng thời, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hải quan một cách thường xuyên để nâng cao trình độ, nâng lực phẩm chất đạo đức, chính trị của đội ngũ này. Thường xuyên quan tâm đến việc củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường đào tạo về nghiệp vụ hải quan.
– Áp dụng chế độ khen thưởng kịp thời đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc, xử lý một cách thích đáng các hành vi vi phạm pháp luật nảy sinh ttong hoạt động của đội ngũ công chức ngành hải quan.
3.4 Thống kê nhà nước về hải quan
Việc nắm bắt một cách chính xác những số liệu thực tế về hoạt động hải quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với Nhà nước trong việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, pháp luật về hải quan. Những con số thống kê này là cơ sở thực tế để cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, xây dựng kịp thời chính sách và pháp luật trong lĩnh vực hoạt động hải quan. Để làm được điều này, các cơ quan Quản lý nhà nước về hải quan có trách nhiệm tiến hành hoạt động thống kê nhà nước về hải quan. Trong điều kiện hiện nay, với sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại, công tác thống kê nhà nước về hải quan được thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho hoạt động Quản lý nhà nước về hải quan. Công việc này đòi hỏi:
– Các cơ quan Quản lý nhà nước về hải quan có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan, đơn vị hải quan thông báo số liệu thực tế về hoạt động hải quan thực hiện trên địa bàn của mình.
– Định kì hàng tháng, quý, sáu tháng và hàng năm tổ chức thống kê các số liệu thực tế về hoạt động hải quan trên phạm vi toàn quốc để báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các cơ quan Quản lý nhà nước về hải quan chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính chính xác của các số liệu thu thập được.
3.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo
Thanh tra, kiểm tra là khâu không thể thiếu được ttong bật kì hoạt động Quản lý nào, trong đó có hoạt động Quản lý nhà nước về hải quan. Thông qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan Quản lý nhà nước về hải quan nắm bắt được tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị hải quan, phát hiện những thiểu sót, yếu kém, sơ hở ttong quá trình thực hiện hoạt động hải quan, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa cũng như các biện pháp tác động phù hợp nhằm nhân rộng những điển hình tích hành chính trong lĩnh vực hải quan thông thường là các đối tượng sau đây: 1) Các tổ chức, cá nhân (Việt Nam hoặc nước ngoài) có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc có hành lí khi xuất, nhập cảnh ở Việt Nam; 2) Các tổ chức, cá nhân (Việt Nam hoặc nước ngoài) có các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
– Hành vi đó không phải là tội phạm.
– Hành vi đó được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính.
Theo Điều 1 Nghị định của Chính phủ sổ 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
– Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
– Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
– Vi phạm các quy định của pháp luật khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Ngoài những quy định chung, pháp luật về xử phạt hành chính ttong lĩnh vực hải quan cũng xác định một số trường hợp các tổ chức, cá nhân được miễn truy cứu trách nhiệm hành chính, bao gồm (Xem: Điều 5 Nghị định cùa Chính phủ số 127/2013/NĐ-CP ngàỵ 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính ưong lĩnh vực hải quan):
+ Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong
+ Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 5.000.000 đồng.
Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được trao cho các đối tượng sau đây:
– Công chức hải quan đang thi hành công vụ;
– Đội trưởng thuộc chi cục hải quan, đội trưởng thuộc chi cục kiểm tra sau thông quan;
– Chi cục trưởng chi cục hải quan, chi cục trưởng chi cục kiểm tta sau thông quan, đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu, hải đội trưởng hải đội kiểm soát ttên biển và đội trưởng đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
– Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu, cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan thuộc tổng cục hải quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan;
– Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013;
– Chi cục trưởng chi cục hải quan, chi cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu, cục trưởng cục kiểm tta sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8, Điều 13 và điểm a
3.6 Hợp tác quốc tế về hải quan
Ngày nay, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực hoạt động là xu thế tất yếu khách quan của các quốc gia ttên thế giới. Nắm bắt được điều này, Nhà nước ta đã và đang tiến hành rất nhiều hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác của mình với các quốc gia trong khu vực và ttên thế giới ttong lĩnh vực hải quan. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hải quan Việt Nam ttên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này luôn đặt dưới sự Quản lý về mặt nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền.
Hải quan Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức hải quan thể giới wco (World Customs Organisation) và ttên thực tế, hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều hoạt động của tổ chức này. Hài quan Việt Nam còn tiến hành nhiều hoạt động hợp tác với hải quan của các nước trong khu vực và ưên thế giới để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước ta cũng xúc tiến việc tham gia hoặc phê chuẩn những văn bản pháp lí quốc tế quan trọng có liên quan tới lĩnh vực hoạt động hải quan.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.